1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đồng quê, dân quê, tình quê trong sáng tác của Phi Vân Phần 2 potx

10 554 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 226,5 KB

Nội dung

Đồng quê, dân quê, tình quê trong sáng tác của Phi Vân Phần 2 2.3. Tình quê lại là một truyện dài năm chương, khắc họa một tình cảm thủy chung của một đôi trai gái không “môn đăng hộ đối”. Đó là mối tình của cô Nhạn, con gái ông Hương kiểm với Giác, anh chàng nông dân nghèo, tình nguyện đi ở rể theo sự “cam kết hai năm” với cha cô Nhạn. Tuy nhiên, với bản chất coi trọng tiền của hơn người, ông Hương kiểm chỉ nghĩ tới chuyện lợi dụng công sức của Giác hơn là quan tâm đến hạnh phúc cho đôi trẻ. Nên khi thấy có quyền lợi nào hơn thì ông sẵn sàng phá bỏ sự cam kết, bất chấp lẽ phải và đạo lí, mà ngay cả vợ con ông cũng không thể nào chịu nổi: “Ông ác quá, tôi làm sao chịu nổi tiếng đời?”. Vì muốn gả con cho một “thầy giáo” tư, được ông thuê đến dạy chữ cho trẻ con trong xóm, trong đó có thằng Báo con trai ông, để hi vọng có được “danh tiếng” hơn, mà ông đang tâm gợi ý cho thầy giáo Trung cưỡng hiếp Nhạn, con gái ông để hi vọng chuyện đã rồi thì con ông sẽ lấy Trung mà bỏ Giác, bất chấp sự khóc lóc van nài của vợ ông về âm mưu thâm độc ấy: “Trời ơi! Tôi xin ông, tôi lạy ông, ông muốn gì là muốn cho bằng được, không kể danh giá, không kể tiếng đời! Tội nghiệp con tôi, ông ơi! ”. Bị đặt trước chuyện đã rồi, nhưng Nhạn vẫn giữ một lòng chung thủy với Giác, mà nhất quyết không lấy Trung, nhưng không thể đến được với Giác, nên cô đành trốn đi tu ở một ngôi chùa không ai rõ. Nỗi buồn chưa nguôi thì tai họa khác lại ập đến với anh: Ông Hương kiểm cho người tới bắt Giác và đưa anh ra làng để tống ngục, vì cho rằng anh đã giấu con gái của ông. Lí kẻ mạnh là vậy: “Càng nghĩ, càng khổ tâm, anh nhất quyết ra đi hỏi dò để tìm cho được người yêu. Anh vừa vào buồng gói ghém quần áo, bỗng đâu ông Hương kiểm và hai người cai tuần xồng xộc di vào nhà gọi tên anh. Rồi không để anh nói một tiếng gì, học áp trói gô anh lại và đưa thẳng ra làng!”. Hai năm bị tù oan, cuộc đời Giác tưởng không còn hi vọng. Nào ngờ, thời cuộc đã đổi thay, Cách mạng tháng tám 1945 đã thành công, đời sống vạn dân nghèo đã tìm thấy ánh sáng. Trong cuộc đời mới, Giác và Nhạn đã giác ngộ được lí tưởng và trong công tác họ đã gặp nhau; hơn nữa, duyên may đã để hai người gặp ông Hương kiểm, giờ đã mất chức và bị thương nặng trong một cơn hỗn loạn, để ông còn có được một lời ăn năn, xin lỗi chàng rể và con gái. Một kết thúc tạm gọi là có hậu cho cuộc tình duyên nhiều trắc trở này: “- Điều mà ba muốn nói là xin hai con tha thứ cho ba! Ba đã lầm lỗi, làm cho hai con điêu đứng Giờ ba muốn hai con hứa với ba một tiếng để ba yên lòng nhắm mắt ”. 2.4. Với văn phong của một nhà báo hơn là một nhà văn, (Phi Vân đã từng cộng tác với nhiều tờ báo và tạp chí: Tiếng chuông, Tiếng dân, Dân chung ), Phi Vân đã khái quát được xã hội và tính cách của người nông dân Nam Bộ không bằng lối văn hoa mĩ, bóng bẩy, nhiều hình tượng, nhiều thủ pháp nghệ thuật để phân tích tỉ mỉ, chi li các diễn biến tính cách, sự kiện; mà bằng lối văn đời thường “thô ráp”, nặng về ngôn ngữ nói có chất liệu từ ngữ Nam Bộ và sự chọn lọc một vài dữ kiện đời sống, qua đó vẽ lên được một bức tranh nông thôn Nam Bộ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Để đặc tả cảnh nông thôn Nam Bộ kênh rạch chằng chịt, ông đã dùng những chi tiết của thực tại là: “kinh”, “ngách” và “trấp”. Chỉ cần ba chi tiết này đủ để Phi Vân khái quát lên bức tranh của một vùng quê sông nước: “Kinh Hang Mai ở làng Khánh Lâm (Cà Mau), bắt đầu từ kinh Biện Nhị, phía dưới công sở trổ ra Tiểu Dừa. Kêu là kinh cho nó oai một chút chớ nó quanh co như “cửu khúc trường xà!”. Nó có không biết bao nhiêu ngách và không biết bao nhiêu trấp cản đường” (Muốn ăn trứng nhạn - Đồng quê). Từ điều kiện địa hình sông nước, dĩ nhiên, việc đi lại không thể là xe cộ bất cứ lúc nào theo ý muốn người thích, mà phải là ghe xuồng, và tất nhiên mọi hoạt động phải phụ thuộc và con nước. Nếu như ở một vùng quê khác, người ta nhìn “mặt trời lên xuống” để quyết định sự việc, thì ở vùng quê sông rạch, người ta phải quyết định công việc “thuận theo con nước”: nước lớn, nước ròng. Bởi đó mà có những sinh hoạt nghe chừng trái khoáy: “Đàng trai lại rước dâu vào lúc mười giờ tối. Lễ xong, chúng tôi cùng nhau xuống ghe lườn. Đàng trai đi hai ghe, đàng gái theo hai ghe, một ghe ông già bà cả, một ghe thanh niên. Ai trông thấy cũng thì thào khen ngợi, không hổ danh ông Xã chút nào” (Muốn ăn trứng nhạn - Đồng quê). Ở một đám rước dâu khác, Phi Vân miêu tả khá tỉ mỉ đoạn hành trình đầy gian khổ của người dân quê Nam Bộ, và cũng gián tiếp cho thấy một mảnh đất đồng bằng trời nước bao la mà một thời cha ông họ đã đặt chân đến để khai phá: “Chiếc ghe máy có cái mui ngạo nghễ, khoe những dây cờ lon con, giăng từ cột buồm ra sau lái. Tiếng máy chạy xình xịch. Trời về chiều. Tàu chạy hôm nay nữa là hai hôm rồi: sông Ông Đốc, kinh xáng Bà Kẹo, Đầm Cùn, kinh xáng Thọ Mai, nhưng xóm Kiến Vàng vẫn còn xa lơ xa lắc. Họ đàng trai đã mệt nhọc ngồi trong chiếc tàu chật hẹp. Người ta ăn hết ba lượt bánh mì với thịt quay mua ở Cà Mau. Chú rể ngày đầu còn khăn đóng áo dài, hôm sau đã cởi dẹp lại một bên, mặc chiếc áo thun giả ngồi ở trước mũi tàu ngong ngóng, thỉnh thoảng vươn vai hít không khí rồi cú rũ nhìn lũ trẻ trong xóm chạy theo tàu trên bờ sông vỗ tay reo: - Ê! Đám cưới! Anh tài công cho hay: - Khỏi vàm Mang Giỗ rồi, còn hai cái doi nữa là tới Kiến Vàng! Trời tối đen. Bầy muỗi tha hồ bu cắn mấy ông đi họ đang sật sừ” (Trao thân con khỉ mốc! - Đồng quê). Đi trên he xuồng chèo giữa đêm khuya thanh vắng, giữa đồng không mông quạnh, để xua tan cơn buồn ngủ và cái mệt nhọc, không có cách nào khát hơn là phải hò, phải hát; người ở bên ngoài ghe làm công việc chèo chống thì phải hò, vì tiếng hò mới có thể vang xa trong đêm thanh vắng, mênh mông, mới có thể tìm được lời đồng vọng; người ở trong mui ghe thì sinh hoạt văn nghệ bằng tiếng đờn hay những câu ca vọng cổ. Phi Vân đặc tả sinh hoạt này rất là thích hợp với lối sống của người dân quê Nam Bộ: “Vào một đêm không trăng. Sao đầy trời. Bóng đêm bao phủ như bức màn mờ. Gặp mùa gió bấc, ngồi rong mui chẹt nghe hơi sương xuống cũng đủ lạnh lùng. Thỉnh thoảng ngọn gió đông hiu hắt lùa vào khoang làm tắt phụt ngọn đèn dầu. Bên ngoài, các anh chèo vừa nhịp mái ăn rập vừa “hò khoan” vang dậy. bên trong, ngồi đối diện với mấy cô áo màu xanh đỏ, thằng Năm cảm hứng lên dây Tố Lan đờn một bài vọng cổ rặt mùi” (Muốn ăn trứng nhạn - Đồng quê). Người dân quê tuy ít học, vì không có điều kiện, nhưng họ vẫn biết quý trọng chữ nghĩa, tài nghệ. Bởi đó, những người có học, có nghề bao giờ cũng được họ nể trọng, thỉnh mời trong những dịp lễ hội: “Ông Xã mà gã con gái thì phải biết, cái đám ấy nó long trọng đến bực nào? Muốn có “cái gì” thêm long trọng hơn nữa, lúc đưa con về nhà chồng, ông lại tìm ngay chúng tôi: - Thằng Sáu mày có tài ăn nói, thằng Năm mày có ngón đờn hay, vậy bây vui lòng theo tao qua bên đàng trai cho xôm, để bên ấy biết rằng làng mình cũng có lắm nhân tài” (Muốn ăn trứng nhạn - Đồng quê). Không nặng phong tục, tập quán, vì là vùng đất mới, ai cũng mới đến khai phá, dân tứ chiếng dễ xem như anh em, “tứ hải giai huynh đệ”. Nói chung là không nặng nghi thức xã giao, quy tắc ứng xử. Cốt lõi là ở sự chân tình, trọng lẽ phải; còn thì bình đẳng trong ứng xử, trong quan hệ, trên bàn tiệc, mâm rượu: “- Thằng Phó xã mày lầm rồi, mày há chẳng biết hồi tao còn “đương bị hành chánh” mà còn không bao giờ “ỷ chúng hiếp cô” hay sao? Huống chi ngày nay đã “cáo lão hồi gia”, tao càng trọng lẽ phải hơn nữa. Mà hễ vào đám tiệc rồi, ai cũng có tự do đàm luận, làm người quân tử không câu nệ gì ráo. Mày không nghe “Quân tử bất oán thiên hề bất vưu nhân” à? (Đạo - Đồng quê). Nhưng ở một số người già vốn còn nặng nghi thức lễ giáo, thì cũng có những bực bội khó chịu không đâu: “Hương ba càu nhàu: “Cái làng gì mà kì khôi quá! Các ông nghĩ: Làm cha mẹ, ai cũng muốn cho con nó được nên vợ nên chồng, đàng này họ mảng bo bo mấy cái hủ tục bắt bẻ từ chút, đòi hỏi từ cái lễ mọn, đã thèm rồi mới chịu gả con gái ”. - “Chịu gả” mà có xong cho đâu! Đây để tới lúc mình tới rước dâu rồi chú coi, chém chết ông Bái hay ông tộc trưởng bên ấy cũng “vặn anh Cai Sót đủ điều ” (Trao thân con khỉ mốc! - Đồng quê). Có một thực trạng đau lòng ở vùng quê Nam Bộ, do chính tình trạng thiếu học gây ra, là nạn mê tín, dị đoan, cả tin vào bọn ông đồng, bà cốt. Bọn này, một thời cũng là một thế lực chèn ép người dân, ăn bám của dân, bên cạnh bọn hương hội làng xã. Phi Vân cũng không bỏ qua mảng tối này của bức tranh nông thôn Nam Bộ: “Nhưng một tháng sau, chúng tôi đã “quen nước quen cái” với xóm Rạch Cóc. Cóc đâu chẳng thấy, chỉ thấy toàn là thầy Rùa, thầy Pháp, ông Đồng, bà Cốt, cô Tư, cô Hai, cô Bảy. Các bạn đừng thêm: cô Năm Bến Tre, cô Ba Cần Thơ coi chừng cái cần cổ: mấy cổ vặn họng thì không khéo phải tốn một con gỏi ” (Châu Xương, cử thanh long đao! - Đồng quê). Tình trạng bóc lột dân nghèo đâu đâu cũng diễn ra theo một quy luật: công rẻ mạt, vay nặng lãi; ăn trước ít, trả sau nhiều, nên dần dà người lao động bị cột chặt vào đời sống của giới điền chủ. Đời sống của bọn bóc lột thì quá sung sướng; còn phận của người làm thuê thì quá đói nát. Ý thức phản kháng ở người dân quê Nam Bộ nhiều khi không cao, do thiếu nhận thức và lí luận; bọn quan trên thì “quan liêu, ăn hối lộ”. Bởi đó, bọn hội tề làng xã càng có điều kiện lộng hành, hống hách, muốn đổi trắng thay đen thế nào thì tùy ý. Phi Vân đặc tả tình cảnh này chỉ bằng vài chi tiết nhưng đủ để khái quát về tình hình nông thôn Nam Bộ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945: “Ông hội đồng dòm quanh, rồi cúi đầu kề vào tai thầy hương quản nói những gì không ai nghe được. Thầy hương quản gục gặc đầu. Xong, ông bước vào phòng mở tủ, cầm một xấp giấy bạc kêu phó hương quản và hương tuần vô nhét vào tay một người một mớ và dẫn ra ngoài. Một chập sau, dân Bình Thạnh ngơ ngác thấy cai tuần hấp tấp đi bắt ông giáo Thiện lôi về xô nhào xuống một ghe riêng, mặc cho ông kêu la nguyền rủa. Ông hội đồng cũng thay đồ xuống tam bản ngồi kèm bên khạo Lành thủ thỉ: - Mầy cứ khai như thế Tao tìm thế cứu cho nếu rủi mầy có bị tù, tao cấp dưỡng cho vợ con mầy đến ngày mầy về được ” (Đất bằng sóng dậy - Dân quê). Còn tình yêu ở những đôi trai gái Nam Bộ thì toát lên nét chân tình, thủy chung sâu nặng, như đôi “Tâm - Quyến” (Dân quê), đôi “Giác - Nhạn” (Tình quê), một đôi thì có chút học vấn, còn một đôi thì thuần nông. Cả hai chàng thanh niên đều thuộc giới dân nghèo; còn hai nàng thiếu nữ thì xuất thân trong gia đình khá giả, nhưng vốn có bản chất hiền lương. Cả hai đều coi trọng phép tắc gia đình, phong tục làng xã, nhưng cách ứng xử của đôi nam nữ có học thì có nhiều linh hoạt hơn: họ có thể tỏ tình qua thư, mạnh dạn tỏ tình qua cái hôn, nhận thức được bản chất vấn đề của nhiều sự việc, nên họ cũng có những hành xử năng động hơn trong cuộc sống, trước khi Cách mạng đến đổi đời cho họ. Giác thì bị bỏ tù vì bị hàm oan: “Hai năm qua trong lúc Giác ngồi cú rũ nơi khám đường để đền tội nghèo nàn, không thế lực, thì cuộc cách mạng dân tộc đã nổi lên, và khói lửa lan tràn khắp dải đất yên tĩnh lâu đời này” (Tình quê). Nhưng Tâm thì chủ động đến với nhà tù bằng một việc làm cao cả, là đốt hết giấy nợ của ông hội đồng để xóa nợ cho dân nghèo, bằng việc chủ động chỉ huy dân nghèo có một hành động chống trả tự phát, nhưng cũng cực kì có ý thức: “- Còn vụ khui lẫm lúa của ông hội đồng, thì cho tôi xin. Anh em nên nhớ rằng: Phó hương quản Thành thế nào cũng đi báo cáo. Và thế nào trưa nay hoặc chiều nay, chánh hương quản hay cò bót cũng không chừng sẽ vào đây bắt bớ chúng ta nhất là tôi. Chúng ta chia lúa, tức là chúng ta thất thế. Ông hội đồng sẽ vu cáo rằng chúng ta đến đây để giở trò cướp bóc. Cần gì, chút nữa tôi sẽ tặng cho anh em một món quà quý giá hơn mà cũng là để kỉ niệm ngày tôi từ biệt anh em để đi vào đường tù tội Anh em bằng lòng chớ!” (Phút sống hùng - Dân quê). 2.5. Ngôn ngữ mà Phi Vân dùng trong ba tác phẩm: Đồng quê, Dân quê, Tình quê, tuy có đôi từ ngữ làm cho người ở các vùng miền khác khó hiểu, như “con gỏi, ngách, trấp, rặt mùi, thẳng, cỏn ”; nhưng nhìn chung vốn từ ngữ Nam Bộ được ông sử dụng thích hợp đã làm cho bức tranh quê của ông đậm màu sắc Nam Bộ hơn. Có thể kể ra đây hàng loạt như: ai dè, ảnh, ăng kết, ất giáp, ậy, ba, bà cậu, bảnh, bển, bịnh, bóp đầm, bông cỏ, bông phướn, bông rua, bùng binh, cà lang, cá kèo, cào cào châu chấu, cắc, cắn, câu kéo, cây da, chén, chẹt, Chệt, Chệt Sơn Đông, chiến, chìm xuồng, chơn, chúa nhựt, con gỏi, con mẻ, dân Năm Căm, dừa nước, dòm, dợm, dượng, dượng mụ, đau, đèn Huê Kì, đờn, đờn kìm, gây lộn, ghe hát, ghe lườn, giàn thun, giấy con công, hát bóng, heo, heo cấn, hỉnh mũi, hóc Bà Tó, hòm, hươi, khóm, kiếng, kiếng linh, kinh, Lèo, lỏn chỏn, lóng, tội, má, mảng, mắm, mần, miệt, miệt trên, mồi cắt, mồi chạy, nằng nằng, ngách, nhà mát, nhểu hột, ô rô, ông tướng, ổng, qua, ra quô, rạch, rắn mối, rặt mùi, ròng, tằng khạo, thằng lằn, thiềng thị, thương hồ, tò tí, tốc lực, trà, trạo, trấp, un, va, vẹt, vinh diệu, xe đò, xe hơi, xôm, xúp lê Văn viết của ông thường là những câu ngắn gọn, trong sáng rõ ý. Đôi khi ông đưa vào trong truyện, những câu ca dao, những câu hò, vè đối đáp Nam Bộ, những câu nói thường gặp trong đời sống thực, mà nhờ vậy văn phong của ông đậm chất Nam Bộ, hơn những nhà văn Nam Bộ viết về Nam Bộ khác đương thời và sau này. 3. Người ta gọi Phi Vân là cây viết tiểu thuyết phóng sự, có lẽ vì tác phẩm của ông có dung lượng nhỏ, không chú tâm vào những vấn đề có tính lí luận, như: kết cấu, hình tượng, điển hình Tác phẩm của ông có thể ví như một bức tranh nông thôn sống động với những nét chấm phá đơn giản nhưng đã phản ánh được tính chân xác của thực tại dưới cái nhìn của một nhà báo chuyên nghiệp hơn một nhà văn. Sự nghiệp của ông là sự nghiệp báo chí, nhưng tên tuổi của ông lại được biết đến ở sự nghiệp văn chương nhiều hơn. Ba tác phẩm về vùng quê Nam Bộ: Đồng quê, Dân quê, Tình quê đã tạo nên tên tuổi Phi Vân, trong đó Đồng quê là bức tranh về vùng quê sông nước mà tôi yêu thích từ ngày còn nhỏ./. . Đồng quê, dân quê, tình quê trong sáng tác của Phi Vân Phần 2 2. 3. Tình quê lại là một truyện dài năm chương, khắc họa một tình cảm thủy chung của một đôi trai. đường tù tội Anh em bằng lòng chớ!” (Phút sống hùng - Dân quê) . 2. 5. Ngôn ngữ mà Phi Vân dùng trong ba tác phẩm: Đồng quê, Dân quê, Tình quê, tuy có đôi từ ngữ làm cho người ở các vùng miền. nghiệp của ông là sự nghiệp báo chí, nhưng tên tuổi của ông lại được biết đến ở sự nghiệp văn chương nhiều hơn. Ba tác phẩm về vùng quê Nam Bộ: Đồng quê, Dân quê, Tình quê đã tạo nên tên tuổi Phi

Ngày đăng: 23/07/2014, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w