Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng (Qua một số tác phẩm tiêu biểu)
Trang 1bộ giáo dục và đào tạo viện khoa học x∙ hội Việt Nam
viện văn học -[\ -
đỗ phương thảo
nghệ thuật tự sự trong sáng tác
của ma văn kháng
(qua một số tác phẩm tiêu biểu)
Chuyên ngành : Lý luận văn học
Mã số : 62.22.32.01
tóm tắt luận án tiến sĩ ngữ văn
Hμ Nội - 2007
Công trình được hoàn thành tại Viện Văn học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
1 PGS TS Nguyễn Ngọc Thiện
2 GS TSKH Phương Lựu
Phản biện 1: GS Phong Lê
Viện Văn học
Phản biện 2: GS TS Trần Đăng Xuyền
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Phản biện 3: PGS TS Trần Khánh Thành
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp Nhà nước tại Viện Văn học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam vào hồi:
Có thể tìm đọc luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Viện Khoa học xã hội Việt Nam
- Thư viện Viện Văn học
Trang 2Các công trình đ∙ công bố của tác giả
có liên quan đến luận án
1 Đỗ Phương Thảo (2001), “Một phương diện nghệ thuật
truyện ngắn Ma Văn Kháng”, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (5),
tr 70- 75
2 Đỗ Phương Thảo (2005), “Quan niệm về văn chương nghệ
thuật của Ma Văn Kháng”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư
phạm Hà nội (5), tr 59 -68
3 Đỗ Phương Thảo (2006), “Nghệ thuật tự sự trong tiểu
thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đầu”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại
học Sư phạm Hà nội (2), tr 61- 68
4 Đỗ Phương Thảo (2006), “Nhân vật nữ trong tác phẩm văn
xuôi của Ma Văn Kháng”, Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam (7),
tr 40- 44
5 Đỗ Phương Thảo (2006), “Cốt truyện trong tác phẩm thế
sự, đời tư của Ma Văn Kháng”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (8),
tr.123- 134
PHần Mở ĐầU
1 Lý do chọn đề tμi, tính cấp thiết của đề tμi
Ma Văn Kháng là một trong những tên tuổi đáng chú ý của làng văn xuôi đương đại Việt Nam Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001 cùng con đường sáng tác gần nửa thế kỷ
đã khẳng định vị thế của Ma Văn Kháng trong lòng độc giả cũng như trong đời sống văn học
Bắt đầu dấn thân vào nghiệp bút nghiên từ những năm tháng chiến tranh lửa đạn, khởi đầu từ những trang văn thấm đẫm hương
vị núi rừng biên ải mịt mờ, xa ngái cho tới hôm nay lại da diết nỗi niềm thế sự nhân sinh nơi thị thành đông đúc, ngột ngạt văn xuôi
Ma Văn Kháng là một cuộc hành trình đầy thú vị vừa mang khuôn hình chung của các nhà văn trưởng thành trong những thập niên
70, 80 của thế kỷ XX vừa có những dáng nét riêng, khó lẫn
Tác phẩm của Ma Văn Kháng được giới thiệu khá nhiều thông qua sự quan tâm chú ý của độc giả và của giới phê bình Tuy vậy,
do những công trình nghiên cứu tổng thể, có quy mô về văn xuôi
Ma Văn Kháng hầu như chưa có nên việc đưa ra một cái nhìn khái quát về nghệ thuật tự sự trong sáng tác của ông hãy còn nhiều vấn
đề đang bỏ ngỏ, cần được tìm hiểu, đánh giá thấu đáo Bên cạnh đó,
từ năm học 2006-2007, Ma Văn Kháng chính thức trở thành một trong những nhà văn đương đại được xuất hiện trong chương trình giảng dạy môn Văn ở cấp phổ thông Bởi thế, việc nghiên cứu về tác giả này thực sự là một vấn đề cần được đặt ra không chỉ với giới nghiên cứu mà còn với cả những giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy
Tình cảm dành cho tác phẩm văn xuôi của Ma Văn Kháng cùng yêu cầu xuất phát từ thực tiễn là điều hối thúc chúng tôi thực hiện đề tài này
2 đối tượng vμ Phạm vi nghiên cứu
Ma Văn Kháng thành công ở cả tiểu thuyết và truyện ngắn và
là một trong số không nhiều tác giả văn xuôi hiện nay sở hữu một khối lượng lớn tác phẩm: gần 200 truyện ngắn và 11 tiểu thuyết Về
Trang 3cơ bản, chúng tôi tiến hành khảo sát bộ Tuyển tập Ma Văn Kháng
gồm 10 tập được xuất bản năm 2003, trong đó tập trung nghiên cứu
những sáng tác được cho là tiêu biểu nhất của ông
Nghiên cứu nghệ thuật tự sự của Ma Văn Kháng, dù khảo sát
cả tiểu thuyết và truyện ngắn nhưng chúng tôi xác định lấy tiểu
thuyết làm cốt lõi để đưa ra những đánh giá chung, khái quát về
nghệ thuật tự sự trong tác phẩm của ông suốt cuộc hành trình sáng
tạo mấy chục năm qua đồng thời cũng giới hạn việc nghiên cứu
nghệ thuật tự sự trong tác phẩm của ông ở những vấn đề đặc trưng
cơ bản nhất: nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nhân vật và nghệ
thuật trần thuật
3 Mục đích vμ nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận án là nghiên cứu sự tiến triển của nghệ
thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng qua thời gian cầm
bút gần 50 năm của ông
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án phải giải quyết những
nhiệm vụ sau đây:
Trên cơ sở cuộc đời nhà văn, đề tài sáng tác, lý thuyết về thể
tài tự sự, luận án xác định sự phát triển của các thể tài tự sự trong
quá trình sáng tạo của Ma Văn Kháng: từ những sáng tác theo thể
tài lịch sử dân tộc, mang tính sử thi giai đoạn đầu đến những sáng
tác theo thể tài thế sự đời tư giai đoạn sau đồng thời xem xét sự vận
động trong quan niệm về con người và cuộc đời của nhà văn; khảo
sát, phân tích, đánh giá nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nghệ thuật
xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật trong các tác phẩm thuộc
thể tài lịch sử dân tộc và trong các tác phẩm thuộc thể tài thế sự,
đời tư
4 Phương pháp luận nghiên cứu
Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp truyền thống bao
gồm phương pháp xã hội học, phương pháp thi pháp học và phương
pháp so sánh đồng thời vận dụng lý thuyết về thể tài trong tác
phẩm tự sự và một khía cạnh thi pháp học xung quanh quan niệm
về con người và cuộc đời làm cơ sở cho việc nghiên cứu sự tiến triển
của nghệ thuật tự sự trong sáng tác Ma Văn Kháng
5 Lịch sử vấn đề
5.1 Các luận văn về Ma Văn Kháng
Hiện chưa có chuyên luận nào về Ma Văn Kháng được in thành sách song số lượng luận văn thạc sĩ về văn xuôi Ma Văn Kháng rất phong phú, đa dạng Những công trình của các tác giả như Phạm Mai Anh (1997), Đào Tiến Thi (1999), Đỗ Phương Thảo (2000), Dương Thị Thanh Hương (2003), Bùi Lan Hương, Lê Văn Chính, Lê Thanh Ngọc (2004) đã đề cập đến nhiều vấn đề có liên quan đến nghệ thuật tự sự của Ma Văn Kháng Dù cho có nhiều
đánh giá rất xác đáng nhưng các luận văn chưa đối chiếu hai giai
đoạn với hai thể tài sáng tác khác nhau nên chưa xác định được những biến đổi trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, những tiến triển của nghệ thuật tự sự cũng như chưa đưa ra được cái nhìn khái quát tổng thể về sự nghiệp của ông
5.2 Các bài tiểu luận phê bình, bài báo về Ma Văn Kháng
Đáng lưu ý nhất là các bài viết của PGS TS La Khắc Hoà,
PGS TS Nguyễn Ngọc Thiện và gần đây nhất phải kể đến “ Trữ
nhà nghiên cứu này đều tập trung vào các vấn đề cốt yếu trong tác phẩm của Ma Văn Kháng và đều có đưa ra những nhận định khái quát về tác phẩm của ông
Trong số hơn 100 bài báo ít nhiều có liên quan đến nội dung đề tài luận án, ý kiến của các nhà văn, nhà phê bình văn học trong hai cuộc thảo luận về hai cuốn tiểu thuyết từng gây xôn xao dư luận của
Ma Văn Kháng là Mùa lá rụng trong vườn và Đám cưới không có
các bài viết của Hoàng Tiến, Nghiêm Đa Văn, Trần Đăng Suyền, Đỗ Ngọc Thạch, Nguyễn Đăng Điệp, Trần Bảo Hưng, Hồ Anh Thái đã
đưa ra nhiều nhận định đáng chú ý về tiểu thuyết và các tập truyện ngắn của Ma Văn Kháng
Như vậy, các chuyên luận, tiểu luận, bài báo về Ma Văn Kháng là đa dạng, phong phú và ít hay nhiều đều đã đề cập tới những vấn đề có liên quan đến nghệ thuật tự sự của Ma Văn Kháng song tất cả hiện mới giới hạn ở những nhận định ban đầu, những phát biểu khái quát hoặc là những đánh giá về tác phẩm cụ thể của nhà văn Luận án của chúng tôi tiếp tục góp phần giải quyết những vấn đề đang còn bỏ ngỏ đó
6 Đóng góp mới của luận án
Trang 4- Nghiên cứu sự tiến triển của nghệ thuật tự sự trong sáng tác
của nhà văn Ma Văn Kháng qua thời gian gần nửa thế kỷ cầm bút
ở những phương diện cơ bản: nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nghệ
thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật trần thuật
- Liên hệ với cuộc đời nhà văn, với sự thay đổi đề tài, trên cơ sở
lý thuyết của G.N Pospelov, luận án xác định toàn bộ sáng tác của
Ma Văn Kháng, về cơ bản, gắn với hai thể tài: lịch sử dân tộc trong
giai đoạn đầu và thế sự, đời tư trong giai đoạn sau Trên cơ sở hai
thể tài đó, quan niệm về con người và cuộc đời của nhà văn cũng có
nhiều điểm khác biệt: từ cuộc sống chiến tranh và con người công
dân sang cuộc sống thời hậu chiến đa đoan, đa sự với con người cá
nhân phức tạp, khó đoán định
- Làm rõ sự tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật xây
dựng cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật trong sáng tác của
Ma Văn Kháng ở từng thể tài Đồng thời, qua đó, xác định những
đóng góp của nhà văn đối với nền văn học Việt Nam ở từng chặng
đường sáng tác và những vấn đề thuộc về “tạng” văn riêng biệt của
ông
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm có 3 chương:
Chương 1: Quan niệm về con người và cuộc đời từ sử thi tới
truyện về thế sự, đời tư
Chương 2: Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm mang tính sử thi
Chương 3: Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm về thế sự, đời tư
Chương I
q uan niệm về con người vμ cuộc đời
Từ sử thi tới truyện về thế sự, đời tư
Trong chương này, trên cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn gắn
với cuộc đời, sự nghiệp văn học của Ma Văn Kháng, chúng tôi đưa
ra những đánh giá ban đầu về hai chặng đường trong cuộc hành
trình sáng tạo của ông từ đó xem xét sự biến chuyển trong quan
niệm nghệ thuật của nhà văn về con người và cuộc đời qua thời
gian sáng tác ở hai chặng đường đó
1.1 những vấn đề khái quát chung
1.1.1 Cơ sở thực tiễn gắn với cuộc đời và sự nghiệp của
Ma Văn Kháng
Tìm hiểu về những tháng năm cuộc đời của Ma Văn Kháng có thể nhận thấy sự dịch chuyển không gian sống cùng với những đổi thay của thời gian đã làm nên hai mảng màu trong con đường nghệ thuật của ông Những sáng tác đầu tay của nhà văn, cả truyện ngắn
và tiểu thuyết (Đồng bạc trắng hoa xoè, Vùng biên ải, Cái móng
đều viết về vùng biên ải mịt mờ, xa xôi với bao biến động trong chiến tranh lửa đạn và trong những ngày đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đậm màu sắc sử thi cách mạng Sau đó, đa phần tác phẩm của Ma Văn Kháng lại là những trăn trở, ưu tư gắn với những câu chuyện về cái thường ngày cùng những con người bình thường trong muôn vàn mối quan hệ của đời sống thị thành hôm
nay (Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy
giá thú, Côi cút giữa cảnh đời, Chó Bi đời lưu lạc, Ngược dòng nước
1.1.2 Cơ sở lý thuyết
Căn cứ vào quan điểm của nhà nghiên cứu văn học người Nga
Pospelov được trình bày trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học cùng ý kiến của các nhà lý luận văn học Việt Nam trong Lý luận
cơ bản được thể hiện rõ nét trong cuộc hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng là thể tài lịch sử dân tộc với các tác phẩm mang tính sử thi và thể tài thế sự, đời tư Trên cơ sở phân định hai giai đoạn sáng tác gắn với hai thể tài, luận án tiến hành việc xem xét sự vận động trong quan niệm của nhà văn về con người và cuộc
đời Chính những đặc điểm về thể tài tác phẩm tự sự, những thay
đổi trong quan niệm về con người và cuộc đời kéo theo sự tiến triển trong nghệ thuật tự sự của Ma Văn Kháng, nhất là ở những phương diện tự sự cơ bản: nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nhân vật và nghệ thuật trần thuật với vai trò của người kể chuyện cùng những biểu hiện đáng chú ý của ngôn ngữ trần thuật
1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người vμ cuộc đời trong tác phẩm mang tính sử thi
Trang 51.2.1 Quan niệm về cuộc đời
Giống như tác phẩm của hầu hết các nhà văn cầm bút trong
những tháng năm lửa đạn, chiến tranh là hiện thực dữ dội trong
hầu hết sáng tác mang tính sử thi của Ma Văn Kháng ở Đồng bạc
loạn lạc triền miên với bao nhiêu mất mát, hy sinh của những con
người một lòng vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của
nhân dân; với những nỗi đắng cay vì sự nhầm lẫn khi lựa chọn lý
tưởng sống, vì chia ly, tang tóc của những con người bình thường
nơi biên ải xa xôi Cuộc đời, trong quan niệm của nhà văn thời kỳ
đầu, về cơ bản, nằm trong khuôn hình chung của văn học cách
mạng 1945-1975 nhưng có sắc màu riêng bởi nó là vô vàn những
xung đột diễn ra trong không gian núi rừng Tây Bắc Tổ quốc
1.2.2 Quan niệm về con người
Do sự chi phối của thể tài lịch sử dân tộc, con người trong sáng
tác tự sự mang tính sử thi của Ma Văn Kháng nằm trong nguồn
mạch chung của văn học cách mạng với sự phân định rõ ràng giữa
hai thế giới: ta/địch, bạn/thù, tốt/xấu Sáng tác trong giai đoạn đầu
cơ bản là lời ngợi ca con người mới của một thời đại chiến tranh vệ
quốc
Qua khảo sát, có thể quan tâm đến hai vấn đề liên quan đến
quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm mang tính sử
thi của ông:
* Con người trong mối quan hệ với cộng đồng, dân tộc
Ma Văn Kháng viết Đồng bạc trắng hoa xoè và Vùng biên ải
sau năm 1975 nhưng tác phẩm của ông vẫn nằm trong tầm chi phối
của văn học cách mạng với mô hình con người quần chúng, con
người của cộng đồng dân tộc mang tính sử thi Vận mệnh của dân
tộc, của đất nước là điều tối quan trọng đối với mỗi cá nhân nhỏ bé
Con người chỉ có thể tìm thấy ý nghĩa thực sự của cuộc đời mình
khi đặt nó vào “sự sống của Tổ quốc, nhân dân” và ngược lại nếu
như cá nhân họ chỉ vì những khát vọng (dù đôi khi rất chính đáng)
chỉ cho bản thân mình Do vậy, mỗi một nhân vật của Ma Văn
Kháng đều lựa chọn con đường đi cho mình trong mối liên hệ với
cộng đồng, với dân tộc (Lê Chính,Đắc, Tâm, Na, Tích, Pao)
Quan niệm về con người công dân đầy trách nhiệm trong mối
quan hệ với tập thể, cộng đồng, dân tộc, đất nước như vậy chỉ có thể
tìm thấy ở những sáng tác mang tính sử thi của Ma Văn Kháng thời
kỳ đầu
* Con người trong cuộc hành trình đến với cách mạng
Tác phẩm mang tính sử thi của Ma Văn Kháng, nhất là tiểu thuyết sử thi, luôn thể hiện cuộc hành trình gian khó của cá nhân con người đến với lý tưởng cách mạng nhằm giải thoát chính bản thân và góp phần giải phóng đồng bào, đất nước Con ngươì trong tác phẩm mang tính sử thi của ông là con người đi tìm, bảo vệ và
sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng Đồng bạc trắng hoa xoè và Vùng biên
ải, ở một khía cạnh nào đó chính là cuộc hành trình của những con người dân tộc Hmông thật thà, đôn hậu tình nghĩa mà bất hạnh như Pao, Chin, Seng, Tếch tìm đến cách mạng; của những con người như Seo Cả tìm thấy hạnh phúc; của những già làng như Hố pẩu Giàng Lầu tìm thấy niềm tin và lẽ sống Cuộc hành trình đến với cách mạng, đến với hạnh phúc của mỗi nhân vật trong tác phẩm đều có những dáng nét riêng Điểm chung tổng quát ở đây là, tất cả họ, trên con đường đó, đều đi tới một mục đích chung, một lý tưởng chung: giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước
Mục đích, lý tưởng sống của những con người như vậy hoàn toàn vắng bóng trong các tác phẩm sau này về thế sự, đời tư của
Ma Văn Kháng
1.3 Quan niệm về con người vμ cuộc đời trong tác phẩm về thế sự, đời tư
Trong phần này, trên cơ sở khảo sát, phân tích, so sánh, luận
án làm rõ sự tiếp nối và thay đổi trong quan niệm của nhà văn về con người và cuộc đời trong các tác phẩm về thế sự, đời tư giai đoạn
sau so với những sáng tác về lịch sử dân tộc thời kỳ đầu
1.3.1 Quan niệm về cuộc đời
Điều đáng chú ý là khác với tác phẩm mang tính sử thi mà trọng tâm là tạo dựng bức tranh lịch sử hoành tráng về một thời đại chiến tranh có mất mát hy sinh mà không kém phần hào hùng của các dân tộc vùng biên ải thì sáng tác về thế sự, đời tư của Ma Văn Kháng là bức tranh về những cảnh đời gần gụi quanh ta Tác phẩm của ông thời kỳ này nhiều khi khiến người ta có cảm giác nhà văn
đang đối thoại, tranh biện với một ai đó về văn chương nghệ thuật,
về cuộc đời và con người Nhà văn thích triết lý về cuộc đời Ông
thích đưa ra các khái niệm, các định nghĩa
Việc thống kê các định nghĩa trong văn xuôi của Ma Văn
Trang 6Kháng đem lại nhiều suy nghĩ thú vị cho người đọc Với gần 100 lần
qua ngôn ngữ người kể chuyện xưng "tôi" hoặc người kể chuyện
hàm ẩn, qua ngôn ngữ nhân vật, Ma Văn Kháng đưa ra mệnh đề
giải thích "cuộc sống là ", "cuộc đời là " Cách lý giải rất phong
phú nhưng tựu trung lại có thể xếp vào hai nhóm: Cuộc sống của
con người vô cùng phức tạp, đầy bất trắc không thể đoán định nổi
Cuộc đời này được đan kết bởi vô vàn những điều bất ngờ, nhỏ
nhặt, vô nghĩa lý Ngày vui chóng tàn, hạnh phúc ít ỏi (Tàu thông
cưới không có giấy giá thú, Mùa lá rụng trong vườn, Chó Bi đời lưu
Nó là dòng đời sinh hoá hồn nhiên, là cuộc sống giản dị, gắn với
tình yêu thương (ở phần này, chúng tôi rất lưu ý đến không gian
nông thôn, ngoại thành trong cái nhìn của Ma Văn Kháng khi nhà
văn xây dựng nó như một thứ biểu tượng cho cuộc sống hoàn toàn
khác với chốn thị thành và cách thể hiện tình yêu đượm màu sắc
dục trong tác phẩm của ông)
1.3.2 Quan niệm về con người
Quan niệm về con người có sự thay đổi đáng kể so với công
thức khuôn mẫu về con người trong sáng tác sử thi Khảo sát gần
80 định nghĩa “con người là ” do người kể chuyện và nhân vật của
Ma Văn Kháng đưa ra, có thể cho rằng, theo nhà văn: Con người
thực chất là những sinh vật vô cùng yếu đuối”, “là một sinh thể
luôn luôn lầm lạc” bởi lẽ không thể thoát ra khỏi hoàn cảnh, bị chi
phối bởi bản mệnh và tính trời (Một mối tình si, Mất điện, Mưa đêm,
“con người vẫn đẹp” vì “con người luôn biết tự cải biến điều kiện
sống”, “sẵn sàng chấp nhận mọi sự bất thuận”, “ bao giờ thì nó
cũng vẫn khăng khăng một bản chất hướng thượng, thờ phụng điều
cao cả trong cuộc sống” (Mẹ và con, Hoa nở muộn, Thầy Khiển, Tóc
Tiểu kết
Cuộc đời của nhà văn Ma Văn Kháng có sự gắn bó mật thiết
với hai mảng đề tài được ông thể hiện trong tác phẩm của mình
Tuy vậy, do sự phân định tác phẩm theo đề tài không phải là sự lựa
chọn duy nhất phù hợp để đưa ra cái nhìn tổng quan về toàn bộ sự
nghiệp sáng tác của ông nên lý thuyết về thể tài tự sự của
G.N.Pospelov được sử dụng để xác định hai thể tài cơ bản trong hai
giai đoạn sáng tác của nhà văn là lịch sử dân tộc và thế sự, đời tư Cuộc sống trong các sáng tác mang tính sử thi là cuộc sống của thời chiến tranh vệ quốc và con người được nhìn ở góc độ công dân nhiều hơn là góc độ cá nhân, đời tư Trong khi đó, ở tác phẩm
về thế sự, đời tư, cuộc sống lại thuộc về thời hậu chiến đa đoan, đa
sự với con người cá nhân phức tạp, khó đoán định Qua nghiên cứu,
có thể nhận thấy quan niệm về con người và cuộc đời trong tác phẩm về thế sự, đời tư của Ma Văn Kháng phong phú, sâu sắc hơn
so với các tác phẩm về lịch sử dân tộc Đồng thời, từ ngày đầu cầm bút tới hôm nay, ông vẫn không thay đổi cách nhìn của mình về một thế giới có sự tương phản triệt để: tốt/ xấu, thiện/ ác Sự phân
định khá rạch ròi hai thể tài gắn với hai giai đoạn sáng tác cùng với
sự khác biệt trong quan niệm về con người và cuộc đời dẫn đến nghệ thuật tự sự của Ma Văn Kháng cũng có những bước thay đổi tất yếu Đây là vấn đề được chúng tôi trình bày ở hai chương sau
Chương II
Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm
mang tính sử thi
ở chương này, luận án nghiên cứu một số phương diện đáng chú ý
để làm nổi bật nghệ thuật tự sự trong tác phẩm thuộc thể tài lịch sử dân tộc của Ma Văn Kháng thời kỳ đầu: nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nhân vật và nghệ thuật trần thuật
2.1 cốt truyện
2.1.1 Cốt truyện sự kiện đa tuyến
Một trong những điểm hấp dẫn của Đồng bạc trắng hoa xoè
chính là ở cốt truyện với vô vàn các sự kiện, các biến cố gắn liền với một loạt các nhân vật chính diện và phản diện, làm nên bức tranh hiện thực cuộc sống chiến đấu đầy hiểm nguy gian khó của những người cộng sản ở vùng cao Các sự kiện diễn tiến trong
một lối sắp xếp cốt truyện trong đó các biến cố, sự kiện được kể theo trật tự thời gian Điều đáng chú ý là mặc dù sự kiện quan
trọng nhất ở Vùng biên ải là cuộc chiến đấu gian nan, khổ ải giữa
chính quyền nhân dân non trẻ đứng đầu là Lê Chính với hai
Trang 7nhóm phỉ tàn bạo nhất do Giàng A Lử và Châu Quán Lồ cầm
đầu thì Vùng biên ải cũng đã bắt đầu cho thấy bước chuyển tiếp
hướng về thể tài thế sự, đời tư của Ma Văn Kháng khi ông dụng
công sắp đặt cuộc chiến đấu không khoan nhượng giữa ta và địch
đan xen với những giằng xé phân lập của các số phận cá nhân
trong một gia đình cụ thể
2.1.2 Cốt truyện với miêu tả hệ thống sự kiện
Đọc gần 600 trang tác phẩm Đồng bạc trắng hoa xoè và 480
trangVùng biên ải người đọc vẫn không có cảm giác lặp lại, nhàm
chán của các chi tiết, sự việc dù cho chúng được nhắc đi nhắc lại
nhiều lần, bởi khả năng miêu tả vừa cụ thể, vừa sinh động các sự
kiện đó của Ma Văn Kháng Mỗi một tình huống, sự kiện dù là rất
nhỏ có khi chỉ cần tóm lược trong vài ba dòng trần thuật song lại
được dành cho miêu tả với dung lượng nhiều hơn không chỉ làm
mạch trần thuật chậm lại mà còn thực sự hình thành nên chiều sâu
ý nghĩa cho hành động, khiến các sự kiện lịch sử hiện ra gần gũi,
chân thực, sinh động (chi tiết Pao bị trói ở gốc cây vông; sự kiện Lê
Chính gặp thổ ty Hoàng Văn Chao) Bên cạnh đó, việc đan xen
hàng loạt các biến cố với những bức tranh khung cảnh cũng làm
cho không gian sử thi trở nên ám ảnh người đọc
2.1.3 Cốt truyện kết thúc có hậu
Do cốt truyện sự kiện mạch lạc, rõ ràng theo diễn tiến thời
gian và hầu như trọn vẹn các thành phần trình bày, khai đoạn,
phát triển, kết thúc, nên kết thúc có hậu là điều hoàn toàn hợp lý
với tiểu thuyết sử thi của Ma Văn Kháng Việc phân tích kết thúc
tác phẩm Đồng bạc trắng hoa xoè và Vùng biên ải cho phép chứng
minh rõ vấn đề trên
2.2 Nhân vật
2.2.1 Kiểu nhân vật
Trong dòng chảy quan niệm chung của văn học sử thi cách
mạng, Ma Văn Kháng đã tạo dựng thành công 3 kiểu nhân vật
trong tác phẩm mang tính sử thi của mình:
2.2.1.1 Nhân vật anh hùng
Tiểu thuyết sử thi của Ma Văn Kháng không có những người
anh hùng kiểu như anh Núp, chị Tư Hậu, chị Sứ, anh Trỗi, song
hầu hết “những cán bộ chỉ huy quân đội dũng cảm tài ba, những
người lãnh đạo chính quyền các cấp gần gũi với nhân dân, hết lòng với đời sống của nhân dân” trong tác phẩm của ông đều có những nguyên mẫu thực ngoài đời, xứng đáng với lịch sử vùng đất Lào Cai anh dũng Người anh hùng trong tiểu thuyết sử thi của Ma Văn Kháng là những con người mang phẩm chất cao cả, phẩm chất kết
tinh cao độ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam ở phần
này, luận án đi sâu vào hai hình tượng nhân vật anh hùng điển hình
được tập trung khắc hoạ ở Đồng bạc trắng hoa xoè và Vùng biên ải
biểu đạt thái độ ngưỡng mộ, tự hào của nhà văn trước những tấm gương anh hùng cách mạng: Lê Chính và Pao
2.2.1.2 Nhân vật quần chúng
Đặt trong khung cảnh đậm đà màu sắc sử thi, hệ thống nhân vật quần chúng góp phần không nhỏ làm nên chất trữ tình bay bổng cho tác phẩm của Ma văn Kháng thời kỳ đầu, kéo sáng tác lại
gần với thế sự, đời tư Trong Đồng bạc trắng hoa xoè và Vùng biên
ải thì Hố pẩu Giàng Lầu, Seo Cả, Seo Ly, Chị Pàng và đặc biệt là Seo Say hiện lên rất ấn tượng Luận án đặc biệt quan tâm đến Seo Say- người đàn bà tự huỷ hoại đời mình bởi sự lầm lẫn trong tình yêu Qua nỗi bất hạnh của nhân vật, tiểu thuyết sử thi của Ma Văn Kháng mở ra một vấn đề đời tư muôn thuở cần giải quyết của con người: Làm thế nào để xác định được tình yêu thực sự khi con người ta, muôn đời, không tránh nổi sức hấp dẫn của tình dục bởi những gần gũi giới tính? Có thể nói, khởi đầu từ bi kịch đời thường của những con người như Seo Say, sáng tác của Ma Văn Kháng đã
đưa ông trở thành một trong những nhà văn hiện đại Việt Nam đi tiên phong bàn về "cái khoái hoạt hả hê của đời sống dục tình" để hướng người đọc đến những suy nghĩ thực sự sâu sắc, nhân bản về tình yêu
2.2.1.3 Nhân vật kẻ thù
Trong Đồng bạc trắng hoa xoè, Vùng biên ải, Ma Văn Kháng
quan tâm nhiều đến đội ngũ thổ ty và tay sai của chúng hơn là kẻ thù xâm lược Đảng trưởng Quốc dân đảng Vũ Khanh,Triệu Đại Lộc, quan hai Pháp Phôrôpông và đặc biệt là giới thổ ty: Hoàng Văn Chao, La Văn Đờ, Nông Vĩnh Yêng là những nhân vật đáng chú ý Luận án dành sự quan tâm lớn cho nhân vật Châu Quán Lồ
Có thể cho rằng, hình tượng này là một sự đột phá đáng kể của Ma Văn Kháng vào bức tường nguyên tắc và công thức xây dựng nhân vật điển hình thuộc phía “địch” trong văn học trước năm 1975, thậm chí là trước 1985 Bởi hoàn toàn không thú tính như Giàng A
Trang 8Lử, Triệu Đại Lộc, không nham hiểm như các loại quan thầy, hắn
có một tính cách phức tạp, dễ đổi thay, xen lẫn tốt/ xấu, hay/ dở,
thiện/ ác Hắn là kẻ địch duy nhất biết thế nào là những cảm nhận
về tình yêu thực sự trong cái thế giới quân thù chỉ sống bằng sự tàn
nhẫn Đặt trong thế giới tĩnh lặng của hai tuyến nhân vật địch/ ta
tương phản đối lập đến triệt để, Châu Quán Lồ trở nên có sức hấp
dẫn đặc biệt Đó là nhân vật phức tạp vào bậc nhất của văn xuôi
Ma Văn Kháng trước năm 1985 mà sau này, tới nhân vật Lý trong
2 2.2 Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật
2.2.2.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật
Đọc Đồng bạc trắng hoa xoè và Vùng biên ải có thể thấy rất rõ
sự phân định ta/địch, xấu/tốt trong thế giới nhân vật của Ma Văn
Kháng bởi thậm chí chỉ cần lướt qua những nét phác thảo ngoại
hình cũng có thể thấu hiểu cơ bản tâm tính, phẩm hạnh con người
Qua hàng loạt thống kê, luận án cũng khẳng định lối miêu tả ngoại
hình của nhà văn mang đậm tính truyền thống khi hầu như chỉ
chú ý đến khuôn mặt và đôi mắt để nói với người đọc về tính cách
nhân vật Đồng thời trong văn xuôi Ma Văn Kháng, miêu tả vẻ
ngoài của nhân vật cũng là một cách thể hiện thái độ rõ ràng của
người trần thuật với mục đích chính là ca ngợi, tôn vinh những
người anh hùng
2.2.2.2 Nghệ thuật miêu tả hành động
Tính cách, phẩm chất của các nhân vật trong tác phẩm mang
tính sử thi của Ma Văn Kháng được khắc hoạ cơ bản qua hàng loạt
hành động gắn với vô vàn biến cố xảy ra trong cuộc đời họ Qua
hình tượng nhân vật Tâm, Pao, Châu Quán Lồ; qua so sánh cách
miêu tả đời sống nội tâm những nhân vật như Quang Ngọc, Seo Cả,
Hố pẩu Giàng Lầu trong Đồng bạc trắng hoa xoè và Vùng biên ải,
luận án cho rằng tiểu thuyết sử thi của Ma Văn Kháng thiên về xây
dựng tính cách nhân vật qua hành động hơn là qua thế giới nội tâm
Con người trong tiểu thuyết sử thi Ma Văn Kháng thiên về con
người hành động hơn là con người suy tư, bởi không gian nghệ thuật
hoành tráng, dữ dội của chiến tranh vệ quốc không phải là không
gian thích hợp để tạo nên những nhân vật có thế giới nội tâm phong
phú với những dằn vặt, nghĩ suy Đây cũng là vấn đề hình thức gắn
liền với nội dung thể tài lịch sử dân tộc mà sau này, khi chuyển sang
thể tài thế sự, đời tư, với những nhân vật như Luận, Phượng (Mùa lá
pháp của Ma Văn Kháng đã có một sự thay đổi rõ ràng
2.2.2.3 Bút pháp lý tưởng hoá
Với cái nhìn ngưỡng mộ, tôn vinh, tiểu thuyết sử thi của Ma Văn Kháng sử dụng rất nhiều hình ảnh chi tiết có tính chất cường
điệu phóng đại để lý tưởng hoá nhân vật anh hùng khiến cho hình
ảnh của họ trở nên phi thường ( Lê Chính, Kiến) Qua khảo sát tác phẩm, có thể cho rằng so với hình tượng những người anh hùng
được xây dựng trong tác phẩm tự sự 1945 - 1975 như chị Sứ, chị Tư Hậu, anh Núp thì yếu tố khoa trương trong miêu tả ngoại hình và tính cách nhân vật của Ma Văn Kháng có phần đậm nét hơn rất nhiều Thậm chí sau này, khi viết tác phẩm theo thể tài thế sự, đời tư, một số nhân vật đời thường của Ma Văn Kháng vẫn có chút gì
đó hơi đặc biệt, hơi thái quá so với con người bình thường mà ta vẫn
gặp đâu đó trong đời thực như Tự (Đám cưới không có giấy giá thú), Hoan, Khiêm (Ngược dòng nước lũ)
Bên cạnh đó, sức hấp dẫn của ngòi bút xây dựng nhân vật Ma Văn Kháng còn ở những chi tiết đời thường gắn kết hài hoà làm nên người anh hùng vĩ đại mà bình dị Tiểu thuyết sử thi của ông có những trang viết đầy ấn tượng về tình yêu (giữa Pao và Seo Cả)
Người kể chuyện của Ma Văn Kháng, đôi lúc, đã làm cho “khoảng
chính bản thân nó trong tình dục, trong tình yêu Đặt trong thời
điểm những trang viết ấy ra đời mới thấy hết sự táo bạo của văn xuôi Ma Văn Kháng
2.3 Trần thuật
2 3.1 Người kể chuyện
Truyện của Ma Văn Kháng (cả ở tiểu thuyết và truyện ngắn) cơ bản là truyện kể ở ngôi thứ ba với người kể chuyện hàm ẩn
Điểm nhìn của người kể chuyện phần lớn là điểm nhìn bên ngoài chứ không phải từ nội tại nên tác phẩm thiên về miêu tả hành động, lời nói bên ngoài của nhân vật hơn là chú ý đến đời sống nội tâm của họ Người kể chuyện trong tiểu thuyết sử thi Ma Văn Kháng thường thể hiện cái nhìn ngưỡng mộ, tự hào với các nhân vật anh hùng của mình (luận án đánh giá qua cái nhìn của người kể chuyện
trong Đồng bạc trắng hoa xoè, Vùng biên ải với Lê Chính, Pao, Tâm
và ngược lại đối với các nhân vật kẻ thù) Ngoài ra, qua khảo sát, có thể nhận thấy người kể chuyện trong tiểu thuyết sử thi của Ma Văn
Trang 9Kháng là nhân vật tham dự vào tất cả mọi tình tiết của cốt truyện
và không ngừng sắp xếp cho mọi thứ nằm trong vòng cương toả của
mình, thậm chí nhiều khi trở thành người phát ngôn cho tác giả
Mặt khác, sự xuất hiện với tần số nhiều của những lời bình luận,
trữ tình ngoại đề khiến giàu tính triết lý dần trở thành một đặc
điểm của văn xuôi Ma Văn Kháng
2.3.2 Đặc điểm ngôn ngữ
2.3.2.1 Ngôn ngữ chính trị - xã hội
Cùng thời với Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, cùng viết về
miền núi cao Tây bắc với Nông Minh Châu, Mạc Phi, Vi Hồng,
Phượng Vũ song điều đáng chú ý ở tác phẩm tự sự của Ma Văn
Kháng trong những sáng tác thời kỳ đầu là hệ thống ngôn từ mang
tính chính trị - xã hội của ông Trong Đồng bạc trắng hoa xoè ,Vùng
đậm màu sắc chính trị - xã hội từ cách miêu tả, dẫn truyện đến
nhận xét, bình luận Khoảng cách giữa hiện thực lịch sử và bức
tranh lịch sử trong các sáng tác của Ma Văn Kháng là không nhiều
Liều lượng của các vấn đề mang tính chính trị khá lớn một mặt tạo
nên độ sâu cho bức tranh đời sống xã hội ở tác phẩm, cho thấy sự
am hiểu sâu sắc của nhà văn, song mặt khác, nó tạo cảm giác khô
cứng, kém linh hoạt như ta xem xét các dữ liệu thông tin trong các
cuốn sách nghiên cứu về lịch sử hoặc xã hội
2.3.2.2 Ngôn ngữ khoa trương, phóng đại
Ngôn từ miêu tả khoa trương, phóng đại là một đặc điểm dễ
xác định ở văn xuôi Ma Văn Kháng Ngoại hình, tính cách nhân vật
của ông đôi khi được miêu tả với những chi tiết khác thường Thống
kê cách miêu tả của nhà văn về nhân vật Lê Chính, Kiến, Pao, ông
nội của ông Bằng, Hạng A Cháng nếu giấu đi nguồn gốc trích dẫn,
người ta dễ nhầm tưởng với những trích đoạn trong một câu
chuyện cổ xưa, khiến cho nhân vật của Ma Văn Kháng toả ánh hào
quang thần thoại, cách xa với cõi đời thế tục Tuy vậy, qua nhân vật
hoạ sĩ Trọng, qua hành động của Dung (Đồng bạc trắng hoa xoè) có
thể nhận thấy ngôn ngữ khoa trương, phóng đại, khi được sử dụng
với tần số nhiều nhằm diễn tả tâm trạng nhân vật thường gợi cho
người đọc về một sự "lên gân" nhất định do nhân vật hiện lên
"kịch" quá, không đúng với lôgic tâm lý và dễ nhận ra sự cố ý sắp
xếp của người kể chuyện
2.3.2.3 Ngôn ngữ giàu chất thơ
Sức hấp dẫn của văn xuôi Ma Văn Kháng với độc giả ngay từ trang viết đầu tay chính là ở chất thơ mượt mà, tha thiết Với tâm hồn tinh tế, sâu sắc, Ma Văn Kháng đã sử dụng hết sức hiệu quả một hệ thống ngôn ngữ giàu sức biểu cảm Luận án xem xét cụ thể một số trích đoạn văn xuôi mà đẹp như những bức tranh về dòng sông, về thiên nhiên đổi thay suốt bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ở sáng tác của Ma Văn Kháng Chính sự phong phú của từ ngữ miêu tả mượt mà, đầy chất thơ đã khiến cho hệ thống ngôn ngữ mang tính chính trị - xã hội đậm đặc trong tác phẩm trở nên mềm mại hơn Đây là một trong những lý do quan trọng làm nên sức hấp dẫn của văn phong Ma Văn Kháng và là một trong những phương diện làm nên phong cách nghệ thuật của ông
Tiểu kết
Chất sử thi hùng tráng là đặc điểm nổi bật của nghệ thuật tự
sự trong một loạt tác phẩm thời kỳ đầu viết về thể tài lịch sử dân tộc của Ma Văn Kháng Văn xuôi của ông là sự nối tiếp mạch nguồn cảm hứng cũng như tư duy nghệ thuật của văn học cách mạng Việt Nam 1945- 1975 với bức tranh hiện thực dữ dội ở vùng
đất Lào Cai trong chiến tranh; cốt truyện phân tầng, đa tuyến, coi trọng việc miêu tả các sự kiện và kết thúc có hậu; thế giới nhân vật
được phân định rạch ròi giữa ta/ địch, bạn/ thù, xấu/ tốt và tính cách được xây dựng thông qua hành động hơn là nội tâm nhờ bút pháp thiên về lý tưởng hóa; người kể chuyện toàn năng tham dự vào mọi biến cố cùng một hệ thống từ ngữ vừa đậm đà sắc thái chính trị xã hội vừa chan chứa trữ tình Nét riêng đáng kể của ông
về nghệ thuật tự sự trong thể tài này là ở cách thức xây dựng nhân vật kẻ thù, nhân vật người phụ nữ và hệ thống ngôn ngữ
Trang 10Chương III
Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm
về thế sự, đời tư
Trong chương này, luận án nghiên cứu những thay đổi đáng
chú ý của văn xuôi Ma Văn Kháng trên cơ sở so sánh, đối chiếu
nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nhân vật và nghệ thuật trần thuật
trong các tác phẩm về thế sự, đời tư với các tác phẩm mang tính sử
thi được ông sáng tác trong giai đoạn đầu Mưa mùa hạ (1982), Mùa
được đặc biệt quan tâm
3.1 cốt truyện
Khảo sát một loạt tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thuộc thể tài
thế sự, đời tư có thể nhận thấy sau mỗi một sáng tác, bản thân ngòi
bút Ma Văn Kháng có một sự vận động hết sức mãnh liệt Nhà văn
luôn có ý thức làm mới chính bản thân mình thông qua việc xây
dựng kết cấu tác phẩm một cách đa dạng, biến hoá Ông có thể sử
dụng cùng một lúc nhiều kiểu kết cấu để tạo nên cốt truyện trong
một sáng tác và chính lối kết hợp linh hoạt, uyển chuyển này làm nên
sức hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm
3 1.1 Cốt truyện luận đề
ở kiểu kết cấu này, người kể chuyện hàm ẩn của Ma Văn
Kháng vẫn luôn chứng tỏ sức mạnh của mình khi sắp xếp các sự
kiện biến cố tuân theo sự chi phối của luận đề mà tác phẩm đưa ra
Để làm rõ vấn đề này, luận án đi sâu tìm hiểu Mưa mùa hạ, Mùa lá
cuộc tranh luận về một vấn đề thế sự nhân sinh mà nhà văn đặt ra
bắt nguồn từ chính những bức xúc tồn tại trong thực tế cuộc sống
xã hội đương thời Qua nghiên cứu có thể cho rằng: chính kết cấu
luận đề đã là một lý do khiến cho Đám cưới không có giấy giá thú
trở thành tác phẩm có chiều sâu tư tưởng nhất của Ma Văn Kháng
Tính chất triết luận của văn xuôi Ma Văn Kháng về thế sự, đời
tư còn được biểu đạt thông qua một thế hệ thống chi tiết mang đậm
ý nghĩa biểu tượng được lặp đi lặp lại đầy ẩn ý trong quá trình vận
hành của cốt truyện Nói cách khác, hệ thống chi tiết mang tính biểu
tượng nằm trong ý tưởng xây dựng kết cấu cốt truyện luận đề của
tác giả Luận án đi sâu đánh giá một số hình ảnh mang tính biểu
tượng cao được thể hiện thành công trong tác phẩm của Ma Văn
Kháng: hình ảnh con đê, tổ mối và việc chống lụt trong Mưa mùa
hạ; hình ảnh cái trống trường và sắc màu hoa phượng trong Đám
Văn Kháng vừa có ý nghĩa thời sự lại vừa có cái ý vị sâu xa, làm nên tính triết luận riêng biệt cho văn xuôi của ông
3.1.2 Cốt truyện lắp ghép
Với Ma Văn Kháng, cốt truyện có kết cấu lắp ghép của ông
thực ra mới đang ở thời kỳ khởi đầu Có thể dùng từ khởi đầu bởi vì
kỹ thuật lắp ghép ở Mưa mùa hạ, Đám cưới không có giấy giá thú,
những mảnh lắp ghép bổ sung vào một cốt truyện tuân theo diễn tiến số phận nhân vật chính Cái thú vị của kiểu lắp ghép trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện thế sự đời tư của Ma Văn Kháng
chính là ở chỗ ông thường lồng các giai thoại, điển tích, điển cố và
màu sắc hư ảo dù cho vấn đề cuộc đời và số phận đặt ra hết sức thực tế, gắn với hiện tại Đồng thời, việc lắp ghép này đem lại cho tác phẩm chiều sâu và tầm cao tư tưởng nhất định
3.1.3 Cốt truyện hồi tưởng và ký ức
Cũng có thể gọi đây là kiểu cốt truyện tâm lý do nhà văn dựa phần lớn vào ký ức của nhân vật hoặc nhấn mạnh vai trò của giấc mơ, của hồi ức để tổ chức kết cấu tác phẩm Lối kết cấu này sử dụng hết sức linh hoạt thời gian tự sự trong đó quá khứ, hiện tại, tương lai đều có khả năng đồng hiện và những giấc mơ có sức ám
ảnh dữ dội đến đường đời của nhân vật chính Côi cút giữa cảnh đời (1988) và Gặp gỡ ở Lapantẩn (1999) là hai cuốn tiểu thuyết của Ma
Văn Kháng sử dụng hiệu quả lối kết cấu cốt truyện này
3.2 Nhân vật
3.2.1 Kiểu nhân vật
Trong các tác phẩm về thế sự đời tư, thế giới nhân vật của Ma Văn Kháng bỗng trở nên đông đúc và bề bộn như chính cuộc sống trong thời hậu chiến- một thế giới hình tượng hoàn toàn thay đổi nếu so với kiểu
nhân vật đã hình thành trong Đồng bạc trắng hoa xoè, trongVùng biên
ải hay nhiều tác phẩm khác về thể tài lịch sử dân tộc của ông