tóm tắt luận án nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn việt nam sau 1975 (qua truyện ngắn của nguyễn minh châu, nguyễn khải, ma văn kháng)

27 963 0
tóm tắt luận án nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn việt nam sau 1975 (qua truyện ngắn của nguyễn minh châu, nguyễn khải, ma văn kháng)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NGUYỄN THỊ BÍCH NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 (QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - NĂM 2014 Công trình được hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Bích Thu 2. PGS. TS. Đào Thủy Nguyên Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 20 Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên - Thư viện Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tự sự xuất hiện từ rất lâu, gắn với sự hình thành và phát triển của lịch sử loài người nhưng tự sự học thì phải đến thế kỉ XX mới được các nhà nghiên cứu tìm hiểu và trở thành một lĩnh vực học thuật được quan tâm. Ở Việt Nam, tự sự học đã nhanh chóng trở thành lĩnh vực thu hút các nhà nghiên cứu. Lí thuyết tự sự nghiên cứu nhiều phương diện như cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu Luận án của chúng tôi vận dụng lí thuyết về ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật trong cấu trúc văn bản truyện kể để nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng). 1.2. Sau 1975, nhà văn - nhân vật và bạn đọc được đặt trong mối quan hệ đa chiều để tranh biện và đi tìm chân lí. Truyện ngắn đã chứng tỏ là thể loại năng động, có khả năng nắm bắt vấn đề một cách nhanh nhạy, kịp thời mà vẫn chuyển tải được những vấn đề quan trọng của xã hội đương thời. Thể loại này mang trong nó những dấu hiệu của sự vận động và biến đổi với nhiều khuynh hướng khác nhau: truyện ngắn viết theo lối truyền thống và tuân thủ những đặc trưng vốn có của thể loại; truyện ngắn cách tân trên nền truyền thống; truyện ngắn cách tân theo hướng hiện đại. Chúng tôi đi sâu nghiên cứu truyện ngắn của ba tác giả Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng (những nhà văn sáng tác theo khuynh hướng cách tân trên nền truyền thống) từ góc nhìn tự sự để thấy được sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật và sự vận động của cấu trúc thể loại trong bối cảnh mới. 2 1.3. Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải và Ma Văn Kháng là những đại biểu tiêu biểu của phong trào đổi mới văn học Việt Nam sau 1975. Nguyễn Minh Châu có một vị trí đặc biệt quan trọng - người “tiền trạm đổi mới” (Phong Lê) trong nền văn học đương đại Việt Nam. Nguyễn Khải đã thể hiện trong sáng tác của mình nhãn quan tỉnh táo trước hiện thực đời sống. Còn Ma Văn Kháng là cây bút chuyên nghiệp đầy bản lĩnh, tài năng. Con người trước lăng kính của các nhà văn là đối tượng để “đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn” (Lã Nguyên). Với những lí do như vậy, chúng tôi đi sâu nghiên cứu về “Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng)”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng ở phương diện ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật. - Tìm ra những điểm chung thế hệ, điểm riêng trong phong cách của từng tác giả và khẳng định đóng góp của ba nhà văn trong sự vận động, đổi mới thể loại truyện ngắn Việt Nam sau 1975. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Vận dụng lý thuyết tự sự học hiện đại để tìm hiểu và phân tích truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng nhằm làm nổi bật giá trị nghệ thuật và nội dung tư tưởng của các tác phẩm, thấy được điểm chung, điểm riêng, khẳng định vai trò, vị trí của ba nhà văn trong dòng chảy của truyện ngắn Việt Nam sau 1975. 3 - Đối sánh với truyện ngắn Việt Nam sau 1975 để nhận ra những nét riêng biệt, những thành công và giới hạn của thế hệ nhà văn mở đường, đặc điểm truyện ngắn Việt Nam sau 1975 từ góc nhìn tự sự. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghệ thuật tự sự trên các bình diện cơ bản ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Nghệ thuật tự sự bao gồm nhiều phương diện. Ở luận án này, chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật. Đó là những yếu tố nổi bật tạo nên phong cách nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng. - Phạm vi tư liệu: + Đề tài chủ yếu khảo sát toàn bộ truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng nhưng tập trung vào những truyện ngắn sáng tác sau 1975. Trong đó, chúng tôi chú ý những tác phẩm trong tuyển tập truyện ngắn của ba nhà văn: Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (2006) của Nhà xuất bản Văn học; Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải (2007) của Nhà xuất bản Hội Nhà văn; Truyện ngắn chọn lọc Ma Văn Kháng (2002) của Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Một số truyện ngắn tiêu biểu của các nhà văn cùng thế hệ và khác thế hệ (các nhà văn “6X”, “7X”, “8X”, “9X”) để so sánh. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp tiếp cận tự sự học; phương pháp thống kê; phương pháp hệ thống; phươngpháp 4 loại hình, phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại; phương pháp so sánh; phương pháp tổng hợp. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án vận dụng những thành tựu nghiên cứu tự sự học trên thế giới và ở Việt Nam để tìm hiểu một số phương diện cơ bản của nghệ thuật tự sự như: ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng. Từ thực tiễn sáng tác, từ sự đối chiếu, so sánh truyện ngắn của ba nhà văn ở hai giai đoạn trước - sau 1975 và so sánh với truyện ngắn của các tác giả khác, luận án chỉ ra sự đổi mới, những thành công và hạn chế về tổ chức tự sự trong truyện ngắn của ba cây viết “gạo cội” - tiêu biểu cho thế hệ nhà văn “mở đường” trong quá trình sự vận động, đổi mới của truyện ngắn Việt Nam từ sau 1975. Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua ba tác giả đã có vị trí và đóng góp to lớn trong nền văn học Việt Nam hiện - đương đại. Luận án góp một tài liệu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập về truyện ngắn Việt Nam sau 1975 ở trường đại học, cao đẳng, trung học. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Nội dung luận án gồm: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Một số vấn đề cơ bản của tự sự học. Khái lược về truyện ngắn Việt Nam sau 1975 Chương 3: Ngôi kể và điểm nhìn trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng Chương 4: Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái lƣợc tình hình nghiên cứu lí thuyết tự sự Tự sự học là “một nhánh của thi pháp học hiện đại”. Chủ nghĩa hình thức Nga với những tên tuổi V. Shklovski (1893 - 1984), B. Eikhenbaum (1886 - 1959), B. Tomachevski (1890 - 1957)… đặt nền móng cho những cơ sở ban đầu của lí thuyết tự sự. Họ đã bước đầu đề cập đến nhiều phương diện cơ bản của cấu trúc tự sự ở phương diện lí thuyết như kết cấu tác phẩm, cốt truyện, nhân vật hay nghệ thuật tổ chức thời gian… Chủ nghĩa hình thức Nga đặt viên gạch đầu tiên cho lí thuyết tự sự học nhưng góp phần hình thành bộ môn tự sự học thì phải kể đến Chủ nghĩa cấu trúc với những tên tuổi như R. Barthes, Tz. Todorov, A. J. Greimas, G. Genette… Tiếp theo phải kể đến các nhà tự sự học hậu cấu trúc chủ nghĩa như M. Bakhtin, I. U. Lotman, B. Uspenski… Lí thuyết tự sự học hiện đại bao gồm các thành phần cơ bản: người kể chuyện, điểm nhìn, dòng ý thức, không gian, thời gian, giọng điệu trần thuật… Ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu đã quan tâm tìm hiểu và dịch thuật các công trình về tự sự học như Trần Đình Sử, Cao Kim Lan, Lê Phong Tuyết, Phan Thu Hiền, Nguyễn Đức Dân, Phương Lựu, Lê Huy Bắc, Đặng Anh Đào… Các tác giả đã góp phần làm rõ các những vấn đề cơ bản của tự sự học như: thời gian và không gian trần thuật, cấu trúc của văn bản trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, tình huống trần thuật, điểm nhìn, giọng điệu, ngôi phát ngôn… 1.2. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 Trước thành tựu của công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt là thể loại truyện ngắn, các nhà nghiên cứu phê bình 6 đã tập trung bút lực nhằm giúp bạn đọc tiếp cận và thẩm định những cách tân mới mẻ trong “bước ngoặt” của dòng chảy văn học hiện đại Việt Nam. Luận án quan tâm đến những công trình, luận văn, luận án, bài viết nghiên cứu từ góc nhìn tự sự của các tác giả như Nguyễn Thị Bình, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Văn Hiếu, Phan Cự Đệ, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Thị Thu Thủy, Lê Thị Hương Thuỷ, Ngô Thu Thuỷ… Những công trình nghiên cứu này tập trung đi sâu vào những phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam đương đại như cách xây dựng nhân vật, giọng điệu, điểm nhìn, ngôn ngữ, kết cấu và cốt truyện, khoảnh khắc và tình huống, thời gian và không gian trần thuật… 1.3. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng 1.3.1. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu Có thể kể đến một số công trình, luận án, luận văn, bài viết của Tôn Phương Lan, Nguyễn Văn Long, Trịnh Thu Tuyết, Phạm Thị Thanh Nga, Huỳnh Như Phương, Nguyễn Tri Nguyên… Các công trình này đã có những đóng góp khoa học ý nghĩa. Song, vấn đề ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật lại không phải là trọng tâm của nhiệm vụ nghiên cứu. 1.3.2. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Khải Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình tâm huyết tìm hiểu về sáng tác Nguyễn Khải như Lại Nguyên Ân, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn Văn Hạnh, Đoàn Trọng Huy, Chu Nga, Vương Trí Nhàn, Đào Thuỷ Nguyên, Huỳnh Như Phương, Trần Đình Sử, Bích Thu 7 Song, các tác giả chủ yếu đi sâu tìm hiểu về Nguyễn Khải với những chặng đường văn học gắn với dân tộc và thời đại; giá trị các sáng tác; phong cách tác giả; chuyện văn, chuyện đời của nhà văn chứ chưa đi sâu tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong văn xuôi nói chung và trong truyện ngắn của ông nói riêng. 1.3.2. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975 Ma Văn Kháng Luận án quan tâm khảo sát bài viết và công trình nghiên cứu của tác giả Đỗ Phương Thảo, Lã Nguyên, Nguyễn Thị Huệ, Phong Lê, Nguyễn Ngọc Thiện… và nhận thấy, các tác giả này đã quan tâm đến việc tìm hiểu sáng tác Ma Văn Kháng từ phương diện tự sự học, song chưa toàn diện và còn nhiều lời ngỏ. Qua việc khảo sát lịch sử vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đi đến một số nhận định sau: - Ở nước ngoài, nghiên cứu văn học dựa trên lí thuyết tự sự là hướng nghiên cứu được quan tâm. - Ở Việt Nam, những công trình vận dụng lí thuyết tự sự học để nghiên cứu tác phẩm văn học chưa phổ biến. - Đã có những công trình luận văn, luận án bàn về các yếu tố của của cấu trúc tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng nhưng chỉ nghiên cứu từng tác giả. - Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng là những tác giả được bàn, được viết rất nhiều trong những năm qua. Tuy nhiên, việc tiếp cận, nghiên cứu sáng tác của họ từ góc độ tự sự học thì vẫn còn những khoảng “thưa vắng”, chưa có công trình nghiên cứu hệ thống về truyện ngắn của ba nhà văn tiêu biểu cho thế hệ “mở đường”, tiên phong trong đổi mới thể loại ở một chặng đường chuyển tiếp đầy khó khăn của văn xuôi hiện đại Việt Nam. 8 CHƢƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TỰ SỰ HỌC. KHÁI LƢỢC VỀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 2.1. Một số vấn đề cơ bản của tự sự học 2.1.1. Người kể chuyện (NKC) Người kể chuyện thực chất là những “sinh thể” trên giấy, tồn tại trong thế giới hư cấu và tưởng tượng, là nhân vật do tác giả sáng tạo ra có nhiệm vụ tổ chức kết cấu tác phẩm và môi giới, dẫn dắt người đọc tiếp cận thế giới nghệ thuật, thay mặt nhà văn bày tỏ quan điểm về con người, cuộc đời và nghệ thuật. Người kể chuyện có mối quan hệ với các yếu tố trong cấu trúc văn bản như điểm nhìn, tiêu điểm, tiêu cự, ngôn ngữ, nhân vật, không gian, thời gian, người quan sát, người được tiêu điểm hóa… và các yếu tố khác như người nghe chuyện, tác giả hàm ẩn, tác giả thực và độc giả thực. Người kể chuyện được chia thành ba kiểu: người kể chuyện ở ngôi thứ ba (NT3); người kể chuyện ở ngôi thứ nhất (NT1); người kể chuyện ở ngôi thứ hai. 2.1.2. Điểm nhìn nghệ thuật (ĐNNT) Điểm nhìn trong ĐNNT không chỉ là “vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật” mà nó còn mang tính chất tâm lí, là “chỗ đứng” thể hiện lập trường, tư tưởng, quan điểm của nhà văn. Trên cơ sở tiếp thu và vận dụng lí thuyết tự sự học, luận án tiến hành khảo sát và phân loại các hình thức: tự sự NT3 (điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong, điểm nhìn phức hợp); tự sự NT1 (điểm nhìn đơn tuyến, điểm nhìn đa tuyến). 2.1.3. Giọng điệu trần thuật Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn [...]... của Ma Văn Kháng từ sau 1975 đã đạt đến độ sâu sắc, giàu chiêm nghiệm Trong công cuộc “khai mở” nền văn học mới, sáng tác của Ma Văn Kháng thể hiện sự đổi mới trong cách chiếm lĩnh hiện thực và cái nhìn mới về con người 11 CHƢƠNG 3 NGÔI KỂ VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN NGẮN SAU 1975 CỦA NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG 3.1 Truyện ngắn kể theo ngôi thứ ba của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma. .. nhà văn Điều này bắt nguồn từ sự thay đổi quan niệm, tư duy về thể loại và đó cũng là cơ sở của sự xuất hiện nhiều giọng điệu trần thuật trong văn học Việt Nam sau 1975 Qua việc tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, chúng tôi khẳng định vai trò của các nhà văn trong tiến trình đổi mới văn học Việt Nam đương đại và nhận diện phong cách nghệ. .. về lẽ sống cao đẹp xứng đáng với hai chữ Con Người Đây là sự đổi mới về nghệ thuật trần thuật của văn học Việt Nam sau 1975 so với văn học truyền thống và văn học trước đó 16 CHƢƠNG 4 GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN SAU 1975 CỦA NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG 4.1 Giọng điệu khẳng định, ngợi ca Giọng điệu khẳng định, ngợi ca trong văn học Việt Nam sau 1975 đã nhạt dần chất sử thi... Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - thuộc xu thế truyện ngắn cách tân trên nền truyền thống Quá trình vận dụng lí thuyết tự sự vào việc nghiên cứu tác phẩm cụ thể vừa có ý nghĩa làm sáng rõ các vấn đề lý thuyết vừa giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn bản chất sáng tạo của nhà văn, sự vận động, đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1975 2 Những truyện ngắn sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn. .. nhật; Ma Văn Kháng thì thương đời, thương người - một tình thương đồng loại đầy sâu sắc, ưu tư của người cầm bút Có thể nói, giọng điệu xót xa, thương cảm trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng đã góp phần thể hiện tiếng nói nhân đạo trong văn học Việt Nam sau 1975 4.4 Giọng điệu trầm tƣ, triết lý Giọng điệu trầm tư, triết lí trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn. .. thật như vốn có Trong ba nhà 12 văn, Ma Văn Kháng là người sử dụng hình thức kể này nhiều hơn cả Có thể nói, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc đổi mới văn học với mảng truyện ngắn kể ở NT3 theo ĐNBN 3.1.2 Người kể chuyện ẩn mình kể theo điểm nhìn bên trong (ĐNBT) Các truyện ngắn tự sự NT3 theo ĐNBT của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng đều được kể... Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng thuộc lớp nhà văn đã kinh qua chiến tranh Trở về nhịp sống đời thường, họ đã nỗ lực không ngừng để đổi mới cách viết của mình Những cách tân trên nền truyền thống đã mang lại cho sáng tác nói chung và truyện ngắn nói riêng của họ sức hấp dẫn, thu hút đối với độc giả Việc tìm hiểu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 (Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh. .. Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng) giúp chúng tôi xác định sâu sắc hơn vai trò của cấu trúc trần thuật trong việc làm nổi bật giá trị tư tưởng và ý nghĩa nhân văn của truyện ngắn sau 1975 mà Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng những người “khởi động” mở vào cánh cửa đổi mới Bằng tài năng và bản lĩnh nghệ sĩ, các tác giả đều lưu lại dấu ấn trong trang viết và trong tiếp nhận của người đọc: Nguyễn. .. giọng điệu trong trần thuật, nhãn quan ngôn ngữ của văn xuôi dân chủ và cởi mở hơn 2.2.3 Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng trong dòng chảy của truyện ngắn Việt Nam sau 1975 2.2.3.1 Nguyễn Minh Châu - “người tiên phong” trong công cuộc đổi mới văn học dân tộc Từ những trang văn trữ tình đậm sắc màu lãng mạn với vẻ đẹp rạng rỡ, hào sảng của cuộc sống và con người trong chiến tranh, Nguyễn Minh Châu... vấn đề của thời hậu chiến Làm nên sự đổi mới trong nghệ thuật trần thuật của văn học Việt Nam sau 1975 nói chung và truyện ngắn nói riêng là giọng điệu trào lộng, châm biếm mang màu sắc tự trào Trong truyện ngắn của ba nhà văn, giọng điệu tự trào của Nguyễn Khải được thể hiện rõ hơn cả (Sông giƣa đam đông, Anh hung bĩ vân, Ngƣơi ngu) ́ ̃ ́ ̀ ̣ ̀ Giọng điệu trào lộng, châm biếm trong truyện ngắn của ba . NGUYỄN THỊ BÍCH NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 (QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã. trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Nghệ thuật tự sự bao. vậy, chúng tôi đi sâu nghiên cứu về Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng) . 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên

Ngày đăng: 06/10/2014, 13:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan