Tính cấp thiết của đề tài Về phương thức hoạt động, quản lý, bắt đầu từ bầu gánh nghệ thuậtsân khấu Cải lương đã trải qua nhiều phương thức quản lý khác nhau: cóphương thức quản lý tư nh
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Về phương thức hoạt động, quản lý, bắt đầu từ bầu gánh nghệ thuậtsân khấu Cải lương đã trải qua nhiều phương thức quản lý khác nhau: cóphương thức quản lý tư nhân, có phương thức quản lý nhà nước, cóphương thức quản lý linh hoạt về chủ thể quản lý của thời kỳ xã hội hóahoạt động văn hóa nghệ thuật, v.v
Hoạt động bầu gánh nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ nhữngnăm đầu thế kỷ XX cũng như phương thức quản lý nhà nước sau ngày đấtnước thống nhất đã đạt được một số thành công nhất định Trong giaiđoạn đất nước ta bước vào thời kỳ Đổi mới, các hình thức nghệ thuật sânkhấu truyền thống nói chung, nghệ thuật sân khấu Cải lương nói riêngbuộc phải đối mặt với nhiều thách thức do cơ chế kinh tế thị trường và sựhội nhập quốc tế ồ ạt mang đến Hơn bao giờ hết, vấn đề đổi mới côngtác quản lý càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển của nghệ thuậtkịch hát dân tộc, trong đó có nghệ thuật sân khấu Cải lương
Hiện nay nghệ thuật sân khấu Cải lương cũng như nghệ thuật kịchhát dân tộc đang đứng trước nguy cơ tụt hậu, vắng khán giả Làm thế nào
để vừa bảo tồn các giá trị truyền thống độc đáo của bộ môn nghệ thuậtsân khấu dân tộc, vừa cải tiến và phát huy được chúng trong đời sốngđương đại? Làm thế nào để nâng cao chất lượng nghệ thuật của các vởdiễn, đồng thời đạt được mục tiêu về kinh tế để nâng cao chất lượng cuộcsống cho người nghệ sĩ hôm nay?
Qua việc khảo sát, đánh giá các phương thức quản lý của từng giaiđoạn, chúng tôi muốn tìm hiểu sự tác động của các phương thức quản lý
và những ảnh hưởng sâu sắc của chúng đến quá trình hình thành và pháttriển nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ
Trang 2Từ kết quả khảo sát, chúng tôi đúc kết kinh nghiệm, xác định nhữngthành tựu và những tồn tại của các phương thức quản lý đối với hoạtđộng sân khấu Cải lương Nam Bộ trong từng giai đoạn phát triển Từ đó,luận án đề xuất một số giải pháp về mô hình quản lý, nhằm góp phần vàoviệc củng cố và phát triển nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ ngàyhôm nay và trong tương lai.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có nhiều công trình nghiên cứu viết về nghệ thuật sân khấu Cảilương Một số tác giả đã đề cập đến vấn đề quản lý, phương thức quản lýcủa nghệ thuật sân khấu Cải lương như:
Hồi ký năm mươi năm mê hát, tác giả Vương Hồng Sển – 1968, đề
cập tới lịch sử nghệ thuật sân khấu Cải lương và đội ngũ có đóng gópquan trọng trong việc hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu Cảilương, đó là những soạn giả, những nghệ sĩ, những nhạc công, v.v…Trong đó, vai trò các bầu chủ những người có công trong việc hình thànhnghệ thuật sân khấu Cải lương được kể ra ở hình thức hồi ký
Nghệ thuật sân khấu Việt Nam của Trần Văn Khải - 1970, khái quát
quá trình hình thành nghệ thuật sân khấu Cải lương ở Nam Bộ
Kể chuyện Cải lương của NSND Ba Vân - 1989 Trong tập hồi ký
này, NSND Ba Vân đề cập đến các gánh hát và các bầu chủ mà nghệ sĩ
đã từng quen biết, làm việc hoặc cộng tác trong quá trình hoạt động sânkhấu của ông Ông cũng khẳng định, sân khấu Cải lương Nam Bộ saungày đất nước thống nhất là sân khấu ưu việt nhất, khẳng định và tônvinh vị trí, nhân cách của người nghệ sĩ trong xã hội mới
Nghệ thuật Cải lương những trang sử của Trương Bỉnh Tòng
-1997
Ngoài việc đề cập đến nguồn gốc, lịch sử phát triển của nghệ thuậtsân khấu Cải lương, tác phẩm còn đề cập đến tính định hình, đặc trưng vàphong cách thể loại của nghệ thuật sân khấu Cải lương, nhấn mạnh vai
Trang 3trò của bầu gánh từ trước năm 1975 và những thành tựu của nghệ thuậtsân khấu Cải lương Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước saungày đất nước thống nhất.
Vang bóng một thời của Huỳnh Công Minh - 2007, ghi lại những
khoảnh khắc thành công của các nghệ sĩ, các soạn giả, các nhà quản lýgánh hát qua ống kính của một nhà báo chuyên viết về nghệ thuật sânkhấu Cải lương Nam Bộ từ năm 1955 đến nay
Sân khấu Cải lương ở Tp Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Minh Ngọc
-Đỗ Hương - 2007 Cuốn sách hướng người đọc tới chỗ cùng suy nghĩ về xuthế thoái trào của nghệ thuật sân khấu Cải lương trong thời điểm hiện nay
Ca nhạc và sân khấu Cải lương của Tuấn Giang -1997 Là một
nhạc sĩ sáng tác âm nhạc nên tác giả đi sâu cắt nghĩa về sự hình thành củanghệ thuật sân khấu Cải lương và sự hình thành ca nhạc Tài tử Cải lươnggắn với những giai đoạn lịch sử Đồng thời, tác giả cũng phân tích, đánhgiá về các mặt phát triển của hình thức nghệ thuật sân khấu này
Sân khấu Cải lương Nam Bộ của Đỗ Dũng - 2000 Ở công trình này
ít nhiều vấn đề có liên quan đến vai trò của bầu chủ - phương thức quản lý
tư nhân và vai trò của các trưởng đoàn - phương thức quản lý nhà nước
Mấy vấn đề của sân khấu trong cơ chế thị trường của Ngô Thảo
-2000 Ở cuốn sách này, tác giả đề cập khái quát đến hoạt động biểu diễnnghệ thuật của sân khấu Việt Nam qua các giai đoạn từ năm 1954 đếnnay Những vấn đề các gánh hát, các bầu gánh, phương thức quản lý tưnhân giai đoạn đầu của Cải Lương, gắn với những người có công trongviệc hình thành bộ môn nghệ thuật sân khấu Cải lương cũng được quantâm ghi nhận trong các trang hồi ký của các nghệ sĩ, soạn giả, v.v…
Luận án sẽ tiếp tục đóng góp vào việc tìm hiểu, nghiên cứu quátrình hình thành và phát triển của nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộqua tác động của các phương thức quản lý, xem xét mối tương tác củachúng đối với chủ thể nghệ thuật
Trang 43 Mục đích nghiên cứu
Luận án được thực hiện với mục đích tìm hiểu nghệ thuật sân khấuCải lương Nam Bộ, tìm hiểu sự tác động mạnh mẽ của các phương thứcquản lý đối với sự hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu Cải lươngNam Bộ qua các thời kỳ Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá những mặtmạnh cũng như những mặt tồn tại của sự tác động này, để từ đó đề xuấtmột số giải pháp đổi mới phương thức quản lý đơn vị nghệ thuật sân khấuCải lương Nam Bộ phù hợp với điều kiện thực tiễn hôm nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài hướng tới đối tượng nghiên cứu là nghệ thuật sân khấu Cảilương Nam Bộ và các phương thức quản lý; tầm ảnh hưởng sâu rộng củachúng đối với chủ thể nghệ thuật từ góc độ lý luận và thực tiễn
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian
Nghiên cứu các phương thức quản lý, vai trò của nhà quản lý nghệthuật sân khấu Cải lương ở miền Tây Nam Bộ như: Vĩnh Long, TiềnGiang, Bạc Liêu, v.v… và Sài Gòn, nay là Tp Hồ Chí Minh
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận liên ngành: nghệ thuật học, văn hóa học, sử học.Phương pháp điền dã: phỏng vấn, trao đổi ý kiến để thu thập thôngtin về đối tượng nghiên cứu Chúng tôi sẽ tiếp cận với khán giả và một số
Trang 5nhà quản lý, đạo diễn, diễn viên trưởng đoàn các đơn vị nghệ thuật sânkhấu Cải lương Nam Bộ để tham khảo những nhận định về chuyên môncủa những con người đã và đang trực tiếp hoạt động, đóng góp trong lĩnhvực nghệ thuật này.
6 Những đóng góp của luận án
6.1 Đóng góp về mặt lý luận
Qua việc phân tích những yếu tố mang tính lịch sử tác động đến sựtồn tại và phát triển nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ, luận án tổnghợp và góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về phương thức quản lý, gópphần bổ sung và đổi mới phương thức về quản lý các nhà hát, các đơn vịnghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ trong giai đoạn hiện nay
6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
Về phương diện thực tiễn, luận án phản ánh thực trạng của nghệthuật sân khấu Cải lương Nam Bộ hiện nay và đưa ra giải pháp khả thi đểnâng cao chất lượng và hiệu quả tổ chức, quản lý hoạt động nghệ thuậtsân khấu Cải lương Nam Bộ hiện nay và trong tương lai
Kết quả của luận án sẽ là tài liệu để các cơ quan quản lý nhà nước,các đơn vị Cải lương công lập và ngoài công lập tham khảo về mặtphương thức quản lý trong giai đoạn xã hội hóa hoạt động sân khấu theochủ trương của Đảng và Nhà nước
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu (08 trang), Kết luận (03 trang) và Tài liệu tham khảo (09 trang), nội dung Luận án được chia làm ba chương.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và lịch sử về nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ (37 trang).
Chương 2: Tác động của những phương thức quản lý trong diễn trình phát triển nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ (63 trang).
Chương 3: Những giải pháp đổi mới phương thức quản lý nghệ thuật sân khấu Cải Lương Nam Bộ trong thời kỳ mới (33 trang).
Trang 6Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ
VỀ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG NAM BỘ
1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan
1.1.1 Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ
1.1.1.1 Nghệ thuật sân khấu Cải lương
Nghệ thuật sân khấu Cải lương là một hình thức sân khấu kịch hátdân tộc Hình thức này, tích hợp nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau cấuthành, như: văn thơ, nghệ thuật sân khấu (gồm đạo diễn, diễn viên), âmnhạc, mỹ thuật, múa, và những yếu tố khác: âm thanh, tiếng động, ánhsáng, v.v…
1.1.1.2 Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ
Nghệ thuật sân khấu Cải Lương Nam Bộ (bao gồm các tỉnh miềnĐông và miền Tây Nam Bộ) là một bộ phận của nghệ thuật sân khấu Cảilương Việt Nam
1.1.2 Khái niệm về các phương thức quản lý
1.1.2.1 Phương thức quản lý
Phương thức quản lý là cách thức và phương pháp tổ chức và điềukhiển các hoạt động nhằm đảm bảo sự vận hành của một hệ thống, một tổchức một cách liên tục, đúng chức năng
1.1.2.2 Phương thức quản lý nhà nước
Phương thức quản lý nhà nước dựa trên quan hệ sở hữu tập thể về
tư liệu sản xuất và người lao động Điều hành trực tiếp các hoạt động sảnxuất - kinh doanh ở đơn vị kinh tế dưới sự quản lý chung của nhà nước
và trong khuôn khổ pháp luật Mục đích là làm cho sản xuất - kinh doanhphát triển, bảo toàn và phát triển vốn, làm ăn có lãi và ngày càng tái sảnxuất mở rộng, tăng thu nhập của người lao động
1.1.2.3 Phương thức quản lý tư nhân
* Phường gánh
Trang 7Phường (sân khấu) là một tổ chức xã hội của nghệ nhân Rối cạn,Rối nước, Chèo do các thành viên tự đóng góp hoặc do một người có của,
có thế lực trong làng lập ra
* Bầu gánh
Sự cạnh tranh tự do, thúc đẩy một số lớn những người có tiền, yêuthích bộ môn kịch hát Cải lương đứng ra lập gánh hát Những nhà quản
lý gánh hát đầu tiên này được gọi bằng danh từ: Bầu chủ, bầu gánh
* Phương thức quản lý tư nhân
Phương thức quản lý tư nhân là cách thức, phương pháp tổ chức vàđiều khiển các hoạt động của một cá nhân theo những yêu cầu nhất địnhdưới sự quản lý chung của nhà nước
1.1.2.4 Xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật
* Khái niệm xã hội hóa
Xã hội hóa các hoạt động xã hội là quá trình vận động, tổ chức cácchủ thể xã hội (các cá nhân, nhóm, tổ chức, cộng đồng, tổ chức xã hội)tham gia một cách tự giác vào trong các hoạt động xã hội trên cơ sở nhậnthức về vai trò và vị trí của mình trong từng hoạt động xã hội, từ đó màgiúp cho các hoạt động xã hội phù hợp với sự phát triển của xã hội
* Xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật
Xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật, thực chất là xã hội hóaquyền tổ chức và điều hành các hoạt động sản xuất văn hóa nghệ thuậttheo hướng đa dạng hóa chủ thể quản lý, nhằm thu hút đông đảo lựclượng xã hội, các tập thể và tư nhân đứng ra chăm lo các hoạt động vănhóa, tổ chức và điều hành quá trình sản xuất theo đúng pháp luật của nhànước
1.1.2.5 Mô hình quản lý
Mô hình quản lý là mô phỏng các đặc trưng chủ yếu của phươngthức quản lý đó để nghiên cứu phương thức quản lý ấy
1.1.3 Vùng văn hóa
Trang 8Điều kiện tự nhiên và xã hội là một trong những nhân tố thúc đẩy
sự phát triển của văn hóa Những tác động về địa lý, nhân văn, bối cảnh
xã hội, v.v… là những yếu tố thúc đẩy quá trình hình thành phát triển bộmôn nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ
1.2 Nghệ thuật sân khấu Cải lương trong môi trường tự nhiên
và môi trường xã hội vùng Nam Bộ
1.2.1 Môi trường tự nhiên
Quá trình hình thành, phát triển Nghệ thuật sân khấu Cải lương ởvùng đất Nam Bộ gắn liền với đặc điểm môi trường tự nhiên nơi đây Ởthời kỳ đầu, các gánh hát thường đi lưu diễn bằng đường thủy trên nhữngchiếc ghe, biểu diễn trên những bãi đất trống, v.v…
1.2.2 Môi trường xã hội
Văn hóa của lưu dân vùng đất mới là sự tích hợp ký ức văn hóa vàgiao lưu trong môi trường xã hội Sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữaViệt Nam và phương Tây, mà trực tiếp là giao lưu văn hóa giữa ViệtNam và Pháp) đã diễn ra ở Nam Bộ khá nhanh chóng và rộng khắp
Chính từ quá trình tự cấu trúc lại, lược bỏ những giá trị không cònphù hợp với môi trường mới, phát triển hoặc sáng tạo những giá trị mớigiúp con người có thể tồn tại và phát triển trên một vùng đồng bằng sông
nước, đan xen những tộc người khác biệt nhau về văn hóa, nên nghệ thuật
sân khấu Cải lương đã ra đời
1.3 Diễn trình của nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ
Quá trình hình thành của nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộnằm trong dòng chảy của sân khấu kịch hát dân tộc
1.3.1 Những tiền đề văn hóa dân gian đối với việc hình thành nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ
1.3.1.1 Hát bội Nam Bộ
Trang 9Trong nền nghệ thuật kịch hát truyền thống dân tộcViệt Nam, nghệ thuật Hát bội là một hình thức sân khấuthắm nhuần màu sắc dân tộc.
1.3.1.2 Các hình thức văn nghệ dân gian
Trong quá trình lao động sản xuất và trong cuộc sống sinh hoạtthường ngày, người nông dân Nam Bộ đã ngẫu hứng sáng tạo ra các loạihình văn nghệ dân gian để giao lưu tình cảm, giải tỏa những căng thẳng,vất vả
1.3.1.3 Nhạc Cung đình, nhạc Lễ
Bên cạnh Hát bội còn có nhạc cung đình do nho sĩ, nhạc công từHuế vào Nam Bộ Một số bài bản được sử dụng trong việc tế thần, đámtang, gọi là nhạc Lễ
1.3.1.4 Nghệ thuật Đờn ca Tài tử
Vào những năm đầu thế kỷ XX, nhạc Tài tử gốc Huế được phổ biếnmạnh Đờn ca Tài tử Nam Bộ là một loại hình được được hình thành vàocuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở Nam Bộ Do lòng luôn nhớ thương cộinguồn, nên các điệu, các hơi của Đờn ca Tài tử đều phảng phất nỗi buồn
và được người người dân ưa thích
1.3.1.5 Ca ra bộ
Hình thức Ca ra bộ đầu tiên ở Vĩnh Long, do thầy Phó Mười Hai,tức Tống Hữu Định khai sáng Sau đó, được ông Nguyễn Tống Triềutriển khai và thành công ở Mỹ Tho Có thể nói, hình thức Ca ra bộ tạotiền đề cho việc phát sinh thêm một loại hình sân khấu dân tộc - Nghệthuật sân khấu Cải lương
1.3.2 Sự ra đời của nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ
Sau đêm 16 - 11 - 1918, bầu André Thận trước, rồi đến bầu Năm
Tú, đưa Cải lương lên sân khấu Năm 1922 chính là năm điển hình, vở
tuồng Trang Tử thử vợ và tuồng Kim Vân Kiều được diễn tại rạp Mỹ Tho;
sau đó được đưa lên diễn tại rạp Chợ Lớn và rạp Morden Sài Gòn
Trang 101.3.3 Đặc trưng của nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ
Đặc trưng của nghệ thuật sân khấu Cải lương là ca nhạc Vấn đề cahát hoặc diễn tấu nhạc cụ trong nghệ thuật Cải lương đều mang tính hànhđộng Để đạt được sự hài hòa giữa diễn và ca thì thể tài và phong cáchcủa vở diễn phải có tính thống nhất, gợi nên cảm giác chân thật, buộckhán giả tập trung theo dõi những tình tiết của vở diễn
1.3.4 Nền sản xuất hàng hóa là động lực thúc đẩy sự ra đời của nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ
“Đặc trưng cơ bản của sản xuất hàng hóa nhỏ là người sản xuất trựctiếp đồng thời là người chủ tư liệu sản xuất (thuộc quyền sở hữu của họhay họ đi thuê), sự kết hợp sức lao động của mình với tư liệu sản xuất đónhằm sản xuất ra hàng hóa để bán” Nghệ thuật sân khấu Cải lương từthực tế này đã xuất hiện những người có trong tay một số tiền lập ra gánhhát nhằm kinh doanh một sản phẩm đặc biệt - vở diễn Các bầu chủ củacác gánh hát Cải lương xuất thân từ tầng lớp đại địa chủ, tư sản, thươngnhân
Tiểu kết
Sự hình thành của nghệ thuật sân khấu Cải lương cuối thế kỷ XIX,đầu thế kỷ XX, là một sự kiện tất yếu bởi nó đã được nảy mầm trong lòngdân tộc và sự nuôi dưỡng của nhân dân Thị trường kinh tế hàng hóanhững năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở Nam Bộ, với sự tác độngcủa quy luật giá trị thông qua cạnh tranh cung - cầu, sức mua của đồngtiền, v.v… Từ sự quản lý, điều hành của các bầu chủ nhằm mục đích kinhdoanh, sản xuất ra sản phẩm để bán, nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng thứcnghệ thuật của công chúng Nam Bộ, nghệ thuật sân khấu Cải lươngkhông ngừng được củng cố và hoàn thiện về đề tài, phong cách, nội dung
và hình thức nghệ thuật
Nghệ thuật sân khấu Cải lương hình thành và phát triển cũng trên cơ
sở của sự năng động sáng tạo, luôn thể nghiệm, tìm tòi cái mới của người
Trang 11Nam Bộ Sự biến đổi của nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội sẽ dẫn đến
sự biến đổi của các phương thức quản lý; phương thức quản lý tư nhântrong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, cùng với vai trò của bầu chủ là tiền
đề cho nghệ thuật sân khấu Cải lương phát triển trong thời kỳ tiếp theo
Chương 2 TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ TRONG
DIỄN TRÌNH PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CỦA SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG NAM BỘ 2.1 Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ qua tác động của phương thức quản lý tư nhân từ khi hình thành đến năm 1975
2.1.1 Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ ra đời từ cơ chế thị trường tư bản chủ nghĩa
Nghệ thuật sân khấu Cải lương hình thành và phát triển (giai đoạn
1918 - 1975) trong cơ chế thị trường TBCN của chủ nghĩa thực dânPháp, chủ nghĩa đế quốc Mỹ, vì vậy, chịu sự tác động của phương thứcquản lý tư nhân Bên cạnh mặt tích cực đó là phương thức quản lý tưnhân đã sản xuất ra một loại hàng hóa đặc biệt - vở diễn có nội dung vàhình thức phong phú, đa dạng Tuy nhiên, mặt trái, điều không thể tránhkhỏi trong nền sản xuất hàng hóa đó là sự bóc lột giá trị thặng dư Vìvậy, diễn trình nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ cũng không nằmngoài quy luật đó
2.1.2 Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ qua tác động của phương thức quản lý tư nhân từ năm 1918 đến năm 1954
2.1.2.1 Bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội
Thực dân Pháp muốn biến Nam Bộ thành một vùng nông nghiệpthương phẩm, chuyên sản xuất lúa gạo để xuất khẩu cho thị trường thế giới
Vào những năm đầu thế kỷ XX, Mỹ Tho là mảnh đất sinh sôi củaphong trào đờn ca Tài tử và cũng là cái nôi của nghệ thuật sân khấu Cảilương Đây là một giai đoạn mà các điều kiện về tự nhiên, văn hóa, xã hội
Trang 12hội đủ các yếu tố để cho ra đời một hình thức nghệ thuật mới phù hợp vớiđất và người Nam Bộ.
2.1.2.2 Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ giai đoạn từ năm
1918 - 1954
* Về bài bản và dàn nhạc
Là loại hình ca kịch, các soạn giả không sáng tác nhạc mà soạn lời
ca theo các bản nhạc cho phù hợp với nội dung, sắc thái, cung bậc tìnhcảm của nhân vật trong vở diễn
Dàn nhạc cổ được cấu tạo như dàn nhạc Tài tử Cây đàn guitar vàViolon với sự phù hợp với âm sắc Cải lương nên được đưa vào sử dụnglàm giàu và phong phú thêm cho dàn nhạc
* Về nội dung và hình thức
Nghệ thuật sân khấu Cải lương từ lúc mới hình thành đã có sự cạnhtranh với nhau giữa các gánh hát, mở ra thêm về loại tuồng biểu diễn đểthu hút khán giả, đã làm cho nghệ thuật sân khấu Cải lương đa dạng vềphong cách nghệ thuật
* Về phương thức hoạt động
- Quản lý lực lượng sáng tạo
Sự cạnh tranh giữa các gánh trong việc hợp đồng với tác giả, “muađào, chuộc kép” là một trong những yếu tố để các bầu chủ thực hiệntrong việc khuếch trương tên tuổi của gánh và khẳng định tài quản lýgánh hát của mình
- Quản lý vốn và cơ sở vật chất
Các bầu chủ tự bỏ tiền để lập gánh, mua ghe để vận chuyển cảnh trí,đạo cụ và nhân sự trong gánh đi lưu diễn Một số bầu chủ có vốn lớn còn
bỏ vốn đầu tư xây dựng rạp hát
- Quản lý hoạt động kinh doanh biểu diễn
Với mục đích tối cao là lợi nhuận, các bầu chủ chạy theo các đề tàitheo nhu cầu thẩm mỹ của khán giả