Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ qua tác động của các phương thức quản lý

158 1.2K 2
Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ qua tác động của các phương thức quản lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ qua tác động của các phương thức quản lý

- 1 - LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này do tôi viết. Đề tài và hướng nghiên cứu không trùng lặp với đề tài nào trước đây. Nếu có gì sai phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Tác giả luận án Võ Thị Yến - 2 - MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 3 MỞ ĐẦU 4 1. Tính cấp thiết của đề tài 4 3. Mục đích nghiên cứu 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 5. Phương pháp nghiên cứu 10 6. Những đóng góp của luận án 11 7. Cấu trúc của luận án 11 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG NAM BỘ 13 1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan 13 1.2. Nghệ thuật sân khấu Cải lương trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Nam Bộ 24 1.3. Diễn trình nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ 30 Tiểu kết 47 Chương 2 TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG PHƯƠNG THỨC QUẢN TRONG DIỄN TRÌNH NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG NAM BỘ 50 2.1. Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ qua tác động của phương thức quản tư nhân từ khi hình thành đến năm 1975 50 2.2. Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ qua tác động của phương thức quản Nhà nước từ năm 1975 đến nay 93 Tiểu kết 111 Chương 3 NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC QUẢN NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG NAM BỘ TRONG THỜI KỲ MỚI 113 - 3 - 3.1. Một số nhận định về tình hình thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động của nghệ thuật sân khấu Nam Bộ 113 3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ trong giai đoạn mới 129 Tiểu kết 145 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BCH : Ban chấp hành CB - CNV : Cán bộ - Công nhân viên CLB : Câu lạc bộ CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNXH : Chủ nghĩa xã hội GS.TS. : Giáo sư, Tiến sĩ HĐND : Hội đồng Nhân dân NSND : Nghệ sĩ Nhân dân NSƯT : Nghệ sĩ Ưu tú Nxb : Nhà xuất bản PGS.TS : Phó Giáo sư, Tiến sĩ TDTT : Thể dục thể thao TNHH : Trách nhiệm hữu hạn Tp. : Thành phố - 4 - XHCN : Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Được sinh ra từ cái gốc âm nhạc dân gian truyền thống Việt Nam, trong quá trình hình thành và phát triển, nghệ thuật sân khấu Cải lương đã tiếp thu nhiều yếu tố nghệ thuật từ sân khấu truyền thống dân tộc. Chịu sự chi phối của điều kiện lịch sử, nghệ thuật sân khấu Cải lương còn tiếp thu nhiều yếu tố sân khấu của hý khúc (Trung Quốc) và sân khấu phương Tây (kịch nghệ Pháp); trở thành một hình thức sân khấu kịch hát Việt Nam thể hiện rõ tính năng động, sáng tạo, dễ thích ứng với biến đổi của xã hội và thị hiếu của khán giả. Điều này giải vì sao ngay từ khi mới ra đời nghệ thuật sân khấu Cải lương không những trở thành món ăn “đặc sản” của người dân Nam Bộ mà còn nhanh chóng chiếm lĩnh sự ái mộ của các nghệ sĩ cũng như khán giả miền Bắc và miền Trung, dẫn đến sự ra đời của nhiều gánh hát Cải lương trong cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật sân khấu Cải lương của đông đảo khán giả. Đã có một thời, nghệ thuật sân khấu Cải lương bước lên đỉnh cao, được mọi người, mọi giới quan tâm, yêu chuộng với những gánh hát mà tên tuổi của các bầu gánh - những nhà quản giỏi được người trong và ngoài giới công nhận. Tuy nhiên, trong giai đoạn đất nước ta bước vào thời kỳ Đổi mới, các hình thức nghệ thuật sân khấu truyền thống nói chung, nghệ thuật sân khấu Cải lương nói riêng buộc phải đối mặt với nhiều thách thức do cơ chế kinh tế thị trường và sự hội - 5 - nhập quốc tế ồ ạt mang đến. Thực tiễn đặt ra nhiều vấn đề quan thiết như: Làm thế nào để thu hút khán giả, nhất là khán giả trẻ, đến với sân khấu Tuồng, Chèo, Cải lương, trong khi có biết bao hình thức nghệ thuật - giải trí mới mẻ, hiện đại của nước ngoài đã và đang được du nhập vào Việt Nam một cách nhanh chóng nhờ vào các phương tiện của công nghệ tiên tiến? Làm thế nào để vừa bảo tồn các giá trị truyền thống độc đáo của bộ môn nghệ thuật sân khấu dân tộc, vừa cải tiến và phát huy được chúng trong đời sống đương đại? Làm thế nào để nâng cao chất lượng nghệ thuật của các vở diễn, đồng thời đạt được mục tiêu về kinh tế để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghệ sĩ hôm nay? Hơn bao giờ hết, vấn đề đổi mới công tác quản càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển của nghệ thuật kịch hát dân tộc, trong đó có nghệ thuật sân khấu Cải lương. Trước những đòi hỏi của thời kỳ Đổi mới, khi Đảng và Chính phủ chủ trương nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, thì đối với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật cũng có chủ trương xã hội hóa hoạt động của nó. Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, phù hợp với quy luật vận động và phát triển của xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ: Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa nhằm động viên sức người, sức của của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội để xây dựng và phát triển văn hóa, chính sách này được tiến hành đồng thời với việc nâng cao vai trò và trách nhiệm của nhà nước. Cácquan chủ quản về văn hóa của Nhà nước phải làm tốt chức năng quản và hướng dẫn nghiệp vụ đối với các hoạt động xã hội về văn hóa [51]. Nhằm huy động được sức người, sức của trong nhân dân, ngoài các đơn vị Cải lương công lập, nhà nước cho phép các đơn vị Cải lương ngoài công lập hoạt động. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, từ khi Nghị quyết ban hành đến nay, hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực sân khấu Cải lương tại Nam Bộ nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng chưa được phát huy đồng bộ. Thực tiễn hoạt động nghệ thuật sân khấu hôm nay cho thấy một điều rất cần quan tâm và suy nghĩ, đó là, trong khi các sân khấu kịch tại Tp. Hồ Chí Minh trỗi dậy - 6 - và từng bước làm ăn có hiệu quả, thì sân khấu Cải lương hoạt động èo uột, cầm chừng, chưa thấy điểm khởi đầu cho quá trình trở lại của một hình thức sân khấu dân tộc có thời đã chiếm vị trí độc tôn trong thị hiếu của đông đảo khán giả. Trong quá trình phát triển, nghệ thuật sân khấu Cải lương đã trải qua nhiều bước thăng trầm cùng với lịch sử dân tộc. Về phương thức hoạt động, quản lý, bắt đầu từ bầu gánh, nghệ thuật sân khấu Cải lương đã trải qua các phương thức quản lý: phương thức quản tư nhân, phương thức quản nhà nước, phương thức quản linh hoạt về chủ thể quản của thời kỳ xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật, v.v Qua việc khảo sát, đánh giá các phương thức quản của từng giai đoạn, chúng tôi muốn tìm hiểu sự tác động của các phương thức quản và những ảnh hưởng sâu sắc của chúng đến quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ. Từ kết quả khảo sát, chúng tôi đúc kết kinh nghiệm, xác định những thành tựu và những tồn tại của các phương thức quản đối với hoạt động sân khấu Cải lương Nam Bộ trong từng giai đoạn phát triển. Từ đó, luận án đề xuất một số giải pháp về mô hình quản lý, nhằm góp phần vào việc củng cố và phát triển nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ ngày hôm nay và trong tương lai. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cải lương là một hình thức nghệ thuật sân khấu được rất nhiều nhà nghiên cứu, văn nghệquan tâm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu viết về nghệ thuật sân khấu Cải lương. Một số tác giả đã đề cập đến vấn đề quản lý, phương thức quản của nghệ thuật sân khấu Cải lương. Năm 1968, cuốn Hồi ký năm mươi năm mê hát, tác giả Vương Hồng Sển được xuất bản gồm hai chương. Chương thứ nhất đề cập đến năm ra đời và nguồn gốc của nghệ thuật sân khấu Cải lương [96, tr.31-32]. Trong chương này, cũng ghi lại rất chi tiết những nghệ sĩ, những nhà chí sĩ, những bầu gánh có công đầu trong việc hình thành nên hình thức nghệ thuật sân khấu Cải lương. Ở chương thứ hai, tác giả đề cập đến tình hình hoạt động của các gánh hát, những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp sân khấu của các nghệ sĩ tài danh mà ông đã từng xem, từng gặp gỡ. Theo chúng tôi, cuốn sách chứa đựng nhiều tư liệu có giá trị cao về bối cảnh xã hội, - 7 - người nghệ sĩ và các hoạt động nghệ thuật sân khấuNam Bộ vào nửa đầu thế kỷ XX. Vai trò các bầu chủ, những người có công trong việc hình thành nghệ thuật sân khấu Cải lương cũng được tác giả đề cập tới [96, tr.107-117]. Được kể lại với hình thức hồi ký, cuốn sách là một tư liệu đầy đủ và chi tiết nhất về lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu Cải lương từ những ngày đầu sơ khai đến những năm 60 của thế kỷ XX. Năm 1970, cuốn Nghệ thuật sân khấu Việt Nam của Trần Văn Khải ra đời. Cuốn sách được viết thành ba chương, mỗi chương trình bày một thể loại nghệ thuật sân khấu nước nhà, đó là: Hát bội, Cải lương và Kịch. Chương hai đề cập đến lịch sử Cải lương, những đặc điểm của Cải lương, các giọng Cải lương, văn Cải lương và việc soạn bài ca, âm nhạc Cải lương và vị trí các nhạc khí [36, tr.87-90]. Cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo về đặc điểm của các hình thức nghệ thuật sân khấu: Hát bội, Cải lương và Kịch. Năm 1989, NSND Ba Vân có cuốn Kể chuyện Cải lương. Trong tập hồi ký này, NSND Ba Vân đã ghi chép về cuộc đời nghệ thuật bền bỉ qua hơn sáu mươi năm hoạt động nghệ thuật sân khấu Cải lương của mình. Nội dung sách đề cập đến các gánh hát và các bầu chủ mà nghệ sĩ đã từng quen biết, làm việc hoặc cộng tác trong quá trình hoạt động sân khấu của ông [100, tr.74-78]. Ông cũng đề cập đến các phong cách nghệ thuật của các gánh hát trong từng giai đoạn. Đặc biệt ông nhấn mạnh tầm quan trọng của các soạn giả trong việc tìm ra những phong cách mới cho gánh hát qua các thời kỳ khác nhau. Ông khẳng định, sân khấu Cải lương Nam Bộ sau ngày đất nước thống nhất là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất, khẳng định và tôn vinh vị trí, nhân cách của người nghệ sĩ trong xã hội mới [100, tr.190-191]. Năm 1997, công trình Nghệ thuật Cải lương những trang sử của Trương Bỉnh Tòng (bút danh Hoài Linh) ra mắt bạn đọc. Bằng những tư liệu phong phú, kết hợp với những hiểu biết, bằng mắt thấy, tai nghe và những ghi chép cá nhân của một người đã hơn năm mươi năm hoạt động sân khấu Cải lương ở miền Nam, nhà nghiên cứu Trương Bỉnh Tòng đã thể hiện ra trên những trang viết với tất cả tấm lòng và trách nhiệm của một người nhiều năm gắn với bộ môn nghệ thuật Cải - 8 - lương. Ông không chỉ viết kịch bản Cải lương mà còn am tường âm nhạc, ca hát, đồng thời còn là nhà quản nghệ thuật giàu kinh nghiệm nên có nhiều ưu thế khi viết công trình lịch sử này. Tuy kể chuyện lịch sử, nhưng tác giả còn làm cả việc đối chiếu những tư liệu khác nhau từ những nhà xuất bản đến những nhà nghiên cứu đã được công bố làm cho tác phẩm thêm phong phú. Một điểm rất quan trọng là ngoài việc đề cập đến nguồn gốc, lịch sử phát triển của nghệ thuật sân khấu Cải lương, công trình còn đề cập đến tính định hình, đặc trưng và phong cách thể loại của nghệ thuật sân khấu Cải lương, nhấn mạnh vai trò của bầu gánh từ trước năm 1975 [90, tr.188-195] và những thành tựu của nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước sau ngày đất nước thống nhất. Công trình Vang bóng một thời của Huỳnh Công Minh xuất bản năm 2007, ghi lại những khoảnh khắc thành công của các nghệ sĩ, các soạn giả, các nhà quản gánh hát qua ống kính của một nhà báo chuyên viết về nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ từ năm 1955 đến đầu những năm 2000. Chúng tôi rất tâm đắc với đánh giá của GS.TS Trần Văn Khê về bộ sưu tập này: “một tài sản văn hóa nghệ thuật độc nhất vô nhị, rất quý giá, phải được bảo tồn và lưu truyền cho các thế hệ mai hậu hiểu biết về thời hoàng kim của một bộ môn nghệ thuật đặc thù của miền Nam” [44, tr.5]. Cũng vào năm 2007, cuốn sách Sân khấu Cải lương ở thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Minh Ngọc - Đỗ Hương đặt ra một trăm câu hỏi nghệ thuật sân khấu Cải lương Sài Gòn - Tp. Hồ Chí Minh, giới thiệu cho người đọc những vấn đề, sự kiện, nhân vật, v.v… nổi bật trong lịch sử phát triển của nghệ thuật sân khấu Cải lương Sài Gòn - Tp. Hồ Chí Minh từ đầu thế kỷ XX. Đồng thời cũng kết hợp giới thiệu tổng quan về Hát bội ở Tp. Hồ Chí Minh, một bộ môn nghệ thuật đã thẩm thấu và tích hợp góp phần hình thành nên nghệ thuật sân khấu Cải lương. Đặc biệt, cuốn sách còn hướng người đọc tới chỗ cùng suy nghĩ về xu thế thoái trào của nghệ thuật sân khấu Cải lương trong thời điểm hiện nay [55, tr.191-193]. - 9 - Công trình Ca nhạc và sân khấu Cải lương của nhạc sĩ Tuấn Giang được xuất bản năm 1997 đã đi sâu cắt nghĩa về sự hình thành của nghệ thuật sân khấu Cải lương và sự hình thành ca nhạc Tài tử Cải lương gắn với những giai đoạn lịch sử [24, tr.16-31]. Tác giả cũng đồng thời phân tích, đánh giá về các mặt phát triển của hình thức nghệ thuật sân khấu này [24, tr.92-94]. Năm 2000, Sân khấu Cải lương Nam Bộ của Đỗ Dũng đã ghi chép lại có tính liệt kê về thời gian, sự kiện và các tiến trình chính của lịch sử Cải lương trong từng giai đoạn phát triển từ năm 1918 đến năm 2000. Bởi lẽ, một hình thức nghệ thuật sân khấu mang tính tổng hợp, một quá trình hình thành và phát triển rộng lớn, cả về thời gian và không gian của nó nên khó mà tổng kết một cách đầy đủ. Song, công trình này đặt ra vấn đề ít nhiều có liên quan đến vai trò của bầu chủ từ năm 1975 trở về trước, và của các trưởng đoàn từ năm 1975 đến năm 2000 [17, tr.57-72]. Cũng năm 2000, cuốn sách Mấy vấn đề của sân khấu trong cơ chế thị trường của Ngô Thảo được xuất bản, đề cập khái quát đến hoạt động biểu diễn nghệ thuật của sân khấu Việt Nam qua các giai đoạn từ năm 1954 đến thời điểm công trình ra đời [74, tr.17-18]. Tác giả cũng đi sâu nghiên cứu, so sánh những điều được và mất, thành công và tồn tại của sân khấu Việt Nam trước và sau thời kỳ Đổi mới. Những vấn đề các gánh hát, các bầu gánh, phương thức quản giai đoạn đầu của Cải lương, gắn với những người có công trong việc hình thành bộ môn nghệ thuật sân khấu Cải lương cũng được quan tâm ghi nhận trong các trang hồi ký của các nghệ sĩ, soạn giả, v.v Nhiều bài viết, tham luận khoa học các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, các trang thông tin, trên các trang web của hệ thống mạng internet, đi sâu nghiên cứu về lịch sử ra đời, những chặng đường phát triển, những vấn đề đặt ra trên chặng đường phát triển, những vấn đề về lĩnh vực thẩm mỹ, phương thức quản của nghệ thuật sân khấu Cải lương. Luận án sẽ tiếp tục đóng góp vào việc tìm hiểu, nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ qua tác động của các phương thức quản lý, xem xét mối tương tác của chúng đối với chủ thể nghệ thuật. - 10 - 3. Mục đích nghiên cứu Luận án này được thực hiện với mục đích tìm hiểu nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ, tìm hiểu sự tác động mạnh mẽ của các phương thức quản đối với sự hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ. Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá những mặt mạnh cũng như những mặt còn tồn tại của sự tác động này, đề xuất một số giải pháp đổi mới phương thức quản đơn vị nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ phù hợp với điều kiện thực tiễn hôm nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài hướng tới đối tượng nghiên cứu là nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ qua sự tác động của các phương thức quản lý; tầm ảnh hưởng sâu rộng của các phương thức quản khác nhau đối với chủ thể nghệ thuật từ góc độ luận và thực tiễn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian Nghiên cứu các phương thức quản lý, vai trò của nhà quản nghệ thuật sân khấu Cải lương ở miền Tây Nam Bộ như: Vĩnh Long, Tiền Giang, Bạc Liêu, v.v… và Sài Gòn, nay là Tp. Hồ Chí Minh. Về thời gian Nghiên cứu phương thức quản lý, vai trò của nhà quản nghệ thuật sân khấu Cải lương ở Sài Gòn (Tp. Hồ Chí Minh) và miền Tây Nam Bộ từ lúc hình thành, phát triển cho đến hiện nay (năm 2013). Về lĩnh vực khảo sát Nghiên cứu hai lĩnh vực gồm: nội dung, hình thức nghệ thuật của sân khấu Cải lương Nam Bộ và công tác quản (lực lượng sáng tạo, vốn và cơ sở vật chất, kinh doanh biểu diễn). 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tiếp cận liên ngành: nghệ thuật học, văn hóa học, sử học, v.v [...]... nhau của các dân tộc: Việt, Hoa (Minh Hương), Chăm, Khơme Nam Bộ, v.v… có liên quan đến sự hình thành và phát triển của hình thức nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ Luận án sẽ tìm hiểu các yếu tố văn hóa vùng thuộc vùng văn hóa Nam Bộ trong quá trình nghiên cứu sự hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ qua sự tác động của các phương thức quản 1.2 Nghệ thuật sân khấu Cải lương. .. lương Nam Bộ (37 trang) Chương 2: Tác động của những phương thức quản trong diễn trình phát triển nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ (63 trang) - 12 Chương 3: Những giải pháp đổi mới phương thức quản nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ trong thời kỳ mới (33 trang) - 13 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG NAM BỘ 1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan... nghệ thuật sân khấu Cải lương Việt Nam Ở luận án này, trong khi nghiên cứu quá trình phát triển nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ qua sự tác động của các phương thức quản lý, chúng tôi đặc biệt chú - 14 trọng đến hoạt động sân khấu Cải lương ở Sài Gòn trước đây - Tp Hồ Chí Minh ngày nay và các tỉnh miền Tây Nam Bộ như: Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bạc Liêu, v.v… 1.1.2 Khái niệm phương thức quản 1.1.2.1 Phương. .. hình thức sân khấu kịch hát dân tộc Hình thức này, tích hợp nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau cấu thành, như: Văn thơ, nghệ thuật sân khấu (gồm đạo diễn, diễn viên), âm nhạc, mỹ thuật, múa, và những yếu tố khác: âm thanh, tiếng động, ánh sáng, v.v… 1.1.1.2 Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ (bao gồm các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ) là một bộ phận của nghệ. .. trước thời kỳ Đổi mới, phương thức hoạt động quản nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ cũng nằm trong quy luật này Phương thức quản nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật là rất cần thiết bởi vì hoạt động sáng tạo nghệ thuật là một hoạt động chủ quan của con người, liên quan đến chính sách xã hội và cơ chế của nhà nước đối với nghệ thuật Theo Thông tư của liên bộ, Bộ Văn hóa - Tài chính... vị nghệ thuật Cải lương Nam Bộ trong giai đoạn hiện nay 6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn Về phương diện thực tiễn, luận án phản ánh thực trạng của nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ hiện nay và đưa ra một số giải pháp khả thi để nâng cao chất lượng và hiệu quả tổ chức, quản hoạt động nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ hiện nay và trong tương lai Kết quả của luận án sẽ là tài liệu để cácquan quản. .. kiến của họ về lĩnh vực nghệ thuật này 6 Những đóng góp của luận án 6.1 Đóng góp về mặt luận Về phương diện luận, qua việc phân tích những yếu tố mang tính lịch sử tác động đến sự tồn tại và phát triển của nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ, luận án tổng hợp và góp phần hoàn thiện hệ thống luận về phương thức quản lý, góp phần bổ sung và đổi mới phương thức về quản các nhà hát, các đơn... đặt các hoạt động văn hóa nghệ thuật trước những thử thách khắc nghiệt của nền kinh tế - 23 thị trường Cụ thể ở đây, theo chúng tôi, nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ muốn tồn tại, phát triển trong giai đoạn hiện nay, cần khai thác nhiều hơn nữa đặc trưng văn hóa vùng Nam Bộ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật Bên cạnh đó người làm nghệ thuật sân khấu nói chung, nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ. .. khái niệm và thuật ngữ liên quan 1.1.1 Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ 1.1.1.1 Nghệ thuật sân khấu Cải lương Theo ngữ nghĩa Hán - Việt: cảicải cách, cách tân, cải tiến, v.v…, lương là đẹp: Ý nghĩa chung là làm đẹp, cải tiến mới và làm đẹp hơn Theo Đại từ điển tiếng Việt: Cải lương là loại hình ca kịch Nam Bộ, bắt nguồn từ nhạc Tài tử dân ca Nam Bộ Cải lương cũng là từ nói gọn và gọi chung... thành nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ Để nghệ thuật sân khấu Cải lương hình thành và phát triển thì những tiền đề văn hóa dân gian tại vùng đất mới là điều kiện cần thiết để hình thành nên hình thức nghệ thuật kịch hát dân tộc này 1.3.1.1 Hát bội Nam Bộ Việt Nam có một nền sân khấu kịch hát phát triển từ lâu đời Từ cái nôi vốn có từ văn hóa châu thổ sông Hồng, Tuồng (Hát bội) - một thể loại sân khấu . 47 Chương 2 TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ TRONG DIỄN TRÌNH NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG NAM BỘ 50 2.1. Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ qua tác động của phương thức quản lý tư nhân. Về phương thức hoạt động, quản lý, bắt đầu từ bầu gánh, nghệ thuật sân khấu Cải lương đã trải qua các phương thức quản lý: phương thức quản lý tư nhân, phương thức quản lý nhà nước, phương thức. cứu là nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ qua sự tác động của các phương thức quản lý; tầm ảnh hưởng sâu rộng của các phương thức quản lý khác nhau đối với chủ thể nghệ thuật từ góc độ lý luận

Ngày đăng: 19/04/2014, 13:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 3. Mục đích nghiên cứu

    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 5. Phương pháp nghiên cứu

    • 6. Những đóng góp của luận án

      • 6.1. Đóng góp về mặt lý luận

      • 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn

      • 7. Cấu trúc của luận án

      • Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG NAM BỘ

        • 1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan

          • 1.1.1. Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ

          • 1.2. Nghệ thuật sân khấu Cải lương trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Nam Bộ

            • 1.2.1. Môi trường tự nhiên

            • 1.2.2. Môi trường xã hội

            • 1.3. Diễn trình nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ

            • Tiểu kết

            • Chương 2 TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ TRONG DIỄN TRÌNH NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG NAM BỘ

              • 2.1. Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ qua tác động của phương thức quản lý tư nhân từ khi hình thành đến năm 1975

                • 2.1.1. Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ ra đời từ cơ chế thị trường tư bản chủ nghĩa

                • 2.1.2. Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ qua tác động của phương thức quản lý tư nhân từ năm 1918 đến năm 1954

                • 2.1.3. Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ qua tác động của phương thức quản lý tư nhân từ năm 1954 đến năm 1975

                • 2.2. Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ qua tác động của phương thức quản lý Nhà nước từ năm 1975 đến nay

                  • 2.2.1. Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ qua tác động của phương thức quản lý Nhà nước từ năm 1975 đến năm 1986

                  • 2.2.2. Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ qua tác động của phương thức quản lý Nhà nước từ năm 1986 đến nay

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan