1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án NGHỆ THUẬT đệm và hòa tấu THÍNH PHÒNG TRONG đào tạo NGÀNH PIANO CHUYÊN NGHIỆP VIỆT NAM

26 429 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 121 KB

Nội dung

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG NGHỆ THUẬT ĐỆM VÀ HÒA TẤU THÍNH PHÒNG TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH PIANO CHUYÊN NGHIỆP VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: ÂM NHẠC HỌC MÃ SỐ: 62 21 02 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGND TRẦN THU HÀ HÀ NỘI, 2015 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử phát triển của nền âm nhạc cổ điển nói chung và trong lĩnh vực khí nhạc nói riêng, cây đàn Piano luôn được mệnh danh là Vua của các loại nhạc cụ bởi sự đa dạng trong kỹ thuật trình tấu cùng khả năng biểu đạt tuyệt vời trong cả hai khía cạnh độc tấu và hòa tấu thính phòng. Và xuyên suốt lịch sử âm nhạc thế giới qua các thời kỳ cũng cho thấy cây đàn Piano luôn chiếm vị trí độc tôn của mình về số lượng cũng như chất lượng các tác phẩm được viết riêng cho cây đàn này. Không chỉ là một trong những nhạc cụ hàng đầu trong lĩnh vực độc tấu, cây đàn Piano còn đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng. Nói riêng về lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng, các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy, hai lĩnh vực này đã có một quá trình hình thành và phát triển, nhưng điểm quan trọng là nó đã tạo nên một kỷ nguyên hoàn toàn mới trong lịch sử phát triển của nền âm nhạc hàn lâm cổ điển. Về lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng ở Việt Nam, các hoạt động có tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực này ở nước ta bắt đầu được ghi nhận khi Trường Âm nhạc Việt Nam được thành lập vào năm 1956. Tại Hà Nội, từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, những hoạt động biểu diễn âm nhạc hòa tấu thính phòng diễn ra khá thường xuyên và đa dạng nhiều thể loại, được sự tham gia đông đảo của các nghệ sĩ Việt Nam ở mọi lĩnh vực nhạc cụ. Và đến những năm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước, với sự giúp đỡ về chuyên môn của các chuyên gia Nga (Liên Xô cũ), khoa Piano đã trở thành khoa đầu tiên đưa bộ môn đệm và hoà 2 tấu thính phòng vào chương trình đào tạo và tách riêng nó trở thành một chuyên ngành độc lập. Và từ đó đến này, bộ môn này luôn được duy trì và phát triển với nhiều thế hệ giảng viên - nghệ sĩ với trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đã và đang đóng góp công sức và tâm huyết của mình cho lĩnh vực hòa tấu thính phòng tại Việt Nam. Đối với riêng cá nhân tôi, lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng là những lĩnh vực nghệ thuật mà tôi đặc biệt say mê ngay từ khi được bắt đầu được làm quen những kỹ năng đệm đàn Piano và hòa tấu thính phòng trong thời gian học tập tại khoa Piano - học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam, và sau đó lại tiếp tục được đào tạo một cách chuyên sâu về hai lĩnh vực trên khi theo học cao học tại khoa âm nhạc trường đại học tổng hợp Montreal - Canada. Với những kiến thức và kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình học tập, biểu diễn Piano trong cả lĩnh vực độc tấu cũng như trong lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng, cộng với việc đang được trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng tại khoa Piano - học viện âm nhạc quốc gia, chúng tôi nhận thấy lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng với Piano tuy không phải là một lĩnh vực nghệ thuật mới mẻ nhưng lại đang rất cần những sự quan tâm và phát triển một cách có hệ thống trong khoảng thời gian hơn mười năm trở lại đây, và quan trọng nhất, tại Việt Nam chưa có bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào mang tính lý luận, chuyên sâu về hai lĩnh vực có giá trị nghệ thuật, cũng như tính thực tiễn rất cao trong đào tạo cũng như trong đời sống biểu diễn âm nhạc. Tất cả những lý do trên chính là động lực lớn nhất để chúng tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu này. 3 2. Lịch sử đề tài Trên thế giới, những thành tựu nghiên cứu về lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng là rất nổi bật, mang tính chuyên nghiệp rất cao. Đã có khá nhiều những cuốn sách nghiên cứu về lĩnh vực nghệ thuật này do những nghệ sĩ Piano và những nhà sư phạm bậc thày biên soạn như Maurice Hinson & Wesley Roberts (The Piano in Chamber music: An atonated guide), John Herchel Baron: (Intimate music – A history of the Idea of Chamber music, Pendragon press, 1998), Algernon H. Lindo (The art of accompanying - Schirmer New York, 1916), A. Lyublinsky (Đệm đàn - Lý thuyết và thực hành - Nhạc viện quốc gia Leningrad ấn hành), Martin Katz (The complete collaborator - Oxford) Tại Việt Nam, chúng ta cũng đã có những luận án nghiên cứu khoa học đề cập đến nghệ thuật biểu diễn Piano nhưng chỉ giới hạn ở khía cạnh độc tấu như công trình đầu tiên nghiên cứu về nghệ thuật Piano là của GS-TS Trần Thu Hà với đề tài “ Nghệ thuật Piano Việt Nam” đã được bảo vệ thành công tại Nhạc viện Tchaikovky - Matxcơva năm 1987. Tiếp sau đó, năm 2003 có hai luận án đã được bảo vệ tại Viện âm nhạc Gnessin - Matxcơva của TS Nguyễn Huy Phương với đề tài “ Lịch sử văn hóa Việt Nam: Mối tương tác giữa những hình thức âm nhạc dân gian và chuyên nghiệp”; TS Tạ Quang Đông với đề tài “Sonata và concerto của các nhạc sĩ Việt Nam: Sự kết hợp giữa đặc điểm dân tộc và truyền thống của âm nhạc phương Tây”. Và gần đây nhất là một số luận án tiến sĩ TS Nguyễn Minh Anh với đề tài “Sự phát triển của nghệ thuật Piano Việt Nam” đã được bảo vệ thành công tại Học viện âm nhạc quốc 4 gia Việt Nam, TS Đào Trọng Tuyên với đề tài " Etude của Debussy: Thẩm mĩ và biểu diễn" và TS Trần Nguyệt Linh với đề tài "Piano Concerto cho tay trái của Maurice Ravel: Vai trò của tay trái đối với nghệ thuật biểu diễn Piano", đều được bảo vệ thành công tại Trường đại học tổng hợp Montreal, Canada. Ngoài ra là khá nhiều luận văn thạc sỹ tập trung nghiên cứu về kỹ năng trình tấu, phân tích các tác phẩm nổi bật viết cho cây đàn Piano… Có thể thấy, phần lớn những công trình khoa học của chúng ta đều chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu những yếu tố liên quan đến lĩnh vực sáng tác, biểu diễn và đào tạo Piano nhưng ở lĩnh vực độc tấu, còn về lĩnh vực đệm và hòa tấu thình phòng với Piano thì chưa có một công trình nào thực sự mang tính chuyên sâu nghiên cứu về lĩnh vực này. Chính vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu những thành tựu trong lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng của các giáo sư , nghệ sĩ trong và ngoài nước, kết hợp với những kinh nghiệm tích lũy, tìm tòi của bản thân trong việc giảng dạy và biểu diễn, tôi muốn thông qua đề tài này, phần nào đó có thể sẽ đưa ra những đề xuất, đóng góp trong việc hoàn thiện, phát triển kỹ năng biểu diễn đệm và hòa tấu thính phòng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành Piano chuyên nghiệp tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng với Piano, lịch sử phát triển và những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực này của thế giới và tại Việt Nam. Nghiên cứu, phân tích và đưa ra những đánh giá khách quan về công tác tổ chức đào tạo bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng tại khoa Piano - Học viện âm nhạc quốc gia 5 Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu sẽ tập trung vào việc phân tích những kỹ năng cơ bản và đặc thù trong lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng với Piano. 4. Mục đích nghiên cứu Qua đề tài nghiên cứu này, mục đích của tôi đó là để khẳng định tầm quan trọng cũng như giá trị nghệ thuật to lớn của lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng với Piano. Trên cơ sở phát huy thành tựu mà các giảng viên, các nghệ sĩ Việt Nam đã đạt được, kết hợp với yêu cầu thực tiễn ở Việt Nam cùng với việc áp dụng các thành tựu trên thế giới, chúng tôi muôn đưa ra những đề xuất, khuyến nghị nhằm giải quyết phần nào những vấn đề còn bất cập và hạn chế, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng tại khoa Piano - Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam nói riêng cũng như tại các cơ sở đào tạo âm nhạc lớn khác trong cả nước nói chung để góp phần đào tạo nên nhưng nghệ sĩ Piano toàn diện. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Để đảm bảo tính lý luận, khoa học và khách quan, luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử khi nghiên cứu về cây đàn Piano trong hai lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng qua các thời kỳ phát triển của âm nhạc hàn lâm thế giới và Việt Nam. Kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu của các giáo sư, nghệ sĩ trong và ngoài nước, cùng với việc vận dụng những kinh nghiệm được đúc kết thông qua quá trình học tập, biểu diễn và giảng dạy trong lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng, hướng tới mục tiêu 6 hiện thực hóa phần lý thuyết vào thực hành. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng phối hợp giữa phương pháp phân tích và quy nạp; thông qua quá trình khảo sát, thực nghiệm, phỏng vấn những người làm công tác đào tạo, biểu diễn và học sinh, sinh viên đang học tập để đi từ cái chung tới cái riêng, vừa hình thành các quy tắc cụ thể, vừa lấy thực tiễn để kiểm chứng và làm phong phú thêm cho phần lý thuyết. 6. Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài nghiên cứu Tại Việt Nam, đây là công trình đầu tiên thực hiện nghiên cứu một cách có chiều sâu về nghệ thuật đệm và hòa tấu thính phòng trong đào tạo ngành Piano tại các cơ sở đào tạo âm nhạc hàn lâm chuyên nghiệp, góp phần định hướng và nâng cao nhận thức về lĩnh vực nghệ thuật có giá trị rất cao nhưng còn bị đánh giá chưa đầy đủ. Luận án của chúng tôi sẽ giúp bổ sung những kiến thức cơ bản và cần thiết về lịch sử phát triển của lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng của thế giới và Việt Nam, đặc biệt là trang bị cho người học những kỹ năng đặc thù và quan trọng khi học bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng với Piano. Bên cạnh đó, về khía cạnh sư phạm, công trình nghiên cứu này sẽ chỉ ra những vấn đề cần được khắc phục, bổ xung và đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng tại Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam, đó là việc nâng cao nhận thức của người học về vai trò, vị trí và chức năng của đàn Piano trong hai lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng, cũng như tầm quan trọng của bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng trong đào tạo Piano chuyên nghiệp, giải quyết những bất cập trong phương thức tổ chức đào tạo bộ môn đệm và 7 hòa tấu thính phòng thông qua những giải pháp như xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên trách, nâng cao và đổi mới phương thức học tập cho sinh viên, đảm bảo yêu cầu mà giáo trình biên soạn. Chúng tôi tin rằng, sau khi được hoàn thành, đề tài nghiên cứu của chúng tôi sẽ tạo tiền đề tích cực cho những người làm công tác âm nhạc tiếp tục thực hiện những công trình nghiên cứu tiếp theo để không ngừng hoàn thiện và phát triển sự nghiệp đào tạo âm nhạc hàn lâm chuyên nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn mới, bắt kịp trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, luận án của tôi sẽ gồm có 3 chương: Chương I: ĐÀN PIANO TRONG LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT ĐỆM VÀ HÒA TẤU THÍNH PHÒNG Chương II: NHỮNG ĐẶC THÙ VÀ KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG LĨNH VỰC ĐỆM VÀ HÒA TẤU THÍNH PHÒNG VỚI PIANO Chương III: GIẢNG DẠY BỘ MÔN ĐỆM VÀ HÒA TẤU THÍNH PHÒNG TRONG ĐÀO TẠO PIANO CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 8 CHƯƠNG I ĐÀN PIANO TRONG LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT ĐỆM VÀ HÒA TẤU THÍNH PHÒNG 1.1 Lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng với Piano thế giới. Trước hết, theo như định nghĩa cơ bản nhất, âm nhạc hòa tấu thính phòng là một hình thức của âm nhạc cổ điển, được sáng tác dành cho một nhóm nhỏ các nhạc cụ được trình tấu bởi một nhóm các nghệ sĩ biểu diễn cùng với nhau trong một không gian nhỏ thân mật. Những sự kết hợp nhạc cụ thường gặp và khá phổ biến trong âm nhạc thính phòng là kết hợp từ 2-10 nhạc cụ, có thể bao gồm Piano, tất cả các nhạc cụ dây (string), kèn gỗ (woodwind), và đôi lúc có nhạc cụ thuộc bộ đồng (brass). Hình thức hòa tấu thính phòng với Piano nói riêng là sự kết hợp giữa đàn Piano và các nhạc cụ khác (gồm cả thanh nhạc). Thuật ngữ đệm trong âm nhạc nói chung, theo định nghĩa một cách cơ bản nhất, là một hay nhiều nhạc cụ được sử dụng với chức năng hỗ trợ cho phần giai điệu chính, giai điệu chính có thể được chơi bởi nhạc cụ hoặc giọng hát. Đệm đàn Piano nói riêng là phần đệm được chơi hoàn toàn bởi cây đàn Piano. Như vậy, chúng ta có thể thấy đệm đàn Piano và hòa tấu thính phòng với đàn Piano cùng là hình thức hòa tấu 9 giữa Piano và nhạc cụ - thanh nhạc nhưng vai trò và chức năng diễn tấu của cây đàn Piano thì không hoàn toàn giống nhau. Lịch sử hình thành và phát triển của hai lĩnh vực đệm đàn và hòa tấu thính phòng với Piano được chia chúng tôi thu thập, tổng hợp qua các thời kỳ như sau: 1.1.1. Lĩnh vực đệm đàn Piano a. Thời kỳ trung cổ đến phục hưng Trong âm nhạc châu Âu từ thời kỳ trung cổ đến phục hưng, lĩnh vực nhạc hát được coi trọng hơn lĩnh vực nhạc đàn, do đó nhạc cụ được sủ dụng chủ yếu để đệm cho các điệu nhảy và ca khúc. Các nhạc cụ thuộc bộ dây như đàn Lyre, Lute, Viol v.v… và nhạc cụ thuộc bộ kèn gỗ như sáo Flute, Recorder v.v… là những nhạc cụ đệm phổ biến nhất. b. Thời kỳ Baroque: Đàn Harpsichord là nhạc cụ đàn phím được sử dụng chủ yếu với phong cách đệm Basso continuo, đây là phong cách đệm ngẫu hứng dựa trên các hợp âm được ký hiệu bằng số c. Thời kỳ cổ điển: Vai trò của phần đệm từ đây đã bắt đầu được nâng lên ngang hàng với nghệ sĩ độc tấu. Từ nửa đầu thế kỷ 18 , hình thức đệm Obbligato được các nhạc sĩ sử dụng rất phổ biến ( phần đệm Piano đóng vai trò quan trọng, với âm nhạc và hòa thanh đầy đặn, đa dạng, thậm chí là chủ đạo hơn cả nhạc cụ độc tấu) d.Thời kỳ lãng mạn: Nghệ thuật đệm đàn Piano phát triển mạnh và đạt đến đỉnh cao trong thế kỷ 19 do sự xuất hiện của hình thức biểu diễn độc tấu "recital" với sự xuất hiện của hàng loạt các nghệ sĩ biểu diễn 10 [...]... môn đệm và hòa tấu thính phòng mà mình đang theo học CHƯƠNG III GIẢNG DẠY BỘ MÔN ĐỆM VÀ HÒA TẤU THÍNH PHÒNG TRONG ĐÀO TẠO PIANO CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 3.1 Những giá trị tích cực của lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng trong đào tạo và biểu diễn Hoạt động trong hai lĩnh vực âm nhạc trên không chỉ bổ sung những kiến thức và kỹ năng biểu diễn phong phú, đa dạng, mà nó còn mở ra cho người nghệ sĩ Piano. .. đệm và hòa tấu thính phòng đem lại trong đào tạo Piano chuyên nghiệp, bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng đã được đưa vào chương trình giảng dạy tại khoa Piano từ sau khi trường âm nhạc Việt Nam, nay là Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam được thành lập Kể từ đó, bộ môn nghệ thuật này đã đóng góp một phần công sức đáng kể cho sự nghiệp đào tạo của Học viện âm nhạc quốc gia Ngành Piano tại Việt Nam từ lâu... là chủ yếu, thì trong hòa tấu thính phòng, nguyên tắc hòa hợp - bình đẳng - cùng nhau sáng tạo lại là nguyên tắc cơ bản Các hình thức hòa tấu thính phòng phổ biến với Piano a Song tấu Piano với nhạc cụ 16 b Tam tấu cho Piano ( Piano Trio) c Tứ tấu cho Piano (Piano Quartet) d Ngũ tấu cho Piano ( Piano Quintet ) 2.2.3 Những kỹ năng cơ bản Trong lĩnh vực hòa tấu thính phòng, điểm mấu chốt và quyết định... có phần đệm khó d Kỹ thuật mô phỏng âm thanh dàn nhạc e Kỹ năng đệm khí nhạc 2.2 Lĩnh vực hòa tấu thính phòng với Piano 2.2.1 Đặc thù của nghệ thuật hòa tấu thính phòng với Piano Khác với lĩnh vực đệm Piano cho thanh nhạc, vai trò của Piano trong hòa tấu thính phòng so với đệm thanh nhạc là rất khác nhau Nếu như đệm đàn, phần Piano thường chỉ đóng vai trò thuần túy là phần đệm hỗ trợ cho người nghệ sĩ... chuyên nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn mới KẾT LUẬN Đệm và hòa tấu thính phòng với Piano là hai lĩnh vực mang tính nghệ thuật rất cao, chiếm một vị trí rất quan trọng và mang tính cách mạng trong lịch sử hình thành và phát triển của nền âm nhạc thính phòng cổ điển thế giới Trên thế giới, lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng với Piano đã có một ví trí quan trọng, được nhìn nhận là những lĩnh vực nghệ. .. do nghệ sĩ Violin Bùi Công Duy sáng lập 1.2.3 Các tác phẩm hòa tấu thính phòng với Piano tiêu biểu Đối với lĩnh vực hòa tấu thính phòng với Piano của các nhạc sĩ Việt Nam, đây cũng là thể loại chiếm số lượng phong phú và có nhiều tác phẩm nổi bật nhất Các tác phẩm hòa tấu thính phòng với Piano của các nhạc sĩ Việt Nam khá đa dạng, từ hình thức song tấu (duo) đến ngũ tấu Các tác phẩm hòa tấu thình phòng. .. này, thể loại độc tấu piano, song tấu, và các ca khúc với phần đệm piano chiếm vị trí chủ đạo, nghệ thuật biểu diễn độc tấu bắt đầu lên ngôi, đã thu hút sự chú ý của công chúng từ âm nhạc thính phòng sang âm nhạc biểu diễn độc tấu recital Hình thức hòa tấu kết hợp giữa piano và tứ tấu đàn dây trở thành một hình thức hòa tấu thính phòng quan trọng, và cũng là hình thức hòa tấu thính phòng nổi bật của... khuyến khích những sáng tác mang tính học thuật phần đệm Piano cho các tác phẩm thanh nhạc của Việt Nam bởi nó có ảnh hưởng đáng kể đến tính chuyên nghiệp trong đào tạo cũng như biểu diễn và trên hết sẽ làm tăng giá trị nghệ thuật của các tác phẩm Việt Nam b Lĩnh vực hòa tấu thính phòng Những tác phẩm tiêu biểu và nổi bật của các nhạc sĩ Việt Nam cũng cần phải được sử dụng nhiều hơn trong giáo trình giảng... sinh viện học bộ môn đệm và hòa tấu thính phòng với thái độ coi nhẹ, chủ quan và làm việc thiếu chi tiết 3.2.2 Phương thức tổ chức đào tạo Tầm quan trọng trong công tác đào tạo cũng như phương thức tổ chức hoạt động của bộ môn này đang bị đánh giá chưa thực sự đúng mức, thiếu sự quan tâm và đầu tư mang tính chuyên nghiệp a Giáo trình đào tạo: Chương trình đào tạo bộ môn hòa tấu thính phòng hiện nay cần... học: Đệm đàn và hòa tấu thính phòng cần được tách thành hai bộ môn riêng biệt, tăng thời lượng học tập và cần có sự hợp tác giữa các khoa 19 c Đội ngũ giảng viên: Cần đội ngũ giảng viên, cộng tác viên chuyên sâu, giàu kinh nghiệm về lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng Không nhất thiết giảng viên dạy hòa tấu thính phòng phải là giảng viên Piano 3.2.3 Giảng dạy các tác phẩm thanh nhạc và hòa tấu thính phòng . THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG NGHỆ THUẬT ĐỆM VÀ HÒA TẤU THÍNH PHÒNG TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH PIANO CHUYÊN NGHIỆP VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH:. BỘ MÔN ĐỆM VÀ HÒA TẤU THÍNH PHÒNG TRONG ĐÀO TẠO PIANO CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 3.1 Những giá trị tích cực của lĩnh vực đệm và hòa tấu thính phòng trong đào tạo và biểu diễn Hoạt động trong. TRONG LĨNH VỰC ĐỆM VÀ HÒA TẤU THÍNH PHÒNG VỚI PIANO Chương III: GIẢNG DẠY BỘ MÔN ĐỆM VÀ HÒA TẤU THÍNH PHÒNG TRONG ĐÀO TẠO PIANO CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 8 CHƯƠNG I ĐÀN PIANO TRONG LỊCH SỬ

Ngày đăng: 15/06/2015, 10:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w