tóm tắt luận án tiến sĩ khảo sát đặc điểm truyện ngắn đồng bằng sông cửu long từ 1975 đến nay

24 656 0
tóm tắt luận án tiến sĩ khảo sát đặc điểm truyện ngắn đồng bằng sông cửu long từ 1975 đến nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Truyện ngắn ĐBSCL gắn liền với nhiều nhà văn được người đọc mến mộ như: Sơn Nam, Trang Thế Hy, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức,…và gần đây là Nguyễn Ngọc Tư. 1.2. So với các thể loại khác, truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay phát triển nhanh về số lượng và có những đóng góp đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật, nhất là việc thể hiện đời sống, tâm hồn và tính cách của người ĐBSCL trong thời kỳ này. Thế nhưng đến nay chưa có một công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, toàn diện về truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay. Với những lẽ trên, chúng tôi đi vào nghiên cứu vấn đề Khảo sát đặc điểm truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có các Nghiên cứu về truyện ngắn ĐBSCL sau 1975 như sau: Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1975 đến nay - Thành tựu và những điều trăn trở (Hoài Phương); Đi tìm‘‘chân dung’’ truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long (Võ Tấn Cường); Văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long: một khu vực văn xuôi có nhiều đặc sắc (Chiêm Thành); Cá tính và bản lĩnh văn xuôi Nam bộ (Hồ Tĩnh Tâm); Văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long - một chặng đường phát triển (Nguyễn Thanh); Một phong vị truyện ngắn đồng bằng riêng biệt (Tường Vi); Những đóng góp nổi bật của truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ sau năm 1975 (qua Tuyển tập truyện ngắn ĐBSCL 1975 - 1995 và Tuyển tập 18 nhà văn ĐBSCL) (Trần Mạnh Hùng); Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Đồng Tháp (Nguyễn 2 Anh Dân); Truyện ngắn An Giang 1975-2000, những thành tựu chủ yếu (Nguyễn Kim Nương); Những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Nguyễn Thị Thu Thuỷ); Văn hóa và con người Nam bộ trong sáng tác của Phi Vân (Đặng Văn Khương); Phong cách nghệ thuật Trang Thế Hy (Nguyễn Thị Mai Thảo); Nhà văn Nguyễn Thanh – người nặng nợ văn chương (Nguyễn Ngọc Tư); Thế giới truyện ngắn Bích Ngân (Huỳnh Phan Anh); Bài học văn chương từ cánh đồng bất tận (Bùi Việt Thắng); Dấu ấn văn hóa của vùng đất đồng bằng sông Cửu Long trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Nguyễn Lâm Điền - Huỳnh Hải Đăng); Thiên nhiên và con người Nam bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Tiền Văn Triệu); Cảm nhận bản sắc Nam bộ (Huỳnh Công Tín); Điểm nhìn và lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Ông Thiềm Thừ - Trần Kim Trắc (Đỗ Thị Hiền); Yếu tố giọng điệu trong truyện ngắn Sơn Nam (Trần Phỏng Diều); Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm sâu một phong cách Nam Bộ (Trần Vệ Giang); Sơn Nam cây lục bình Nam bộ (Trần Mạnh Hảo); Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trần Phỏng Diều); Bàn tròn văn xuôi ĐBSCL (Nguyễn Ngọc Tư)… Nhìn chung các nghiên cứu về truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, đều có được những tìm tòi, khám phá đáng quý, đáng trân trọng về nội dung và nghệ thuật cũng như chỉ ra mặt hạn chế thể loại này. Trên cơ sở đó, chúng tôi có điều kiện để đi sâu hơn, phát hiện thêm những điều mới mẻ về truyện ngắn ĐBSCL sau 1975. 3. Mục đích nghiên cứu Khảo sát đặc điểm truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay, luận án làm rõ quan niệm về truyện ngắn ĐBSCL cũng như sự vận động và đặc điểm chủ yếu của thể loại này. 3 4. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu Đối tượng khảo sát của luận án là truyện ngắn ĐBSCL sau 1975 trong các Tuyển tập và Tập truyện ngắn: -Tuyển tập truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long 1975 – 1995, Nhà xuất bản, Hội Nhà văn, năm 1996. -Tuyển tập 18 Nhà văn đồng bằng sông Cửu Long, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau. -Truyện ngắn ba tác giả nữ đồng bằng sông Cửu Long, Nhà xuất bản Văn học. -Truyện ngắn miền Tây, Nhà xuất bản Trẻ Tp. Hồ Chí Minh, năm 1999. -Truyện ngắn Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang và truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Bên cạnh đó, luận án còn mở rộng phạm vi khảo sát một số truyện ngắn ĐBSCL trước năm 1975 và truyện ngắn ở vùng miền khác để có cơ sở đối chiếu, so sánh góp phần làm rõ hơn những nét riêng của truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay. Chọn vấn đề Khảo sát truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay, chúng tôi đã tiếp cận với một đối tượng khá rộng và chưa ổn định. Vì vậy, luận án chỉ khảo sát những vấn đề đã được định hình mà luận án cho là chủ yếu thuộc phương diện nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp chính sau: - Phương pháp nghiên cứu hệ thống - Phương pháp nghiên cứu loại hình - Phương pháp miêu tả, so sánh - Phương pháp nghiên cứu liên ngành 4 6. Đóng góp mới của luận án - Về ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần làm rõ quan niệm về truyện ngắn ĐBSCL cũng như sự vận động và đặc điểm chủ yếu của truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay. - Về ý nghĩa thực tiễn: Chúng tôi hi vọng kết quả luận án đạt được phần nào sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm đến truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay. Là cơ sở cho các nhà biên soạn lựa chọn những truyện ngắn ĐBSCL sau 1975 tiêu biểu để đưa vào sách giáo khoa hoặc tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu môn Văn học ở bậc học phổ thông và đại học 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận, Phụ lục, luận án có 3 chương: Chương 1: Nhìn chung về truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay (Từ trang 16 đến trang 37). Chương 2: Những cảm hứng trong truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay (Từ trang 38 đến trang 98). Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật của truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay (Từ trang 99 đến trang 188). Chương 1: NHÌN CHUNG VỀ TRUYỆN NGẮN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỦA LONG TỪ 1975 ĐẾN NAY 1.1.Vài nét về lịch sử, xã hội và văn hoá vùng đồng bằng sông Cửu Long 5 ĐBSCL có diện tích trên 39.568 km 2 , gồm 13 tỉnh thành: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, và thành phố Cần Thơ, với dân số trên 21 triệu người. Nói đến ĐBSCL là nói đến một thực tại lịch sử lý thú và hấp dẫn - lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ nói chung và ĐBSCL nói riêng. Trước thế kỷ XVII, vùng đất này ngủ yên trong vẻ hoang sơ u tịch với dân số bản địa thưa thớt. Sang thế kỷ XVII, người Việt đến đây khai phá vùng đất này. Điểm đặc trưng nhất khi nói đến ĐBSCL là người ta dễ dàng liên tưởng đến một vùng sông nước với mạng lưới sông, ngòi, kinh, rạch chằng chịt. Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của người dân nơi đây luôn gắn bó với mọi biến động của dòng nước, của con nước. Sông rạch còn đem phù sa nước ngọt bồi đắp, tưới mát cho những miệt vườn đầy ắp cây trái, những cánh đồng lúa tươi tốt và cá tôm nhiều vô kể. Nhiều gia đình lập nghiệp bằng chiếc ghe, mặc nhiên coi nó như ngôi nhà của mình. Nhiều ghe thuyền tụ lại tạo nên khu dân cư, chợ nổi trên sông. ĐBSCL trong suốt tiến trình lịch sử của mình luôn trải qua những biến cố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc. Đây là nơi cộng cư của nhiều tộc người như Việt, Hoa, Khme, Chăm, do vậy là nơi diễn ra quá trình giao lưu văn hoá giữa các tộc người. Quá trình đó đã bồi đắp nên những giá trị nhân văn, hình thành những giá trị văn hoá mang sắc thái riêng cho vùng đất này. Đặc điểm nổi bật của văn hoá vùng ĐBSCL là văn hoá sông nước. Điều này được thể hiện qua những phong tục, tập quán, lễ nghi trong sinh hoạt và lao động sản xuất, đặc biệt là địa danh và ngôn ngữ giao tiếp có liên quan đến sông, rạch. 6 Văn hoá ăn, mặc, ở, đi lại, cũng mang đặc thù riêng và phù hợp, hài hòa với môi trường sinh thái tự nhiên. Chợ nổi không đơn thuần là nơi buôn bán trao đổi hàng hóa mà đã trở thành nét văn hóa riêng của vùng sông nước. Những nét tính cách chung của người Nam bộ: sĩ khí hiên ngang, chuộng công bằng lẽ phải, cởi mở, chan hoà, dễ kết thân, dễ hoà vào cộng đồng mới lạ, không sĩ diện kiểu kẻ sĩ, không coi trọng môn đăng hộ đối. ĐBSCL là nơi có nhiều lễ hội của các tộc người và các loại hình văn hoá truyền thống như đờn ca tài tử, sân khấu cải lương của người Kinh. Tóm lại, bằng hướng tiếp cận từ tiền đề lịch sử, xã hội, văn hoá, luận án có thêm cơ sở để nhận diện diện mạo và đặc điểm của truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay. 1.2. Quan niệm về truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long Có thể hiểu truyện ngắn ĐBSCL theo hai cách như sau: Cách hiểu thứ nhất, theo nghĩa rộng, đó là những truyện ngắn của các nhà văn ở mọi vùng miền trên đất nước viết về ĐBSCL. Cách hiểu thứ hai, theo nghĩa hẹp, đó là những truyện ngắn do các nhà văn sinh ra, trưởng thành và công tác ở ĐBSCL viết về ĐBSCL, hoặc những nhà văn từ những miền đất khác đến làm ăn sinh sống ở ĐBSCL. Từ ‘‘tình yêu làm đất lạ hóa quê hương’’(Chế Lan Viên), các nhà văn đó xem đây là nơi đất lành chim đậu để rồi gắn bó sâu nặng và viết về vùng đất này. Cũng có một số nhà văn có quê ở ĐBSCL đã viết nhiều về ĐBSCL nhưng sau đó chuyển về sống ở thành phố Hồ Chí Minh và miền khác như: Sơn Nam, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Dạ 7 Ngân Với những truyện ngắn của các nhà văn này, chúng tôi tạm xếp vào cách hiểu thứ hai. Thực tế, qua các tuyển tập truyện ngắn ĐBSCL từ trước đến nay, chúng tôi nhận thấy các truyện được tuyển đều nằm trong cách hiểu thứ hai. Từ hai cách hiểu trên, chúng tôi quan niệm truyện ngắn ĐBSCL theo cách hiểu thứ hai. Có thể ở một góc độ nào đó cần phải suy ngẫm, cân nhắc thêm, nhưng với chúng tôi đó là cơ sở để đi vào nghiên cứu và xác định đặc điểm của truyện ngắn ĐBSCL. 1.3. Đội ngũ tác giả truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long Sự phân chia các thế hệ tác giả viết truyện ngắn ở ĐBSCL từ 1975 đến nay chỉ là tương đối. Theo chúng tôi, có thể hình dung đội ngũ tác giả truyện ngắn ĐBSCL là sự tiếp nối của ba thế hệ. Thế hệ thứ nhất là các nhà văn đã thành danh trước năm 1975 như Đoàn Giỏi, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Trang Thế Hy, Trần Kim Trắc Họ đã có những truyện ngắn trước năm 1975 được độc giả cả nước biết đến. Sau 1975, sáng tác của họ vẫn dồi dào, sung sức, tiếp tục có những đóng góp cho cho sự nghiệp văn học nước nhà. Thế hệ thứ hai bao gồm những cây bút thành danh sau 1975 và tới giai đoạn này vẫn sung sức như: Phạm Trung Khâu, Trịnh Bửu Hoài, Ngô Khắc Tài… Và những cây bút trưởng thành sau 1975, hiện đang là đội ngũ chủ lực như: Vũ Hồng, Kim Ba,Thai Sắc, Lê Đình Bích, Phan Trung Nghĩa, Mai Bửu Minh, Trầm Hương, Dạ Ngân, Bích Ngân, Anh Đào, Nguyễn Lập Em, Phạm Thị Ngọc Điệp… Thế hệ thứ ba là những cây bút xuất hiện trong thập niên đầu thế XXI, như Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn Ngọc Tư, rất trẻ trung và sung sức. 8 1.4. Sự vận động của truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay Sau 30 tháng 4 năm 1975, đất nước bước sang một giai đoạn lịch sử mới. Văn học cả nước nói chung, văn học ĐBSCL nói riêng cũng chuyển mình trong tư thế dò tìm những phương thức thể hiện tốt nhất để kịp thời phản ánh đời sống xã hội đa dạng trước yêu cầu mới của thời đại. Truyện ngắn thu hút sức sáng tạo của các thế hệ cầm bút ở ĐBSCL. Họ đã cống hiến cho người đọc một khối lượng khá đồ sộ truyện ngắn, trong đó nhiều truyện ngắn hay. Cảm nhận của chúng tôi khi tìm hiểu truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay là sự phong phú về đề tài và đa dạng về phong cách. Với đặc trưng thể loại, mỗi truyện ngắn chỉ phản ánh một hoặc vài khía cạnh của cuộc sống, nhưng nếu đặt cạnh nhau với cái nhìn bao quát, người đọc hoàn toàn có thể hình dung rõ những đặc điểm cơ bản của cuộc sống, con người và cảnh sắc của vùng đất này. Hướng khai thác mối tương tác giữa cái hôm qua và hôm nay luôn được soi chiếu và lý giải từ nhiều chiều. Các cây bút truyện ngắn ĐBSCL đã khai thác đề tài chiến tranh trên một bình diện mới, với điểm nhìn mới. Trong bối cảnh của những năm đầu sau chiến tranh và thời kỳ đổi mới, người viết truyện ngắn ở ĐBSCL thường đi vào khai thác, lý giải về bình diện đạo đức của cuộc sống đời thường. Vấn đề thân phận con người trong chiến tranh và cuộc sống hôm nay luôn là niềm suy ngẫm, trăn trở trên từng trang văn của họ. Trước bao đổi thay của cuộc sống mới, vấn đề tình nghĩa được nhiều người viết quan tâm. Nhiều vấn đề khác trong cuộc sống đời thường được tiếp tục khai thác, đó là niềm cảm thông và lòng nhân ái, niềm tin vào cuộc sống tương lai, sự trân trọng đối với hạnh phúc, dù đó là hạnh phúc 9 rất giản dị. Nhiều cuộc đời, cảnh đời thuộc mọi tầng lớp xã hội đã được các cây bút truyện ngắn ĐBSCL tái hiện. Đó là những ‘‘lão nông tri điền’’, những người phụ nữ, những trẻ con, là những thương binh, những anh bộ đội phục viên, những người nghệ sỹ và cả những cán bộ kém năng lực, tha hoá, Cuộc sống mới với nhiều thử thách mà con người chưa từng nếm trải, nhất là vấn đề phục hồi, phát triển kinh tế và quản lý xã hội trong điều kiện đổi mới tư duy kinh tế, chuyển sang cơ chế thị trường, được thể hiện một cách khá chi tiết qua những trăn trở, suy tư và những số phận con người. Thiên nhiên vùng sông nước thanh bình trù phú, với những cảnh quan còn giữ được nét hoang sơ, huyền bí có phần khắc nghiệt, dữ dội nhưng gắn bó với con người và đời sống văn hoá ở ĐBSCL cũng là những đề tài được nhiều người viết quan tâm khai thác. Tìm hiểu truyện ngắn ĐBSCL, chúng tôi nhận thấy, những cây bút truyện ngắn có lối viết khá đa dạng và độc đáo. Đó là lối viết giàu sức lôi cuốn người đọc bởi ngồn ngộn bao điều mới lạ của Sơn Nam khi ông quan niệm ‘‘muốn hội nhập văn học cần phải mạo hiểm, phải viết cái gì mới cho người ta đọc chứ lặp đi lặp lại mãi cái cũ thì ai mà đọc’’; lối viết đầy trăn trở và lịch lãm của Trang Thế Hy; Vũ Hồng với giọng văn vừa phóng khoáng, vừa thâm trầm với những truyện ngắn viết về sự giao hòa và mâu thuẫn trong lối sống, tâm lý giữa các thế hệ con người vùng Nam bộ ; Lê Đình Bích với lối viết chặt chẽ, khúc triết và thích tìm về những huyền thoại xa xưa; Dạ Ngân thường khai thác những xung đột về tình cảm và đạo đức con người; Nguyễn Ngọc Tư có lối viết hồn nhiên, đôn hậu với không gian Nam bộ sắc nét, đặc biệt, chị đã sử dụng ngôn từ của địa phương khá thành công trong các sáng tác của mình 10 Cho dù hướng tiếp cận hiện thực, cá tính trong văn phong và mức độ thành công có khác nhau, nhưng điều dễ nhận thấy là sự nhanh nhạy, ý thức tìm tòi đổi mới và vươn lên trong sáng tạo của đội ngũ viết truyện ngắn ở ĐBSCL. Điều đó chứng tỏ họ đã bắt kịp mạch vận động và phát triển của văn học từ sau 1975. Chương 2 NHỮNG CẢM HỨNG TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ 1975 ĐẾN NAY Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay là cảm hứng ngợi ca thiên nhiên và con người; cảm hứng phê phán những hạn chế, tiêu cực trong đời sống; cảm hứng nhận thức chiều sâu bản thể con người và cảm hứng về đời sống văn hóa ở ĐBSCL. 2.1. Cảm hứng về thiên nhiên và con người 2.1.1. Cảm hứng về thiên nhiên 2.1.1.1. Thiên nhiên hoang sơ, khắc nghiệt, dữ dội Đất nước ta đang thay đổi từng ngày. Cũng vì thế mà cảnh quan thiên nhiên cũng đã và đang biến đổi trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá. Nhưng ở ĐBSCL vẫn còn những vùng đất giữ được những cảnh quan thiên nhiên chưa hoặc ít biến đổi. Từ ngôn ngữ miêu tả trong truyện, người đọc không chỉ nhận ra vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí mà còn nhận diện một thiên nhiên khắc nghiệt dữ dội ở ĐBSCL. Cũng như cách ứng xử linh hoạt, thiên về tận dụng thiên nhiên của người dân ĐBSCL để tồn tại và phát triển bền vững (chung sống với lũ). Đây là một nét tính cách riêng của người dân miền Tây Nam bộ. 2.1.1.2. Thiên nhiên trù phú, gắn bó với con người [...]... nhiên Tóm lại, trong xu thế đô thị hoá, ĐBSCL là nơi lưu giữ văn hoá nông nghiệp Và truyện ngắn ĐBSCL là nơi trưng bày, bảo tồn và lưu giữ nét đẹp văn hóa sông nước một cách sinh động, hấp dẫn Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN NGẮN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ 1975 ĐẾN NAY 3.1 Nghệ thuật tạo dựng tình huống, kết cấu, không gian, thời gian 3.1.1 Nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện Khảo sát. .. những truyện ngắn hay như Người dì tên đợi của Nguyễn Quang Sáng, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư… có thể đưa vào giảng dạy minh họa cho mảng văn học ĐBSCL Vì luận án chỉ xác định nghiên cứu những vấn đề chủ yếu về nội dung và nghệ thuật, để từ đó khẳng định những đóng góp của truyện ngắn ĐBSCL sau 1975 trong tiến trình của truyện ngắn Việt Nam Nên còn nhiều vấn về truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, ... cũng như nét riêng của truyện ngắn vùng này so với truyện ngắn ở các vùng miền khác 22 KẾT LUẬN Nhìn lại chặng đường 35 năm, chưa bao giờ truyện ngắn ĐBSCL lại phát triển mạnh mẽ đến thế! Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, đã vận động và phát triển rất nhanh, đáp ứng kịp thời sự chuyển đổi của xã hội và con người ở vùng đất này Đặc biệt, truyện ngắn đã có những cách... triển ở ĐBSCL Nó là một biểu hiện của đời sống tâm linh được phản ánh trong truyện ngắn ĐBSCL sau 1975 Bên cạnh đó, sự dằn vặt, nỗi ám ảnh về những lỗi lầm mà con người gây ra cũng được nhà văn lý giải từ góc nhìn tâm linh Tóm lại, đời sống tâm linh của con người được phản ánh trong truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, là ánh sáng được phát đi từ thế giới bên trong của mỗi người, cắt nghĩa được những hiện tượng... truyện ngắn ĐBSCL càng phát triển mạnh Những giá trị tinh thần dần bị mãnh lực của đồng tiền đẩy lùi về phía sau, thậm chí bị quên lãng Lối sống chạy theo đồng tiền và bị đồng tiền chi phối đã làm băng hoại nhân cách, đạo đức của không ít người trong xã hội Tình yêu, hôn nhân cũng có khi trở thành sức bật để con người tiến thân Nói chung, cảm hứng phê phán trong truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay là... vật, điểm nhìn trần thuật, … mà chúng tôi chưa có điều kiện đề cập đến trong luận án Mong rằng rồi đây sẽ có nhiều công trình nghiên cứu toàn diện và sâu sắc hơn về truyện ngắn ĐBSCL sau 1975 Với khả năng có hạn và phạm vi tư liệu khảo sát nghiên cứu còn ở mức độ nhất định, luận án chắc chắn còn không ít hạn chế Chúng tôi mong muốn nhận được sự góp ý trao đổi của quý thầy, cô, các nhà nghiên cứu để luận. .. càng tỏa sáng trong những hoàn cảnh khó khăn 2.2 Cảm hứng phê phán cái hạn chế, cái tiêu trong đời sống Vận động trong một giai đoạn lịch sử xã hội với những biến đổi to lớn và phức tạp, lại là một thể loại năng động, truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay thực sự là bức tranh của cuộc sống hằng ngày với bao niềm suy tư, trăn trở của nhà văn 2.2.1 Phê phán sự ấu trĩ, nóng vội, vô cảm Tìm hiểu truyện ngắn ĐBSCL... lớp từ chỉ tên người 20 Tìm hiểu truyện ngắn ĐBSCL, chúng tôi thấy tên các nhân vật trong truyện thường gắn với một nghề nào đó hoặc đặc điểm nổi bật của nhân vật Người Nam bộ còn có thói quen đặt và gọi tên theo thứ tạo ra sự thân mật, gần gũi trong quan hệ Cách đặt tên người và xưng gọi như thế chỉ có ở Nam bộ Đặt và gọi tên nhân vật bằng thứ là nét riêng của truyện ngắn ĐBSCL so với truyện ngắn. .. ĐBSCL được tạo nên từ nhiều nguồn cảm hứng: cảm hứng thương cảm và cảm hứng phê phán Nhà văn không phân tích, phát biểu những vấn đề lớn lao mà suy tư, chiêm nghiệm về cuộc sống đời thường gắn với cuộc đời, số phận của mỗi con người bình thường Đây chính là điều làm nên giá trị nhân văn trong truyện ngắn ĐBSCL sau 1975 Tóm lại, những sáng tạo đặc sắc về nghệ thuật ở truyện ngắn ĐBSCL sau 1975 tuy chưa nhiều,... thái cảm xúc của nhân vật trong truyện ngắn ĐBSCL rất đa dạng, được bộc lộ trong những hoàn cảnh khác nhau Tâm trạng nhân vật khi buồn, bất an, cũng có khi bế tắc tuyệt vọng chuyển sang niềm vui, niềm hạnh phúc… Mượn khung cảnh làng quê, sông nước để diễn tả trạng thái cảm xúc của nhân vật, đây là nét độc đáo của truyện ngắn ĐBSCL sau 1975 Tóm lại, truyện ngắn ĐBSCL sau 1975, tuy chưa có nhiều nhân vật . trong truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay (Từ trang 38 đến trang 98). Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật của truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay (Từ trang 99 đến trang. những điều mới mẻ về truyện ngắn ĐBSCL sau 1975. 3. Mục đích nghiên cứu Khảo sát đặc điểm truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay, luận án làm rõ quan niệm về truyện ngắn ĐBSCL cũng như. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận, Phụ lục, luận án có 3 chương: Chương 1: Nhìn chung về truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay (Từ trang 16 đến trang 37). Chương

Ngày đăng: 22/08/2014, 18:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan