tóm tắt luận án tiên sĩ nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng dân quân tự vệ quân khu 1 giai đoạn hiện nay

27 1.4K 3
tóm tắt luận án tiên sĩ nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng dân quân tự vệ quân khu 1 giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Từ khi Luật Dân quân tự vệ được ban hành, hoạt động xây dựng lực lượng dân quân tự vệ (DQTV) Quân khu 1 về chính trị đã được Đảng uỷ Bộ Tư lệnh Quân khu và cấp uỷ, chính quyền các địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Nhờ đó, trình độ giác ngộ chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống và năng lực thực hiện chức trách, nhiệm vụ của lực lượng DQTV được nâng lên, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ, hiệu lực quản lý của chính quyền, giữ vững ổn định chính trị, an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều vấn đề mới tác động đến ý thức chính trị lực lượng DQTV Quân khu 1. Đó là những biến đổi về cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta, phân hoá giàu nghèo, thành phần tham gia DQTV đa dạng, phức tạp; về xây dựng lực lượng tự vệ trong những doanh nghiệp không phải doanh nghiệp nhà nước… âm mưu “phi chính trị hoá”lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch. Vì vậy, cần phải nghiên cứu tổng kết, rút ra kinh nghiệm nâng cao chất lượng chính trị lực lượng DQTV Quân khu 1 những năm qua, nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn mới góp phần cung cấp cơ sở khoa học nâng cao chất lượng chính trị của lự lượng DQTV Quân khu 1 giai đoạn hiện nay. Công trình “Nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng DQTV Quân khu 1 giai đoạn hiện nay” góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn; đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng chính trị lượng DQTV Quân khu 1 giai đoạn hiện nay. Thực hiện nhiệm vụ đó, tác giả luận án đã dựa trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng; sử dụng kết quả nghiên cứu của một số công trình có liên quan đến đề tài luận án đã được công bố trong những năm gần đây. Đồng thời tác giả luận án đã tiến hành khảo sát thực tế hoạt động xây dựng lực lượng DQTV Quân khu 1 từ khi Luật Dân quân tự vệ được ban hành đến nay. 2. Lý do lựa chọn đề tài Trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng DQTV rộng khắp có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Đây chính là sự kế thừa 1 truyền thống, kinh nghiệm tổ chức lực lượng vũ trang trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc; vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh vào điều kiện lịch sử mới của đất nước và thời đại. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh về chính trị làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu là quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì thế, việc nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng DQTV luôn là vấn đề trung tâm, then chốt trong xây dựng lực lượng DQTV cả trong thời bình và khi đất nước có chiến tranh. Hiện nay, nâng cao chất lượng chính trị DQTV Quân khu 1 có nhiều thuận lợi, nhưng cũng đang đứng trước những khó khăn thách thức. Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN làm cho cơ cấu xã hội -giai cấp của lực lượng DQTV cực kỳ đa dạng. Lực lượng DQTV không chỉ được xây dựng ở các doanh nghiệp nhà nước, ở các cấp, các ngành, các địa phương, các đơn vị hành chính sự nghiệp mà còn phải được xây dựng ở các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp Nhà nước. Những tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cho một bộ phận bị suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, trong đó có lực lượng DQTV. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ nhằm xóa bỏ CNXH ở nước ta. Để thực hiện mục tiêu này chúng tìm mọi thủ đoạn phá hoại sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với lực lượng vũ trang nhân dân, phá hoại tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của các lực lượng vũ trang nhân dân ta nói chung và lực lượng DQTV nói riêng Thực tế đó càng đòi hỏi phải chăm lo xây dựng, nâng cao chất lượng chính trị cuả lực lượng DQTV Quân khu 1. Những năm qua quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, Luật Dân quân tự vệ, hoạt động xây dựng lực lượng DQTV Quân khu 1 đã có chuyển biến tích cực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Nhờ đó, chất lượng chính trị của lực lượng DQTV cơ bản được giữ vững, chất lượng tổng hợp được nâng lên, góp phần vào tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ, hiệu lực quản lý của chính quyền, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở. Tuy nhiên, chất lượng chính trị của lực lượng DQTV Quân khu 1, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới chưa đáp ứng yêu cầu 2 nhiệm vụ, hiệu quả hoạt động chưa cao, đặc biệt khi có tình huống phức tạp về chính trị, xã hội ở địa phương, cơ sở. Là người đã có thời gian khá dài công tác ở các cơ quan quân sự địa phương của Quân khu 1, vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng dân quân tự vệ Quân khu 1 giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án tiến sỹ chính trị học, chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước. Đề tài không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố những năm gần đây, phù hợp với mã số chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án Trên cơ sở làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng DQTV Quân khu 1, góp phần xây dựng lực lượng DQTV Quân khu 1 vững mạnh, hoàn thành mọi nhiệm vụ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu của đề tài lụân án: Nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng DQTV Quân khu 1. * Phạm vi nghiên cứu: Tập trung đi sâu nghiên cứu chất lượng chính trị và hoạt động nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng DQTV ở một số địa phương trên địa bàn Quân khu 1 kể từ khi có Luật Dân quân tự vệ đến nay. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án * Đóng góp mới về khoa học của đề tài luận án: - Luận giải và đưa ra quan niệm chất lượng chính trị và nâng cao chất lượng chính trị lực lượng DQTV. - Rút ra những kinh nghiệm nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng DQTV Quân khu 1. 3 - Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng chính trị lực lượng DQTV Quân khu 1 đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay. *Ý nghĩa thực tiễn của đề tài luận án: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho Đảng, Nhà nước mà trực tiếp là Đảng uỷ, Bộ tư lệnh Quân khu 1, cấp uỷ, chính quyền các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu xác định các chủ trương giải pháp nâng cao chất lượng chính trị lực lượng DQTV các địa phương, cơ sở. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy môn CTĐ,CTCT và giáo dục quốc phòng trong các nhà trường quân đội. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án Ở Liên Xô đã có một số công trình nghiên cứu về lực lượng du kích trong chiến tranh giữ nước 1941 - 1945. Công trình Học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội của Bộ Quốc phòng Liên Xô, do nhà xuất bản Quân đội nhân dân dịch và phát hành 1975, đã khái quát và phân tích hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô viết trong lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng tổ chức và hoạt động của lực lượng dân quân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vấn đề này xuất phát từ luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính chất chính nghĩa, vai trò của quần chúng nhân dân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; về tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ( XHCN); xuất phát từ kinh nghiệm và truyền thống của dân tộc Nga. Tuy nhiên các công trình của Liên Xô chỉ đề cập đến sự cần thiết phải tổ chức xây dựng lực lượng du kích khi chiến tranh bảo vệ Tổ quốc XHCN xảy ra mà không đề cập đến sự cần thiết phải tổ chức xây dựng lực lượng này trong điều kiện đất nước hoà bình. Đây là điểm khác về xây dựng và sử dụng lực lượng dân quân của Liên Xô với Việt Nam. Ở Trung Quốc có lực lượng Dân binh. Điều 36 Luật nghĩa vụ quân sự Trung Hoa xác định Dân binh là tổ chức vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, là trợ thủ và là lực lượng hậu bị của Quân giải phóng 4 nhân dân Trung Quốc. Lực lượng Dân binh không chỉ được tổ chức xây dựng trong thời chiến mà còn tổ chức xây dựng trong thời bình để bảo vệ thành quả cách mạng, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Đề cập đến chức năng, nhiệm vụ của lực lượng dân binh, công trình này chỉ rõ lực lượng dân binh có trách nhiệm bảo vệ, tôn trọng, giúp đỡ chính quyền cách mạng, chấp hành Hiến pháp, pháp luật Nhà nước, bảo vệ đời sống yên lành của nhân dân, đồng thời phải xung kích trên mặt trận lao động sản xuất. Công tác chính trị trong xây dựng lực lượng dân binh phải giáo dục cho mỗi dân binh nhận thức được chức năng, nhiệm vụ. Ở Cu Ba có lực lượng Dân quân bộ đội lãnh thổ. Điều 50 Bộ Luật Quốc phòng Cu Ba quy định: Dân quân bộ đội lãnh thổ là một bộ phận của các lực lượng vũ trang cách mạng và là một trong những hình thức tổ chức của nhân dân Cu Ba để tiến hành đấu tranh vũ trang và thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng khác. Luật này cũng quy định rõ trách nhiệm của Bộ các lực lượng vũ trang cách mạng, chính quyền địa phương các cấp, các doanh nghiệp đối với xây dựng, quản lý, sử dụng lực lượng Dân quân bộ đội lãnh thổ Tóm lại, dưới ánh sáng học thuyết Mác - Lênin về bảo vệ Tổ quốc XHCN; về tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, tuy tên gọi và cách thức tổ chức và sử dụng lực lượng dân quân ở các nước Liên Xô, Trung Quốc, Cu Ba khác nhau, ở trong những thời điểm và hoàn cảnh lịch sử khác nhau, nhưng đều khẳng định vị trí, vai trò của lực lượng dân quân; chỉ ra những nhiệm vụ, nguyên tắc lãnh đạo, quản lý, sử dụng lực lượng này. Đây là tư liệu có giá trị lý luận và phương pháp luận nghiên cứu về chất lượng chính trị và nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng DQTV ở Quân khu 1 trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan Quán triệt quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Luật DQTV, đã có nhiều cơ quan, cán bộ khoa học nghiên cứu về tổ chức. hoạt động của DQTV trong các thời kỳ cách mạng. Những công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án bao gồm hai nhóm: Nhóm những công trình nghiên cứu về tổ chức xây dựng và hoạt động của lực lượng DQTV trên các địa bàn của cả 5 nước; Nhóm những công trình nghiên cứu về tổ chức xây dựng và hoạt động của lực lượng DQTV Quân khu 1 với nội dung và phạm vi khác nhau. * Những công trình nghiên cứu về tổ chức xây dựng và hoạt động của lực lượngDQTV của cả nước trong các thời kỳ cách mạng. Năm 1970, đồng chí Lê Duẩn[40], nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam có tác phẩm Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới . Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có tác phẩm Nắm vững đường lối chiến tranh nhân dân, đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1975. Đại tướng Văn Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, năm 1979 có công trình Sức mạnh giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tổng cục Chính trị: Công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng và hoạt động của dân quân tự vệ. Học viện Chính trị: Giáo trình về Công tác đảng, công tác chính trị trong công tác quân sự địa phương. Cục Dân quân tự vệ : Hệ thống các văn bản nhà nước về công tác dân quân tự vệ và giáo dục quốc phòng (2011). Học viện quốc phòng (2002): Giáo trình công tác đảng, công tác chính trị trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm (2004): Giáo trình về quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Chấp hành chỉ thị của Đảng uỷ Quân sự Trung ương, nay là Quân uỷ Trung ương, các đơn vị, địa phương đã tiến hành tổng kết 6 năm (2002 - 2008) thực hiện Chỉ thị 16 - CT/TW ngày 5 tháng 10 năm 2002 của Ban Bí thư về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng DQTV và lực lượng dự bị động viên trong tình hình mới, từ xã phường, thị trấn đến Trung ương; Tổng kết 12 năm thực hiện Pháp lệnh DQTV được tổ chức từ cấp xã đến quân khu, bộ, ngành Trung ương. Cùng với các công trình của các học viện, nhà trường, cơ quan nghiên cứu, chỉ đạo, từ khi Quốc hội khoá XII thông qua Luật Dân quân tự vệ đã có nhiều cán bộ khoa học, lãnh đạo quản lý nghiên cứu, quán triệt các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng lực lượng DQTV ở các cấp, các ngành, địa phương cơ sở. Có thể dẫn ra ở đây một số công trình tiêu biểu : 6 Đại tá Hoàng Văn Thanh (2009), “Dân quân tự vệ tỉnh Quảng Trị - Lực lượng nòng cốt trong phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai ở cơ sở”, Tạp chí DQTV - GDQP, số 26 (70), tr.42-43. Đại tá Nguyễn Chiến Trường (2009), “Xây dựng lực lượng dự bị động viên và xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh ở vùng biên giới tỉnh Gia Lai”, Tạp chí DQTV - GDQP, số 26 (70), tr.44-46. Đại tá Lê Minh Quang (2009), “Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, kết quả bước đầu và kinh nghiệm”, Táp chí DQTV-GDQP, số 26 (70), tr.47-50. Thượng tá Nguyễn Minh Triều (2009), “Các địa phương trên địa bàn Quân khu 9 thực hiện tốt chế độ chính sách cho lực lượng dân quân tự vệ”, Tạp chí DQTV - GDQP, số 26 (70), tr.51-53. Trịnh Văn Nuôi (2011), “Công ty cấp thoát nước tỉnh Trà Vinh xây dựng trung đội tự vệ súng máy phòng không 12,7 mm vững mạnh”, Tạp chí DQTV - GDQP, số 40 (84), tr.20-21. Thượng tá, Nguyễn Văn Trường (2011), “Một số giải pháp xây dựng lực lượng dân quân tự vệ biển trên địa bàn Quân khu 5”. Tạp chí DQTV - GDQP, số 40 (84), tr.33-34. Ngọc Thăng (2011), “Công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ ở Thanh Hoá”, Tạp chí DQTV - GDQP, số 40 (84), tr.41-43. Đại tá Bùi Xuân Nghĩa (2011), “Bộ đội địa phương và dân quân tự vệ Quảng Bình trong những năm đầu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ”, Tạp chí DQTV - GDQP, số 40(84), tr.44-48. Thiếu tá, Trần Thị Hương (2011), “Du kích Tuyên Quang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược”, Tạp chí DQTV-GDQP, số 40 (84), tr.52-55. Đại tá, Hồ Xuân Thức (2011), “Các Bộ, ngành địa phương tập trung chỉ đạo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ năm 2011 theo quy định của Luật Dân quân tự vệ”, Tạp chí DQTV - GDQP, số 41(85), tr.3-6. Đại tá Nguyễn Đức Vang (2011), “Các địa phương tập trung chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, huấn luyện dân quân tự vệ năm 2011”, Tạp chí DQTV - GDQP, số 41 (85), tr.7-9. Đại tá, Lưu Công Triệu (2011), “Đăng ký, quản lý dân quân tự vệ rộng rãi là một nội dung xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp”, Tạp chí DQTV - GDQP, số 43 (87), tr.6-7. Đại tá, PGS, TS Lê Duy Chương (2010), “Nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ dân quân ở vùng cao biên giới trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí DQTV-GDQP, số 39 (83), tr.23-25. Nguyễn Tiến Dũng (2011), “Một số kinh nghiệm công tác phát triển đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ ở các địa phương trên địa bàn Tây Nguyên”, Tạp chí DQTV- GDQP, số 40 (84), tr.23-25. Trần Đình 7 Trọng (2011), “Đảng uỷ quân sự huyện Quang Bình, Hà Giang làm tốt công tác tham mưu phát triển đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên”, Tạp chí DQTV- GDQP, số 44 (88), tr.55-56. Nguyễn Minh Triều (2011), “Thực Trạng và giải pháp công tác đào tạo cán bộ quân sự cơ sở trên địa bàn Quân khu 9”, Tạp chí DQTV - GDQP, số 44 (88), tr.22-24. Năm 2011, Viện khoa học xã hội nhân văn quân sự có đề tài nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng DQTV hiện nay. Nghiên cứu thực tế về triển khai thực hiện Đề án xây dựng mô hình điểm tổ chức, huấn luyện, hoạt động và những biện pháp quản lý dân quân tự vệ theo quyết định số 1902/QĐ-TTg ngày 15-10 -2010 của Chính phủ, Trung tướng Hoàng Châu Sơn, Cục trưởng Cục Dân quân tự vệ có bài: Nhân rộng mô hình điểm trong lực lượng dân quân tự vệ, Tạp chí QPTD, số 2 năm 2013. * Những công trình nghiên cứu về tổ chức xây dựng và hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ Quân khu 1 trong các thời kỳ cách mạng có liên quan đến đề tài luận án. Bàn về vai trò của lực lượng dân quân du kích trong kháng chiến có các bài viết của Trung tướng Hoàng Châu Sơn (2010), “Vai trò của lực lượng vũ trang địa phương trong chiến dịch Biên giới - Thu Đông năm 1950”, Tạp chí DQTV- GDQP, số 39 (83), tr.39-41. Đại tá, Trần Hữu Hoàn (2010), “Lực lượng vũ trang Cao Bằng trong chiến dịch Biên Giới - Thu Đông năm 1950”, Tạp chí DQTV- GDQP, số 39 (83), tr.42-44. Thượng tá, Nguyễn Đức Thức (2011), “Lực lượng dân quân tự vệ Từ Sơn Bắc Ninh 76 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”, Tạp chí DQTV - GDQP, số 42 (86), tr.38-41. Đại tá Nguyễn Thắng (2010), “Lực lượng vũ trang tỉnh Cao Bằng 60 năm xây dựng và trưởng thành”, Tạp chí DQTV - GDQP, số 34 (78), tr.45- 48. Vũ Đức Thọ (2010), “Tự vệ Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên hơn 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”, Tạp chí DQTV - GDQP, số 32 (76), tr.40-43. Nguyễn Đức Hạnh (2010), “Điểm mới trong công tác huấn luyện dân quân ở xã Bình Long huyện Võ Nhai”, Tạp chí DQTV - GDQP, số 38 (82), tr.40-41. Nguyễn Văn Lan (2010), “Huấn luyện dân quân tự vệ năm 2010 của tỉnh Bắc Ninh - Kết quả và kinh nghiệm”, Tạp chí DQTV - GDQP, số 34 (78), tr.18-20. Trần Đình Đích (2010), “Tỉnh Thái Nguyên một trong những điểm sáng về thực hiện công tác giáo dục quốc phòng – an ninh”, Tạp chí DQTV - GDQP, 8 số 34 (78), tr.31-32. Hồ Sỹ Thế (2011), “Công tác bồi dưỡng quốc phòng an ninh ở Trường Quân sự tỉnh Lạng Sơn - Kết quả và kinh nghiệm”, Tạp chí DQTV- GDQP, số 42 (86), tr.18-20. Hoàng Công Hàm (2011), “Kết quả và một số kinh nghiệm tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ ở tỉnh Lạng Sơn”, Tạp chí DQTV- GDQP, số 43 (87), tr.8-11. Nguyễn Ngọc Sáng (2010), “Giáo dục chính trị - pháp luật, huấn luyện quân sự cho lực lượng dân quân tự vệ của tỉnh Bắc Ninh năm 2009 - Một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí DQTV - GDQP, số 32 (76), tr.32-34. Lê Đắc Phượng (2011), “Một số kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện công tác giáo dục quốc phòng, an ninh của tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí DQTV - GDQP, số 47 (91), tr.20-21. Nguyên Xuân Bình (2011), “Nhìn lại kết quả một năm đào tạo cán bộ quân sự cấp xã trình độ cao đẳng ngành quân sự cơ sở ở Trường Quân sự Quân khu 1”, Tạp chí DQTV - GDQP, số 48 (92), tr.13-16. Nguyễn Kim Thái (2010), “Huyện Hữu Lũng Lạng Sơn với công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh”, Tạp chí DQTV - GDQP, 32(76), tr.11-13. Đoàn Văn Quân (2011), “Đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của Trường Quân sự tỉnh Bắc Ninh”, Tạp chí DQTV - GDQP, số 45 (89), tr.36-38. Mạc Vương Long (2011), “Nâng cao hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng, huấn luyện, hoạt động của dân quân tự vệ, dự bị động viên ở huyện Sơn Động”, Tạp chí DQTV - GDQP, số 46 (90), tr.29-31. Trần Công Đương (2011), “Thành phố Lạng Sơn tổ chức tốt hội thi nhận thức Pháp luật về dân quân tự vệ”, Tạp chí DQTV - GDQP, số 45 (89), tr.17-18. Nhìn một cách tổng quát, các công trình nghiên cứu của nước ngoài, cũng như các công trình nghiên cứu ở trong nước về lực lượng DQTV đều trên nền tảng lý luận Mác - Lênin để luận giải bản chất chính trị, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc xây dựng và hoạt động của lực lượng DQTV. Riêng những công trình của tập thể và cá nhân các cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, cán bộ khoa học ở trong nước nói chung và các địa phương trên địa bàn Quân khu 1 đã phân tích khá sâu sắc, toàn diện quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của DQTV. 2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 9 Do mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu của mỗi công trình đã nêu trên khác nhau, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản về chất lượng chính trị; đưa ra quan niệm và những vấn đề có tính nguyên tắc, cũng như các giải pháp nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng DQTV Quân khu 1. Vì vậy, nghiên cứu nâng cao chất luợng chính trị của lực lượng DQTV Quân khu 1 giai đoạn hiện nay là vấn đề mới, không trùng lặp với các công trình khoa học có liên quan đến vấn đề này đã công bố trong những năm gần đây. Một là, chưa có công trình nào luận giải một cách cơ bản quan niệm và những vấn đề có tính nguyên tắc nâng cao chất luợng chính trị của lực lượng DQTV Quân khu 1 giai đoạn hiện nay. Hai là, chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ thực trạng chất lượng chính trị và kinh nghiệm nâng cao chất luợng chính trị của lực lượng DQTV Quân khu 1 từ khi có Luật Dân quân tự vệ đến nay. Ba là, chưa có công trình nào nghiên cứu những yếu tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản, có tính khả thi nâng cao chất luợng chính trị của lực lượng DQTV Quân khu 1 giai đoạn hiện nay. 3. Mục tiêu của đề tài luận án Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn nâng cao chất luợng chính trị lực lượng DQTV và đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng DQTV Quân khu 1 giai đoạn hiện nay. 4. Nội dung nghiên cứu của đề tài luận án - Nghiên cứu quan niệm chất lượng chính trị, nâng cao chất lượng chính trị và những vấn đề có tính nguyên tắc nâng cao chất lượng chính trị lực lượng DQTV Quân khu 1. - Đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân; rút ra những kinh nghiệm nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng DQTV Quân khu 1. - Nghiên cứu những yếu tố tác động, yêu cầu và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng DQTV Quân khu 1 giai đoạn hiện nay. 10 [...]... BẢN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHÍNH TRỊ CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ QUÂN KHU 1 GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3 .1 Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng dân quân tự 22 vệ Quân khu 1 giai đoạn hiện nay 3 .1. 1 Những yếu tố tác động đến nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng DQTV Quân khu 1 giai đoạn hiện nay Một là, trong những năm tới việc nâng cao chất lượng chính trị DQTV Quân. .. gia để nghiên cứu, luận giải nội dung khoa học của đề tài luận án Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHÍNH TRỊ CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ QUÂN KHU 1 1 .1 Dân quân tự vệ, chất lượng chính trị của lực lượng dân quân tự vệ Quân khu 1 1 .1. 1 Quan niệm, đặc điểm dân quân tự vệ Quân khu 1 * Quan niệm dân quân tự vệ Điều 3 Luật Dân quân tự vệ xác định: “DQTV lực lượng vũ trang quần... pháp nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng DQTV Quân khu 1 hiện nay Chương 2 18 THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHÍNH TRỊ CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ QUÂN KHU 1 2 .1 Thực trạng nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng dân quân tự vệ Quân khu 1 Căn cứ vào quan niệm chất lượng chính trị và tiêu chí đánh giá, tác giả luận án đã khảo sát thực tế nghiên cứu thực trạng chất. .. nghiệm nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng dân quân tự vệ Quân khu 1 2.2 .1 Nguyên nhân của những thành tựu, ưu điểm và hạn chế nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng dân quân tự vệ Quân khu 1 * Nguyên nhân của những thành tựu ưu điểm Thứ nhất, thành tựu của sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng XHCN là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng DQTV Quân khu 1 Thứ... và của toàn dân trên địa bàn Quân khu 1 vào nâng cao chất lượng 23 chính trị của lực lượng DQTV Năm là, nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng DQTV Quân khu 1 phải gắn chặt với việc đấu tranh phòng chống âm mưu “phi chính trị hoá” lực lượng vũ trang nhân dân của các thế lực thù địch 3.2 Những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng DQTV Quân khu 1 giai đoạn hiện nay 3.2 .1 Nâng. .. hạn của các tổ chức, lực lượng trong nâng cao chất lượng chính trị DQTV Quân khu 1 ở địa phương 3.2.2 Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị và quản lý chặt chẽ lực lượng dân quân tự vệ Quân khu 1 Giải pháp này đòi hỏi phải thực hiện tốt các biện pháp: Một là, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho lực lượng dân quân tự vệ Quân khu 1 Hai là, tổ chức quản lý tốt chất lượng chính trị của lực lượng. .. DQTV Quân khu 1 Hai là, đánh giá về nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng DQTV Quân khu 1 Ba là, đánh giá phẩm chất chính trị, năng lực chính trị của lực lượng dân quân, tự vệ Bốn là, đánh giá thông qua kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân và đơn vị DQTV Quân khu 1 1.2.3 Những vấn đề có tính nguyên tắc trong nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng dân quân tự. .. lượng dân quân tự vệ Quân khu 1 1.2 .1 Quan niệm nâng cao chất lượng chính trị lực lượng dân quân tự vệ Quân khu 1 Căn cứ vào khái niệm chất lượng, tính đặc thù của hoạt động của con người và tổ chức xã hôi, luận án quan niệm nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng DQTV Quân khu 1 là tổng thể các hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan quân sự, các tổ chức khác trong hệ thống chính trị và... mạnh về chính trị, thông qua hoạt động huấn luyện, diễn tập, thực hiện chức năng, nhiệm vụ để bồi dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ Quân khu 1 1.2.2 Tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng dân quân tự vệ Quân khu 1 Một là, đánh giá về nhận thức trách nhiệm, năng lực của các chủ thể trong nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng. .. lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Hai là, quán triệt các quan điểm của Đảng xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh về chính trị trong nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng dân quân tự vệ Quân khu 1 Ba là, nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng dân quân tự vệ Quân khu 1 phải gắn chặt với các yếu tố tạo thành sức mạnh chiến đấu của lực lượng DQTV Bốn là, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị . NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHÍNH TRỊ CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ QUÂN KHU 1 2 .1. Thực trạng nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng dân quân tự vệ Quân khu 1 Căn cứ vào quan niệm chất lượng chính. nghiệm nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng dân quân tự vệ Quân khu 1 2.2 .1. Nguyên nhân của những thành tựu, ưu điểm và hạn chế nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng dân quân tự vệ Quân. chất lượng chính trị của lực lượng dân quân tự vệ Quân khu 1 1 .1. 1. Quan niệm, đặc điểm dân quân tự vệ Quân khu 1 * Quan niệm dân quân tự vệ Điều 3 Luật Dân quân tự vệ xác định: “DQTV lực lượng vũ

Ngày đăng: 28/08/2014, 16:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan