Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
854,85 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NINH ĐỨC HÙNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH TRÁI CÂY VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 62 31 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2013 Công trình hoàn thành tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS. ĐỖ KIM CHUNG Phản biện 1: TS. Trần Đình Thao Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội Phản biện 2: GS.TSKH. Lƣơng Xuân Quỳ Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam Phản biện 3: TS. Bùi Thị Gia Hội Kinh tế nông lâm Luận án đƣợc bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp trƣờng họp tại: Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2013 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những xu thế lớn của thời đại phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, nó ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng tới tất cả các quốc gia trên thế giới. Đứng trước thực tế này các quốc gia đều phải nỗ lực đổi mới, nhận thức đầy đủ về hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế thương mại. Cũng chính vì vậy mà hoạt động kinh doanh của mỗi quốc gia nói chung, mỗi ngành hàng trong quốc gia đó nói riêng ngày càng được mở rộng dưới nhiều hình thức, trong đó có ngành trái cây của Việt Nam đã và đang tham gia vào thị trường thế giới. Trong quá trình đó, Việt Nam đã xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển ngành trái cây trong bối cảnh kinh tế hội nhập (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2007). Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành trái cây, nhất là trái cây nhiệt đới. Trong thời gian qua, ngành trái cây của nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Năm 2011 Việt Nam xuất khẩu 260 triệu USD trái cây cho trên 50 thị trường Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, trong đó có tới 85-90% là sản phẩm chế biến. Cho đến nay có hàng loạt vấn đề đặt ra cả về lý luận và thực tiễn như: Năng lực cạnh tranh của ngành trái cây là gì? Đâu là cơ sở lý luận và thực tiễn cho nâng cao năng lưc cạnh tranh của ngành trái cây? Giải pháp nào cần thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây? Để góp phần làm sáng tỏ các vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn đề tài "Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây Việt Nam". 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây Việt Nam. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây. - Đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành trái cây Việt Nam, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành trái cây Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây Việt Nam. 2 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành trái cây Việt Nam, bao gồm hai lĩnh vực chủ yếu sau: i) sự tham gia trực tiếp của khu vực đầu tư tư nhân. ii) khu vực đầu tư công để tạo môi trường thuận lợi cho ngành trái cây. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này tập trung vào một số sản phẩm sản xuất ở một số vùng đại diện và trong thời gian xác định. Về sản phẩm, cụm từ “ngành trái cây” bao hàm nhiều loại sản phẩm. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào một số loại trái cây dứa, thanh long và chôm chôm là các sản phẩm có diện tích lớn, đặc trưng cho thế mạnh về cây ăn quả nhiệt đới của Việt Nam, vừa tiêu dùng nội địa lại vừa xuất khẩu. Về địa bàn thu thập số liệu, nghiên cứu này thu thập thông tin ở 8 đại diện, thuộc các tỉnh Ninh Bình, Tiền Giang, Kiên Giang, Bình Thuận, Long An, Tiền Giang và Đồng Nai, đây là các địa phương đại diện cho sản xuất dứa, thanh long và chôm chôm của Việt Nam. Về thời gian, số liệu và thông tin phản ánh trong nghiên cứu này chủ yếu giai đoạn 2009-2011. Luận án được thực hiện từ 2009 đến 2013. 4 Những đóng góp mới của Luận án 4.1 Những đóng góp về lý luận và học thuật Luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận, thực tiễn và khung lý thuyết về năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây. Luận án đã chỉ ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngàng trái cây trong khu vực đầu tư tư nhân và khu vực đấu tư công. 4.2 Những đóng góp về thực tiễn Luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành trái cây Việt Nam. ở khu vực đầu tư tư nhân (hộ sản xuất trái cây, thương lái, doanh nghiệp) ở khu vực đầu tư công (đầu tư công, dịch vụ công). Luận án đã đưa ra các giải pháp nâng cao NLCT của ngành trái cây thuộc hai khu vực: i) Khu vực tư nhân gồm nâng cao NLCT của hộ sản xuất trái cây; nâng cao NLCT của thương lái, của doanh nghiệp ii) Khu vực công gồm công tác đầu tư công và dịch vụ công, tạo môi trường thuận lợi cho ngành trái cây phát triển. 5. Cấu trúc của luận án: ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm 4 chương 142 trang. Chương 1 từ trang 6-27, chương 2 từ trang 28-45, chương 3 từ trang 46-118, chương 4 từ trang 119-142. 3 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH TRÁI CÂY VIỆT NAM 1.1 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngành trái cây và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây 1.1.1 Năng lực cạnh tranh ngành Năng lực cạnh tranh ngành là khả năng cạnh tranh của một ngành kinh tế về một hay nhóm các sản phẩm, dịch vụ mà ngành đó cung cấp ra thị trường. Nó liên quan đến năng lực cạnh tranh của quốc gia, tỉnh, doanh nghiệp và sản phẩm, thuộc hai khu vực đầu tư công và đầu tư tư nhân được nhìn nhận theo góc độ của một ngành kinh tế. Được thể hiện ở (Sơ đồ 1.1). Sơ đồ 1.1 Mối liên quan giữa năng lực cạnh tranh ngành với năng lực cạnh tranh sản phẩm, tổ chức kinh tế, tỉnh và quốc gia 1.1.2 Năng lực cạnh tranh ngành trái cây Năng lực cạnh tranh của ngành trái cây là tổng hoà năng lực cạnh tranh sản phẩm của các tổ chức kinh tế (hộ sản xuất trái cây, doanh nghiệp, hợp tác xã ) tham gia sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm trái cây và năng lực cạnh tranh của địa phương (xã, huyện, tỉnh, quốc gia) trong đầu tư công và cung cấp các dịch vụ công cho các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh trái cây. Nó bao gồm năng lực cạnh tranh của các tổ chức kinh tế trong khu vực đầu tư tư nhân và năng lực cạnh tranh của địa phương trong hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển sản xuất kinh doanh về trái cây. Khu vực đầu tư tư nhân NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH NL cạnh tranh sản phẩm Khu vực đầu tư công Năng lực cạnh tranh tổ chức kinh tế Năng lực cạnh tranh Tỉnh Năng lực cạnh tranh Quốc gia 4 1.1.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành trái cây Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây là quá trình cải thiện năng lực cạnh tranh của khu vực đầu tư tư nhân và hoàn thiện việc cung cấp các dịch vụ công ở khu vực công, đảm bảo cho ngành trái cây ngày càng cạnh tranh và phát triển bền vững cả trên thị trường trong nước và quốc tế. 1.2 Cơ sở thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây Từ nghiên cứu thực tiễn phát triển ngành trái cây của một số nước trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây cho nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây: i) Quy hoạch và phát triển các vùng trồng trái cây hợp lý để phát huy tối đa lợi thế về trái cây của nước ta; ii) Phát triển đa dạng các loại sản phẩm trái cây, phát huy trái cây nhiệt đới; iii) Nâng cao năng lực công nghệ, dây chuyền chế biến, tập trung vào công nghệ giống; iv) Đẩy mạnh đầu tư công vào phát triển hạ tầng, thực hiện tốt các dịch vụ công và tập trung vào phát triển, khuyến khích các tổ chức kinh tế trong ngành trái cây liên kết với nhau, cùng nhau phát triển sản xuất và kinh doanh. Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM NGÀNH TRÁI CÂY VIỆT NAM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm của ngành trái cây Việt Nam - Ngành trái cây đa dạng với nhiều sản phẩm. - Ngành trái cây có thể phát triển theo lợi thế so sánh của từng vùng. - Sản xuất kinh doanh trái cây có sự tham gia của nhiều tác nhân. - Ngành trái cây đang tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, nên còn phải đối mặt với nhiều thách thức; 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng hài hòa một số các phương pháp tiếp cận cơ bản sau: Tiếp cận theo hai khu vực kinh tế, tiếp cận ngành hàng và tiếp cận kinh tế thể chế. 5 2.2.2 Khung phân tích Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành trái cây, là sự đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây thuộc hai khu vực đầu tư tư nhân và khu vực đầu tư công. Thực trạng về năng lực cạnh tranh ngành trái cây gồm: 1- Thực trạng năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân i) Năng lực cạnh tranh hộ sản xuất trái cây ii) Năng lực cạnh tranh của thương lái iii) Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp iv) Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam v) Hiệp hội rau quả Việt Nam. 2- Thực trạng về năng lực cạnh tranh khu vực đầu tư công gồm: i) Thực trạng về công tác quy hoạch ii) Thực trạng về đầu tư công iii) Dịch vụ công và iv) các chính sách liên quan. Các nhân tố ảnh hưởng đến khu vực tư và khu vực công và từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây. Trong quá trình phân tích mỗi loại trái cây chúng tôi chọn theo từng cặp của doanh nghiệp, hộ để so sánh tìm ra những mặt ưu nhược điểm của từng đối tượng, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây (Sơ đồ 2.1). 2.2.3 Nội dung nghiên cứu Căn cứ vào phương pháp tiếp cận và từ kết quả nghiên cứu về lý luận, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây, nội dung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành trái cây bao gồm các nội dung chính sau: i) Năng lực cạnh tranh của ngành trái cây trong khu vực đầu tư tư nhân; ii) Năng lực cạnh tranh của ngành trái cây trong khu vực đầu tư công. 2.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu Năng lực cạnh tranh của ngành trái cây gồm chỉ tiêu thể hiện năng lực khu vực đầu tư tư nhân gồm: Sản lượng, diện tích và cơ cấu diện tích sản xuất trái cây qua các năm; năng suất một số trái cây chủ lực của Việt Nam so với một số nước; thị phần một số sản phẩm trái cây chủ yếu của Việt Nam trên thế giới. Khu vực đầu tư công gồm: Các chỉ tiêu về năng lực đầu tư công về ngành trái cây; chỉ tiêu về năng lực cung cấp dịch vụ công cho phát triển ngành trái cây. Các chỉ tiêu trên được lấy từ nguồn số liệu của Bộ Công thương; Bộ Nông nghiệp và PTNT, Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam, Niên giám thống kê năm 2011 và điều tra thực tế. 6 7 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH TRÁI CÂY VIỆT NAM 3.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành trái cây ở khu vực đầu tƣ tƣ nhân 3.1.1 Năng lực cạnh tranh của hộ sản xuất trái cây a) Quy mô và diện tích cây ăn trái của hộ Diện tích trồng cây ăn trái bình quân của các hộ dao động từ 1,1 đến 1,8ha, chiếm từ 66,7% đến 86,4% tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ. Đây là diện tích trồng trái cây chính vì chiếm diện tích lớn của hộ sản xuất trái cây. Tính bình quân diện tích đất trồng trái cây của các hộ là 1,36ha/hộ (Bảng 1). Như vậy, nếu xét về quy mô thì đây là diện tích còn nhỏ lẻ và manh mún. Bảng 1 Diện tích đất trồng cây ăn trái bình quân của một hộ năm 2010 Các chỉ tiêu Đơn vị tính Dứa Thanh long Chôm chôm Ninh Bình (n=94) Bắc Giang (n=46) Tiền Giang (n=86) Kiên Giang (n=127) Bình Thuận (n=112) Long An (n=92) Tiền Giang (n=96) Đồng Nai (n= 184) 1. DT đất trồng cây ăn quả Ha 1,3 (0,8) 1,1 (0,6) 1,8 (1,3) 1,7 (0,9) 1,3 (0,8) 1,2 (0,8) 1,2 (0,7) 1,3 (1,0) 2. Tỷ lệ đất trồng cây ăn quả % 72,2 73,3 72,0 77,2 86,4 66,7 75,0 76,4 Ghi chú: Số liệu trong bảng là số bình quân theo từng chỉ tiêu; số trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn bình quân. Nguồn tổng hợp số liệu điều tra năm 2011. b) Năng suất trái cây Năng suất trái cây của mỗi vùng miền có sự khác nhau, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng, kỹ thuật chăm sóc và chất lượng giống cây. Kết quả sản xuất năm 2010 cho thấy: dứa có năng suất từ 31,8 tấn/ha đến 36,6 tấn/ha, cụ thể Ninh Bình năng suất trung bình là 35,7 tấn/ha, Bắc Giang năng suất bình quân 32,5 tấn/ha, Tiền Giang là 34,2 tấn/ha, thanh long năng suất từ 20,2 tấn/ha tại Long An, đến 28,2 tấn/ha tại Bình thuận và chôm chôm từ 13,8 đến 14,9 tấn/ha (Bảng 2). 8 Bảng 2 Năng suất một số cây ăn trái bình quân của hộ năm 2010 Các chỉ tiêu Đơn vị tính Dứa Thanh long Chôm chôm Ninh Bình (n=94) Bắc Giang (n=46) Tiền Giang (n=86) Kiên Giang (n=127) Bình Thuận (n=112) Long An (n=92) Tiền Giang (n=96) Đồng Nai (n=184) Năng suất bình quân tấn/ ha 35,7 (0,9) 32,5 (0,7) 34,2 (0,6) 33,6 (0,9) 28,2 (1,0) 20,2 (1,6) 14,9 (0,9) 13,8 (0,6) Ghi chú: Số liệu trong bảng là số bình quân theo từng chỉ tiêu; số trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn bình quân. Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2011. c) Chất lượng trái cây Qua khảo sát chúng tôi thấy có tới 85,2% số người đánh giá chất lượng trái cây trong nước sản xuất có chất lượng tốt, trong đó người tiêu dùng của các tỉnh đánh giá cao hơn (87,3%) so với hai thành phố lớn, chỉ có 14,8% ý kiến người tiêu dùng đánh giá chất lượng chưa tốt so với sản phẩm cùng loại nhập của nước ngoài. Đặc biệt là có 92,7% số người tiêu dùng đánh giá về an toàn vệ sinh thực phẩm cao hơn so với trái cây nhập khẩu (Bảng 3). Bảng 3 Đánh giá của ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng và mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm của trái cây trong nƣớc, năm 2011 Đơn vị: % Nội dung Chung (n=300) TP Hà Nội (n=30) TP Hồ Chí Minh (n=30) 8 địa phương (n=240) Đánh giá chất lượng Chất lượng tốt 85,2 82,4 85,8 87,3 Chất lượng chưa tốt 14,8 17,6 14,2 12,7 Mức độ an toàn vệ sinh thực phảm An toàn VSTP so với SP nhập khẩu 92,7 92,2 90,3 95,5 Chưa an toàn VSTP so với SP nhập khẩu 7,3 7,8 9,7 4,5 Ghi chú: Số liệu trong bảng là tỷ lệ phần trăm số người trả lời theo nội dung trên tổng số mẫu điều tra. Nguồn số liệu điều tra năm 2011 3.1.2 Năng lực cạnh tranh của thương lái a) Năng lực tiếp cận tới hộ Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, số thương lái thu gom các sản phẩm trái cây khác nhau theo từng địa phương và từng loại trái cây. Từ dứa Bắc Giang đến Thanh Long bình Thuận, số thương lái dao động từ 5 đến 30 người. Tuy nhiên, số thương lái này đã tiếp cận được từ 42,1% (tỉnh Bắc Giang) đến 59,4% (tỉnh Ninh Bình) (Bảng 4). Điều này chứng tỏ, thương lái là cầu nối quan trọng để giúp cho cả nông dân tiêu thụ sản phẩm và doanh nghiệp thu gom đuợc nguyên liệu. [...]... là năng lực cán bộ kém 20 Chƣơng 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH TRÁI CÂY VIỆT NAM 4.1 Quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh ngành trái cây - Một là, coi ngành trái cây là một trong ngành chủ lực có ưu thế của Việt Nam, phục vụ thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu - Hai là, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng trong phát triển ngành trái cây - Ba là, nâng cao năng lực. .. là, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành trái cây, bao gồm cả nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân và khu vực công - Bốn là, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành trái cây, gắn với các điều kiện để đảm bảo cho ngành trái cây hội nhập sâu trên thị trường trong nước và quốc tế 4.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây 4.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh khu vực đầu tư... cứu Thị trường-Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, 2011) 3.3.2.2 Cạnh tranh về giá bán Giá bán một số loại trái cây của Việt Nam cao hơn giá bán của Thái Lan và thấp hơn giá bán của Trung Quốc (Đồ thị 4) Lý do giá thành sản xuất trái cây của Thái Lan thấp hơn của chúng ta là bởi vì: Thứ nhất, do năng suất trái cây của Thái Lan cao hơn năng suất của Việt Nam, thứ hai, do ngành Nông nghiệp được Chính... Hiện nay Trái cây Việt Nam đã thâm nhập được vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc chủ yếu là các sản phẩm trái cây tươi (Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, 2012) 16 3.3.2 Năng lực cạnh tranh của ngành trái cây Việt Nam so với một số nước 3.3.2.1 Cạnh tranh về năng suất So sánh với những quốc gia có thế mạnh trong khu vực ta thấy: năng suất dứa của Việt Nam đạt 32,6 tấn/ha cao hơn Trung... phẩm trái cây và năng lực cạnh tranh của địa phương (xã, huyện, tỉnh, quốc gia) trong việc cung cấp các dịch vụ công và hành chính công cho các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh trái cây, bao gồm năng lực cạnh tranh của các tổ chức kinh tế trong khu vực đầu tư tư nhân và năng lực cạnh tranh của địa phương trong hỗ trợ khu vực tư nhân sản xuất kinh doanh trái cây Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành. .. xuất khẩu trái cây Để nâng cao năng lực canh tranh của ngành trái cây, cần có các giải pháp chủ yếu đó là: i) Xác định và qui hoạch vùng sản xuất và chủng loại trái cây có lợi thế cạnh tranh ii) Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên, các chủ hộ về kiến thức sản xuất và kinh doanh trái cây iii) Nâng cao chất lượng giống cây trồng, ứng dụng giải pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, sạch... Trung Quốc 9,5 tấn/ha và thấp hơn năng suất của Thái Lan là 5,0 tấn/ha Năng suất thanh long của Việt Nam đạt 23,5 tấn/ha thấp hơn năng suất của Thái Lan là 3,2tấn/ha Năng suất chôm chôm của Việt Nam đạt 14,3 tấn/ha cao hơn năng suất của Trung Quốc 2,2 tấn/ha, nhưng thấp hơn so với năng suất của Thái Lan là 1,9 tấn/ha (Đồ thị 3) Đồ thị 3 Năng suất một số cây trái của Việt Nam và một số nƣớc năm 2010 (tấn/ha)... quả về năng lực cạnh tranh của ngành trái cây Việt Nam so với một số nƣớc 3.3.1 Những kết quả đạt được của ngành trái cây 3.3.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm trái cây a) Tình hình tiêu thụ trái cây tươi Theo nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn, hiện nay có tới 90% sản lượng trái cây sản xuất trong nước được tiêu thụ tại thị trường nội địa, tỷ lệ trái cây xuất... nhập khẩu trái cây Việt Nam qua các năm Nguồn: Bộ môn nghiên cứu thị trường, Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, năm 2012 Trong vòng 3 năm từ năm 2009 đến 2011 chúng ta đã giảm 13,1 triệu USD nhập khẩu trái cây, đây có thể coi là một tín hiệu đáng mừng cho ngành trái cây trong nước, chứng tỏ năng lực cạnh tranh của ngành trái cây đã phần nào được cải thiện, đồng thời giảm mức phụ thuộc vào trái cây nhập... Trong những năm qua ngành trái cây đã có bước phát triển đáng kể, sản lượng trái cây suất khẩu năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt 65,7 triệu USD đến năm 2011 đạt 260 triệu USD Tình hình nhập khẩu trái cây đã được giảm dần qua các năm, từ 156,2 triệu USD năm 2009 giảm xuống còn 143,1 triệu USD năm 2011 Chứng tỏ năng lực cạnh tranh của ngành trái cây đã phần nào được . LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH TRÁI CÂY VIỆT NAM 1.1 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngành trái cây và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây. Năng lực cạnh tranh Quốc gia 4 1.1.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành trái cây Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây là quá trình cải thiện năng lực cạnh tranh của khu. quan giữa năng lực cạnh tranh ngành với năng lực cạnh tranh sản phẩm, tổ chức kinh tế, tỉnh và quốc gia 1.1.2 Năng lực cạnh tranh ngành trái cây Năng lực cạnh tranh của ngành trái cây là tổng