Cũng giống như tình trạng chung của cả nước, tổ chức sản xuất cà phê của Đắk Lắk chủ yếu dưới hình thức nông hộ quy mô nhỏ; Năng lực sản xuất, chế biến, kinh doanh của các tổ chức kinh t
Trang 1ĐỖ THỊ NGA
NGHIÊN CỨU LỢI THẾ CẠNH TRANH
SẢN PHẨM CÀ PHÊ NHÂN CỦA CÁC TỔ CHỨC
Trang 2Người hướng dẫn khoa học: GS.TS PHẠM VÂN ĐÌNH
Phản biện 1: GS.TSKH LÊ DU PHONG
Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
Phản biện 2: TS TRẦN VĂN ĐỨC
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Phản biện 3: PGS.TS LÊ XUÂN BÁ
Viện Nghiên cứu kinh tế trung ương
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường hợp tại:
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Vào hồi 8 giờ 30 phút , ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu Luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
- Thư viện trường Đại học Tây Nguyên
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Cùng với gạo, cao su, điều, tiêu…, cà phê là mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam Đến năm 2006, mặt hàng cà phê của Việt Nam đã có mặt ở gần
80 quốc gia, xuất khẩu đạt kim ngạch 1,2 tỷ USD và gia nhập câu lạc bộ 9 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những cơ hội lớn cho ngành cà phê Việt Nam phát huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, sinh thái để nâng cao khả năng ngành cạnh tranh Tuy nhiên, ngành cà phê Việt Nam đã và đang phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt trên các khía cạnh:
Một là, chất lượng sản phẩm cà phê nhân thấp Hai là, sức mạnh thị trường tiêu dùng nội địa đối với sản phẩm cà phê yếu Ba là, năng lực của người sản
xuất, chế biến và kinh doanh cà phê trong nước kém, sản xuất thiếu tính bền vững; Tổ chức quản lý ngành hàng lỏng lẻo, chưa phát huy sức mạnh liên kết
để nâng cao lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu sản phẩm
Tỉnh Đắk Lắk có lợi thế so sánh vượt trội trong sản xuất các sản phẩm nông sản nói chung và sản xuất cà phê nói riêng Năm 2010, toàn tỉnh xuất khẩu hơn 350 nghìn tấn cà phê, chiếm trên 30% sản lượng cà phê xuất khẩu của cả nước Cũng giống như tình trạng chung của cả nước, tổ chức sản xuất
cà phê của Đắk Lắk chủ yếu dưới hình thức nông hộ quy mô nhỏ; Năng lực sản xuất, chế biến, kinh doanh của các tổ chức kinh tế hạn chế; Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân, phụ thuộc vào thương hiệu nước ngoài, dẫn đến lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới thấp Việc nghiên cứu thực trạng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk là rất cần thiết
Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh nói chung và lợi thế cạnh tranh nói riêng sản phẩm cà phê ở Việt
Trang 4Nam Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu
sơ lược khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam hoặc đánh giá khả năng cạnh tranh ngành cà phê trên các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật riêng lẻ và
đề xuất các giải pháp nhằm phát huy lợi thế so sánh, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành Chưa có công trình nào nghiên cứu sâu, đầy đủ, hệ thống về lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân và phân tích một cách toàn diện các nhân tố tác động đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk để đề xuất các giải pháp, chính sách đồng bộ nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân Vì vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu của Luận án mang tính thời sự và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Xuất phát từ yêu cầu đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu lợi thế
cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài Luận án tiến sĩ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân
- Đánh giá thực trạng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các
tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk; Phân tích các yếu tố chủ yếu tác động đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm
cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk
Trang 53 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk, với các chủ thể là các hộ nông dân trồng
cà phê, người thu mua cà phê, các nhà chế biến và tiêu thụ cà phê nhân
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung đánh giá lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân; Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk Các nội dung phân tích và đánh giá tập trung chủ yếu vào hai loại chủ thể là hộ nông dân và doanh nghiệp, là những tác nhân quan trọng trong ngành hàng cà phê nhân và có vai trò quyết định đối với lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân
- Thời gian: Các số liệu thứ cấp từ năm 2000 đến năm 2010; Số liệu điều tra tập trung vào năm 2010; Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020
4 Những đóng góp mới của Luận án
Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
về lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân Luận án đã xác định lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của một quốc gia (vùng hay doanh nghiệp) là sự vượt trội so với sản phẩm cà phê nhân của các đối thủ cạnh tranh về hiệu quả, chất lượng, thị phần và khả năng đáp ứng cầu Trên cơ sở tiếp cận và hệ thống hóa lý thuyết về lợi thế cạnh tranh, Luận án đã xây dựng khung phân tích lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk Theo đó, lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân được phân tích ở bốn khía cạnh là hiệu quả, chất lượng, thị phần và khả năng đáp ứng cầu
Trang 6Luận án đã phân tích những lợi thế và bất lợi thế trong cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk, trong đó nêu rõ lợi thế cạnh tranh về năng suất, giá thành sản phẩm và thị phần Sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk kém lợi thế cạnh tranh ở chất lượng sản phẩm và năng lực đáp ứng cầu thấp Luận án đã đi sâu phân tích các nguyên nhân thúc đẩy và làm cản trở việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở Đắk Lắk, bao gồm i) Điều kiện tự nhiên; ii) Năng lực của các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh cà phê nhân; iii) Sức mạnh của cầu nội địa; iv) Năng lực và khả năng cung ứng của các ngành hỗ trợ và đầu tư công; v) Tổ chức quản lý ngành hàng cà phê và vi) Chính sách của Chính phủ Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận án đã xác định các giải pháp và chính sách phù hợp nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk và khẳng định nâng cao năng lực cho các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh cà phê là nền tảng quyết định; Bên cạnh đó cần tích cực cải thiện môi trường vi mô và vĩ mô (nghiên cứu phát triển thị trường, mở rộng thị trường tiêu dùng nội địa, các ngành hỗ trợ và đầu tư công, tổ chức quản lý ngành hàng) và sự hỗ trợ của Chính phủ để phát triển lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH SẢN PHẨM CÀ PHÊ NHÂN
1.1 Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân
Có nhiều quan điểm khác nhau về lợi thế cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân Từ những thảo luận xung quanh quan niệm của các tác giả, có thể khái quát lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của một quốc gia (vùng hay doanh nghiệp) đó là sự vượt trội so với sản phẩm cà phê nhân của các đối thủ cạnh tranh về hiệu quả, chất lượng, thị phần và khả năng đáp ứng cầu
Trang 7Đặc điểm lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh
tế bao gồm i) Lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh
tế gắn liền với những đặc thù về kinh tế - kỹ thuật của ngành, do đó, quá trình sản xuất cà phê nhân đòi hỏi phải nắm vững những yêu cầu về quy trình kỹ thuật sản xuất và chế biến để bảo đảm hiệu quả và chất lượng sản phẩm; ii) Lợi thế cạnh canh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế gắn với năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, việc thiếu gắn kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị và mức độ tham gia của các tổ chức kinh tế vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao còn hạn chế là những nhân tố làm cản trở lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân và iii) Sản phẩm cà phê nhân có mức độ cạnh tranh mạnh mẽ so với một số nông sản khác
Từ những phân tích về các khía cạnh của lợi thế cạnh tranh, nội dung chủ yếu của lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân được xác định bao gồm i) Hiệu quả (năng suất, giá thành sản phẩm và lợi nhuận); ii) Chất lượng sản phẩm (tiêu chuẩn chất lượng, cơ cấu chất lượng); iii) Thị phần (trong nước, thế giới, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường) và iv) Khả năng đáp ứng cầu (kênh tiêu thụ, thương hiệu, mẫu mã, chủng loại, phương thức bán hàng)
Trên cơ sở vận dụng mô hình “hình thoi” của M Porter, phù hợp với đặc điểm của ngành cà phê, tác giả xác định sáu yếu tố chủ yếu tác động đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân bao gồm i) Điều kiện tự nhiên của sản xuất (đất đai, khí hậu, nguồn nước); ii) Năng lực của nhà sản xuất - kinh doanh cà phê (lao động, tài chính, công nghệ, tổ chức sản xuất); iii) Điều kiện cầu trong nước đối với sản phẩm cà phê (quy mô, tăng trưởng, tỷ lệ tiêu dùng nội địa); iv) Các ngành hỗ trợ và và đầu tư công (cung cấp đầu vào, khuyến nông, tín dụng, phát triển cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, cải cách thủ tục hành chính, xúc tiến thương mại); v) Tổ chức quản lý ngành hàng cà phê và vi) các chính sách của Chính phủ
Trang 81.2 Cơ sở thực tiễn về lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê ở một số nước sản xuất cà phê hàng đầu trên thế giới, những bài học kinh nghiệm về nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê được rút ra cho Việt Nam là i) Nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững thông qua việc xây dựng và ban hành quy chuẩn về canh tác và chế biến
cà phê; ii) Mở rộng thị trường tiêu dùng cà phê nội địa; iii) Xây dựng hình thức tổ chức thích hợp ngành cà phê và iv) Phát triển chỉ dẫn địa lý để khẳng định thương hiệu, nâng cao giá trị cà phê
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk là tỉnh có tiềm năng to lớn về tài nguyên đất, tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 1.312.537 hecta, trong đó các nhóm đất có chất lượng tốt, thích hợp cho phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao chiếm 79% tổng diện tích tự nhiên Điều kiện khí hậu của tỉnh mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát mẻ, phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là
cà phê với chất lượng tự nhiên tốt Năm 2010, tổng diện tích canh tác cà phê của tỉnh là 183,3 nghìn ha, sản lượng 387,2 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 504,3 triệu USD, đóng góp trên 80% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả
cả tỉnh Tuy nhiên, do hạn chế trong lĩnh vực công nghệ chế biến nên cơ cấu chủng loại cà phê xuất khẩu của tỉnh rất đơn điệu, hầu hết chỉ tập trung vào một loại cà phê nhân - loại cà phê có giá trị gia tăng thấp nhất (chiếm trên 99% tổng giá trị cà phê xuất khẩu)
Các tổ chức kinh tế chính trong ngành hàng cà phê nhân của tỉnh Đắk Lắk bao gồm hộ nông dân sản xuất cà phê, các cơ sở thu mua cà phê và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu cà phê nhân Mỗi tổ chức
Trang 9kinh tế có đặc điểm khác nhau Hộ nông dân sản xuất cà phê có đặc điểm là i) Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; ii) Thiếu phương tiện sản xuất, chế biến
và iii) Thiếu thông tin, đặc biệt là thông tin thị trường và tiến bộ kỹ thuật Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê có quy mô sản xuất lớn, tập trung
và quy trình sản xuất tiên tiến Tuy nhiên, do thiếu vốn, đầu tư trang thiết bị hạn chế nên chế biến cà phê nhân ở các doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở công đoạn đánh bóng, phân loại và đóng gói cà phê nhân để xuất khẩu
2.2 Tiếp cận nghiên cứu
Luận án lựa chọn phương pháp tiếp cận ngành hàng, tiếp cận 2 khu vực kinh tế và tiếp cận sinh thái nhân văn để nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Các chủ thể chính nghiên cứu trong đề tài bao gồm hộ nông dân sản xuất cà phê, hộ thu gom, đại lý, công ty chế biến xuất khẩu cà phê nhân Để
so sánh và làm rõ lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk, một tỉnh có điều kiện tương đồng được lựa chọn là Gia Lai Để so sánh năng suất, giá thành, lợi nhuận, chất lượng sản phẩm, thị phần… với đối thủ cạnh tranh, Luận án chọn hai quốc gia có điều kiện tương đồng và cùng sản xuất cà phê Robusta, đó là Indonesia và Ấn Độ Thông tin và số liệu thứ cấp về sản xuất, tiêu thụ cà phê của Đắk Lắk được thu thập từ các cơ quan chức năng của tỉnh Đắk Lắk, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thống kê, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) Bộ số liệu về sản xuất và thương mại cà phê của thế giới và các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta (Việt Nam, Indonesia,
Ấn Độ) được tiếp cận và thu thập từ Trung tâm Thống kê - Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAOSTAT) và Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) Số liệu sơ cấp được thu thập từ các mẫu đại diện của các hộ nông dân trồng cà phê, hộ thu gom, đại lý và công ty chế biến, xuất khẩu cà phê nhân, bằng các công cụ
Trang 10của phương pháp PRA (quan sát trực tiếp, thảo luận nhóm, phỏng vấn bán cấu trúc và cấu trúc) và phương pháp cho điểm Số lượng mẫu khảo sát bao gồm
183 hộ nông dân, 10 hộ thu gom, 10 đại lý và 15 công ty chế biến xuất khẩu
cà phê nhân Các phương pháp phân tích chủ yếu là i) Phương pháp thống kê kinh tế, ii) Phương pháp phân tích ngành hàng, iii) Phương pháp xác định lợi thế cạnh tranh sản phẩm nông sản, iv) Phương pháp phân tích tác động của chính sách đối với sản xuất cà phê nhân và v) Phương pháp đo lường sự khác biệt chất lượng sản phẩm cà phê nhân
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu: Các chỉ tiêu đo lường lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân bao gồm i) Hiệu quả (năng suất, giá thành, hệ số chi phí nguồn lực trong nước, lợi nhuận); ii) Chất lượng (tiêu chuẩn chất lượng,
cơ cấu chất lượng, chỉ số giá đơn vị xuất khẩu); iii) Thị phần (tỷ lệ khối lượng xuất khẩu so với cả nước và thế giới, tăng trưởng) và iv) Khả năng đáp ứng cầu (tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ theo từng kênh, tỷ lệ doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, mẫu mã, cơ cấu chủng loại, phương thức bán hàng) Các chỉ tiêu tác động đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân i) Năng lực của người sản xuất, kinh doanh (quy mô và cơ cấu lao động, đất đai, vốn sản xuất kinh doanh, công nghệ); ii) Điều kiện cầu trong nước (quy mô, tăng trưởng và
tỷ lệ tiêu dùng nội địa); iii) Các ngành hỗ trợ và đầu tư công (tỷ lệ đầu vào nội địa, quy mô và chất lượng dịch vụ khuyến nông, tín dụng, đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại); iv) Tổ chức quản lý ngành hàng (tỷ lệ hộ/ doanh nghiệp liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ qua hợp đồng, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia và nhận hỗ trợ
từ Hiệp hội ngành hàng) và v) Chính sách của Chính phủ (tỷ lệ hộ, doanh nghiệp nhận được chính sách hỗ trợ, hệ số bảo hộ danh nghĩa, hệ số bảo hộ hiệu quả )
Trang 11CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG LỢI THẾ CẠNH TRANH SẢN PHẨM
CÀ PHÊ NHÂN CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TỈNH ĐẮK LẮK 3.1 Thực trạng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân
3.1.1 Hiệu quả sản xuất cà phê nhân
- Năng suất sản phẩm: Năng suất cà phê của Đắk Lắk cao hơn các vùng khác và năng suất bình quân chung của cả nước (Bảng 3.1) So với một số nước, Đắk Lắk có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn về năng suất, năm 2009, năng suất cà phê vối của Đắk Lắk cao hơn gấp đôi so với Ấn Độ và gần gấp 3 so với Indonesia Hai lý do chính khiến Đắk Lắk trở thành vùng canh tác cà phê vối đạt năng suất cao, đó là i) ưu thế nổi trội về điều kiện tự nhiên (đất đai, địa hình, khí hậu) và ii) thâm canh cao dựa vào đầu tư phân bón và nước tưới
Bảng 3.1: Năng suất cà phê của Việt Nam và một số nước năm 2009
Nguồn: FAOSTAT và Bộ Nông nghiệp & PTNT
- Giá thành sản phẩm: So sánh giá thành 1 tấn cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk với Gia Lai và một số nước trên thế giới cho thấy Đắk Lắk vẫn
có lợi thế cạnh tranh về giá thành do lợi thế năng suất cao (Bảng 3.2) So với các nước sản xuất cà phê Robusta lớn trong khu vực như Indonesia và Ấn Độ, giá thành cà phê nhân của Đắk Lắk thấp hơn từ 5 đến 18%
- Hệ số chi phí nguồn lực trong nước (DRC): DRC so với tỷ giá hối đoái mờ (DRC/SER) có giá trị bằng 0,72 (Bảng 3.3), nghĩa là Đắk Lắk có lợi thế về mặt kinh tế khi sản xuất và xuất khẩu cà phê (có lợi thế so sánh) Tuy nhiên, DRC/OER của Đắk Lắk bằng 0,99 mặc dù thấp hơn so với Gia Lai
Trang 12nhưng lại rất gần giá trị 1 Do vậy, sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Bảng 3.2: Giá thành cà phê nhân của Đắk Lắk, Gia Lai và một số nước
Chỉ tiêu Đắk Lắk Gia Lai Indonesia Ấn Độ
Giá thành (USD/tấn) 1 142 1 158 1 200 1 343
Nguồn: FAOSTAT và tính toán của tác giả dựa trên số liệu khảo sát nông hộ
Bảng 3.3: Hệ số chi phí nguồn lực của Đắk Lắk và Gia Lai
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu khảo sát nông hộ
- Lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả cuối cùng để đánh giá lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân Mặc dù có lợi thế về giá thành, song do giá xuất khẩu thấp nên lợi nhuận bình quân/tấn sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk thấp hơn nhiều so với Ấn Độ và Indonesia (Bảng 3.4) Tuy nhiên, nhờ có lợi thế năng suất cao nên lợi nhuận/ha của Đắk Lắk cao hơn so với Indonesia 24%
Bảng 3.4 Lợi nhuận của Đắk Lắk, Gia Lai và một số nước
Nguồn: FAOSTAT và tính toán của tác giả dựa trên số liệu khảo sát nông hộ
Tóm lại, phân tích hiệu quả sản xuất cà phê nhân của các hộ nông dân
Trang 13và doanh nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk cho thấy Đắk Lắk có lợi thế cạnh tranh tốt nhất về năng suất và giá thành sản phẩm nhưng lại đứng sau Ấn Độ về lợi nhuận Do vậy, để khai thác tốt lợi thế, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân trên thị trường quốc tế, hộ nông dân và doanh nghiệp cần kiểm soát chi phí sản xuất hiệu quả hơn để giảm giá thành, đồng thời tích cực cải thiện chất lượng sản phẩm để nâng cao giá xuất khẩu
3.1.2 Chất lượng sản phẩm cà phê nhân
- Chất lượng sản phẩm cà phê nhân phụ thuộc chủ yếu vào công đoạn sản xuất, chế biến ở nông hộ Trên 80% sản phẩm cà phê nhân được cung cấp bởi hộ nông dân dưới dạng cà phê nhân xô 57% sản phẩm có chất lượng không bảo đảm (trọng lượng hạt nhỏ; có nhiều lỗi như hạt đen, vỡ, hạt mốc; lẫn tạp chất như đất, đá, cành que, côn trùng…) Tuy nhiên, do chính sách thu mua không phân biệt giá theo chất lượng sản phẩm nên nông dân không có động lực để tích cực cải thiện chất lượng sản phẩm
- Việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng trong tiêu thụ sản phẩm cà phê nhân: Trên 90% sản lượng cà phê nhân xuất khẩu của các doanh nghiệp Đắk Lắk vẫn dựa trên tiêu chuẩn cũ với các chỉ tiêu sơ đẳng là dựa vào độ ẩm, tỷ
lệ hạt đen vỡ và tạp chất Tiêu chuẩn mới (TCVN 4193:2005) được thừa nhận
là phù hợp với các tiêu chí đánh giá chất lượng cà phê hiện nay của thế giới (Nghị quyết 420 của ICO), khối lượng hàng xuất khẩu theo TCVN 4193 -
2005 chiếm chưa đến 10% tổng khối lượng hàng xuất khẩu của các đơn vị
- Chỉ số giá đơn vị cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk so với nước
khác (UV) là chỉ tiêu gián tiếp đo lường chất lượng sản phẩm (nếu UV > 1,15 thì chất lượng sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk tốt hơn đối thủ, nếu UV < 0,85 thì chất lượng sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk kém hơn đối thủ, còn nếu UV nằm trong khoảng từ 0,85 đến 1,15 thì chất lượng sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk và đối thủ là tương đồng) Số liệu Bảng 3.5 cho thấy chất