Loại chất phóng xạ

Một phần của tài liệu Một số phương pháp xử lý nước ô nhiễm (Trang 67 - 81)

Trong nước tự nhiên có chứa các chất phóng xạ có nguồn gốc tự

_ Giữ nước trước khi đưa đi sử dụng một khoảng thời gian đủ để

phân hủy các đồng vị có thời gian sống ngắn. _ Loại các chất phóng xạ lơ lửng.

Loại các chất phóng xạ trong nước bằng cách chưng cất, để lắng, lọc, keo tụ, hấp phụ ( bằng đất sét, than hoạt tính, các chất hấp phụ kim loại và các chất khác ) trao đổi ion và kết hợp giữa các phương pháp trên ( trang 75, [11]).

Trong ngành công nghiệp xử lý các chất phóng xạ từ trước đến nay người ta thường chôn chúng trong các hố khoan sâu trong lòng đất ở các nơi hoang vắng, cách xa các khu dân cư. Đối với các chất thải phóng xạ có cường độ thấp người ta thường pha loãng rồi đổ xuống biển hay đại dương ( !

). Trong một số trường hợp nguy hiểm người ta trộn bả thải khô với một số chất phụ gia rồi nấu chảy thành thủy tinh sau đó cất giữ các khối thủy tinh rắn này vào trong các hầm chứa đặc biệt. Hiện nay, người ta cho rằng đây là phương pháp bảo quản chất thải phóng xạ bảo đảm nhất và an toàn nhất ( trang 97, [6]).

PHN VI:

KẾT LUẬN

Về phương diện khoa học, môi trường là một lĩnh vực liên ngành, đa ngành; còn về phạm vi ảnh hưởng của nó là một trong những đối tượng mang tính toàn cầu rõ rệt nhất. Nếu sự ô nhiễm môi trường là một tai họa thì “ tai họa này không phải của riêng ai “, mà là chung của tất cả các quốc gia, của toàn nhân loại. Vâng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nguồn nước nói riêng

đang là một vấn đềđáng quan tâm hiện nay.

Ngày nay, với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đã làm cho nguồn nước tự nhiên bị hao kiệt và ô nhiễm dần. Vì thế, con người phải biết xử lý các nguồn nước cấp để có đủ số lượng và đảm bảo đạt chất lượng cho mọi nhu cầu sản xuất công nghiệp và sinh hoạt, cho chính mình và giải quyết hậu quả của chính mình. Vấn đề xử lý nước nói chung đang trở thành vấn

đề cấp bách mang tính chất xã hội và chính trị của cộng đồng.

Nước ta là một nước đang phát triển, nền công nghiệp mới bắt đầu được xây dựng, chưa có những khu công nghiệp lớn và tập trung, giao thông vận tải chưa phát triển, số lượng xe cộ chưa nhiều…cho nên nếu nhìn tổng thể thì mức

độ ô nhiễm ở nước ta chưa nghiêm trọng, tỉ trọng của các ngành công nghiệp trong các yếu tố gây ô nhiễm chưa cao. Tuy nhiên, nếu xét cục bộ thì ở một số

thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; một số thị xã, thị trấn và vùng phụ cận của một số nhà máy, xí nghiệp…tình trạng ô nhiễm đôi khi là nghiêm trọng. Ở các thành phố lớn và các khu đông dân cư, các yếu tố gây ô nhiễm chủ yếu là các chất thải sinh hoạt. Mấy năm gần đây, tình hình ô nhiễm ở

các khu vực này ngày càng trở nên trầm trọng hơn vì tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, trong khi sự phát triển cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp. Cũng cần phải thừa nhận rằng tình trạng nghèo khó, dân trí còn thấp, trình độ quản lý đô thị còn thấp, mật độ dân số cao…cũng là những yếu tố làm cho vấn đề ô nhiễm trở nên nặng nề hơn.

Ở các khu công nghiệp và vùng phụ cận, tuy quy mô không lớn nhưng do hầu hết các nhà máy đều có công nghệ cũ, lạc hậu, không có công đoạn xử lý chất thải, tất cả các chất thải đều được thải trực tiếp vào môi trường, cho nên ở

các khu vực này tình trạng ô nhiễm là nghiêm trọng, đôi khi sự ô nhiễm còn ảnh hưởng cảđến các vùng khác qua các con đường lan truyền tương ứng.

… Các chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt của người dân mà các nguồn nước ở nước ta hiện nay đang bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau, đặc biệt là ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp và các vùng phụ cận…

Một trong những mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước mà Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra là: “ dân cư thành thị và 80% dân số nông thôn được cung cấp nước sạch ” và cần “ xây dựng quy hoạch bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn nước,đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống”. Để làm được điều đó chúng ta phải “ bằng và dựa vào khoa học và công nghệ ” ( Nghị quyết Trung ương lần thứ II, khóa III ).

Để có được nguồn nước sạch để sinh hoạt và sản xuất, thì các nguồn nước thải nói chung cần phải được xử lý qua các công đoạn khác nhau đảm bảo không bị ô nhiễm trước khi đổ vào nguồn. Hiện nay có rất nhiều các phương pháp xử lý khác nhau. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm của nó, tùy theo nguồn nước thải mà ta sử dụng phương pháp thích hợp.

Đối với nước ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên hay nước thải sinh hoạt thường chứa các chất hữu cơ hòa tan dễ bị vi sinh vật phân hủy thì ta dùng phương pháp sinh học ( hiếu khí, kỵ khí, thiếu khí ). Nếu lượng nước thải bé và không chứa các thành phần độc hại thì các quá trình tự nhiên như sa lắng, oxy hóa sinh học…đủ sức làm sạch chúng, và do đó người ta có thể thải trực tiếp nước thải vào sông, hồ hay biển. Tuy nhiên, ngày nay ở các thành phố và khu công nghiệp lớn, lượng nước thải sinh hoạt rất lớn (bình quân 200 l/người/ngày) và có chứa nhiều thành phần độc hại, mặt khác nguồn nước tự

nhiên ngày nay cũng đã bị ô nhiễm nhiều hơn do ảnh hưởng từ các nguồn nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Vì vậy chúng cần được xử lý trước khi thải vào môi trường. Quá trình xử lý nước thải trường hợp này thường được chia thành ba giai đoạn sau: giai đoạn xử lý sơ bộ để loại các chất phân tán lớn, giai

đoạn hai là loại bỏ các tạp chất hữu cơ có mặt trong nước ở hàm lượng lớn bằng cách dùng quá trình oxy hóa sinh học, sau cùng là giai đoạn loại bỏ triệt

để các tạp chất có hại đến mức đạt tiêu chuẩn của nước uống, người ta có thể

tiến hành các công việc như lọc , keo tụ, loại phot phat, loại các hợp chất của nitơ, sử dụng các phương pháp điện hóa, khử mùi, vị, sát trùng nước.

Đối với nước thải công nghiệp thì thường dùng phương pháp hóa lí và hóa học để loại bỏ các chất khó tan, khó bị vi sinh vật phân hủy hoặc các kim loại nặng từ các nhà máy công nghiệp hóa chất, mạ điện, công nghiệp dệt, sản xuất thuốc trừ sâu… nên việc xử lý nước thải công nghiệp khó hơn nhiều so với việc xử lý nước thải sinh hoạt.

Việc làm sạch các nguồn nước thải công nghiệp được thực hiên cũng gần giống nhưđối với nước thải thông thường. Các phương pháp xử lý sơ bộ, lắng, lọc, keo tụ, tuyển nổi, hấp phụ, điện hóa,…cũng được sử dụng một cách rộng rãi, cũng như một số phương pháp sinh hóa sử dụng vi sinh vật đối với một số

hợp chất hữu cơ đặc biệt. Đối với các kim loại độc như Cd, Pb, Hg, As,… hay không độc hại nhưng cũng nguy hiểm đến sức khỏe con người và sinh vật được loại ra bằng cách kết tủa hóa học, trao đổi ion hay chiết bằng dung môi. Đối với các muối tan và lơ lửng, người ta dùng các phương pháp như kết tủa, trao đổi ion, điện phân, điện thẩm tách, các chất oxy hóa mạnh, điện hóa,…Đối với các chất phóng xạ thì có thể cô đặc rồi chứa trong những thùng chứa đặc biệt và cất giữ cẩn thận, nếu các chất phóng xạ có thời gian bán hủy lớn thì có thể pha loãng rồi thải ra biển. Nếu có sự giám sát thường xuyên và không có sự tập trung các đồng vị phóng xạ bởi các sinh vật thì cách xử lý này hoàn toàn vô hại.

Tuy nhiên, có một số phương pháp hóa – lí học không có giá trị kinh tế

cao, tốn kém năng lượng, hóa chất và thiết bị đắt tiền,…hoặc rẻ tiền như

phương pháp sinh học nhưng cần có mặt bằng rộng, thời gian xử lý dài.v.v... Do đó, trong thực tế người ta thường kết hợp các phương pháp đó với nhau sao cho hiệu quả xử lý cao nhất, chi phí thấp nhất là ở các nước đang phát triển như nước ta.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay, có khá nhiều phương pháp mới đang được nghiên cứu hoặc đã ứng dụng vào quy trình xử lý nhằm làm sạch nước thải đồng thời có thể thu hồi các chất có giá trị mà em chưa có

điều kiện cập nhật được. Những phương pháp này có thể khắc phục được một số khuyết điểm khác của các phương pháp trên. Kính mong quý thầy cô hướng dẫn thêm cho em.

Tài liu tham kho

1. Lý Kim Bảng, Hoàng Kim Cơ, Dương Đức Hồng, Lương Đức Phẩm, Trần Hữu Uyển - Kỹ thuật môi trường - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

2. Th.S. Võ Văn Bé, TS. Huỳnh Thu Hà - Môi trường và con người. Đại học Cần Thơ.

3. Võ Thị Diễm Châu - Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát một số phương pháp xử lý nước thải nhà máy dệt nhuộm - Năm 1999.

4. PTS. Nguyễn Ngọc Dung - Xử lý nước cấp - Đại học Kiến Trúc Hà Nội. 5. Nguyễn Quang Dương - Kỹ thuật xử lý nước lò hơi. Nhà xuất bản Công Nghệ Kỹ Thuật.

6. Vũ Đăng Độ - Hóa Học Và Sự Ô Nhiễm Môi Trường - Nhà xuất bản giáo dục - 1997.

7. Trần Đức Hạ - Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ và vừa - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

8. Tô Phước Hải, Văng Văn Khoa, Trịnh Phát, Đỗ Huỳnh Tuấn Trung, Đặng Hoàng Tuấn - Đề tài sưu tầm: “ Ô nhiễm môi trường nước “ – Khoa Nông Nghiệp – Tài Nguyên Thiên Nhiên, Ngành Phát Triển Nông Thôn, Đại Học An Giang.

9. PGS. PTS. Hoàng Huệ - Xử lý nước thải - Đại học Kiến Trúc Hà Nội. 10. Hoàng Đức Liên, Tống Ngọc Tuấn - Kỹ thuật và thiết bị xử lý chất thải bảo vệ môi trường - Nhà xuất bản nông nghiệp – Hà Nội –2003.

11. Lưu Cẩm Lộc - Hóa học xử lý môi trường.

12. McGRAW – HILL Book Company ( third edition ) - Wastewater engineering Treatment, Disposal and Reuse – Metcalf and Eddy.

13. Ngô Thị Nga, Trần Văn Nhân - Giáo trình công nghệ xử lý nước thải - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật – Hà Nội – 1999.

14. PGS. PTS. Trần Hiếu Nhuệ - Xử lý nước thải. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

15. PGS. TS. Lương Đức Phẩm – Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học - Nhà xuất bản giáo dục.

16. Nguyễn Hữu Phú - Cơ sở và lý thuyết công nghệ xử lý nước tự nhiên. 17. PTS. Nguyễn Văn Phước- Kỹ thuật xử lý nước thải công nghiệp - Đại học kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.

18. Trần Minh Quang - Công nghệ mạ điện - Nhà xuất bản khoa học và kỹ

thuật.

19. Nguyễn Duy Thiện - Các công trình cung cấp nước sạch cho thị trấn và cộng đồng dân cư nhỏ - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

20. Nguyễn Thị Thu Thủy - Xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật – Hà Nội – 2000.

21. Hội thảo Công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường ngành dệt nhuộm. Trung Tâm Công Nghệ Môi Trường ( ECO ).

22. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ năm 2001 - Viện Công Nghệ Hóa Học.

23. Tạp chí Bảo Vệ Môi Trường ( Số 5 – 2003) - Tạp chí của Cục Bảo Vệ

Môi Trường - Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường.

24. Tạp chí Khoa Học Công Nghệ - Môi Trường ( Số 7 – 2002, số 10 – 2001, số 8 – 2002, số 6 - 2002 ) - Bộ Khoa Học, Công Nghệ Và Môi Trường – Trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia.

25. Tạp chí Nước sạch vệ sinh môi trường ( số 7 – 12/2000 ) – Ban chỉ Đạo Quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.

Một phần của tài liệu Một số phương pháp xử lý nước ô nhiễm (Trang 67 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)