Cần lưu ý rằng trên thực tế có một vài sự phân loại không chính thức đối với nhãn hiệuđược bảo hộ ở Việt Nam dựa trên các quyết định cụ thể của cơ quan có thẩm quyền, vàđồng thời cũng có
Trang 1KHOA LUẬT TRƯỜNG ĐH LUẬT
PHAN NGỌC TÂM
BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG NGHIÊN CỨU SO SÁNH GIỮA PHÁP LUẬT LIÊN MINH
CHÂU ÂU VÀ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Quốc tế – So sánh
Mã số: 62.38.60.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC
Năm 2011
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUND, THỤY ĐIỂN
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS Hans-Henrik Lidgard (Thụy Điển)
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2011
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trang 3đã chỉ ra rằng những hình thức sơ khai của nhãn hiệu được sử dụng trên gia súc, cụ thể lànhững người nông dân vào thời kỳ này đã biết sử dụng sắt nung nóng để đánh dấu lênnhững con vật thuộc sở hữu của mình Thực tế này đã được khắc họa lại trên các họa tiết,các nét vẻ trên các vách đá hay trên tường ở Ai Cập cổ đại một hình thức “đánh dấu”khác cũng được sử dụng trên vật nuôi là hình thức cắt tai xuất hiện ở Madagascar.1 Mặc
dù vậy, phải đến những năm 1800, pháp luật về nhãn hiệu mới thật sự được ban hành lầnđầu tiên ở Anh Quốc và những vụ việc đầu tiên liên quan đến tranh chấp về nhãn hiệuđược giải quyết tại các Tòa án.2 Sau đó, vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nói riêng và quyềnSHTT nói chung đã được thể chế hóa một cách mạnh mẽ trong nhiều điều ước quốc tếcũng như trong pháp luật quốc gia3 Những sự cố gắng đó hiển nhiên đã thể hiện đượcbước tiến bộ vượt bậc trong việc bảo hộ nhãn hiệu ở từng quốc gia cũng như trên phạm vitoàn cầu Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khía cạnh pháp lý quan trọng của pháp luật về nhãnhiệu chưa được đề cập trong một thời gian khá dài, đó là vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổitiếng – những nhãn hiệu được biết đến và sử dụng rộng rãi trên toàn cầu hoặc ít nhất làtrong một quốc gia hay một khu vực địa lý nhất định.4
1 See e.g Amir H Khoury, Ancient and Islamic sources of intellectual property protection in the Middle
East: A focus on trademarks, 43 IDEA 151, 155-156 (2003) See also, World Intellectual Property
Organization (WIPO), Intellectual Property Reading Materials 191 (WIPO Publication, Geneva 1995)
("As long as 3000 years ago, Indian craftsmen used to engrave their signatures on their artistic creations before sending them to Iran Manufacturers from China sold goods bearing their marks in the Mediterranean area over 2,000 years ago and at one time about a thousand different Roman pottery marks were in use, including the FORTIS brand, which became so famous that it was copied and counterfeited.").
2 See subchapter 2.1.2 infra.
3 See e.g., The Paris Convention for the Protection of Industrial Property 1883, The Madrid Agreement for The International Registration of Marks 1891, The Agreement on Trade –Related Aspects of
Intellectual Property Rights (TRIPs) concluded as a part of the Uruguay Round on the re-negotiation of the GATT in 1994, The Arrangement of Nice for the International Classification of Goods and Services
in 1957, First Council Directive 89/104/EEC of 21 December 1988 to approximate the laws of the Member States relating to trade marks OJ 1989 L40/1; Council Regulation (EC) 40/94 OF 20 December
1993, OJ 1994 L11/1 on the Community Trade mark And some national laws such as : The Trade Marks Act 1938 and after that being replaced by the Trade marks Act 1994 of the United Kingdom, The Lanham Act 1946 of the United States of America, The Federal Trade mark Dilution Act in 1995 (as revised in 2006)
4 The concept of well-known trade mark was first stated in the 1925 Amendment of the Paris Convention
Trang 4Rõ ràng là sự thiếu vắng của các quy định pháp luật trong lĩnh vực này đã mang lạinhững khó khăn nhất định cho thực tiễn sử dụng và bảo hộ đối với nhiều nhãn hiệu nổitiếng Trong nhiều năm qua đã có không ít những tranh chấp thương mại quốc tế phátsinh liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng Việc giải quyết những tranh chấp này chủ yếuđược thực hiện dựa trên án lệ ở các nước theo truyền thống Thông luật hay dựa trên cácquy định pháp luật liên quan ở các nước theo truyền thống Dân luật Điều này vô hìnhchung đã mang lại nhiều thách thức cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chínhđáng của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, đồng thời cản trở quá trình hoàn thiện pháp luật
về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng cũng như tăngcường và đảm bảo tính thống nhất, tính hiệu quả và sự khả thi của hệ thống pháp luật.Chính vì vậy, việc xây dựng một thiết chế pháp lý mang tính toàn cầu bảo hộ nhãn hiệunổi tiếng là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của sự phát triển hệ thống phápluật về nhãn hiệu trong môi trường pháp lý quốc gia cũng như quốc tế
Học thuyết pháp lý quốc tế liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng lần đầu tiên được thể chếhóa trong Công ước Paris vào năm 1925 Ngày nay, học thuyết này trở nên đặc biệt quantrọng trong một thế giới mà các hoạt động tiếp thị và quảng bá thương mại toàn cầukhông ngừng gia tăng Việc tạo ra một thương hiệu toàn cầu ngày càng trở nên dễ dànghơn rất nhiếu thông qua các kênh thông tin mới, tiết kiệm và có thể tiếp cận từ xa Trongkhi các biên giới và ranh giới chính trị giữa các quốc gia có vẻ như đang gây ra không ítnhững trở ngại cho sự tự do đi lại của các cá nhân trên toàn cầu thì chúng cũng không thểnào ngăn cản được dòng chảy tự do của thông tin.5 Như vậy, một nhãn hiệu có thể đượcđồng thời chuyển tải đến bất kỳ nơi nào để đến với người tiêu dùng cũng như toàn thểcông chúng qua nhiều kênh thông tin hiệu quả và nhanh chóng Bằng cách đó, một nhãnhiệu có thể nhanh chóng được biết đến rộng rãi trên nhiều thị trường trên thế giới bấtchấp những hạn chế đối với sự di chuyển của cá nhân
Có thể thấy rằng nhãn hiệu nổi tiếng đã được công nhận như là một trong những hìnhthức quan trọng nhất của hệ thống nhãn hiệu như đã được ghi nhận trong hệ thống phápluật quốc gia lẫn trong các Điều ước quốc tế Cơ chế pháp lý bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếngtiếp tục được củng cố và phát triển theo thời gian nhờ vào sự nhận thức về tầm quantrọng của nhãn hiệu nổi tiếng không ngừng gia tăng trên toàn cầu cũng như sự phát triểncủa vai trò của nhãn hiệu nổi tiếng trong hệ thống thương mại quốc tế Mặc dù vậy,những vấn đề pháp lý này vẫn còn là những khái niệm khá mới mẻ ở nhiều quốc gia, đặcbiệt là ở những quốc gia đang và kém phát triển, trong đó có Việt Nam
Với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ gianhập vào thị trường nội địa của Việt Nam Họ sẽ mang theo nhiều nhãn hiệu nước ngoài,trong đó bao gồm nhãn hiệu nổi tiếng, không chỉ vào thị trường nội địa mà còn vào trong
hệ thống pháp luật quốc gia Ngày nay, chúng ta có thể nhìn thấy nhiều nhãn hiệu nổitiếng toàn cầu xuất hiện trong các siêu thị của Việt Nam như SONY, TOYOTA, COCA-COLA, MICROSOFT, NOKIA… Những nhãn hiệu này không chỉ đại diện cho tài sảncủa doanh nghiệp nước ngoài mà còn trở thành yếu tố quan trọng trong toàn bộ nền kinh
tế quốc gia nơi chúng được đầu tư Chẳng hạn, giá trị thương mại của nhãn hiệu COLA được tính toán vào khoảng 33,4 tỉ Đô là Mỹ năm 1993 và lên đến hơn 70,0 tỉ Đô
COCA-5 Frederick Mostert, Famous and Well-known Marks – An international Analysis, (Toronto Butterworth’s 1997), page v.
Trang 5là Mỹ vào năm 2010 (trở thành thương hiệu có giá trị cao nhất toàn cầu trong năm)6 Điềunày chứng tỏ rằng giá trị kinh tế của quyền SHTT, và đặc biệt là nhãn hiệu, đang đóngmột vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp cũng như của nền kinh tếthế giới trong khi đó, nhìn lại thực tế ở Việt Nam, có thể thấy rằng cơ chế bảo hộ và thựcthi quyền SHTT vẫn còn là một bức tranh mờ nhạt Mặc dù Nhà nước đã có nhiều nỗ lựctrong việc ban hành nhiều văn bản luật và những quy định mới, song hiện tượng xâmphạm hay vi phạm quyền SHTT vẫn tiếp tục là những thách thức to lớn đối với các cơquan có thẩm quyền và đối với các chủ thể quyền SHTT Pháp luật về nhãn hiệu có vẻ làlĩnh vực chịu thách thức nhiều hơn cả bởi vì ngày càng có nhiều tranh chấp và khiếu nạiđược đưa ra trước cơ quan có thẩm quyền liên quan đến hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Ở Việt Nam, hầu hết mọi người không có nhiều kiến thức và thông tin liên quan đến nhãnhiệu nổi tiếng Chẳng hạn, nhãn hiệu HONDA thường được sử dụng một cách thôngdụng để chỉ tất cả các phương tiện xe gắn máy mà không có sự phân biệt nào đối với cácnhãn hiệu mà chúng mang, dù rằng các nhãn hiệu đó không phải là HONDA và cũngkhông giống nhau Điều này có vẻ như là một thực tế phổ biến và nó tồn tại trong mộtthời gian khá dài Và với tình huống xảy ra như thế, chúng ta buộc phải trả lời một số câuhỏi quan trọng, ví dụ:
(1) Có bất kỳ sự xâm phạm nào đối với quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu trong
ví dụ liên quan đến nhãn hiệu HONDA này?
(2) Liệu chủ sở hữu nhãn hiệu HONDA có quyền khiếu nại yêu cầu bảo vệ
quyền lợi của họ liên quan đến nhãn hiệu này không?
(3) Làm thế nào để họ có thể bảo vệ được các quyền lợi chính đáng của mình
tại Việt Nam?
Những câu hỏi này không đơn giản và câu trả lời có được tùy thuộc vào các tình huốngpháp lý cụ thể Chẳng hạn, chúng ta có thể sẽ đặt ra vấn đề rằng liệu HONDA có phải lànhãn hiệu nổi tiếng, rằng có văn bản pháp luật nào liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng ởViệt Nam không, và nếu có, thì pháp luật đặt ra những yêu cầu cụ thể nào trong từngtrường hợp?
Cần lưu ý rằng trên thực tế có một vài sự phân loại không chính thức đối với nhãn hiệuđược bảo hộ ở Việt Nam dựa trên các quyết định cụ thể của cơ quan có thẩm quyền, vàđồng thời cũng có những quy định riêng biệt trong Luật SHTT năm 2005 liên quan đếnnhãn hiệu nổi tiếng.7 Tuy vậy, những chuẩn mực pháp lý chung dùng để đánh giá và côngnhận nhãn hiệu nổi tiếng vẫn chưa được xác định một cách thống nhất và chính xác Hầuhết mọi người trên thực tế sẽ không thể trả lời được câu hỏi “nhãn hiệu nổi tiếng là gì?”
Họ thường có thể sẽ nhầm lẫn giữa sự nhận biết của cộng đồng đối với nhãn hiệu với giátrị thương mại cao của chúng Một vài người có thể cho rằng một nhãn hiệu sẽ được coi
là nổi tiếng ở nơi nào mà có nhiều người có thể nhận biết về nó Trong khi một số khác
có thể sẽ không quan tâm đến lý do tại sao một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng Họ sẽ chỉ
6 Ruth Annand and Helen Norman, Blackstone’s Guide to the Trade marks Act 1994, (Blackstone Press Limited 1994), page 10 See also Business Week and Interbrand Special Report on the 100 Top Brands,
2010 Available at :
http://www.interbrand.com/en/knowledge/branding-studies.aspx
7 For instance, see Article 75 of The 2005 Law on Intellectual Property (as amended in 2009).
Trang 6đơn giản đưa ra câu trả lời theo chủ ý cá nhân của họ Do vậy, hiện nay khó có thể tìm rađược một khái niệm chung về “nhãn hiệu nổi tiếng” ở Việt Nam Tác giả sẽ quay trở lạinhững vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu HONDA sau khi đã nghiên cứu và giảiquyết một số vấn đề lý luận cơ bản và những phân tích so sánh ở các phần sau của Luận
án
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đã cố gắng tạo ra một hệ thốngnhững quy định chung về quyền SHTT trong BLDS 19958 và quyền SHCN trong Nghịđịnh số 63/CP năm 1996,9 như là những nền tảng pháp lý đầu tiên của pháp luật ViệtNam liên quan đến mảng SHTT Chúng cũng có thể được coi là nguồn cơ bản của phápluật nhãn hiệu Việt Nam ở giai đoạn này BLDS 1995 sau đó đã được bổ sung, sửa đổinăm 2005 và được thay thế bởi BLDS 2005.10 Tiếp theo đó, cuối năm 2005, Việt Nam đãtiếp tục ban hành một văn bản pháp luật duy nhất và thống nhất điều chỉnh các vấn đềliên quan đến quyền SHTT.11 Ngoài ra, những quy định của pháp luật về nhãn hiệu có thểđược tìm thấy ở các văn bản pháp lý khác được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyềnnhư Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp…
Năm 2006, đã có khá nhiều sự kiện trọng đại xảy ra có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tếđất nước cũng như quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Trong đó, sựkiện quan trọng nhất có thể kể đến là quá trình đàm phán gia nhập vào Tổ chức Thươngmại thế giới (WTO) của Việt Nam đã thành công tốt đẹp, Việt Nam đã trở thành thànhviên chính thức thứ 150 của Tổ chức này Đây chính là một bước ngoặc lớn trong quátrình phát triển của lịch sử dân tộc Bên cạnh đó, một số sự kiện khác cũng đã diễn ra và
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống pháp luật về Sở hữu trí tuệ của nước ta, đó là sựkiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Nghị định thư Madrid vào ngày11/04/2006 và ngày 11/07/2006 thì Nghị định thư đ phát sinh hiệu lực trên lãnh thổ ViệtNam; đó là sự bắt đầu hiệu lực của một đạo luật đầu tiên về Sở hữu trí tuệ của Việt Namvào ngày 01/06/2006
Tuy nhiên, những cố gắng kể trên nhìn chung chỉ thể hiện ở bề nổi và mang tính vĩ mônhiều hơn chứ chưa đi vào giải quyết một cách kịp thời và hiệu quả những nhu cầu thựctiễn mà xã hội đang đặt ra, đặc biệt là đối với việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng Mặc dù đã
có khá nhiều các quy định pháp luật cụ thể được ban hành, song cơ chế đảm bảo thực thicác quy định đó còn khá hạn chế, hiệu quả của quá trình áp dụng pháp luật chưa cao
8 Civil Code No 44-L/CTN was passed by the IX National Assembly, session 8 th , on 28 October, 1995, came into force on July 1 st , 1996 and expired on January 1 st , 2006.
9 Decree No 63 of the Government of the Socialist Republic of Vietnam enacted on October 24, 1996 detailing the regulations on the industrial property This Decree was amended by Decree No 06/2001/ ND-CP, enacted on February 01, 2001.
10 Civil Code No 33/2005/QH11 was passed on June 14, 2005, by the XI National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, at its 7 th session and came into force as of January 1, 2006.
11 The Law on Intellectual Property was adopted by the National Assembly of The Socialist Republic of Vietnam at the Legislature XI, session 8, on November 29, 2005 and came into force on July 1, 2006 This Law consists of 222 articles and is divided into 6 parts and 18 chapters It stipulates copyright, copyright-related rights, industrial property rights, and rights in plant varieties and for the protection of these rights However, problems relating to well-known trade marks are merely referred to in a number
of articles.
Trang 71.2 Mục tiêu nghiên cứu
Như đã đề cập ở trên, nhãn hiệu nổi tiếng và những vấn đề pháp lý liên quan đến việc bảo
hộ nhãn hiệu nổi tiếng chưa được giải quyết một cách thỏa đáng ở Việt Nam Vì vậy,Luận án này hướng đến hai mục đích chính Thứ nhất, Luận án sẽ là một đóng góp đáng
kể vào hệ thống lý luận về nhãn hiệu nổi tiếng không những trên phương diện toàn cầu
mà, quan trọng hơn, còn tập trung vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.12 Điều này nhằmgiúp những chủ thể liên quan có thể nhận biết được nhãn hiệu nổi tiếng trong thị trường
để có thể phân biệt chúng với các nhãn hiệu thông thường khác Thứ hai, thông qua sựphân tích và đánh giá cơ chế pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong bối cảnh pháp lýquốc tế13 nói chung và trong những hệ thống pháp luật quốc gia cụ thể14 để rút ra nhữngcách thức phù hợp nhằm củng cố và tăng cường hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộnhãn hiệu nổi tiếng
Để có thể đạt được những mục đích nêu trên, Luận án sẽ phải giải quyết được nhữngnhiệm vụ cụ thể sau đây:
Một là, Luận án phải giới thiệu được một cách khái quát những kiến thức lý luận cơ bản
về nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng Điều này sẽ giúp mang lại câutrả lời cơ bản nhất cho câu hỏi thế nảo là nhãn hiệu nổi tiếng trong bối cảnh toàn cầu.Hai là, Luận án sẽ phải thực hiện được một sự so sánh khá đầy đủ và cơ bản giữa hai hệthống pháp luật của EU và Việt Nam về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
Ba là, Luận án phải phân tích được tình huống thực tế của Việt Nam liên quan đến bảo hộnhãn hiệu, đặc biệt tập trung vào nhãn hiệu nổi tiếng, và đánh giá hiệu quả của hệ thốngpháp luật hiện hành cũng như những thách thức đặt ra cho Việt Nam trong quá trình hộinhập vào hệ thống thương mại toàn cầu
Cuối cùng, từ những phân tích nói trên, Luận án sẽ đề xuất những giải pháp hợp lý vàkhoa học nhằm củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệunổi tiếng
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Cần khẳng định rằng Luận án tập trung chủ yếu vào kiền thức lý luận và những vấn đềthực tiễn liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng và cơ chế pháp lý bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếngnhư là một phần riêng biệt trong hệ thống pháp luật về nhãn hiệu Theo đó, Luận án bắtđầu bằng cái nhìn tổng thể về khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng ở góc độ lý luận và đi vàophân tích các thiết chế pháp lý quốc tế quan trọng có liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệunổi tiếng như Công ước Paris, Hiệp định TRIPs… Quá trình này bao gồm cả sự phân tích
và so sánh những vấn đề pháp lý cụ thể liên quan đến khái niệm và cơ chế bảo hộ nhãnhiệu nổi tiếng cũng như hệ thống thực thi của nó trong hệ thống pháp luật quốc tế và một
số quốc gia Nhìn chung Luận án đề cập chủ yếu nhãn hiệu nổi tiếng, và trong một chừngmực nhất định có liên hệ đến nhãn hiệu rất nổi tiếng (famous trademarks) và nhãn hiệu códanh tiếng (trademarks with a reputation) Tuy nhiên, những khía cạnh khác của quyền
12 As presented in the subchapter 2.2.
13 As introduced in the subchapter 3.1.
14 As defined in subchapter 1.3 infra.
Trang 8SHTT nói chung cũng được tham chiếu đến nhằm mục đích so sánh hoặc làm rõ thêmnhững vấn đề lý luận liên quan đến nội dung của Luận án
Phạm vi nghiên cứu của Luận án thống nhất và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đã đượcxác định để đảm bảo rằng những nhiệm vụ chính của Luận án được giải quyết một cáchthỏa đáng
Do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu và phạm vi rộng lớn của vấn đề nghiên cứu, Luận
án sẽ chỉ tập trung nghiên cứu và so sánh đối với hệ thống pháp luật của EU và ViệtNam Theo đó, đối với hệ thống pháp luật EU, Luận án sẽ chỉ dừng lại ở việc tiếp cận vàphân tích các quy định của pháp luật Liên minh cũng như các bản án và quyết định củaTòa án Công lý châu Âu liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu có danh tiếng.Luận án cũng đồng thời tham chiếu một cách hạn chế đến một số hệ thống pháp luật quốcgia như Vương quốc Anh, Đức và Pháp và một số quốc gia khác Ngoài ra, hệ thống phápluật Hoa kỳ cũng được đề cập một cách hạn chế trong những bối cảnh phù hợp
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp pháp lý truyền thống
Phương pháp pháp lý truyền thống là một trong những phương pháp cơ bản được sử dụngtrong luận án nhằm tìm kiếm câu trả lời thỏa đáng cho các câu hỏi quan trọng như: Phápluật quy định những gì về cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng? Tại sao và làm thế nào đểmột nhãn hiệu nổi tiếng có thể được bảo hộ theo quy định của pháp luật? Để đạt đượcnhững lợi ích của phương pháp này, một số nhiệm vụ cụ thể quan trọng cần phải đượcthực hiện một cách triệt để và khoa học bao gồm công việc tổng hợp, phân tích và thống
kê Đây cũng chính là những bộ phận cấu thành quan trọng của phương pháp pháp lýtruyền thống
Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu chính của Luận án, tác giả vận dụng phương pháp pháp
lý truyền thống trong việc tiếp cận và nghiên cứu các quy định liên quan đến việc bảo hộnhãn hiệu nổi tiếng được ghi nhận trong các điều ước quốc tế và các văn bản pháp luậtquốc gia bao gồm Công ước Paris, Hiệp định TRIPs, Chỉ thị về thống nhất pháp luật nhãnhiệu của EU, Quy chế về Nhãn hiệu cộng đồng của EU, Luật SHTT Việt Nam cũng nhưpháp luật nhãn hiệu của một số quốc gia châu Âu cụ thể.15
Ngoài ra, các án lệ cũng là một loại nguồn quan trọng được sử dụng trong Luận án nhằmgiải thích các quy định của pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng cũng như làm rõ cách thức
mà pháp luật được áp dụng trong từng trường hợp cụ thể Chẳng hạn, ở khía cạnh pháp
luật EU, thông qua việc nghiên cứu các vụ việc cụ thể như vụ General Motors16 hay vụ
Davidoff17 Luận án sẽ giúp người đọc hiểu được cách thức mà quy định tại Điều 4 vàĐiều 5 của Chỉ thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của EU được giải thích và áp dụng
Ở khía cạnh của pháp luật Việt Nam, mặc dù không có nhiều vụ việc liên quan đến bảo
hộ nhãn hiệu nổi tiếng trên thực tế, nhưng tác giả cũng đã cố gắng giới thiệu và phân tích
15 For example, Article 6bis of the Paris Convention, the Article 16 of the TRIPs Agreement, the Article 4 and 5 of the Trade mark Directive, Article 8 and 52 of the Community Trade mark Regulation, Article 75
of the Vietnamese 2005 Law on Intellectual Property (as amended in 2009).
16 Case C-375/97, General Motors Corporation v Yplon SA See generally chapter 4 infra.
17 Case C-292/00, Davidoff &Cie SA, Zino Davidoff SA v Gofkid Ltd, See generally chapter 4 infra.
Trang 9một số vụ việc điển hình như vụ McDonald’s18 hay vụ Shangri-La19 để làm sáng tỏ cáchthức mà cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng được giải thích và vận hành ở Việt Nam.Như vậy, phương pháp giáo điều pháp lý hay phương pháp pháp lý truyền thống được ưutiên sử dụng xuyên suốt toàn bộ nội dung của Luận án, đặc biệt là ở các chương 3 và 4.Những phân tích và đánh giá thông qua việc sử dụng phương pháp này để nghiên cứu vàlàm sáng tỏ các quy định của pháp luật và các án lệ ở chương 3 đóng vai trò đặc biệt quantrọng đối với những sự so sánh được thực hiện ở chương 4 của Luận án.
Phương pháp pháp lý so sánh
Phương pháp pháp lý so sánh là phương pháp hữu hiệu trong nghiên cứu khoa học pháp
lý Bắt nguồn từ những nền tảng lý luận ban đầu của một học giả nổi tiếng người Đức20,phương pháp so sánh ngày càng được sử dụng phổ biến trong khoa học pháp lý Phươngpháp pháp lý so sánh được hiểu là cách thức tiếp cận và phân tích những sự tương đồng
và khác biệt giữa các đối tượng nghiên cứu khác nhau hoặc giữa các phần khác nhau củacùng một đối tượng nghiên cứu Công cụ chính của phương pháp này chính là những sự
so sánh được thực hiện cả ở cấp độ vĩ mô lẫn vi mô Ở cấp độ vĩ mô, sự so sánh được tiếnhành thông qua việc tiếp cận và nghiên cứu các hệ thống pháp luật hoặc các chế địnhpháp luật khác nhau để đánh giá sự khác biệt và tương đồng ở góc độ khái quát Ở cấp độ
vi mô, sự so sánh được thực hiện giữa các quy phạm pháp luật cụ thể liên quan đếnnhững vấn đề pháp lý cụ thể Những sự so sánh đó cần phải được thực hiện trong sự liên
hệ tương hỗ với nhau trong quá trình nghiên cứu bởi vì mối quan hệ mật thiết giữa haicấp độ so sánh Những nguồn tài liệu và thông tin cần được kết hợp và so sánh ở cả haicấp độ để có thể tìm ra và lý giải một cách chính xác những sự khác biệt và tương đồnggiữa các nguồn dữ liệu cụ thể khác nhau và tiếp đó là giữa cá hệ thống pháp luật khácnhau Nhiệm vụ chính của phương pháp pháp lý so sánh trong nghiên cứu khoa học pháp
lý là phải trả lời được các câu hỏi quan trọng, bao gồm: Đâu là sự khác biệt và tươngđồng giữa các vấn đề pháp lý đang được xem xét? Tại sao những khác biệt và tương đồng
đó tồn tại? Ý nghĩa của quá trình so sánh là gi?
Như đã xác định ngay trong tiêu đề và trong mục tiêu nghiên cứu, Luận án được xác định
là một công trình nghiên cứu so sánh Do đó, phương pháp pháp lý so sánh được sử dụngnhư là một phương pháp nghiên cứu chủ đạo xuyên suốt nội dung của Luận án Tuynhiên, tùy thuộc vào phạm vi tiếp cận cụ thể của từng chương, phương pháp này được sửdụng ở mức độ khát nhau ở những phần khác nhau Phương pháp pháp lý so sánh đóngvai trò quan trọng nhất trong nội dung của chương 4 bởi vì đây là chương tập trung chủyếu vào việc so sánh giữa hệ thống pháp luật của EU và Việt Nam liên quan đến vấn đềbảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng Sau khi đã nghiên cứu cẩn thận hệ thống pháp luật của EU vàViệt Nam ở chương 3, chương 4 sẽ tiếp tục một cách hệ thống bằng việc so sánh các nội
18 McDonald’s Corporation v an Australian Company relating to the registration of the trade mark
“McDonald’s” filed by the Australian Company, in 1992.
19 Shangri-La International Hotel Management Ltd, v Phu Tho Joint Venture Co., in 1995.
20 Rudolph von Jhering, Der Geist des Romischen Rechts auf den verschiedenen Stufen seiner
Entwicklung, Part I, 9 th Edition 1955 (1 st edition 1852), pages 8-9 “The question of the reception of foreign legal institutions is not a question of nationality, but simply one of expediency, of need No one will fetch a thing from abroad when he has as good or better as home; but only the fool will reject the bark of the cinchona because it did not grow in his vegetable garden”
Trang 10dung cụ thể được quy định bởi hai hệ thống pháp luật để phân tích và lý giải những khácbiệt và tương đồng, những thành tựu và hạn chế của từng hệ thống Sự so sánh được thựchiện dựa trên những vấn đề pháp lý quan trọng liên quan đến cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổitiếng như cách thức xác định nhãn hiệu nổi tiếng, các căn cứ pháp lý của việc bảo hộnhãn hiệu nổi tiếng, phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng cũng như sự thực thi của
cơ chế pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng Những phân tích so sánh được thực hiện ởchương này sẽ trở thành nền tảng lý luận quan trọng cho những đề xuất, kiến nghị choViệt Nam trong chương tiếp theo (chương 5)
Phương pháp pháp lý lịch sử
Trong Luận án, phương pháp pháp lý lịch sử được sử dụng trong từng phần cụ thể ở từngchương nhất định tùy thuộc vào nội dung của các vấn đề được giải quyết Trước hết, cầnthiết phải thực hiện một nghiên cứu khái quát về quá trình phát triển mang tính lịch sửcủa hệ thống pháp luật của EU và Việt Nam để cung cấp một cái nhìn tổng thể và mộtbức tranh sơ lược về bối cảnh của hai hệ thống này Theo đó, phương pháp pháp lý lịch
sử được sử dụng chủ yếu và trước hết ở các chương 1, 2 và 3 để tìm hiểu những nền tảng
lý luận cơ bản làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến đối tượngnghiên cứu của Luận án Ở cấp độ cụ thể hơn, phương pháp pháp lý lịch sử được vậndụng trong quá trình phân tích các nội dung cụ thể được trình bày trong các chương.Chẳng hạn, sự xem xét dưới góc độ lịch sử đối với sự ra đời và phát triển của học thuyết
về nhãn hiệu nổi tiếng thông qua các quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật cácquốc gia được trình bày ở chương 2, hay sự tìm hiểu ở khía cạnh lịch sử của học thuyết
về sự lu mờ nhãn hiệu được trình bày ở chương 4 đóng vai trò quan trọng trong việc tìmhiểu và lý giải cơ chế pháp lý hiện tại về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở cấp độ quốc gia lẫnquốc tế
Phương pháp pháp lý kinh tế
Phương pháp pháp lý kinh tế được sử dụng một cách phù hợp trong Luận án để làm rõnhững vấn đề liên quan đến giá trị kinh tế, thương mại của những vấn đề pháp lý đangđược xem xét như ở c1c chương 1, 2, 4 và 5 Cụ thể, phương pháp pháp lý kinh tế phảiđược xem xét đến khi giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến sự cần thiết phải mởrộng phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc khi xem xét, đánh giá giá trịthương mại của nhãn hiệu, hoặc để xác định các hành vi xâm phạm nhãn hiệu trong các
vu kiện dựa trên thiệt hại về kinh tế
Phương pháp pháp lý xã hội
Phương pháp pháp lý xã hội có vẻ ít quan trọng hơn so với các phương pháp nghiên cứukhác Tuy nhiên, pháp luật luôn tồn tại trong mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố xã hộikhác và dĩ nhiên sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi các yếu tố đó Do vậy, khi nghiên cứu vàgiải quyết các vấn đề pháp lý cụ thể, cách thức thông thường được thực hiện là đặt chúngtrong các mối liên hệ xã hội nhất định để đánh giá sự tương tác giữa chúng với các yếu tốkhác Cần thừa nhận rằng có nhiều sự khác biệt giữa các cộng đồng khác nhau trong việcđánh giá một vấn đề pháp lý cụ thể do những điều kiện xã hội khác nhau tác động lênchúng Vì thế, nội dung của Luận án được giới hạn và xác định trong mối liên hệ biệnchứng giữa pháp luật và xã hội
Trang 11Phương pháp pháp lý xã hội được sử dụng trong những phần nhất định của Luận án khicần thiết đánh giá những tác động mang tính xã hội của các quy định của pháp luật.Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 4 và 5 khi so sánh hai hệ thống phápluật cũng như khi đề cập đến thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệunổi tiếng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện nó
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Tất cả các phương pháp nghiên cứu được đề cập ở trên đều cần thiết và hữu ích cho việcđạt đến mục tiêu nghiên cứu của Luận án Tuy nhiên, việc tiếp cận và nghiên cứu thựctiễn của hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng vẫn là một thách thứclớn vì thiếu thông tin thực tế liên quan đến sự vận hành của hệ thống nhãn hiệu ViệtNam Ở điểm này, có thể nói rằng việc gặp gỡ, trao đổi, thảo luận với các chuyên gia làmviệc trong nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến quyền SHTT nói chung và hệ thốngnhãn hiệu nói riêng chính là một nguồn thông tin bổ sung quan trọng cho công trìnhnghiên cứu Vì vậy, trong suốt quá trình nghiên cứu của mình, tác giả đã thực hiện ít nhất
ba chuyến đi thực tế đến Hà Nội để gặp gỡ và thảo luận với các chuyên gia về SHTT củaViệt Nam Tác giả đã có dịp trao đổi những vấn đề chuyên môn quan trọng với cácchuyên gia vận hành hệ thống nhãn hiệu ở Việt Nam của Cục SHTT và Bộ Khoa học vàCông nghệ Ngoài ra, tác giả cũng được tiếp cận và học hỏi các kiến thức thực tế từ cácluật sư và các chuyên gia nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực SHTT Nội dung của nhữngcuộc gặp gỡ và thảo luận đó được thiết kế dựa trên một danh mục các câu hỏi21 giúp làmsáng tỏ các vấn đề mang tính lý luận liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng cũng như để củng
cố và làm tăng tính thuyết phục của các kiến nghị, đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật
về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng được đưa ra ở chương 5 của Luận án
1.5 Tình hình nghiên cứu
Trên bình diện quốc tế, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu được thực hiện liênquan đến nhãn hiệu nổi tiếng, rất nổi tiếng và nhãn hiệu có danh tiếng Luận án này đượcthực hiện dựa trên những quan điểm và bình luận trong các sách chuyên khảo và cả cáctạp chí nghiên cứu pháp lý chuyên ngành Công trình quan trọng đầu tiên phải được kể
đến là cuốn sách nổi tiếng thế giới của Frederick W Mostert, Famous and well-known
marks – An international analysis.22 Tác phẩm của Mostert không chỉ giá trị trong việctìm hiểu cách thức nhãn hiệu nổi tiếng được giải quyết ở cấp độ quốc gia trên toàn cầu
mà còn đi sâu vào những vấn đề pháp lý cụ thể hơn về nhãn hiệu nổi tiếng như định nghĩa
về nhãn hiệu nổi tiếng, tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng và rất nổi tiếng, và vấn đềthực thi bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở cấp độ quốc gia lẫn quốc tế Nguồn tài liệu quan
trọng tiếp theo có tểh kể đến là tác phẩm của Jeremy Phillips, Trademark Law: A
Practical Anatomy 23 vốn có thể được coi như là nền tảng lý luận quan trọng về pháp luật
nhãn hiệu nói chung Nguồn tài liệu quan trọng thứ ba là cuốn sách của Christopher
Heath và Kung – Chung Liu, The protection of well-known marks in Asia.24 Cuốn sách làmột tập hợp những nghiên cứu có giá trị về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng được thực
Trang 12hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ các quốc gia châu Âu và châu Á Cuốnsách không những giới thiệu hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng của từngquốc gia châu Á mà đồng thời cung cấp một sự so sánh rất giá trị về cơ chế pháp lý bảo
hộ nhãn hiệu nổi tiếng giữa ba hệ thống pháp luật điển hình trên thế giới là hệ thống phápluật Hoa Kỳ, hệ thống pháp luật châu Âu và hệ thống pháp luật châu Á
Trong phạm vi của Việt Nam, hiện nay vẫn còn khá ít tài liệu liên quan đến vấn đề nhãnhiệu nổi tiếng Khái niệm này được đề cập một cách hạn chế trong cuốn sách của Tiến sĩ
Lê Nết, Quyền Sở hữu trí tuệ (năm 2004) Trong Luận án Tiến sĩ của tác giả Lê Mai Thanh, Những vấn đề pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế ở Việt Nam (2006) cũng đã tiếp cận một cách khái quát nhất về nhãn hiệu
nổi tiếng Hoặc trong Luận văn thạc sĩ với đề tài Well-known trademarks versus dilutive
signs – A trans-Atlantic comparative analysis of protection schemes (2004), 25 PhạmThanh Trà đề cập đến vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng chống lại sự lu mờ nhãn hiệutrên cơ sở so sánh giữa pháp luật EU và pháp luật Hoa Kỳ 26 Gần đây nhất có thể kề đến
công trình nghiên cứu của tác giả Hà Thị Nguyệt Thu, Well-known trademark protection
– Reference to the Japanese experience, (2010) được coi như là công trình nghiên cứu
chuyên sâu và tập trung chủ yếu vào vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng Công trìnhnghiên cứu này được thực hiện dựa trên sự so sánh giữa pháp luật Nhật Bản và pháp luậtViệt Nam
Trong khi các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng và bảo hộ nhãnhiệu nổi tiếng được giải quyết một cách cơ bản trong các công trình khoa học thì trênthực tế đây vẫn là một khái niệm còn khá mới ở Việt Nam Vì vậy, tác giả cho rằng Luận
án này sẽ là một bước tiếp nối quan trọng trong công cuộc nghiên cứu và tìm hiểu vềnhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam trên cả phương diện lý luận, phương diện lập pháp vàthực tiễn áp dụng pháp luật
1.6 Bố cục của Luận án
Luận án được kết cấu thành năm phần, bao gồm Lời nói đầu (Chương 1) và bốn chươngchính Sau phần giới thiệu chung ở Lời nói đầu, chương 2 của Luận án sẽ khắc họa mộtcách khái quát bức tranh tổng thể về hệ thống lý luận liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng,trong đó làm rõ khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng và những thuật ngữ liên quan trên phươngdiện quốc gia và quốc tế Chương này cũng đề cập đến vị trí, vai trò của cơ chế pháp lý
về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong hệ thống pháp luật về nhãn hiệu cũng như phân tích
sự tác động, ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa đối với vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổitiếng theo pháp luật quốc gia và theo pháp luật quốc tế
Chương 3 của Luận án giới thiệu về hệ thống các thiết chế pháp lý quốc tế quan trọngliên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, bao gồm Công ước Paris 1883, Thỏa ướcMadrid 1891 và Nghị định thư, Hiệp định TRIPs năm 1994 và một số văn kiện pháp lý
24 Christopher Heath, Kung-Chung Liu, The protection of well-known marks in Asia, Max Planck Series
on Asian Intellectual Property Law, 2000.
25 Master Thesis 2003 – 2004, University of Leuven, Belgium, available at
https://www.law.kuleuven.be/cals/llm/papers/Y0304/PhamThanhTra.pdf
26 Pham Thanh Tra, Well-known trade marks versus dilutive signs – A trans-Atlantic comparative analysis
of protection schemes, Master Thesis 2003 – 2004, University of Leuven, Belgium, page 5.
Trang 13quốc tế khác có liên quan đến nhãn hiệu Chương này đặc biệt chú trọng đến việc cungcấp cho người đọc một cái nhìn toàn cầu về nhãn hiệu nổi tiếng và cơ chế bảo hộ chúng ởkhía cạnh lý luận lẫn trong công tác lập pháp Chương 3 cũng tiếp cận và giới thiệu kháiquát hệ thống pháp luật nhãn hiệu nói chung và cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nóiriêng theo pháp luật của EU và Việt Nam Theo đó, chương này sẽ giới thiệu sơ lược vềlịch sử phát triển của pháp luật nhãn hiệu trong phạm vi châu Âu cũng như hệ thống phápluật nhãn hiệu hiện hành của EU Trong đó, một số hệ thống pháp luật nhãn hiệu của cácquốc gia điển hình cũng được đề cập đến như Anh, Pháp và Đức Ngoài ra, chương 3cũng dành một phần quan trọng để tìm hiểu và phân tích hệ thống pháp luật Việt Nam vềbảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng Sau khi đã giới thiệu hệ thống pháp luật về nhãn hiệu củaViệt Nam, ở chương này, Luận án tiếp tục đi vào phân tích các quy định pháp luật cụ thểcũng như các vụ việc điển hình liên quan đến vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở ViệtNam theo pháp luật hiện hành.
Ở chương 4, các vấn đề pháp lý liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được tiếp tụcđào sâu dựa trên sự so sánh được thực hiện giữa pháp luật EU và Việt Nam Chương này
sẽ cung cấp những đánh giá và phân tích chi tiết về những sự tương đồng và khác biệtgiữa hai hệ thống pháp luật liên quan đến định nghĩa nhãn hiệu nổi tiếng, các tiêu chíđánh giá nhãn hiệu nổi tiếng và các căn cứ pháp lý của việc bảo hộ đối với nhãn hiệu nổitiếng Sự so sánh được thực hiện trên phương diện quy định của pháp luật cũng nhưthông qua thực tiễn giải quyết của cơ quan có thẩm quyền
Chương 5 của Luận án bắt đầu bằng việc nghiên cứu thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
ở Việt Nam Chương này tập trung trước hết vào việc đánh giá cơ chế pháp lý hiện hành
về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam theo quy định của pháp luật Những thành tựu
và hạn chế của hệ thống pháp luật được phân tích cả ở góc độ lập pháp lẫn trên phươngdiện áp dụng pháp luật Bên cạnh đó, dựa trên những kết quả so sánh của chương 4, ởchương 5 Luận án sẽ đi sâu vào phân tích và đưa ra các giải pháp phù hợp cho việc củng
cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Namtheo xu hướng chung của thế giới
Phần kết luận đúc kết lại toàn bộ kết quả nghiên cứu của Luận án, không chỉ khẳng địnhquan điểm khoa học của tác giả đối với từng vấn đề lý luận cụ thể mà còn mở ra nhữngvấn đề mới cho các công trình nghiên cứu tiếp theo, đồng thời đưa ra một số dự báo cho
sự phát triển của hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong tương lai
Trang 14CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG
2.1 Tổng quan về nhãn hiệu
Nhãn hiệu nổi tiếng trước tiên vẫn phải được xác định là nhãn hiệu như tất cả các nhãnhiệu khác Do vậy, trước khi tiếp cận nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nhãn hiệunổi tiếng, cần thiết phải có cái nhìn chung về pháp luật nhãn hiệu và phải đặt nhãn hiệunổi tiếng trong toàn bộ hệ thống pháp luật nhãn hiệu nói chung Ở phần này, tác giả tậptrung giới thiệu một bức tranh tổng quát về nhãn hiệu và pháp luật nhãn hiệu với tư cách
là nền tảng lý luận cơ bản của cơ chế pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
2.1.1 Khái niệm nhãn hiệu
Nhãn hiệu là một yếu tố đặc trưng gắn liền giữa thị trường thương mại và lĩnh vực sở hữucông nghiệp Nó đã được sử dụng trong một thời gian dài bởi các nhà sản xuất cũng nhưcác thương nhân để xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa hay dịch vụ của họ và phânbiệt những hàng hóa, dịch vụ đó với các hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hay bán bởi cácchủ thể khác Chức năng phân biệt nguồn gốc của hàng hóa hay dịch vụ luôn được xem làyếu tố quan trọng nhất của nhãn hiệu Vì vậy nó luôn đóng vai trò trung tâm và được đềcập đến rất nhiều trong pháp luật về nhãn hiệu của hầu hết các quốc gia trên thế giới Nhãn hiệu có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau:
- Theo Davis Bainbridge, nhãn hiệu thông thường được định nghĩa bởi tòa án lànhãn mác, dấu hiệu hay biểu tượng, mà chức năng đầu tiên và cơ bản của chúng là
để “xác định nguồn gốc hay quyền sở hữu đối với hàng hóa mang nó được gắnvào”;
- Theo một định nghĩa được sử dụng trên trang web chính thức của Văn phòngNhãn hiệu và Sáng chế Hoa Kỳ (USPTO), nhãn hiệu hàng hóa là bất kỳ từ ngữ,tên gọi, một biểu tượng hay hình vẽ hay bất kỳ sự kết hợp nào của chúng được sửdụng, hoặc sẽ được sử dụng trong thương mại để xác định nguồn gốc hàng hóa vàphân biệt những hàng hóa đó với hàng hóa của các nhà sản xuất hoặc nhà phânphối khác Nói cách khác, nhãn hiệu có thể được hiểu như tên thương mại;
- Theo pháp luật nhãn hiệu EU, khái niệm nhãn hiệu được sử dụng thống nhất cho
cả hàng hóa và dịch vụ Theo đó, “nhãn hiệu có thể bao gồm bất kỳ dấu hiệu nào
có thể được trình bày một cách vật chất và riêng biệt dưới dạng từ ngữ, bao gồmtên riêng, các thiết kế, chữ cái, con số, hình dáng hay bao bì hàng hóa, có khảnăng phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của một chủ thể này với hàng hóa hay dịch
vụ của các chủ thể khác”;
- Theo quan điểm của Việt Nam, nhãn hiệu được định nghĩa một cách khái quát tạiĐiều 4 (16) của Luật SHTT năm 2005 (bổ sung, sửa đổi năm 2009) là “dấu hiệu
để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”;
- Ở góc độ chung nhất, nhãn hiệu có thể được hiểu là bất kỳ dấu hiệu nào có thểnhận biết được bao gồm từ ngữ, tên gọi, chữ cái, con số, biểu tượng, thiết kế, hình
Trang 15vẽ hay bất kỳ sự kết hợp nào của chúng, và kiểu dáng hay bao bì hàng hóa được
sử dụng hoặc sẽ được sử dụng trong thương mại để xác định và phân biệt hànghóa hay dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa hay dịch vụ của các chủ thể khác
2.1.2 Chức năng của nhãn hiệu
Trong phần này, tác giả lý giải và phân tích một số chức năng quan trọng của nhãnhiệu, xét cả ở góc độ lịch sử, kinh tế và các điều kiện xã hội có thể chi phối đến quátrình hình thành và phát triển của nhãn hiệu Các chức năng cơ bản đó bao gồm:
- Xác định nguồn gốc tự nhiên của hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Là sự đảm bảo cho nguồn gốc của hàng hóa và dịch vụ;
- Đảm bảo cho chất lượng của hàng hóa và dịch vụ;
- Được sử dụng như biểu tượng của chủ sở hữu nhãn hiệu;
- Được sử dụng như biểu tượng để quảng bá sản phẩm;
- Đôi khi được sử dụng như là đại diện cho phương châm sống của người tiêu dùng
2.1.3 Đặc điểm của nhãn hiệu
- Tính phân biệt: Việc đăng ký đối với một nhãn hiệu sẽ bị từ chối và theo đóquyền sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu cũng sẽ không được bảo vệ nếu nhãnhiệu không có tính phân biệt hoặc trong một số trường hợp tính phân biệt đókhông được thể hiện một cách rõ rang
- Tính đa dạng: các dấu hiệu được xem xét như là nhãn hiệu luôn tồn tại dưới nhiềuhình thức khác nhau, như là những từ ngữ, tên gọi (bao gồm cả tên riêng), biểutượng, hình ảnh, âm thanh hay bất kỳ sự kết hợp nào của các yếu tố này, hìnhdạng của hàng hóa (nhãn hiệu không gian ba chiều), màu sắc hay sự kết hợp cácmàu sắc và bất kỳ một cái gì khác có thể được sử dụng để xác định những hànghóa hay dịch vụ được bán hay được cung cấp trên thị trường
- Tính giá trị: Nhãn hiệu là một dạng tài sản rất quan trọng của chính doanh nghiệp.Giá trị thương mại của nhãn hiệu có thể được xác định khi chính bản thân cácnhãn hiệu có thể được đưa vào lưu thông chuyển nhượng trên thị trườngnhãn hiệu
mà còn là một dạng tài sản rất quan trọng của chính doanh nghiệp Giá trị thươngmại của nhãn hiệu có thể được xác định khi chính bản thân các nhãn hiệu có thểđược đưa vào lưu thông chuyển nhượng trên thị trường
- Giới hạn lãnh thổ trong việc bảo hộ: Theo nguyên tắc giới hạn của lãnh thổ quốcgia, một nhãn hiệu thông thường phải được đăng ký bảo hộ ở một quốc gia haymột vùng lãnh thổ nhất định Khi đó nó sẽ được bảo hộ bởi pháp luật của quốc giahay vùng lãnh thổ đó
2.1.4 Nhãn hiệu và các đối tượng SHTT khác có liên quan
Ở phần này tác giả giới thiệu một cách khái quát những điểm khác biệt giữa nhãnhiệu với các đối tượng khác liên quan để giúp phân biệt chúng trong từng bối cảnh cụthể
- Nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ
Trang 16- Nhãn hiệu và tên thương mại
- Nhãn hiệu và thương hiệu
- Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
- Nhãn hiệu và tên miền
2.2 Pháp luật về nhãn hiệu
Pháp luật về nhãn hiệu là một trong những hợp phần quan trọng của hệ thống pháp luật
về SHTT nói chung Trong luận án này, tác giả tiếp cận và nghiên cứu những vấn đề cơbản nhất liên quan đến pháp luật về nhãn hiệu với tư cách là nền tảng lý luận trọng yếu để
từ đó đi sâu nghiên cứu các vấn đề pháp lý cụ thể liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng Tạiphần này, tác giả chỉ tiếp cận pháp luật về nhãn hiệu một cách khái quát nhất, dựa trên hệthống lý luận cơ bản về pháp luật nhãn hiệu và đánh giá pháp luật nhãn hiệu trong cáchnhìn đa chiều, bao gồm khía cạnh lịch sử, kinh tế và cả ở góc độ xã hội
2.2.1 Giới thiệu chung
Một bức tranh tổng thể về pháp luật nhãn hiệu được mô tả một cách khái quát từ lịch sửhình thành và phát triển của những quy định pháp luật sơ khai có liên quan đến nhãn hiệu
từ thời Trung Cổ, đến sự ra đời của các quy phạm chuyên biệt dành riêng cho việc bảo hộnhãn hiệu, và những vụ việc điển hình được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết liênquan đến tranh chấp nhãn hiệu Đặc biệt trong phần này tác giả đề cập và lý giải mốiquan hệ hữu cơ giữa pháp luật nhãn hiệu hiện đại với các nền tảng pháp lý quan trọng củatruyền thống Luật chung (Common Law) ở các quốc gia phương Tây
2.2.2 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về nhãn hiệu
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu
- Đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác và lợi ích của nhànước liên quan đến việc sử dụng và khai thác nhãn hiệu
- Đảm bảo cầu nối thông tin hiệu quả giữa người tiêu dùng với sản phẩm mangnhãn hiệu, giúp giảm thiểu chi phí và những phí tổn khác của người tiêu dùngtrong việc tiếp cận và chọn lựa đúng sản phẩm mình cần
- Đảm bảo môi trường cạnh tranh thương mại công bằng và lành mạnh giữa các nhàsản xuất, phân phối hàng hóa và dịch vụ
2.2.3 Pháp luật nhãn hiệu và các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan
- Pháp luật về nhãn hiệu là một bộ phận quan trọng của hệ thống pháp luật vềSHTT nói chung Nó có mối quan hệ tương tác chặt chẽ với các lĩnh vực phápluật khác như pháp luật về sáng chế, pháp luật về bản quyền
- Pháp luật về nhãn hiệu có cùng mối quan tâm với pháp luật thương mại nói chung
và luật thương mại quốc tế nói riêng vì nó phải đề cập đến những khía cạnhthương mại của việc sử dụng, khai thác và bảo hộ nhãn hiệu
- Pháp luật về nhãn hiệu cũng có mối liên hệ chặt chẽ với pháp luật cạnh tranh
2.3 Nhãn hiệu nổi tiếng
Trang 17Sau khi tiếp cận và giới thiệu một cách khái quát nhất về nhãn hiệu và pháp luật nhãnhiệu như đã trình bày ở trên, luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu và phân tích những vấn đềpháp lý và lý luận quan trọng liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng và vấn đề bảo hộ nhãnhiệu nổi tiếng Trong phần này, tác giả tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể như họcthuyết về nhãn hiệu nổi tiếng, khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng, đặc điểm của nhãn hiệu nổitiếng, vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong bối cảnh toàn cầu hóa Đặc biệt, tác giả
đã mở rộng phạm vi tiếp cận một cách hợp lý nhằm đưa ra một cái nhìn toàn cầu về nhãnhiệu nổi tiếng mà không chỉ giới hạn trong phạm vi của EU và Việt Nam Một số hệthống pháp luật, theo đó, cũng được tiếp cận và giới thiệu một cách cơ bản như pháp luậtcủa Hoa Kỳ hay pháp luật Nga, Nhật Bản, Trung Quốc
2.3.1 Cơ sở lý luận
Quá trình toàn cầu hóa và tự do hóa hệ thống thương mại thế giới cũng như sự phát triểnnhư vũ bão của khoa học công nghệ đã khiến cho các nguyên tắc truyền thống của phápluật nhãn hiệu trở nên bị hạn chế, đặc biệt là nguyên tắc lãnh thổ quốc gia được áp dụng
để xác định phạm vi bảo hộ
Sự ra đời của học thuyết về nhãn hiệu nổi tiếng đòi hỏi hệ thống pháp luật nhãn hiệu trêntoàn cầu phải có những chuyển đổi phù hợp, đáp ứng yêu cầu bảo hộ một cách hiệu quả
và kịp thời đối với loại nhãn hiệu đặc biệt này
2.3.2 Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng
Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng được đề cập một cách chính thức tại Điều 6bis Công ướcParis 1883 Tuy nhiên, Công ước lại không đưa ra bất kỳ định nghĩa chính thức rõ ràngnào về nhãn hiệu nổi tiếng Cụm từ “nhãn hiệu nổi tiếng” trong Điều 6bis Công ước Parisđược chuyển ngữ sang các ngôn ngữ khác nhau với những sự khác biệt trong cách thểhiện nội dung của thuật ngữ này như “marque notoirement connue”, “notorisch bekanntemarke”, “marchio notoriamente conosciuto”, or “marca notoriamente conocida”
Theo Hiệp định TRIPs, khái niệm “nhãn hiệu nổi tiếng” không chỉ được sử dụng cho đốitượng là hàng hóa mà còn được sử dụng cho cả các đối tượng dịch vụ, và Hiệp định cũngghi nhận một số căn cứ chung để xác định một nhãn hiệu hàng hóa có phải là nổi tiếnghay không27 Ngoài ra, Hiệp định cũng mở rộng phạm vi các nhãn hiệu nổi tiếng đượcbảo hộ, bao gồm cả các nhãn hiệu được coi là rất nổi tiếng Tuy nhiên, cũng giống nhưCông ước Paris, Hiệp định TRIPs cũng không đưa ra bất kỳ một định nghĩa chính thứcnào về “nhãn hiệu nổi tiếng”
Một số điều ước quốc tế khác cũng có đề cập đến nhãn hiệu nổi tiến trong những chừngmực nhất định nhưng hầu như cũng không có bất kỳ một định nghĩa chính thức nào đượcghi nhận về loại nhãn hiệu này Do vậy, định nghĩa về nhãn hiệu nổi tiếng thường sẽđược ghi nhận trong pháp luật nội địa của mỗi quốc gia Trong khi đó, pháp luật của cácquốc gia vẫn còn khác biệt rất lớn, cho nên cách hiểu về nhãn hiệu nổi tiếng khó có thểđạt được sự thống nhất
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhãn hiệu nổi tiếng được hiểu là “nhãn hiệu đượcngười tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam” (khoản 20 – Điều 4 – LuậtSHTT 2005) Để làm rõ thêm khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng, pháp luật Việt Nam đã đưa
27 Điều 16.2 Hiệp định TRIPS.