See Article 51(1) (b) of the Community Trademark Regulation.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ luật học bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nghiên cứu so sánh giữa pháp luật liên minh châu âu và việt nam (Trang 28 - 29)

cấp văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn.51

Như vậy, cả pháp luật EU và Việt Nam đều ghi nhận nguyên tắc về sự gian dối hay có dụng ý xấu phù hợp với quy định trong Công Ước Paris. Tuy nhiên, chi tiết về việc áp dụng nguyên tắc này trên thực tế trong hai hệ thống có phần khác nhau.

4.3 Phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng

4.3.1 Nhãn hiệu chưa đăng ký

Theo quy định của pháp luật EU, các công ước quốc tế đã được các nước thành viên EU thừa nhận, nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được bảo hộ phù hợp ngay cả khi nhãn hiệu chưa được đăng ký tại một nước thành viên cụ thể của EU.

Tương tự như vậy, ở Việt Nam, những nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ bất kể có đăng ký hay không đăng ký những nhãn hiệu nổi tiếng đó. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam lại cho thấy một quan điểm khác.

4.3.2 Hàng hóa và dịch vụ không tương tự

Điều 8(5) của Quy Chế về Nhãn Hiệu cộng đồng quy định “nhãn hiệu được nộp đơn đăng ký sẽ không được đăng ký nếu nhãn hiệu đó trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã có trước đó và nhãn hiệu đó sẽ được đăng ký cho hàng hóa hoặc dịch vụ không tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ cho nhãn hiệu đã có trước đó được đăng ký …”52 Ngôn ngữ tương đồng được quy định tại Điều 5(2) của Chỉ thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của EU. Theo quy định pháp luật Việt Nam, phạm vi bảo hộ nhãn hiệu cũng được mở rộng sang việc sử dụng có liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ không tương tự trong trường hợp bản sắc hoặc tính tương tự của nhãn hiệu đối lập có thể làm cho người tiêu dùng lầm tưởng rằng có mối quan hệ giữa nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu đối lập hoặc có cơ may làm phai dần tính phân biệt với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc làm phương hại đến danh tiếng của nhãn hiệu này.

4.3.3 Hàng hóa và dịch vụ không cạnh tranh

Miễn là nhãn hiệu nổi tiếng hoặc nhãn hiệu rất nổi tiếng được bảo hộ có liên quan đến hàng hóa và dịch vụ không tương tự khi có nguy cơ gây nhầm lẫn, hoặc bằng học thuyết chống làm lu mờ nhãn hiệu, thì phạm bảo hộ này sẽ được mở rộng sang hàng hóa hoặc dịch không cạnh tranh. Bất cứ khi nào chủ sở hữu nhãn hiệu chứng minh rằng việc các bên thứ ba sử dụng nhãn hiệu tạo ra một lợi thế không công bằng đối với chủ sở hữu đó, hoặc làm phương hại đến danh tiếng hoặc khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc rất nổi tiếng, thì cần ngăn chặn việc sử dụng đó. Pháp luật Việt Nam không có quy định về vấn đề này và tòa án cũng không có quy định về điểm này. Tuy nhiên, trong phạm vi sự bảo hộ sẽ được cấp đối với hàng hóa và dịch vụ, các xem xét cũng cần mở rộng có hợp lý đối với hàng hóa và dịch vụ không cạnh tranh.

4.3.4 Thời hạn bảo hộ

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ luật học bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nghiên cứu so sánh giữa pháp luật liên minh châu âu và việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w