tóm tắt luận án tiến sĩ xây dựng tập đoàn truyền thông ở việt nam”.

27 603 0
tóm tắt luận án tiến sĩ xây dựng tập đoàn truyền thông ở việt nam”.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Về phương diện nhận thức khoa học Tập đoàn truyền thông là một vấn đề mới ở nước ta. Nhận thức chung của xã hội và những người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, báo chí về mô hình này vẫn còn những hạn chế, nhất là các nội dung nội hàm của mô hình. Về phương diện thực tiễn Mặc dù việc xây dựng các tập đoàn truyền thông ở nước ta là một nhu cầu được thực tiễn đòi hỏi, là một hướng phát triển mang tính chiến lược của nền truyền thông, nhưng do hiện nay chưa có tiền lệ nên gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ đòi hỏi đó, luận án lựa chọn nghiên cứu đề tài “Xây dựng tập đoàn truyền thông ở Việt Nam”. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn của thế giới, bước đầu phác thảo một số mô hình tập đoàn truyền thông phù hợp ở nước ta; đánh giá cơ sở và những vấn đề đặt ra; thiết lập luận chứng và những khuyến nghị khoa học tháo gỡ các vướng mắc, để tập đoàn truyền thông được thành lập và hoạt động trong điều kiện của Việt Nam. Để đạt được mục đích trên, trong phạm vi đề tài luận án, tác giả xác định những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây: 1. Thiết lập hệ thống khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu; lịch sử hình thành, phát triển của tập đoàn truyền thông; làm rõ sự cần thiết phải xây dựng tập đoàn truyền thông ở nước ta hiện nay; 2. Tham chiếu và khái quát hóa một số mô hình tập đoàn truyền thông tiêu biểu trên thế giới phù hợp với hướng nghiên cứu; đánh giá ưu, nhược điểm của từng mô hình và tiên liệu những mặt phù hợp, không phù hợp khi vận dụng vào Việt Nam; 3. Phân tích cơ sở về quan điểm, chủ trương; cơ sở pháp lý; điều kiện kinh tế; cơ sở về tiềm lực thực tế của các cơ quan truyền thông Việt Nam (khảo sát một số cơ quan truyền thông tiêu biểu ở Việt Nam), từ đó làm rõ những vấn đề đặt ra đối với việc thành lập và hoạt động của tập đoàn truyền thông ở nước ta; 4. Phác thảo bước đầu một số mô hình lý thuyết về tập đoàn truyền thông phù hợp trong điều kiện nước ta; đưa ra khuyến nghị khoa học nhằm tạo lập môi trường, điều kiện để tập đoàn truyền thông ra đời và hoạt động ở Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng khảo sát của luận án là mô hình tập đoàn truyền thông nói chung. Đối tượng nghiên cứu của luận án là xây dựng mô hình tập đoàn truyền thông ở Việt Nam, một thuộc tính hẹp hơn được bao hàm bên trong đối tượng khảo sát. Giới hạn về thời gian: Nghiên cứu việc xây dựng tập đoàn truyền thông ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở tham chiếu toàn bộ lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn truyền thông trên thế giới; nghiên cứu và khảo sát các cơ quan truyền thông tại Việt Nam chủ yếu từ năm 2005, khi chủ trương về xây dựng tập đoàn truyền thông ở Việt Nam lần đầu tiên được đề cập tới. Không gian nghiên cứu: Tập đoàn truyền thông có ngành báo chí làm hạt nhân, theo đó lựa chọn khảo sát 3 mô hình tiêu biểu trên thế giới và 5 cơ quan báo chí trong nước có tiềm lực, manh nha hoạt động theo mô hình tập đoàn hoặc có lộ trình chính thức thành tập đoàn. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Dựa trên nguyên lý sự phát triển của phép biện chứng duy vật, những luận điểm của Mác về tích lũy tư bản… Nghiên cứu cũng lấy cơ sở từ các quan điểm, chủ trương của Đảng trong việc khuyến khích và cho phép thành lập tập đoàn truyền thông ở nước ta; sử dụng một số lý thuyết về truyền thông, tập đoàn truyền thông… trên thế giới và trong nước để làm cơ sở cho nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu chung: Phân tích - tổng hợp, lôgic - lịch sử, quy nạp - diễn dịch, mô hình hoá - khái quát hoá. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phân tích tài liệu, thực nghiệm, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm. 5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài Luận án nghiên cứu một hiện tượng rất mới cả về mặt lý luận và thực tiễn của Việt Nam nên có nhiều luận giải, phát hiện khoa học mới. - Làm rõ khái niệm tập đoàn truyền thông, trên cơ sở phân tích những nội dung nội hàm khái niệm quan trọng phục vụ trực tiếp cho vấn đề nghiên cứu. Luận chứng việc cần thiết phải thành lập tập đoàn truyền thông ở nước ta. - Khái quát hóa một số mô hình tập đoàn truyền thông tiêu biểu trên thế giới. Đánh giá khách quan đối với các cơ quan truyền thông hàng đầu của Việt Nam dưới góc nhìn mới – góc nhìn tập đoàn truyền thông. Phân tích những vấn đề đang đặt ra cần tháo gỡ để mô hình trên có thể hình thành và hoạt động, trong điều kiện Việt Nam. - Đúc rút các tiêu chí về tập đoàn truyền thông, là căn cứ khoa học cho việc phác thảo bước đầu hai mô hình lý thuyết tập đoàn truyền thông phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Khuyến nghị bổ sung những khuyết thiếu về cơ sở quan điểm, chủ trương của Đảng, cơ sở pháp lý, cơ sở về tiềm lực của các cơ quan truyền thông, điều kiện kinh tế, nhất là đề xuất đổi mới cơ chế tài chính và hoạt động kinh tế truyền thông, mà mấu chốt là có cơ chế cho phép tập đoàn truyền thông hoạt động như một doanh nghiệp nhà nước đặc thù. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Về phương diện lý luận: Thống nhất nhận thức đúng và bổ sung một phần vào những khoảng trống lý luận báo chí nghiên cứu về tập đoàn truyền thông và những khía cạnh gần gũi với vấn đề trên. Những đúc rút lý luận này có thể phục vụ hữu ích cho sự phát triển của chính các cơ quan báo chí, cho công tác lãnh đạo – quản lý, hoạch định chính sách về báo chí, khoa học về tổ chức – quản lý cơ quan truyền thông và các nghiên cứu khoa học có liên quan… Về phương diện thực tiễn: Góp phần hiện thực hóa mô hình tập đoàn truyền thông trong thực tiễn tại Việt Nam. 7. Một số giả thuyết khoa học - Xây dựng tập đoàn là một tất yếu trong quá trình phát triển của nền truyền thông nước ta. - Bản thân mô hình tập đoàn truyền thông có cả những lợi điểm, nhược điểm, việc lựa chọn mô hình này ở Việt Nam cũng cần nhận thức rõ điều đó để có các giải pháp phù hợp trong xây dựng. - Việc học tập kinh nghiệm là cần thiết, song không áp dụng máy móc. Xây dựng tập đoàn truyền thông tại Việt Nam phải dựa vào điều kiện thực tiễn của nước ta, với không chỉ một mô hình phát triển mà có thể có nhiều mô hình khác nhau. - Sẽ không thể xây dựng được tập đoàn truyền thông trong thực tiễn nếu thiếu môi trường phù hợp về kinh tế, xã hội, đặc biệt là các cơ chế, chính sách, hệ thống luật pháp để tập đoàn hoạt động. 7/ Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận án bao gồm 4 chương và 15 tiểu mục. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1. Các nghiên cứu trong nước Những nghiên cứu chuyên sâu về tập đoàn truyền thông có mật độ xuất hiện không nhiều trong nước, do tập đoàn truyền thông là vấn đề mới, chưa có tiền lệ tại Việt Nam nên thiếu cơ sở thực tiễn về mô hình trên. Mặt khác, đây cũng là vấn đề nghiên cứu khó, với nội hàm đa dạng, đòi hỏi sự khái quát, liên hệ, đúc rút khá công phu. 2. Các nghiên cứu nước ngoài Những nghiên cứu nguyên dạng tiếng nước ngoài về tập đoàn truyền thông khá phong phú về nội dung, quan điểm, góc độ tiếp cận. Tuy nhiên, bên trong sự phong phú đó, có những vấn đề được đề cập nhiều, song có những vấn đề quan trọng khác (xét trong phạm vi nghiên cứu của tác giả) lại được đề cập hạn chế, do mô hình trên ra đời, phát triển hàng trăm năm tại các nước phương Tây nên đã ổn định, những nghiên cứu gần đây về mô hình tổ chức - quản lý không chiếm vị trí chủ đạo. Thay vào đó, các nghiên cứu đi vào phân tích từng khía cạnh riêng lẻ có liên quan. Nghiên cứu của tác giả nước ngoài dịch sang tiếng Việt liên quan tới tập đoàn truyền thông phần nhiều cũng mới dừng lại ở việc thống kê, gián tiếp đề cập, mà ngay từ đầu không có chủ đích đi sâu phân tích những nội dung bên trong mô hình. Tóm lại, nghiên cứu về tập đoàn truyền thông tại Việt Nam vẫn là một vấn đề rất mới. Sau quá trình liên tục nâng cấp và cập nhật, bổ sung, hoàn chỉnh các nghiên cứu trước, có thể khẳng định, hiện nay, đây vẫn là một nghiên cứu trực diện và khá toàn diện đầu tiên về tập đoàn truyền thông của Việt Nam. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẬP ĐOÀN TRUYỀN THÔNG 1.1. Về hệ thống khái niệm 1.1.1. Tập đoàn kinh tế Sự phát triển của tập đoàn truyền thông không nằm ngoài sự phát triển chung của tập đoàn kinh tế, một mô hình tổ chức – quản lý là sản phẩm của quá trình tập trung và tích lũy tư bản, một thực thể kinh tế tồn tại trên cơ sở tập hợp các công ty hoạt động trong cùng hoặc không cùng lĩnh vực, có những ràng buộc với nhau về về mặt pháp lý, lợi ích kinh tế, tài chính và quản trị. 1.1.2. Các phương tiện truyền thông Các phương tiện truyền thông là hệ thống các kênh và công cụ để lưu trữ, truyền tải thông tin, dữ liệu. Trong các phương tiện truyền thông đại chúng thì báo chí giữ vai trò trung tâm. 1.1.3. Tập đoàn truyền thông Tập đoàn truyền thông là một tổ hợp bao gồm các công ty hoạt động ở một hoặc nhiều ngành thuộc lĩnh vực truyền thông, trong đó thường có ngành báo chí làm nòng cốt. Tập đoàn bao gồm một công ty mẹ là hạt nhân, giữ vai trò là đầu mối liên kết nội bộ tập đoàn và nắm quyền lãnh đạo, chi phối các công ty con về mặt định hướng tư tưởng chung nhất, chiến lược hoạt động, công tác cán bộ, tài chính. Các công ty con hoạt động khá độc lập với công ty mẹ và có quan hệ bổ trợ nhau thông qua các mối liên kết, ràng buộc về tôn chỉ mục đích, hạ tầng kỹ thuật, khai thác và chia sẻ nguồn thông tin, thị trường…, với mục đích tăng cường sức mạnh, hiệu quả thông tin, vị thế chính trị - xã hội và hiệu quả kinh tế truyền thông của cả tập đoàn. 1.2. Lịch sử ra đời, phát triển của tập đoàn truyền thông Mô hình tập đoàn truyền thông đã có bề dày lịch sử hơn một thế kỷ, với những ưu việt của mình, là một mô hình tổ chức – quản lý cơ quan - doanh nghiệp truyền thông hiện đại nhất hiện nay, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển nền truyền thông thế giới. 1.3. Nguyên nhân sự ra đời, phát triển và các hình thức của tập đoàn truyền thông 1.3.1. Nguyên nhân sự ra đời, phát triển Tập đoàn truyền thông ra đời là một tất yếu kinh tế từ sự phát triển của lực lượng sản xuất; cạnh tranh trong lĩnh vực truyền thông; sự xuất hiện của báo chí bình dân và phát triển của các hãng thông tấn; quá trình toàn cầu hóa. 1.3.2. Các hình thức tập đoàn truyền thông Căn cứ vào chủ thể sở hữu: Tập đoàn thuộc sở hữu tư nhân và tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước. Căn cứ vào hình thức sở hữu: Tập đoàn đơn sở hữu và tập đoàn đa sở hữu. Căn cứ vào tính chất chuyên môn hoá: Tập đoàn có một ngành báo chí hạt nhân và tập đoàn có đa ngành truyền thông, phi truyền thông. Căn cứ vào phạm vi hoạt động: Tập đoàn hoạt động chủ yếu trong phạm vi một quốc gia và tập đoàn đa quốc gia. Căn cứ vào kiểu liên kết: Tập đoàn liên kết dọc, tập đoàn liên kết ngang, tập đoàn liên kết kiểu hỗn hợp ngang, dọc và tập đoàn liên kết chéo kiểu conglomerate. 1.4. Sự cần thiết phải xây dựng tập đoàn truyền thông ở nước ta hiện nay 1.4.1. Tập đoàn truyền thông ra đời đáp ứng chính nhu cầu phát triển khách quan nội tại của nền báo chí và các cơ quan báo chí Việt Nam Đối với nền báo chí Việt Nam: Dù có những bước phát triển lớn, song so với khu vực và thế giới, nền truyền thông của Việt Nam hiện nay có quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh còn hạn chế. Nền truyền thông của Việt Nam rất cần những tập đoàn truyền thông lớn, là những đầu tàu kéo kích thích cả nền truyền thông phát triển, đồng thời có khả năng cạnh tranh với bên ngoài. Tập đoàn truyền thông ra đời là nhân tố góp phần hoàn thiện những vấn đề đang còn khuyết thiếu và yếu của nền truyền thông nước ta như về thể chế, điều kiện, môi trường báo chí, mô hình tổ chức cơ quan báo chí, chiến lược quy hoạch Đối với các cơ quan báo chí của Việt Nam: Lực lượng sản xuất của các cơ quan báo chí của Việt Nam, kể cả những cơ quan truyền thông hàng đầu, còn hạn chế so với khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, xét về mô hình tổ chức, hầu hết các cơ quan báo chí của Việt Nam vẫn chưa tiếp cận mô hình tổ chức hiện đại, giữ mô hình tổ chức cũ với phương thức quản trị hiệu quả không cao. Khi phát triển tới một trình độ nhất định, mô hình tổ chức cũ sẽ mâu thuẫn với trình độ lực lượng sản xuất mới, cản trở phát triển. Lịch sử nền báo chí nhân loại kiểm chứng, tập đoàn vẫn là mô hình tối ưu nhất, là bước phát triển tất yếu và cao nhất trong khoa học tổ chức doanh nghiệp truyền thông. Tận dụng ưu thế mô hình tổ chức hiện đại (và tránh cả các điểm bất lợi của mô hình trên) này là cơ hội cho các cơ quan báo chí của Việt Nam, với ưu thế đi sau, có thể học hỏi để phát triển. 1.4.2. Tập đoàn truyền thông - mô hình kết hợp hiệu quả giữa lợi ích chính trị - xã hội và lợi ích kinh tế Các tập đoàn truyền thông có tiềm lực sẽ gánh vác có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, cũng như thực hiện tốt các nhiệm vụ công ích trong lĩnh vực truyền thông hơn so với các cơ quan báo chí tiềm lực hạn chế. Tập đoàn truyền thông với bản chất là tập đoàn kinh tế cũng là mô hình thích hợp để khai thác hoạt động kinh tế truyền thông của mỗi cơ quan báo chí tạo nguồn lực tích lũy phát triển và rộng hơn là ngành công nghiệp truyền thông của nước ta vốn nhiều tiềm năng nhưng khai thác chưa tương xứng. Mô hình tập đoàn truyền thông cũng bảo đảm hài hòa giữa việc thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội và các hoạt động kinh tế truyền thông của cơ quan báo chí, ngay từ trong mô hình tổ chức của nó với cơ cấu tổ chức phân tách rõ và chuyên nghiệp hóa hai bộ phận nội dung và kinh tế truyền thông, có sự độc lập tương đối trong tương quan bổ trợ nhau, trong đó nhiệm vụ chính trị – xã hội giữ vai trò chủ đạo, hoạt động kinh tế truyền thông tạo dựng nền tảng và tiềm lực vật chất để phục vụ nhiệm vụ chính trị - xã hội được thực hiện tốt hơn. Lợi ích chính trị - xã hội và lợi ích kinh tế là hai mặt thống nhất bên trong mô hình này. Sự điều tiết hài hòa giữa hai lợi ích trên còn được bảo đảm bởi những ràng buộc từ bên ngoài của pháp luật, cơ chế quản lý của các cơ quan chủ quản, nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với các cơ quan báo chí 1.4.3. Tập đoàn truyền thông – mô hình bổ trợ nền truyền thông Viêt Nam thích ứng với nền truyền thông hiện đại thế giới và các xu thế phát triển mới của thời đại. Việc thành lập các tập đoàn truyền thông không phải là chìa khóa vạn năng có thể thay đổi được toàn bộ nền truyền thông Việt Nam, trong một sớm, một chiều. Song mô hình phát triển trên, chắc chắn sẽ là một tác nhân quan trọng thúc đẩy nền truyền thông của Việt Nam bắt nhập, thích ứng được với các xu thế phát triển chủ đạo của nền truyền thông thế giới, tránh tụt hậu, như: Xu hướng hội tụ truyền thông, tích hợp truyền thông – công nghệ thông tin – viễn thông, truyền thông công nghệ số Mặt khác, những tập đoàn truyền thông này cũng sẽ đón đầu và hiện thực hóa được những cơ hội, cũng như đủ [...]... hoạt động của tập đoàn truyền thông tại Việt Nam hiện nay dù đã bước đầu được “nhen nhóm”, song còn nhiều khuyết thiếu, cả ở tầm vĩ mô và vi mô 3.4 Cơ sở về tiềm lực thực tế của các cơ quan truyền thông Việt Nam 3.4.1 Đài Truyền hình Việt Nam Dựa vào những tiềm lực sẵn có và vị thế của mình, đây là cơ quan truyền thông đã đủ điều kiện để thành lập tập đoàn truyền thông 3.4.2 Thông tấn xã Việt Nam Với... từ đó chủ động và tập trung tích lũy, đầu tư, có kế hoạch, lộ trình khoa học 4 Dựa trên kinh nghiệm của các mô hình của tập đoàn truyền thông thế giới, điều kiện cụ thể và đặc thù của Việt Nam, luận án đã phác thảo bước đầu hai mô hình lý thuyết về tập đoàn truyền thông phù hợp với nước ta, gồm: Tập đoàn truyền thông đơn ngành báo chí, liên kết hỗn hợp dọc, ngang; tập đoàn truyền thông đa ngành báo... tế truyền thông, cấu trúc tổ chức bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Chương 3 CƠ SỞ CHO VIỆC THÀNH LẬP TẬP ĐOÀN TRUYỀN THÔNG Ở VIỆT NAM 3.1 Cơ sở về quan điểm, chủ trương của Đảng Mặc dù chưa có văn bản chính thức đề cập tập trung, song chủ trương thành lập các tập đoàn truyền thông có tiềm lực mạnh, sức ảnh hưởng thông tin lớn, khả năng cạnh tranh cao, qua đó tạo sức bật, góp phần phát triển nền truyền thông. .. đề tập đoàn truyền thông, thay vì đề cập gián tiếp như trước đây, nhất là khẳng định sự cần thiết phải xây dựng mô hình trên trong điều kiện ở nước ta, nằm trong chủ trương về xây dựng nền truyền thông, báo chí của Việt Nam trong giai đoạn mới 4.3.2 Môi trường pháp lý Chính phủ nên chính thức cho phép thực hiện thí điểm thành lập một tới hai tập đoàn truyền thông để đúc rút kinh nghiệm, trên cơ sở... biểu: Tập đoàn truyền thông đa lĩnh vực, đa ngành, quy mô lớn, liên kết hỗn hợp; tập đoàn truyền thông đơn ngành báo chí, liên kết dọc chiếm vị trí chủ đạo; tập đoàn truyền thông có lĩnh vực hoạt động và trình độ liên kết mang tính đặc thù của Trung Quốc với nhiều đổi mới và bứt phá phát triển, có nhiều điểm gần gũi với Việt Nam 3 Hiện nay ở nước ta, cơ sở cho việc ra đời và hoạt động của tập đoàn truyền. .. lớn, liên kết hỗn hợp với đầy đủ nội hàm của nó, ở Việt Nam hiện nay, là chưa khả thi Việc áp dụng này nếu có, là áp dụng những điểm mạnh của mô hình vốn là dạng thức phát triển ở trình độ cao nhất của mô hình tập đoàn truyền thông trên thế giới Trong mô hình này, việc áp dụng phù hợp hơn cả là tập đoàn truyền thông công, bởi tập đoàn truyền thông ở Việt Nam nếu được thành lập, do yêu cầu thực hiện... trên cơ sở đó xây dựng bước đầu cơ sở pháp lý về tập đoàn truyền thông, trước mắt là một nghị định riêng về tập đoàn truyền thông 4.3.3 Điều kiện về kinh tế Có quy định cho phép thực hiện cơ chế tài chính của tập đoàn truyền thông như cơ chế tài chính của doanh nghiệp nhà nước nhằm tăng cường tính tự chủ, quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm, giúp đẩy mạnh các hoạt động kinh tế truyền thông, tích lũy... vực, quy mô, tiềm lực và sức ảnh hưởng thông tin vẫn còn rất hạn chế Bởi vậy, việc trở thành tập đoàn đòi hỏi phải gắn chặt với quá trình tích lũy không ngừng Chương 4 PHÁC THẢO MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN TRUYỀN THÔNG Ở NƯỚC TA 4.1 Một số tiêu chí của tập đoàn truyền thông Việt Nam Doanh thu, tài sản: Doanh thu cơ quan báo in đạt từ 1.000 tỉ đồng/năm trở lên, quỹ phát triển sự nghiệp phải... TIÊN LIỆU KHI VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM 2.1 Luận chứng về quan điểm phân chia Luận án không tham chiếu các tập đoàn truyền thông của thế giới theo cách thức liệt kê từng tập đoàn hay theo khu vực địa lý, quốc gia, mà trên cơ sở khảo sát nhiều tập đoàn cụ thể, khái quát hóa lại thành các mô hình tập đoàn tiêu biểu, với các cấu trúc và chức năng cấu thành của nó Những mô hình tập đoàn khảo sát chủ yếu lấy... thuộc vào vận dụng ở từng thời điểm lịch sử, vận dụng của từng cơ quan truyền thông Mô hình tập đoàn truyền thông phù hợp với Việt Nam sẽ vẫn lấy hình thức liên kết và ngành hoạt động để làm tiêu chí chính phân chia như cách thức lựa chọn thống nhất của luận án, thuận lợi cho việc nghiên cứu, song bên trong mô hình sẽ là tổng hợp của nhiều yếu tố cấu thành tập đoàn 4.2.2 Tập đoàn truyền thông đơn ngành . tiên về tập đoàn truyền thông của Việt Nam. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẬP ĐOÀN TRUYỀN THÔNG 1.1. Về hệ thống khái niệm 1.1.1. Tập đoàn kinh tế Sự phát triển của tập đoàn truyền thông. luận án là xây dựng mô hình tập đoàn truyền thông ở Việt Nam, một thuộc tính hẹp hơn được bao hàm bên trong đối tượng khảo sát. Giới hạn về thời gian: Nghiên cứu việc xây dựng tập đoàn truyền thông. nền truyền thông thế giới, tránh tụt hậu, như: Xu hướng hội tụ truyền thông, tích hợp truyền thông – công nghệ thông tin – viễn thông, truyền thông công nghệ số Mặt khác, những tập đoàn truyền thông

Ngày đăng: 27/07/2014, 09:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan