Có thể nhận ra dấu ấn sáng tạo của Kafka trong tác phẩm của nhiều nhà văn: từ Camus, Beckett, Ionesco, Durrenmatt, Marquez, Cao Hành Kiện, Jelinek…, tới các nhà văn Việt Nam như Phạm Thị
Trang 1Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Franz Kafka (1883 - 1924) là một trong những nhà văn lớn nhất thế
kỷ XX Với Kafka, tiêu chí phản ánh hiện thực giống như thật “với toàn bộ các hình thức của đối tượng” (G.Lukacs) có từ quan niệm nghệ thuật là sự bắt chước hiện thực của Aristoste - một quan niệm chi phối tư duy lý luận qua nhiều thế kỷ đã chính thức “phá sản” Cùng với nhiều nhà văn hiện đại khác như: M.Proust, J.Joyce… Kafka là người “khai tử cho tiểu thuyết bô lão kiểu Banzắc và mở đầu cho một thời đại tiểu thuyết”[32, tr.85] Franz Kafka đã tạo
ra bước đột phá lớn cho lịch sử văn học, góp phần đưa văn chương nhân loại
mở ra một ngã rẽ mới và đưa văn học của chủ nghĩa hiện đại lên ngôi Các sáng tác của ông đã đem đến cho văn học thế kỷ XX những quan niệm mới về con người và hiện thực, về đặc trưng phản ánh nghệ thuật, mang đến phương thức tư duy mới cho tiểu thuyết hiện đại, làm thay đổi không chỉ các yếu tố thi pháp tiểu thuyết mà còn mở ra cho người đọc những khả năng mới trong việc
tiếp nhận văn bản văn học Lựa chọn đề tài Thế giới nghệ thuật của Franz
Kafka, chúng tôi hy vọng có được cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về con
người, tài năng, tư tưởng nghệ thuật và những đóng góp của nhà văn hiện đại xuất sắc này cho văn chương nhân loại
1.2 Sự nghiệp của bất kỳ nhà văn lớn nào cũng không tách rời thời đại
và những giá trị văn hoá, văn học của nó Qua các sáng tác của Kafka, chúng
ta thấy rõ hơn về sự vượt lên những giới hạn của chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX khi nó chuyển từ chủ nghĩa hiện thực truyền thống đến chủ nghĩa hiện
đại Khám phá thế giới nghệ thuật của Franz Kafka do đó là dịp để chúng tôi nhìn nhận lại phần nào diện mạo của chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX, tiếp cận với văn học chủ nghĩa hiện đại thế kỷ XX Hơn nữa, “trên hành trình chân lí
Trang 2Kafka” thấy được sự vận động của tư duy nghệ thuật trên các vấn đề: mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, đặc trưng phản ánh nghệ thuật…
1.3 Những sáng tác của Kafka có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học thế giới, không chỉ ở thế kỷ ông sống và viết, mà ngay cả những năm đầu thế
kỷ XXI này, các tác phẩm của Kafka vẫn ảnh hưởng tới các nhà văn hiện đại, hậu hiện đại trên thế giới và cả ở Việt Nam Có thể nhận ra dấu ấn sáng tạo của Kafka trong tác phẩm của nhiều nhà văn: từ Camus, Beckett, Ionesco, Durrenmatt, Marquez, Cao Hành Kiện, Jelinek…, tới các nhà văn Việt Nam như Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp… Vì thế, nghiên cứu thế giới nghệ thuật của Franz Kafka không những giúp chúng tôi hiểu hơn những tinh hoa văn học nước ngoài, mà còn hiểu thêm những nỗ lực cách tân của văn học Việt Nam đương đại
1.4 Trong chương trình của bộ môn Văn học nước ngoài ở Đại học sư phạm hiện nay, Franz Kafka đã được đưa vào giảng dạy với tư cách một tác gia lớn Chương trình ngữ văn trung học phổ thông cũng giới thiệu Kafka với
truyện ngắn Một thầy thuốc nông thôn Lựa chọn đề tài Thế giới nghệ thuật
của Franz Kafka, chúng tôi hy vọng sẽ tích lũy được nhiều hơn tri thức và
phương pháp nghiên cứu khoa học để phục vụ cho quá trình giảng dạy và nghiên cứu sau này
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Tình hình nghiên cứu Franz Kafka trên thế giới
Tác phẩm của F.Kafka với sự quy tụ đa dạng các lối viết và nhiều hệ tư tưởng thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học Theo Yve Zilli tổng kết, chỉ tính trên nhan đề, trên thế giới đã có hơn
5000 bài viết về Kafka Đã có hàng chục luận án tiến sĩ ở Mĩ, Cộng hoà dân chủ Đức, Cộng hoà Liên bang Đức, hai cuộc hội thảo quốc tế về Kafka được
tổ chức ở Liblice (Tiệp Khắc, 1963) và ở tây Berlin (Cộng hoà Liên bang Đức,
Trang 31966) Thực tế ấy đã chứng minh một cách thuyết phục “tính có vấn đề” trong các tác phẩm của Kafka đối với người đọc Do điều kiện thực tế chưa cho phép, chúng tôi mới chỉ tiếp cận được với những tài liệu đã được dịch qua tiếng Việt Dưới đây, xin điểm lại một số ý kiến liên quan đến vấn đề của luận văn
Franz Kafka bước vào văn đàn thế giới một cách âm thầm lặng lẽ với vài truyện ngắn được in và không hề thu hút được sự quan tâm của các nhà phê bình Bởi theo ý muốn của nhà văn, cả trước và sau khi ông qua đời, tác phẩm của ông sẽ không công bố rộng rãi Nhưng ngay sau khi Kafka mất, các tác phẩm của nhà văn đã được công bố hàng loạt Không chỉ các nhà phê bình phương Tây mà cả các nhà phê bình mác xít cũng đánh giá ông rất cao Báo
Quyền lợi đỏ của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã viết về Kafka với những nhận
xét đầy trân trọng và xót thương: “Một trí tuệ tinh tế và trong sạch, từng ghê tởm cái thế giới này và mổ xẻ nó bằng con dao không xót thương của lẽ phải… trong những bài viết của mình, ông tấn công vào kẻ mạnh của thế giới bằng phương tiện trào phúng và bằng một hình thức chất chứa đầy hình ảnh”
(dẫn theo Đặng Anh Đào)[61, tr.645] Còn trên báo Nhân dân của Tiệp Khắc,
Milena Jesenka nhận xét: những cuốn sách của Kafka “đã để lại một ấn tượng
về thế giới hoàn chỉnh đến nỗi người ta không thể thêm vào đó một chữ nào”[61, tr.645], và “ông đã viết những cuốn sách có ý nghĩa nhất của nền văn chương Đức hiện đại, những cuốn sách cưu mang trong nó sự chiến đấu của thế hệ hôm nay xuyên suốt thế giới ( ) Chứng thực, trần trụi, và đau thương nên hết đỗi tự nhiên ngay cả khi có tính biểu tượng Chúng đầy sự khô cằn và
là cảm quan của một người nhìn thế giới một cách rõ ràng đến không thể chịu
đựng được nó.”[37, tr.1]
Đặc biệt, từ năm 1939, khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và cũng
là khi “thế giới bắt đầu giống như thế giới Kafka”, “khi con người chỉ còn là một con số trong các trại tập trung phát xít, khi thế giới phương Tây đột nhiên
Trang 4phát hiện ra ung nhọt vô phương cứu chữa ở cái thân thể tưởng như tráng kiện của mình”, khi cả nhân loại phải loay hoay “tìm đáp số cho bài toán cuộc đời trước bão tố Đại chiến thế giới thứ hai” [61, tr.645], các tác phẩm của ông có
ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn thế giới, đặc biệt là ở phương Tây Người ta sửng sốt nhận ra rằng “thế giới bắt đầu gặp gỡ Franz Kafka và định ngữ K rời
bỏ lĩnh vực văn chương để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày” [61, tr.645] Từ
đây, một làn sóng phê bình mạnh mẽ hướng đến trung tâm là con người cùng thế giới nghệ thuật của Franz Kafka
Trong công trình Viết về nghệ thuật của mình, nhà viết kịch nổi tiếng
Becton Brecht đã có những nhận xét xác đáng về thế giới nghệ thuật của F.Kafka và thừa nhận khả năng tiên cảm tuyệt vời của ông: “Người ta đã tìm thấy ở ông đằng sau những hoá trang rất kỳ cục, những linh cảm về nhiều điều
mà vào thời những cuốn sách của ông xuất hiện thường chỉ có một vài người nhận thấy được mà thôi [61, tr.646] Đồng quan điểm về tính chất siêu dự báo của nhà văn hiện đại xuất sắc này, Nathalie Sarraute - một đại diện tiêu biểu của trào lưu tiểu thuyết mới - cũng khẳng định: “Kafka là thiên tài của thời đại chúng ta, Kafka là nhà tiên tri báo trước kỉ nguyên của con người phi lý, con người không có sự sống”[82, tr.32] Khẳng định sự thất thế của phương pháp hiện thực cũ, ông kêu gọi nhà văn phải theo gót Kafka đi tìm “những miền chưa khám phá” của con người để phát hiện cho được “con người phi lí” trong thời đại ngày nay
Nhà nghiên cứu Hecman Brotso trong bài Phong cách và thời đại huyền
thoại lại nhấn mạnh đến triết lý về huyền thoại, đến “vũ trụ luận” của Kafka
Ông khẳng định thời đại ngày nay là thời đại văn học hiện đại “quay về với huyền thoại” theo gương của Kafka [82, tr.32] Tiếp cận hiện thực bằng hình thức huyền thoại hoá hiện thực là cách làm mang lại nhiều hiệu quả thẩm mĩ mới mẻ, sâu sắc
Trang 5M.Melentinski trong Thi pháp của huyền thoại đã dành rất nhiều tâm
huyết cho việc nghiên cứu (chủ yếu là huyền thoại) sáng tác của Kafka Với cái nhìn thấu suốt về thế giới huyền thoại của Kafka trên nhiều phương diện, Melentinski cho rằng thế giới nghệ thuật của nhà văn là “sự biến cải siêu tưởng thế giới đời thường” [51, tr.472]
Năm 1963, tại hội nghị Quốc tế về Kafka được tổ chức tại Lipbice (Tiệp Khắc trước đây) , Ernst Fischer nói đến tác phẩm của Kafka như một trường hợp tiêu biểu nhất cho phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa Tất nhiên, chủ nghĩa hiện thực được đề cập ở đây không còn mang ý nghĩa của chủ nghĩa hiện thực cổ điển mà đã mang một ý nghĩa mới, một “chủ nghĩa hiện thực không bờ bến” Trong bài viết của mình, nhà lý luận marxit này đặc biệt chú ý đến việc khảo sát các chi tiết trong các tác phẩm của Kafka và nhìn thấy trong thế giới nghệ thuật của Franz Kafka tính chất tiêu cực, sự tha hoá của con người; đồng thời khẳng định khả năng tái hiện hiện thực của nhà văn bằng tiếng nói nghệ thuật độc đáo có một không hai Trên cơ sở nghiên cứu sáng tác của Franz Kafka, Fischer còn đề xuất những vấn đề quan trọng liên quan đến thái độ ứng xử của những người marxit với Kafka, những vấn đề của phản ánh nghệ thuật…
Cũng tại hội nghị này, nhà lý luận marxit, nhà văn Pháp Roger Garaudy xem Kafka là mẫu mực của chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XX Trong hai công
trình Về một chủ nghĩa hiện thực không bờ bến (1963) và Vì một chủ nghĩa
hiện thực của thế kỷ XX (1968), nhà nghiên cứu cho rằng Kafka đã xây dựng
được một thế giới riêng, mà những vật liệu của thế giới đó được tổ chức theo một quy luật khác Cái độc đáo của Kafka là ở chỗ những thế giới quái dị mà
ông sáng tạo ra đều có từ hiện thực, có khả năng dự báo hiện thực và ca ngợi Kafka trong việc sáng tạo ra một hiện thực mới - “hiện thực có tầm Prometheus” Mặc dù những ý kiến của Garaudy có thể khiên cưỡng ít nhiều, song nó cũng mở ra hướng nhìn mới về hiện thực và cách phản ánh khác về
Trang 6hiện thực Ngoài ra, Garaudy đã chỉ ra hình thức sáng tạo huyền thoại và chức năng dự báo trong tác phẩm của Franz Kafka
A.Karelski trong bài viết Về sáng tác của Franz Kafka cho rằng: “phá
hủy các khái niệm và cấu trúc văn học nghệ thuật truyền thống”, với “tính phi logic, tính rời rạc, tính phi lí quá quắt, đầy phẫn khích của nội dung chính là cuộc cách mạng thầm lặng của Kafka”[41, tr.178] và “khi đọc có suy ngẫm, khi đã cảm nhận và chấp nhận nguyên tắc chơi của ông, chúng ta có thể tin chắc rằng F.Kafka đã kể nhiều điều quan trọng về thời đại ông” [41, tr.187]
Nhà văn Tiệp viết bằng tiếng Pháp - Milan Kundera đã phát hiện ra một nét đặc trưng bản chất của thế giới nghệ thuật của Kafka là sự kết hợp tuyệt vời giữa cái siêu thực và cái bình thường trên cơ sở một trí tưởng tưởng phong phú: “sự tưởng tưởng bị ngủ quên trong thế kỷ XIX được Franz Kafka thình lình đánh thức dậy, và ông đã thành công trong cái việc mà những nhà siêu thực sau ông đã cố sức nhưng không thực sự làm được: trộn lẫn cái mơ và cái thật” [46, tr.23] Tính chất phi lý của hiện thực và thủ pháp huyền thoại hoá trong sáng tác của Kafka được Kundera gọi dưới những cái tên “tiếng gọi của giấc mơ”, “trộn lẫn cái mơ và cái thật”, “lôgic bị đảo ngược”… Ông đánh giá Kafka là người đã mang đến những khám phá vĩ đại, “Kafka, ấy trước hết là một cuộc cách mạng mĩ học mênh mông Một kỳ diệu nghệ thuật…” [46, tr.85] Cũng ở đây, Kundera còn đưa ra một vài luận kiến và luận chứng để so sánh giữa những sáng tác của các nhà hiện thực chủ nghĩa thế kỷ XIX với Kafka Qua đó, nhấn mạnh thêm sự cách tân mạnh mẽ của Kafka Những nhận định của ông là những gợi mở quý báu cho những nhà nghiên cứu về Kafka sau ông
Tóm lại, hầu hết ý kiến của các nhà nghiên cứu nhận định: các tác phẩm của Kafka miêu tả một bức tranh hiện thực hoàn chỉnh, trong đó có nỗi thống khổ của con người trước bi kịch bị đè nén, bị máy móc hóa, tâm trạng bất an, nỗi cô đơn, sự lưu đày và ám ảnh cái chết… và nhận ra ở đó một số thủ pháp
Trang 7phản ánh hiện thực đặc trưng như huyền thoại hóa Từ đó, khẳng định những
đóng góp mới mẻ và độc đáo của Kafka trong việc mở rộng chiều kích của chủ nghĩa hiện thực, đặt ra cho tư duy lí luận văn học nhận thức mới về những vấn đề về mô hình phản ánh nghệ thuật, về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực
2.2 Tình hình nghiên cứu Kafka ở Việt Nam
Những giới hạn về ngôn ngữ, thời đại, lịch sử, tầm đón đợi… khiến Kafka và tác phẩm của ông đến Việt Nam có phần bình lặng hơn Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX, Franz Kafka mới bắt đầu được chú ý đến Nhưng người ta chỉ nhìn thấy ở các tác phẩm của Kafka một thái độ tuyệt vọng và bất lực trước cuộc sống
Trong Phương Tây, văn học và con người, GS.VS Hoàng Trinh đã viết
một cách hệ thống về tác phẩm của Kafka và về thủ pháp huyền thoại Tuy nhiên còn nặng về phê phán, phủ nhận, coi tác phẩm của Kafka “là nơi cư trú tối tăm của những tư tưởng tôn giáo, của các loại triết học siêu hình mà Franz Kafka đã tiếp nhận được ở các bậc thầy trong trường phái Praha ngày trước” [82, tr.26]
GS Đỗ Đức Hiểu trong Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa khẳng
định rằng trong các sáng tác của Kafka có yếu tố hiện thực như cuộc sống bị
đoạ đày, bị áp bức của con người do chế độ quan liêu, bất công gây ra và thừa nhận vị trí tiên phong của Kafka trong dòng văn học hiện sinh Tuy nhiên ông phê phán tác phẩm của Kafka rằng trong đó “ý thức bị thủ tiêu, con người đã chết, con người trở thành vô hình chỉ còn lại những bóng dáng trừu tượng của con người bị sơ đồ hoá, cái tôi trở thành “cái người ta” và hoà tan trong một thế giới vô danh” [32, tr.86]
Khách quan mà nói, tính chất phê phán đó là điều có thể hiểu trong không khí tư tưởng lúc bấy giờ Thời kỳ đổi mới với những chuẩn thẩm mĩ mới đã đem đến cho bạn đọc Việt Nam tầm đón đợi mới, khiến cho việc nhìn
Trang 8nhận, đánh giá tác phẩm của Kafka có chiều hướng tích cực, công bằng hơn
Sự nỗ lực của nhiều dịch giả, các nhà nghiên cứu có tên tuổi nhằm giới thiệu Kafka vào Việt Nam như Đặng Anh Đào, Trương Đăng Dung, Nguyễn Văn Dân, Phùng Văn Tửu, Lê Huy Bắc, Đỗ Ngoạn… đã trả lại vị trí xứng đáng cho nhà văn hiện đại xuất sắc này và mở ra cơ hội tiếp cận thế giới nghệ thuật của F.Kafka cho nhiều người Việt Nam yêu văn học
GS Đặng Anh Đào, một chuyên gia về Kafka ở Việt Nam, trong cuốn
giáo trình Văn học Phương Tây [61] dành hẳn một phần để nghiên cứu Franz
Kafka Trong đó, nhà nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn tương đối toàn diện về tiểu sử và sự nghiệp văn chương, về nội dung xã hội và thân phận con người trong sáng tác của Kafka như tính chất bi thảm, tình trạng cô đơn, lưu
đày Đồng thời, thông qua việc khảo sát cụ thể ở một số tác phẩm Hoá thân,
Nước Mĩ, Vụ án…, nhà nghiên cứu cũng đưa ra những phân tích, đánh giá,
làm sáng tỏ nhiều vấn đề mới mẻ, độc đáo ở phương diện nghệ thuật của Kafka như xoá nhoà ranh giới giữa cái kì dị và cái thường nhật, vấn đề kết
cấu, điểm nhìn, tính chất đa âm, đối thoại… Ngoài ra, trong cuốn Đổi mới
nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại [24], Đặng Anh Đào cũng khẳng
định vai trò tiên phong của Kafka trong việc tạo ra những cách tân, đổi mới trong tiểu thuyết
PGS.TS Trương Đăng Dung - nhà nghiên cứu, dịch giả, một trong những người trực tiếp giới thiệu tác phẩm của F.Kafka vào Việt Nam trong lời
giới thiệu bản dịch tiểu thuyết Lâu đài của mình, ông đã đưa ra những kiến
giải sắc bén mang tính tổng quan về toàn bộ thế giới nghệ thuật của Franz
Kafka Đứng trên quan điểm mới của lí luận văn học, dịch giả của Lâu đài đã
khẳng định, F.Kafka là nhà văn “cảm nhận sâu sắc về trạng thái tồn tại của con người hiện đại, đã thể hiện bản chất của thời đại mình một cách độc đáo,
mở ra những khả năng mới cho tiểu thuyết hiện đại” Với cái nhìn có chiều sâu triết học, khi thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của F.Kafka, nhà nghiên
Trang 9cứu đã phát hiện ra nỗi cô đơn trong thời gian của con người mà Kafka muốn diễn tả Ông cũng chỉ rõ “đối tượng trung tâm của thế giới nghệ thuật của Kafka là sự tha hoá, nỗi lo âu, sự lưu đày và cái chết” [38, tr.941]
Giáo sư Phùng Văn Tửu, người dành khá nhiều tâm huyết nghiên cứu về
Kafka, trong phần giới thiệu bản dịch tiểu thuyết Vụ án [40] và trong giáo trình Văn học phương Tây [61] đã mô tả một cách khái quát thế giới nghệ
thuật của Kafka, phân tích một số thủ pháp nghệ thuật của nhà văn trong miêu tả thời gian, không gian, con người… trong đó, yếu tố huyền thoại được ông
đặc biệt lưu ý Ngoài ra, trong Tiểu thuyết Pháp hiện đại, những tìm tòi đổi
mới [78], nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng xu hướng cá nhân bị hoà
tan trong tập thể, cộng đồng, bị mất quá khứ, bị cô đơn là xu hướng chung của nhân vật tiểu thuyết Kafka
Giáo sư Nguyễn Văn Dân tìm hiểu sáng tác của Kafka theo hướng làm nổi bật vấn đề: cái phi lý, sự lo âu, nỗi bất an… Ông khẳng định: cái mới của Kafka trong bối cảnh văn học đương thời là việc Kafka đã khai phá một mảng
đề tài khó xử lí: cái phi lý của cuộc đời Nhà nghiên cứu đã phát hiện những
điểm mới mẻ trong nghệ thuật của Kafka là nghệ thuật miêu tả cái vắng mặt, nghệ thuật thông báo cái không thể thông báo, diễn đạt cái không thể diễn đạt, chủ đề mê cung…
Đỗ Ngoạn trong bài viết Franz Kafka và thân phận cô đơn của con
người nói lên thái độ phủ nhận của Kafka đối với xã hội đương thời và nêu lên
vấn đề trung tâm mà Kafka quan tâm nhất đó là vấn đề thân phận con người
Ông đã đưa ra một số nhận định về thế giới nhân vật trong tác phẩm Kafka:
“Đó là những con người nhỏ bé, bị tha hoá, không có một chút quan hệ nào với xã hội”, “con người bị tha hoá, bị vô danh hoá, bị lu mờ trước sự phát triển
ồ ạt của khoa học kỹ thuật” Theo Đỗ Ngoạn, có hai dạng nhân vật nổi bật, phổ biến trong tác phẩm của Kafka: nhân vật cô đơn và nhân vật tha hóa (đặc biệt là nhân vật cô đơn)
Trang 10Trong cuốn Nghệ thuật Phran- do Kafka [8], tác giả Lê Huy Bắc đã tái
hiện được toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp, và có những nhận xét mang tính khái quát, tổng hợp sâu sắc về thế giới nghệ thuật của Kafka Nhà nghiên cứu đánh giá cao “người tẩy não nhân loại” ở chỗ: “Kafka luôn có cái nhìn hài hước, mỉa mai về các quan hệ cuộc đời, xã hội Ông đề xuất cái phi lí, cái bi đát, sự tha hoá, nỗi cô đơn, sự nhỏ bé, sự bất lực, xa lạ… của con người Nhưng ông không hề cổ xuý cho những phạm trù triết học đó.” Cũng trong chuyên luận này, Lê Huy Bắc đã đi sâu khai thác những độc đáo về nghệ thuật trong tác phẩm của Kafka (nghệ thuật miêu tả, đối thoại, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả hiện thực gián tiếp, sử dụng cái hoang đường… ) Và tác giả đi đến kết luận, Kafka là người khai sinh ra huyền thoại hiện đại, “khai sinh ra thi pháp mới cho kỉ nguyên hiện đại”
Thời gian gần đây, những sáng tác của F.Kafka đã trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều khoá luận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ Từ nhiều khía cạnh khác nhau, các tác giả đã nêu ra những độc đáo làm nên giá
trị trong sáng tác của Kafka Đặc biệt, Lê Thanh Nga với luận án tiến sĩ Vấn
đề chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác của F.Kafka [54] đã có cái nhìn tương
đối quy mô và hệ thống về thế giới nghệ thuật của F.Kafka, bao gồm thế giới hiện thực và các phương thức khái quát hiện thực đó
Mảnh đất mang tên F.Kafka đã được cày đi xới lại nhiều lần, dưới nhiều góc độ, bằng nhiều cách thức Từ nhà triết học hiện sinh, nhà phân tâm học, nhà mĩ học đến nhà tiểu thuyết mới… ai cũng có thể tìm thấy ở văn chương Kafka một thứ gì đó cho mình Thực tế đó cho thấy sự đa dạng, nhiều chiều, nhiều ẩn ý, nhiều tầng lớp nghĩa trong các tác phẩm của Kafka Những khám phá về ông không có dấu hiện dừng lại, phía sau “tảng băng trôi” ấy luôn là những bí mật lôi cuốn bạn đọc khám phá tìm hiểu
Trang 113 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu Thế giới nghệ thuật của F.Kafka, luận văn khẳng định vai
trò tiên phong và những khả năng mới mà F.Kafka mở ra cho chủ nghĩa hiện
đại, qua đó làm sáng tỏ những dấu hiệu nhận biết đặc trưng của chủ nghĩa hiện đại, thấy được sự vận động của tư duy nghệ thuật, cũng chính là sự vận
động của phương thức phản ánh nghệ thuật qua mỗi thời kỳ văn học
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thế giới nghệ thuật của nhà văn là một phạm vi rộng, thể hiện trên nhiều phương diện Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi không có tham vọng đi sâu tìm hiểu mọi vấn đề trong thế giới nghệ thuật của Franz Kafka,
mà chỉ giới hạn ở việc lựa chọn nghiên cứu hai đặc điểm cốt yếu làm nên thế giới nghệ thuật của ông, đó là vấn đề thân phận con người trong thế giới và vấn đề huyền thoại
4.1 Trước khi bước vào khám phá thế giới nghệ thuật của Franz Kafka, chúng tôi sẽ tìm hiểu một cách khái lược nhất những đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX Điều này theo chúng tôi là cần thiết, để từ nền tảng và tiền đề đó có cái nhìn khách quan, hệ thống, có cơ sở cảm nhận, chỉ ra một cách chính xác những đóng góp của Franz Kafka cho văn học hiện đại; qua đó làm sáng tỏ những dấu hiệu nhận biết đặc trưng của chủ nghĩa hiện đại
4.2 Con người luôn là một trong những vấn đề trọng tâm có tính cốt lõi của hoạt động sáng tạo và cảm thụ văn học Chính vì vậy, con người trong thế giới nghệ thuật của Franz Kafka được chúng tôi xem như một vấn đề cơ bản
mà luận văn hướng tới nhằm làm sáng tỏ những phát hiện mang tính triết học của Franz Kafka về bản chất đời sống hiện đại, về thân phận con người trong một thế giới mà con người đã bị lãng quên
4.3 Đi cụ thể tìm hiểu phương thức khái quát hiện thực bằng huyền thoại hoá trong sáng tác của Franz Kafka để thấy rõ những đóng góp to lớn
Trang 12của Kafka cho chủ nghĩa hiện đại qua thủ pháp nghệ thuật sáng tạo, mới mẻ,
đồng thời thấy được sự phá cách kỳ diệu của chủ nghĩa hiện thực từ khi xuất hiện F.Kafka
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Thế giới nghệ thuật của Franz Kafka
-Tiểu thuyết Lâu đài (Trương Đăng Dung dịch)
- Tiểu thuyết Vụ án (Phùng Văn Tửu dịch)
- Truyện dài Hoá thân (Đức Tài dịch)
Trang 13Thông qua việc nghiên cứu những điểm mấu chốt làm nên thế giới nghệ thuật của F.Kafka, luận văn khẳng định vai trò tiên phong và những đóng góp của ông cho văn học hiện đại trên hai phương diện: cách cảm nhận mới mẻ về con người, cuộc sống và phương thức khái quát hiện thực bằng huyền thoại hoá đầy sáng tạo của nhà văn
Trên cơ sở nghiên cứu các sáng tác của Franz Kafka, thấy được những dấu hiệu nhận biết đặc trưng của chủ nghĩa hiện đại và sự vận động, biến chuyển, thay đổi tư duy tiểu thuyết qua mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ văn học
Trang 14Nội dung
Chương 1 Franz kafka - người mở đường cho chủ nghĩa
hiện đại trong văn học
1.1 Những đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX và sự ra
đời của chủ nghĩa hiện đại trong văn học
1.1.1 Những đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX
Thuật ngữ “chủ nghĩa hiện thực” xuất hiện lần đầu tiên trong văn học Pháp nửa sau thế kỷ XIX Song trên thực tế, phương pháp hiện thực đã được hình thành trong quá trình phát triển văn học của những thế kỷ trước Chủ nghĩa hiện thực chỉ trở thành khuynh hướng khi các nhà văn suy nghĩ nó trên bình diện thẩm mỹ như là một phương pháp nghệ thuật làm nền tảng cho các sáng tác của họ, khi phương pháp ấy được nhận thức về mặt lí luận như một hệ thống các nguyền lý đảm bảo miêu tả cuộc sống thật một cách toàn diện, khách quan trên bình diện lịch sử xã hội
Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu những đặc
điểm của chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX - thế kỷ mà chủ nghĩa hiện thực ở thời kỳ rực rỡ nhất Chủ nghĩa hiện thực với tư cách là một “trào lưu văn học”
ở thế kỷ XIX là một hiện tượng lịch sử có yêu cầu cụ thể về sáng tác, có cương lĩnh sáng tác riêng và cũng chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định Nhưng nó có tầm quan trọng và ảnh hưởng lớn đối với nền văn học của từng dân tộc và cả thế giới Chỉ ra những đặc điểm và phương thức phản ánh của chủ nghĩa hiện thực, chúng tôi không nhằm đánh giá tôn cao hay hạ thấp những giá trị của nó, mà chỉ lấy đó làm nền tảng và tiền đề để làm sáng rõ cho những nhận định về chủ nghĩa hiện đại - một loại hình văn học ra đời sau nó
và đánh giá vai trò của Franz Kafka - một tác gia lớn của chủ nghĩa hiện đại
Trang 15Chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX nảy sinh và phát triển trong lòng chế
độ tư bản, khi mâu thuẫn trong quan hệ xã hội và đấu tranh giai cấp trở nên sâu sắc chưa từng thấy Giai cấp tư sản nắm quyền đã quay lưng lại với giai cấp cách mạng, thiết lập một thời đại mà tất cả các mối quan hệ đều dựa trên nguyên tắc của đồng tiền Số phận con người trở nên nhỏ bé, bấp bênh, tình người trở thành thứ xa xỉ, con người bị xơ cứng hoá tâm hồn, bị trở thành máy móc… Đây cũng là thời điểm mà triết học, các khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật phương Tây đạt được những thành tựu rực rỡ Về phương diện triết học,
hệ thống tư tưởng của phép biện chứng của Hegel, chủ nghĩa duy vật của Fuebach, chủ nghĩa xã hội khoa học của Marx và Engel… đã đưa chủ nghĩa duy vật lên đỉnh cao chưa từng có trước chủ nghĩa Marx Về khoa học xã hội, khoa học lịch sử nửa đầu thế kỷ XIX đã tạo tiền đề cho chủ nghĩa duy vật lịch
sử rồi đây sẽ để lại dấu ấn trong văn học hiện thực ở quan điểm lịch sử về cuộc sống Còn về khoa học tự nhiên, không thể không nhắc tới thuyết tế bào, học thuyết tiến hoá luận của Darwin, định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng… Tất cả những đặc điểm về tình hình xã hội và những thành tựu của các ngành khoa học nói trên tạo nền tảng trực tiếp cho sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX, là tiền đề cho nhận thức của nhà văn về quy luật sinh tồn, vận động của xã hội cũng như quan niệm phản ánh nghệ thuật trong thế giới quan của họ Nó cho phép người nghệ sĩ khám phá, nghiên cứu và thẩm định sâu sắc, thực tế, đầy đủ hơn về con người và cuộc sống, về bản chất chế độ xã hội
Chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX đặc biệt quan tâm, đề cao những cảnh huống, hiện tượng chân xác của hiện thực khách quan, nhằm nhấn mạnh sự tồn tại độc lập của khách thể miêu tả - đối tượng trung tâm của chủ nghĩa hiện thực Cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm là thực tại khách quan sống
động đang sống, phát triển trong cuộc đời, trong thế giới chứ không phải là sự
Trang 16tồn tại trong ý niệm, trong lý tưởng như các tiền chủ nghĩa khác Thực tiễn cuộc sống đóng vai trò to lớn trong sáng tác của các nhà văn hiện thực
Quy luật văn học phản ánh hiện thực theo hình thức trọn vẹn và trực tiếp của cuộc sống, là sự mô phỏng thực tại khách quan được coi là quy luật
nghệ thuật tự trị từ thời Aristote Từ thời cổ đại, trong tác phẩm Nghệ thuật thi
ca, Aristote cho rằng, điểm xuất phát của nghệ thuật là sự mô phỏng Sự mô
phỏng không chỉ diễn ra trong thi ca mà còn diễn ra ở nhiều loại hình nghệ thuật khác như: hội hoạ, âm nhạc, điêu khắc… Tuy nhiên theo ông, mô phỏng
ở đây không phải là sự bắt chước một cách máy móc kiểu khiên cưỡng hình dáng bên ngoài sự vật theo cảm quan trực tiếp của nghệ sĩ mà còn phải biết phân biệt đối tượng và cách thức mô phỏng Ông khẳng định, những kết quả của sự mô phỏng mang lại thích thú cho con người “Vật được miêu tả làm cho thích thú không phải là bản thân sự mô phỏng mà là ở chỗ kỹ xảo hoặc do màu sắc, hoặc do nguyên nhân nào đó cùng loại” Như vậy, mô phỏng không phải và không bao giờ là sao chép, mà là sự tái hiện đối tượng có cải biến bằng phương tiện thích hợp làm sáng rõ cái chủ yếu nhất, cốt lõi nhất Khác với Platon - người cho rằng thế giới ảo, Aristote khẳng định thế giới này là có thực, văn nghệ mô phỏng thế giới ấy, nghệ thuật trong khi bắt chước hiện thực, giúp vào việc nhận thức hiện thực Tuy nhiên, nghệ thuật mô phỏng, bắt chước tự nhiên - mô phỏng theo các hình thức của tồn tại, vì vậy, không có sự sáng tạo của nghệ thuật trong việc sáng tạo ra các hình thức mới Nghệ thuật chỉ phản ánh hiện thực theo hình thức trọn vẹn và trực tiếp của cuộc sống, là
sự mô phỏng thực tại khách quan Có thể nhận thấy rằng, những sáng tác của các nhà hiện thực chủ nghĩa ở Châu Âu nửa sau thế kỷ XIX là sự phát triển
đến đỉnh cao của quan điểm nghệ thuật trên
“Cái gì tuyệt vời đó là cuộc sống” (Sécnưsepxki) Các nhà văn hiện thực không đi tìm sức mạnh làm thay đổi cuộc sống theo những quy luật của
tự nhiên, trong những lí tưởng trừu tượng mà ở ngay trong cuộc sống thực Họ
Trang 17cho rằng văn học và nghệ thuật phục vụ cuộc sống, phục vụ con người, phục
vụ sự phát triển cảm xúc về lòng nhân hậu, cái đẹp trong xã hội Mỹ học hiện thực quan tâm đến con người, đến thế giới nội tâm của con người và mối quan
hệ qua lại của họ với thế giới bên ngoài, dù thế giới thật hay tưởng tượng, chính cuộc sống của con người với những biểu hiện cá nhân cụ thể là đối tượng nghệ thuật của các nhà hiện thực Như vậy, nhân vật chính của văn học
và nghệ thuật là con người và ở trong con người Secnưsepxki viết “lĩnh vực của thơ ca là tất cả lĩnh vực của cuộc sống và tự nhiên” Vậy thì thế giới thiên nhiên, vật chất xung quanh con người cũng là đối tượng quan trọng của nghệ thuật Lý tưởng thẩm mĩ của chủ nghĩa hiện thực là tái tạo một cách có nghệ thuật chân lý của cuộc sống Đối với các nhà văn hiện thực, cái đẹp trong nghệ thuật là cuộc sống đựơc phản ánh một cách trung thực L.Tolstoi viết: “Nhân vật trong truyện vừa của tôi, người mà tôi yêu với tất cả sức mạnh của tâm hồn, người mà tôi cố gắng tái tạo với tất cả vẻ đẹp của nó, người luôn đã đang
và sẽ đẹp - đó là sự thật, thiếu sự thật sẽ không có cái gì đẹp trong nghệ thuật" Cái gì đẹp trong cuộc sống khi đi vào trong nghệ thuật mà bị miêu tả một cách sai lệch thì sẽ không còn vẻ đẹp nữa Cái đẹp trong nghệ thuật hiện thực là chân lý cuộc sống được tái tạo dưới dạng nghệ thuật hoàn chỉnh, phù hợp “bởi vì đối tượng của thơ ca là chân lý cho nên vẻ đẹp vĩ đại nhất chính là ở chân
lý, ở sự giản dị, còn tính chân thực và tự nhiên tạo nên điều kiện cần thiết cho một sáng tác nghệ thuật chân chính” (Plêkhanốp)
Trong giai đoạn này, mỗi tác phẩm văn học phải như “một tấm gương
xê dịch trên con đường lớn” (Standhal), mỗi nhà văn phải là người “thư ký” trung thành của thời đại, thực hiện nhiệm vụ “tái hiện sự thật, thực tại cuộc sống một cách chân thực và mạnh mẽ (…) ngay cả khi sự thật ấy không phù hợp với những thiện cảm của nhà văn.” (Tuôcghenhép) Balzac - một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực đã khẳng định: “chính bản thân xã hội Pháp mới là sử gia, mà tôi chỉ là thư ký” L.Tolstoi cho rằng: “người nghệ sĩ là nghệ sĩ vì đối
Trang 18tượng như thế nào thì anh ta thấy như vậy, chứ không phải anh ta muốn thế nào thì anh ta thấy như vậy” Hầu hết các văn hào đều đặc biệt chú ý tới sự khách quan hoá trong thể hiện nghệ thuật và quan niệm để chính cuộc sống, chính thực tại khách quan phát biểu ý nghĩa tự thân qua hình tượng nghệ thuật
Điều này không chỉ được thể hiện ở những lời tuyên bố, những câu kết luận có tính định hướng cho sáng tạo mà thể hiện ngay ở các lời tựa, những câu đề từ
cho tác phẩm cụ thể Stendhal trong lời đề từ tiểu thuyết Đỏ và đen cho thấy
quan niệm rằng giá trị một tác phẩm là sự liên hệ hữu cơ của nó với cuộc sống Tiểu thuyết gia này khẳng định cuốn tiểu thuyết của ông là “Sự thật, sự
thật đắng cay” Trong lời tựa của Tấn trò đời, Balzac đã bộc lộ suy tư thầm kín
của ông: “nhà văn khi sao chép cả xã hội, thấu hiểu nó trong vô vàn những náo động, có khi và tất nhiên phải như vậy” Tất cả những lời phát biểu là cả
sự nung nấu, đúc rút và định hướng của các văn nghiệp, đồng thời nó cũng chính là bản cương lĩnh cho sáng tạo nghệ thuật đương thời Tư tưởng của từng cá nhân nghệ sĩ được cụ thể thành đối tượng, thành cái được phản ánh qua mỗi đứa con tinh thần của họ
Tấn trò đời của Balzac đã bao quát và tổng hợp hoá bức tranh đồ sộ của
xã hội Pháp thời kỳ 1789-1850 Bằng óc phán đoán nhạy bén và quan sát tỉ
mỉ, ông vẽ ra trước mắt người đọc một cách toàn diện về xã hội tư bản, đồng thời làm sống lại cả một giai đoạn lịch sử nước Pháp với nhiều biến thiên của thời đại ở đây ta thấy được sự vận động của cuộc sống với muôn hình muôn
vẻ trong tất cả sự ồn ào, hỗn loạn của nó đã được truyền đạt tập trung với một chủ nghĩa hiện thực cao độ Thế giới đa dạng muôn màu với những nhốn nháo, bon chen, ganh đua, với mùi vị hôi tanh của đồng tiền, với sắc mặt lạnh tanh vô hữu của cảm xúc, với âm thanh lừa lọc, phỉnh nịnh tởm lợm được phát
ra duy nhất vì danh vọng, địa vị… cùng những thủ đoạn dung tục tầm thường
đều được ông phơi lộ trên trang giấy “Chính là nhờ tính chân thực cao, tính hiện thực sâu sắc mà tác phẩm của Balzac đã đạt tới trình độ phê phán ác liệt,
Trang 19tố cáo kinh hồn cái xã hội tư sản tôn thờ “con bê vàng”, lấy đồng tiền làm lý tưởng tuyệt đích”[14, tr.95] Trong hầu hết các tiểu thuyết của mình, ông đã công kích toàn bộ giai cấp tư sản, một giai cấp mới phất lên sau cách mạng
1789 Chúng đang chi phối xã hội bởi cái lối làm ăn chụp giật và cơ hội Những gã tư sản xuất hiện với đầy đủ những thói hư tật xấu như hám danh lợi, bủn xỉn, keo kiệt, tính toán mưu mô xảo trá, tất cả đều lần lượt xuất hiện trên
sân khấu Tấn trò đời Miêu tả những nhân vật trong Tấn trò đời hoàn toàn chỉ
biết đến lợi ích riêng tư của mình, tập trung vào lợi ích riêng tư đối lập với lợi ích công hoặc lợi ích của những người khác, Balzắc đã truyền đạt một đặc
điểm của xã hội tư sản, đó là tình trạng con người bị tách ra khỏi những cá thể biệt lập, đó là hậu quả không sao tránh khỏi của sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản mà cơ sở là nguyên tắc tư hữu
Còn với người mở đầu cho trào lưu chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học Pháp - Stendhal thì những luận điểm về tính chân thực của nghệ thuật
cũng được ông đề ra trong các tác phẩm của mình Chẳng hạn, trong Raxin và
Sêchxpia, ông khen một vở hài kịch đương thời mô tả xã hội “y như nó sinh
hoạt và vận động năm 1824”, những tình tiết của nó “giống như sự việc xảy ra hàng ngày dưới con mắt của chúng ta” và nhân vật thì “hệt như những người
mà chúng ta gặp hàng ngày trong các phòng khách” Trong Đỏ và đen, Tu
viện thành Pacmơ, tiểu thuyết gia này đã phản ánh chân thực đời sống xã hội,
phơi bày những thói hư tật xấu của con người Đặc biệt, mục đích sống vì tiền, vì danh vọng đã bị Stendhal bóc trần qua mỗi tác phẩm Mỗi cuốn tiểu thuyết của ông thực sự là một bản cáo trạng đanh thép đối với xã hội tư sản, quý tộc
đương thời
Phạm vi hiện thực cuộc sống lại đựơc mở rộng biên độ trong Chiến
tranh và hoà bình của L.Tolstoi Cuốn tiểu thuyết không chỉ bó hẹp giới hạn
hiện thực trong cuộc chiến tranh Pháp-Nga từ 1805-1812 mà nó còn phản ánh
Trang 20trung thực và đầy tính khái quát đối với bi kịch của con người trong chiến tranh Và phải đến L.Tolstoi, độc thoại bên trong mới được trình bày Phương thức miêu tả tâm lý trở thành phương tiện diễn đạt mới của nghệ thuật Những thủ pháp phân tích tâm lý ở Tolstoi khá phức tạp và uyển chuyển Tính cách và cảm xúc của nhân vật ở Tolstoi bao giờ cũng có tính xã hội, tức là chúng mang những đặc trưng rõ rệt với môi trường cũng như với thời đại lịch sử của chúng Do đó những vận động tâm hồn của các nhân vật của ông có thể phản
ánh và thực sự đã phản ánh những mâu thuẫn và vận động của đời sống xã hội, chứ không chỉ giới hạn ở sự phản ánh diễn biến các tâm trạng, đấu tranh và xung đột của những tình cảm và ham muốn cá nhân khép kín trong bản thân
nó Sự chú ý của Tolstoi tới phân tích tâm lý không phải là ngẫu nhiên mà là
do những hiện tượng khách quan của thực tế, bởi vì đời sống xã hội của con người càng phức tạp thì thế giới tinh thần của nó càng phức tạp thêm lên Sự sáng suốt và tinh tường về mặt tâm lý kết hợp với sự hiểu biết chính xác những
động cơ, hành vi của con người, liên hệ hữu cơ của thế giới bên trong các nhân vật với môi trường xã hội đã cho phép nhà văn xem xét và miêu tả những quá trình diễn ra trong tâm hồn của họ như là sự khách quan hoá, tức là sự phản
ánh chân thật và chính xác những quá trình hiện tại diễn ra trong bản thân cuộc sống Sáng tác của Tolstoi phản ánh quá trình lớn mạnh tự phát của cách mạng để tiến hành phê phán xã hội ở nhiều phương diện Quan điểm phê phán
ở nhiều phương diện là tiền đề quyết định xu hướng của Tolstoi bao quát và ghi lại bằng ngôn từ những nét lớn, chủ đạo của cuộc sống
Hiện thực thế kỷ XIX đã làm xuất hiện những người cầm bút nổi danh của thời đại như Balzac, L.Tolstoi, Dickens, Stendhal, Flaubert… Lấy hiện thực xã hội làm đối tượng miêu tả, những tác phẩm của họ là sự phát triển
đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực, thể hiện đầy đủ tính chân thực, lịch sử, cụ thể - ba điểm cốt yếu mà người nghệ sĩ thời kỳ này phải đạt tới Trong sáng tác của các nhà hiện thực lớn này, ta thấy họ miêu tả và nhận thức cuộc sống
Trang 21để bộc lộ những mâu thuẫn khách quan của chủ nghĩa tư bản, họ giữ một lập trường phê phán với thế giới tư hữu Balzac viết: “Xã hội đòi hỏi ở chúng ta những bức tranh đẹp, nhưng lấy đâu ra mẫu cho những bức tranh như vậy? Những trang phục nghèo nàn của các người, những gã tư sản ba hoa tôn giáo chết của các người, chính quyền thoái hoá của các người… là thi vị của chúng
đến đâu, có đáng miêu tả chăng? lúc này chúng ta chỉ có thể chế nhạo thôi”
Chủ nghĩa hiện thực đặc biệt thành công ở thể loại tiểu thuyết, thể loại mãi tồn tại ở “thì hiện tại chưa hoàn thành” (Bakhtin) Lợi thế co giãn về dung lượng và bá quyền trong việc thể hiện mọi thứ bộn bề, ngổn ngang của cuộc sống khiến tiểu thuyết đạt tới việc mô tả rộng rãi mọi biến động và khái quát
lịch sử xã hội như Tấn trò đời của Balzac hay Chiến tranh và hòa bình của L.Tolstoi Engel đã tỏ rõ sự ngưỡng mộ về Balzac và Tấn trò đời khi ông nhận
xét rằng, bức tranh đồ sộ của xã hội Pháp thời kỳ 1789-1850 đã được bày ra trước mắt ngựời đọc và độc giả học được trong đó “ngay cả về những chi tiết kinh tế (…) nhiều hơn là trong tất cả các sách của các nhà sử học, các nhà kinh tế học, các nhà thống kê học chuyên nghiệp đương thời gộp lại”[14, tr.64] Nhận xét đó cho thấy khối lượng khổng lồ của những kiến thức hiện thực lịch sử mà nhà tiểu thuyết lớn nhất và tiêu biểu nhất của dòng văn học
hiện thực phê phán Pháp đã đưa vào trong tác phẩm “Cho nên, Tấn trò đời có
thể ví như một bộ bách khoa toàn thư của thời đại trong đó người ta có thể tìm thấy đủ mọi việc, mọi quan hệ xã hội, mọi kiến thức khoa học kỹ thuật, nghề nghiệp… từ nhỏ đến to, từ chuyện nấu ăn, may mặc, mua bán, học nghề, vay
nợ, lừa đảo, đầu cơ… cho đến chuyện yêu đương, làm báo, viết văn, làm nghệ thuật, nghiên cứu khoa học, sáng chế, phát minh, bầu cử, xử án, cai trị, thuyết giáo…”[14, tr.92] Nó được xem như là một phòng triển lãm rộng lớn, bao gồm những bức tranh có bảng màu đa dạng và độc đáo về những hoạt động của xã hội Cũng như vậy, người ta không khỏi kinh ngạc về mức độ hoành tráng, về những cảnh đời trong sáng tác của L.Tolstoi Xtrakhov nhận xét: “Vĩ
Trang 22đại và đẹp đẽ xiết bao! Chưa một nền văn học nào của thế giới đem lại cho chúng ta một cái gì tương tự như thế Hàng nghìn nhân vật, hàng nghìn cảnh
đời, đủ mọi địa bàn quốc gia và đời sống cá nhân lịch sử, chiến tranh, với mọi thảm cảnh có trên trái đất, với mọi dục vọng, mọi yếu tố trong cuộc sống con người, từ tiếng khóc của đứa trẻ sơ sinh đến cơn dông cuối cùng của người già lúc từ giã cõi đời, mọi nỗi đau và mọi điều hạnh phúc, thật gần gũi với con người, đủ mọi trạng thái tâm hồn, từ tâm trạng của một tên ăn cắp tiền của bạn
đến cao trào của chủ nghĩa anh hùng và sự bừng sáng bên trong của một tư tưởng-tất cả đều hiện diện trong bức tranh này Nhưng trong đó không một nhân vật nào che khuất nhân vật khác, không một ấn tượng nào, không một cảnh nào bị nhầm lẫn với cảnh khác, ấn tượng khác, tất cả đều đúng chỗ, tất cả
đều rõ ràng, mạch lạc và tất cả đều khớp nhau và hoàn chỉnh Giống như một kì quan trong nghệ thuật, hơn nữa là một kì quan được tạo ra bằng những phương tiện giản dị nhất, chưa từng có trên đời.”[87, tr.543] Vừa bao quát
được phạm vi hiện thực rộng lớn, văn học hiện thực thế kỷ XIX vừa có khả năng du lịch triền miên vào thế giới nội tâm của con người như cách
Doxtoevxki đã làm trong Tội ác và trừng phạt, Anh em nhà Karamazov, Stendhal đã thể hiện trong Đỏ và đen… Trong thế kỷ XIX, cùng với tinh thần
duy lý, con người tin tưởng tuyệt đối vào thứ chân lý mà khoa học phát hiện trong thực tại khách quan Do vậy, cách nhìn cuộc sống của họ cũng có thói quen hướng đến những biểu hiện tường minh, họ mạch lạc, rõ ràng ngay cả với những góc khuất khó lường nhất của con người là quá trình tâm lý, quá trình nội cảm Điều này lý giải tại sao chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX rất lạc quan với năng lực nắm bắt những phản ứng tinh vi trong tâm trạng nhân vật, các nhà văn coi việc miêu tả tâm lý như một kỹ thuật đặc sắc để khám phá hiện thực đến chân tơ kẽ tóc Trong tiểu thuyết thế kỷ XIX, “sự thấu hiểu của con người về lịch sử và đòi hỏi của một thể loại vốn hướng về một hệ thống ý nghĩa giống như thật, mối liên hệ chặt chẽ giữa tiểu thuyết với cái bình thường
Trang 23hàng ngày đã khuyến khích nó đi theo hướng thể hiện tâm lý, đồng thời lấy sự phát triển của tâm lý để kết cấu tác phẩm [24, tr.29]
Tóm lại, chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX đã thực hiện một bước tiến rất dài so với chủ nghĩa hiện thực giai đoạn trước trong khả năng tái hiện thực tại
“Sự miêu tả không còn mang tính ước lệ trừu tượng, phóng đại, nó đạt đến một mức độ mới của tính sống động, khiến người ta có thể nói về các nhân vật văn học như về những con người sống thực Dạng phát triển nhất là hướng tới tính xác thực trực tiếp của sự miêu tả, tái tạo đời sống trong hình thức của bản thân
đời sống.” [3, tr.84] Chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX đã có công tái hiện một cách tỉ mỉ, chi tiết và cũng hết sức khái quát trên một phạm vi rộng lớn, toàn nhân loại đời sống kinh tế - xã hội và đời sống tinh thần trong khả năng có thể Bước nhảy vọt của nó thể hiện ở sự phản ánh thế giới trên một tinh thần hoàn toàn tự giác, và nhìn cuộc sống trong sự vận động nhất định, trong những mối liên hệ khăng khít, bền chặt Đặc biệt là sự phản ánh những mối quan hệ giữa tính cách với hoàn cảnh và việc xây dựng những điển hình Các nhà văn hiện thực luôn đặt con người trong mối quan hệ khăng khít với hoàn cảnh xã hội cụ thể rồi triển khai sự phát triển tính cách của nó theo sự diến biến của hoàn cảnh đó “Điểm quan trọng bậc nhất về mặt kỹ thuật mà tiểu thuyết hiện thực phê phán phương Tây thế kỷ XIX đạt tới mức độ cao, đáng cho chúng ta học tập, đó là kỹ thuật xây dựng nhân vật điển hình”[14; tr.83] Phạm trù
“điển hình” là phạm trù quan trọng nhất của mỹ học hiện thực Balzac coi việc sáng tạo các điển hình, tính điển hình của miêu tả có ý nghĩa quyết định Ông cho rằng không khó khăn gì khi tái tạo một cách chính xác những chi tiết của cuộc sống, nhưng cái chính đối với nhà văn là sáng tạo ra những điển hình, bao hàm trong đó những sức mạnh và phương diện khác nhau của cuộc sống xã hội Bêlinxki cho rằng điển hình chính là “người lạ quen biết”, tức ông muốn nói tới sự thống nhất hài hoà cao độ giữa tính riêng sắc nét và tính chung có ý nghĩa khái quát cao của tính cách điển hình Trong chủ nghĩa hiện
Trang 24thực, cá nhân tự nó là đối tượng trực tiếp của sự miêu tả, cái khái quát, cái
điển hình toát ra từ tính cách của con người cụ thể Cá tính của nhân vật sẽ
làm nó trở nên sống động và gợi cảm hơn ở thiên tiểu thuyết Tấn trò đời,
Balzac đã xây dựng hàng loạt các nhân vật điển hình Những đứa con tinh thần mang tên điển hình của nhà văn ra đời mỗi nhân vật mỗi vẻ, tươi mới, sống
động mà lại rất chân thực Đó là một lão Grandet đã bước từ trang sách ra và trở thành nguyên mẫu trong mọi so sánh đời thường khi nhắc tới sự ham mê tiền bạc và tận cùng keo bẩn nơi con người; đó là tình phụ tử đến kỳ quái của lão Gorio, hay một tên ma cô Vautrin bịp bợm, lừa đảo trở thành người cung ứng cho nhà tù mà lẽ ra hắn phải ở trong đó, một Ratinnhắc ham mê danh vọng đến nỗi mang cả thể xác lẫn linh hồn ra đấu giá… Những Gorio, Grandet… là những điển hình quy phạm của nghệ thuật và cuộc sống vượt qua
giới hạn không gian, thời gian Theo Balzac, khi viết Tấn trò đời, ông đã “tập
hợp những trường hợp biểu hiện ham muốn đặc sắc nhất, lựa chọn những sự kiện chính nhất từ cuộc sống xã hội để sáng tạo các điển hình…”
Một trong những thuộc tính trong nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa hiện thực đó là “tính chính xác của các chi tiết” Những chi tiết chân thực ít tỏ
ra đắc dụng ở chủ nghĩa lãng mạn, bởi chủ nghĩa này sáng tạo theo nguyên tắc chủ quan hoá, quá trình xã hội dưới con mắt của nghệ sĩ lãng mạn chủ nghĩa chịu sự chế ngự của các nguyên lý: chân lý, tiến bộ, thiện, ác…; bộc lộ những nguyên lý ấy đến cao độ, đó là cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của họ Trái lại, những chi tiết chân thực có vai trò hết sức to lớn trong việc mô tả đời sống
ở chủ nghĩa hiện thực Những chi tiết về xã hội, lịch sử, sinh hoạt,… được mô tả một cách tỉ mỉ, trung thực là cơ sở để xây dựng trong các tác phẩm của chủ nghĩa hiện thực những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình ý nghĩa của chi tiết trong việc tái hiện cuộc sống một cách hiện thực đã được nhiều văn hào thế kỷ XIX ghi nhận Balzac - bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực cho rằng: “Nếu nhân vật được tưởng tượng ra thì nghệ thuật của nhà tiểu thuyết là
Trang 25ở tính chân thực của mọi chi tiết” [87, tr.340] và trong lời tựa Tấn trò đời ông
đã từng khẳng định: “tiểu thuyết sẽ không là gì cả (…) nếu nó không chân thật trong chi tiết” Để có một pho sách khổng lồ 80 bộ thì trước hết Balzac đã sở hữu một bể chi tiết phong phú và vô cùng đa dạng Hơn 2000 nhân vật của
ông cùng những cảnh trí và không khí hoạt động riêng hiện lên sinh động, tươi mát và rất sống chính là nhờ sự muôn màu của các chi tiết không hề có sự lặp lại ý nghĩa, vai trò của chi tiết trong việc xây dựng hình tượng và tái hiện cuộc sống một cách hiện thực cũng được L.Tolstoi - tấm gương phản chiếu cách mạng Nga nhiều lần công nhận Với ông để phục vụ cho mục đích mô tả
cụ thể lịch sử thì chi tiết luôn luôn là một phương tiện điển hình hoá, phương tiện của sự khái quát hoá nghệ thuật Và hiệu quả của nghệ thuật “chỉ đạt được chừng nào mà nhà nghệ sĩ tìm thấy vô vàn các yếu tố nhỏ bé tạo thành tác
phẩm nghệ thuật.” Trong Chiến tranh và hoà bình, ông tỉ mỉ ngồi kết từng chi
tiết nhỏ nhặt nhất của nét mặt, lời nói, ánh mắt đến các biến thái trong diện mạo nhân vật Ngay trong bốn chương đầu của tác phẩm, những chi tiết nhỏ xíu tự nó phát huy vai trò to lớn trong việc xác định không gian và thời gian một cách tường minh Petecbua hay những địa danh khác, tự nó đã mang ý nghĩa thông báo cụ thể về địa danh mà không cần phải thuyết minh, giới thiệu
Trong tiểu thuyết Đỏ và đen, Stendhal cũng đã tả khá tỉ mỉ quá trình leo từng
bước thang danh vọng của Juylieng Xoren từ khi anh rời làng quê để bước chân đầu tiên đặt vào lâu đài và sự trả giá của nhân vật tham vọng này Chân dung đài các, quyền quý của những quý bà trong tác phẩm hay sự giằng co tâm lý với những biến thái tinh vi tận đáy sâu tâm hồn của Juyliêng cũng được Stendhal phơi bày lên trang giấy với chi tiết cụ thể
Chủ nghĩa hiện thực với các bậc thầy của nó đã hoàn thiện trọn vẹn sự quy phạm của mĩ học truyền thống Phản ánh hiện thực trực tiếp theo đúng dạng thức cuộc sống, sự tôn trọng, tuân thủ những quy luật của tự nhiên, sự tôn trọng tính chân thực của cuộc sống, tuyệt đối tuân theo nguyên tắc lịch sử
Trang 26-cụ thể; xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình; đề cao sự chân thực trong chi tiết… đó là những gì tối ưu của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX trong những giới hạn điều kiện kinh tế xã hội của nó Với những thành tựu đã đạt được, chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX hoàn toàn xứng đáng dành
được một vị trí vẻ vang trong tiến trình văn học thế giới
Nhưng khi xã hội chuyển sang một giai đoạn khác của sự phát triển, chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX với những điển phạm của nó trước những thách thức của lịch sử đã thực sự bộc lộ những giới hạn và vấn đề “Sai lầm của chủ nghĩa hiện thực là đã tưởng rằng sự chiêm ngưỡng làm phát lộ thực tại
và do đó có thể vẽ ra một bức tranh vô tư về thực tại đó Làm sao có thể như vậy được, bởi vì ngay cảm nhận đã là thiên vị rồi, bởi vì chỉ việc gọi tên ra thôi cũng đã làm biến đổi đối tượng rồi?” [70, tr.82] Việc trung thành với sự phản ánh hiện thực bằng chính hình thức của bản thân đời sống làm nảy sinh trong tâm lí người tiếp nhận (đôi khi) những hiểu nhầm soi tìm những điểm tương ứng giữa thế giới nghệ thuật của nhà văn với hiện thực và định giá tác phẩm nghệ thuật bằng chính sự tương ứng đó Chính đặc trưng phản ánh nghệ thuật này đã đánh cắp mất khả năng tạo nghĩa, tư duy tưởng tượng của người tiếp nhận - những người “đồng sáng tạo” tích cực nhất của nghệ thuật Nhìn thế giới trong mối liên hệ có tính nhân quả, trong sự vận động biện chứng, mọi nỗ lực phản ánh của chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX về cơ bản vận hành tuần tự theo một logíc chặt chẽ, trong không gian, thời gian tuyến tính Một lối kết thúc có hậu (theo nghĩa là có một kết cục cụ thể, tất yếu, khác với kiểu
có hậu vẫn dùng cho cổ tích) là kết quả tất yếu phải có trong tiểu thuyết hiện thực thế kỷ XIX Bước vào thế giới nghệ thuật của những tác phẩm ấy, độc giả
có thể hoàn toàn yên tâm dự sẵn cho mình những khả năng có thể hình dung trước về kết cục của câu chuyện Sự quy phạm hoá nghệ thuật khi nhấn mạnh
sự tồn tại độc lập của khách thể miêu tả, sự rập khuôn trong những kiểu mẫu, trong những mô hình cố hữu, những tiêu chí đã thành nguyên tắc về mối quan
Trang 27hệ biện chứng tính cách - hoàn cảnh, về tính chất lịch sử - cụ thể khiến cho nghệ thuật nhiều lúc bị nghèo nàn, đơn điệu và không đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn sáng tác vốn đa dạng, phong phú Một vài hiện tượng cá biệt như Balzac, Gogol, Doxtoevxki… đã dấy lên tinh thần hiện đại trong cả những dự cảm về xã hội và những biểu hiện của nghệ thuật: Balzac, Gogol sử dụng yếu
tố kỳ ảo trong việc khắc họa thực tại; Doxtoevxki mang đến những ấn tượng
về thế giới phi lý, miêu tả thế giới bằng chính cảm nhận chủ quan của nhân vật, sáng lập nên tiểu thuyết đa thanh Có điều, ý thức xã hội cũng như ý thức thẩm mĩ của thời đại đã buộc họ dừng lại ở chỗ cần thiết, nhường phần bao la còn lại của yêu cầu cách tân cho thế hệ sau
Trước một hiện thực đã hoàn toàn đổi khác, nhu cầu tìm kiếm một hình thức phản ánh hiện thực mới nảy sinh như một tất yếu trong đời sống văn nghệ hiện đại Franz Kafka đã xuất hiện trong hoàn cảnh ấy như một tất yếu lịch sử,
và cùng với một số tác giả hiện đại khác, ngọn cờ tiên phong này đã buộc chủ nghĩa hiện thực phải tự khép cánh cửa sáng tác theo hệ thống quy ước thẩm mĩ truyền thống để để đón luồng tư tưởng hoàn toàn mới của chủ nghĩa hiện đại
1.1.2 Sự ra đời của chủ nghĩa hiện đại trong văn học
Theo Từ điển văn học, khái niệm chủ nghĩa hiện đại được dùng "để gọi
bao quát toàn bộ những khuynh hướng, trào lưu, trường phái văn học, nghệ thuật không tiếp tục truyền thống chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX", "nảy sinh
ở Châu Âu và các nước phương Tây suốt thế kỷ XX"[62, tr276] Sự xuất hiện của văn học hiện đại chủ nghĩa phương Tây có nguyên nhân tư tưởng và nguyên nhân xã hội hết sức sâu sắc
Lịch sử thế kỷ XX ghi nhận một thời kỳ ồn ào và sôi động của những cuộc đấu tranh quyết liệt ở Châu Âu nói riêng và toàn thế giới nói chung giữa hai lực lượng chính phân chia thế giới hiện đại: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản Một loạt những biến cố thời đại xuất hiện ngay nửa đầu thế kỷ: cuộc đại
Trang 28chiến thế giới thứ nhất (1914-1918) do những mâu thuẫn không thể giải quyết của chủ nghĩa tư bản gây ra những thương vong khủng khiếp về cả vật chất và tinh thần; Cách mạng tháng Mười Nga thành công, thành lập nên một quốc gia xã hội chủ nghĩa, tác động mạnh mẽ tới con người, dẫn con người đến cái nhìn mới về chủ nghĩa tư bản và về bản thân, mang lại sắc thái hư ảo cho tư tưởng văn hoá trọng khách quan, trọng lí tính trong truyền thống Và cũng từ đây, thế giới hình thành hai cực đối lập: phe xã hội chủ nghĩa và phe tư bản chủ nghĩa Cuộc đối đầu giữa hai thế lực này đã tạo ra mâu thuẫn mới trong nền chính trị toàn nhân loại, ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống tinh thần của con người Thêm vào đó, chủ nghĩa phát xít ra đời ở ba quốc gia Đức, ý, Nhật đe doạ trực tiếp đến số phận từng cá nhân và dân tộc; dư âm của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất chưa qua thì đại chiến thế giới lần thứ hai (1939-1945) lại bùng nổ, khốc liệt hơn hàng trăm lần so với cuộc đại chiến lần thứ nhất… Những thảm hoạ của chiến tranh đế quốc: 60 triệu người chết, 90 triệu người
bị tàn phế, những giá trị văn minh về nhân quyền, nhân đạo và lương tâm đã
bị thủ tiêu vì những tội ác trong kĩ nghệ giết người của Đức Quốc xã (hàng triệu nạn nhân bị giết ở trại tập trung), trong các cuộc oanh tạc huỷ diệt những
đô thị lớn, trong các vụ tàn sát hàng loạt dân thường hoặc tù binh, trong việc dùng bom nguyên tử giết hại dân thường… đã làm tổn thương khá nặng nề
đến lòng tin của nhiều người trí thức ở chân lý “vĩnh cửu”, ở một cuộc sống trong sự hài hoà toàn vẹn mà họ hy vọng sẽ tìm thấy trên thế giơí này Những
đau khổ vô cớ mà con người phải chịu đựng sau các cuộc thế chiến, khiến con người bàng hoàng nhận ra rằng thế giới quanh mình là một không gian rộng lớn, ngổn ngang, hỗn loạn và trong đó không có gì là không thể xảy ra Con người bước ra khỏi chiến tranh không còn tin vào cái gọi là nhân nào quả nấy, chỉ còn mang trong mình nỗi hoang mang, lo sợ, ám ảnh về cái chết, về những cuộc lưu đày, nỗi cô đơn và sự bất lực “Thế kỷ XX mở đầu với một đặc điểm
mà ta không thể bỏ qua khi nghiên cứu một hiện tượng hay cả giai đoạn văn
Trang 29học của nó, đó là xã hội bước vào một cuộc tha hoá lớn lao và nỗi khắc khoải
lo âu, tâm lí nhìn nhận cái chết như một kết luận nghiệt ngã đối với con người
đã trở thành một thứ tâm trạng phổ quát” [54, tr.72] Tất cả những đổi thay của thời cuộc khiến “nhiều nhà trí thức tư sản ở các nước phương Tây đã phải trải qua một thời kỳ “lương tâm đau khổ”, “ý thức lao lung” trước những biến
động của lịch sử mà họ không hiểu được duyên cớ và đoán được hậu quả Thế giới sẽ đi về đâu? Trong thời đại nguyên tử này con người có thể tìm thấy ở
đâu những bến bờ của hy vọng? Phải chăng thời “tận thế” (apocalyse) sắp đến với loài người trên trái đất?” [82, tr.35] Nhân tố thời đại đã giải thích tại sao thời kỳ này xuất hiện hàng loạt các nhà văn như Franz Kafka, William Faulkner, Karen Capek, Samuel Beckett… mà tác phẩm của họ tập trung phản
ánh vào vấn đề “thân phận con người”, nỗi cô đơn, sự hoang mang, sợ hãi và mang nhiều dự cảm về một tương lai mù mịt, đen tối của loài người
Sau khi chủ nghĩa tư bản phương Tây rơi vào thời kì lũng đoạn, sự phát triển của sức sản xuất đã thúc đẩy sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ
thuật Cuộc cách mạng về vật lí với Thuyết lượng tử của M.Planck (1900), sau
đó là Thuyết tương đối của Einstein (1905) đã cho nhân loại thấy rằng: không thể tồn tại một chân lý tuyệt đối, mọi chân lý chỉ là tương đối; tiếp đó, Nguyên
lý bất định của Werner Heisenberg, rồi Định lý bất toàn của nhà toán học
Godel… đã chứng minh rằng "bất luận các lý thuyết của chúng ta khôn ngoan như thế nào, các đo đạc cẩn thận ra sao và bất luận máy tính của chúng ta mạnh mẽ đến mức nào, tương lai luôn không thể dự đoán được" (R March)
Hòa trong nguồn mạch chung của những phát minh của khoa học tự nhiên, trào lưu triết học tương ứng với trào lưu văn hoá xã hội coi trọng chủ quan, nhấn mạnh tính phi lí tính ra đời Nietzsche (1844-1900) - nhà triết học người Đức - tuyên bố: "Biến cố mới nhất của hiện nay là Thượng đế đã chết" Lời tuyên bố của ông đã làm lung lay cả một trật tự tinh thần suốt nhiều thế
Trang 30kỷ Nó cũng đồng nghĩa với lời cảnh báo rằng, thế kỷ XX sẽ là thế kỷ của sự thiếu thống nhất về tinh thần, sẽ không có một quyền lực tối cao nào có thể trị vì thế gian này, chính con người phải đảm nhận lấy thân phận mình, phải tạo
ra hình ảnh của mình Đó là lý do giải thích vì sao tư duy hiện đại lấy cá nhân con người làm cơ sở cho mọi sự hiểu và chiêm nghiệm về đời sống Tiếp đến,
triết học Hiện tượng luận của Edmund Husserl (1859-1938), sau đó là
M.Heidegger (1889-1976) đã đưa ra những quan niệm mới mẻ về tồn tại, về mối quan hệ khách thể - chủ thể, mà khái niệm trung tâm là tính chủ ý của ý thức hướng tới khách thể Theo đó, thế giới không phải là sự tồn tại của những hiện thực vật chất tự thân, mà là những đối tượng có chủ định của ý thức con người; ở đó, sự xuất hiện của hiện tượng là tùy thuộc vào người quan sát nó Cùng thời gian đó, Simund Freud (1856-1939) với những nghiên cứu về phân tâm học đã phát hiện ra rằng, bên cạnh quyền uy của ý thức, con người còn bị
điều khiển bởi một miền bí ẩn, một thế giới khác - thế giới của vô thức Theo
đó, tâm lý của con người hoàn toàn không phải là một hiện tượng giản đơn để
có thể diễn tả minh bạch bằng ngôn ngữ và lý giải bằng lý trí, khi nó là sự hòa trộn giữa ý thức và vô thức, giữa cái có thể giải thích được và cái không thể giải thích được Phát hiện này đã gây một tác động lớn đối văn chương nói riêng và nghệ thuật thế kỷ XX nói chung Cũng trên tinh thần ấy, chủ nghĩa trực giác của Bergson (1859-1941) đã gạt bỏ không thương tiếc cùng một lúc nhiều trụ cột lớn của triết học truyền thống như chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa duy lý
Hàng loạt những phát minh của khoa học tự nhiên, những thành tựu của khoa học xã hội, bằng những cách thức khác nhau, đều chỉ ra những giới hạn của nhận thức Nó cho thấy, thế kỷ XX nhân loại đã trải qua một bước ngoặt của sự chuyển đổi tư duy từ truyền thống sang hiện đại Người ta không còn nhìn thế giới bằng con mắt tĩnh tại mà ở đó con người là bất biến và chân lý là bất dịch nữa Giờ đây, khi con người không chỉ hoài nghi, mà đã có trong tay
Trang 31những bằng chứng không thể phủ nhận về nhận giới hạn của nhận thức, một thái độ "bất tín nhận thức" đã bao trùm lên toàn bộ bầu không khí của xã hội, thẩm thấu vào mọi ngóc ngách của xã hội, và cũng thẩm thấu mạnh mẽ vào lĩnh vực văn học nghệ thuật Trào lưu văn học hiện đại phương Tây và những sáng tác văn học đa dạng, phức tạp vì thế ngày càng được sản sinh nhiều hơn
Hiện thực được biết đến trong một mô hình mới khiến người nghệ sĩ thế
kỷ XX hiểu rằng đã đến lúc tất cả “phải tuyệt đối hiện đại” (Rimbaud) Họ khát khao phá bỏ mọi hình thức chết cứng ngăn cản sự tiến hoá của nghệ thuật
để đến với những quy phạm mới phù hợp với yêu cầu phản ánh trong giai đoạn mới, có khả năng giúp họ thể hiện một cách hiệu quả nhất những cảm quan mới về hiện thực Đây là khát vọng hoàn toàn chính đáng của các nhà văn và
sự vận động, biến đổi này cũng là quy luật tất yếu của nghệ thuật Dĩ nhiên, những hình thức thể hiện tiền hiện đại đã từng và sẽ còn tiếp tục là những đỉnh cao văn học Nhưng trong sáng tạo nghệ thuật, đỉnh cao không phải là những cản trở, càng không phải là những khuôn mẫu bất biến cho hậu nhân Nghệ thuật không thể dậm chân tại chỗ trên một con đường, cho dẫu đó là con
đường lí tưởng Đối với cuộc sống, đổi mới là yêu cầu, là cái nên có nhưng đối với nghệ thuật, đổi mới là lý do để tồn tại, là cái nhất thiết phải có Trên tinh thần ấy, “chủ nghĩa hiện đại đã phủ nhận những nguyên tắc mĩ học của chủ nghĩa hiện thực trong văn học nghệ thuật Nó cho rằng chủ nghĩa hiện thực truyền thống đã bị vượt qua và không còn phù hợp với cái nhìn hiện đại về thế giới Nó gạt bỏ việc tìm hiểu thế giới, nhận thức cuộc sống qua sự nghiên cứu các quan hệ biện chứng giữa con người và xã hội và giữa con người với nhau” [29, tr.63] Các nhà văn hiện đại cho rằng: quan niệm, hình thức, kĩ xảo văn học truyền thống đều thuộc về quá khứ, đã trở thành sợi dây trói buộc nhà văn, chỉ có phá vỡ nó mới có thể xúc tiến sự phát triển của văn học chủ nghĩa hiện
đại
Trang 32Trong việc xử lí mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, văn học chủ nghĩa hiện đại cho rằng tất cả hiện thực chỉ có thể chân thực chủ quan Trong lịch sử văn học châu Âu, thuyết mô phỏng của Aristote chiếm vị trí chủ đạo trong hơn 2000 năm Dưới sự chi phối của thuyết mô phỏng, văn học bị coi là
sự tái hiện hiện thực khách quan, nhiệm vụ của nhà văn là trong tác phẩm của mình phải hoàn thành việc xây dựng giống như con người và sự việc trong hiện thực, có như vậy mới đạt đến độ chân thực Quan niệm từng được thực hiện một cách mẫu mực trong đời sống văn chương châu Âu nửa sau thế kỷ XIX này giờ đây phải chịu sức ép của một “cuộc nổi dậy” Chủ nghĩa hiện đại với những tên tuổi như Kafka, Woolf, Joyce, Eliot, Pound, Stevens, Proust…
đã phá vỡ mọi quy tắc, lối khám phá quen thuộc, cũ mòn của chủ nghĩa hiện thực trong văn học nghệ thuật Bước sang thế kỷ XX, dưới con mắt của các nhà văn thuộc các trào lưu của chủ nghĩa hiện đại, sự tồn tại của một logic khách quan của đời sống hay niềm tin về một trật tự duy lý nào đó chỉ là điều
ảo tưởng Văn học chủ nghĩa hiện đại chối bỏ trách nhiệm của nghệ thuật trong quan hệ với xã hội và lịch sử Giờ đây, mỗi nghệ sỹ được tự do đến tối
đa để thể hiện thế giới nghệ thuật như những gì mà họ cảm thấy trong mình Thế giới này có thể chỉ cần tưởng tượng mà không cần quan sát, có thể chỉ cần theo lôgic bất định của cảm xúc mà không cần theo ý nghĩa sáng rõ của lôgic thông thường Hiện thực bây giờ không còn là chỗ để cho nhà văn gửi gắm niềm tin trong sáng và “trung thành” Hiện thực bất khả đoán buộc nhà văn không thể chỉ mô tả nó mà phải tra vấn nó, đặt giả thuyết về nó và hoài nghi
nó Đó là một hiện thực khiến con người khó thoát khỏi tuyệt vọng trước nỗi
ám ảnh của những cái chưa biết và cái vô tận vô cùng Nếu như trước đây, cùng với lời thề hứa của bậc thầy tiểu thuyết Balzac “nhà văn là người thư ký trung thành của thời đại”, nền nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng lúc
ấy có tham vọng tái tạo lại thế giới một cách toàn vẹn với các mối quan hệ đa dạng, phong phú và muốn người đọc cũng cảm nhận hiện thực như chính
Trang 33những gì tác giả cảm nhận thì chủ nghĩa hiện đại luôn đi ngược lại nguyên tắc này Đặc trưng của nó là thiên về sự mô tả thực tại như là hỗn độn và phi lý Mỗi một chi tiết và hình ảnh đều là một hiện thực hai bình diện- "bình diện câu chuyện" và bình diện huyền thoại" Nói cách khác, đó là thực tại này trong một thực tại khác Trong đó, cái hiện thực với những chi tiết đời thường chỉ đóng vai trò là "phông màn"; đằng sau nó là một hiện thực hư ảo, một hiện thực siêu hình chỉ có trong cảm giác nên nó mơ hồ, bất định, không thể nắm
bắt Trong thế giới của Franz Kafka (Lâu đài, Vụ án, Hóa thân), của Albert Camus (Người xa lạ, Dịch hạch), của Marcel Proust (Đi tìm thời gian đã mất),
hiện thực đó là huyền thoại được tạo nên bởi sự đảo lộn cái logic thông thường của cuộc sống, sự xóa mờ trật tự thời gian và không gian, tạo nên sự nhập nhằng giữa thật và giả, thực và hư, ý thức và vô thức Trong các sáng tác truyền thống, hiện thực được miêu tả trực tiếp, hiện thực hiện ra trong thế dự
đoán được một cách không mấy khó khăn thì trong các sáng tác của chủ nghĩa hiện đại hiện thực hiện lên đầy tính bất ngờ, khó lòng dự đoán Bởi, hiện thực
đó có thể huyền ảo trong biến hóa, trong cơn mơ, hiện thực đó có thể ẩn giấu, vắng mặt, và thậm chí còn có thể là những sự kiện chưa xảy đến Hiện thực trong quan niệm của văn học chủ nghĩa hiện đại, đó là một hiện thực mở đa
chiều khiến người đọc không thể giải mã nhất quán Tiểu thuyết Dịch hạch
của Camus là một hình tượng mang ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ; đó không phải
là một bệnh dịch cụ thể, mà đó là sự tha hóa, sự hỗn loạn như là một đại dịch
của xã hội Với Lâu đài của Kafka, người đọc có thể cảm nhận "lâu đài" như
"là hình ảnh huyền thoại về một tổ chức quyền lực quan liêu với những sợi dây vô hình đã trói buộc cuộc đời của từng con người", nhưng lại cũng có thể xem
"tòa lâu đài đó là Chân lý, là Đức tin, là Thượng Đế mà con người muốn vươn tới trong cô đơn và bất lực"[38, tr.942] Hiện thực trong quan niệm của các nhà văn hiện đại là một hiện thực "không bờ bến", một hiện thực ngẫu nhiên, luôn dang dở, vận động đa chiều, mông lung và bất định, không bộc lộ bất cứ
Trang 34một trật tự nội tại nào, nó nằm ngoài tầm kiểm soát của lý trí Như thế, hiện thực được trả về cái vẻ nguyên sơ sinh động, đa dạng và hỗn mang của nó, giải phóng nó ra khỏi mọi cái nhìn chủ quan, áp đặt, để nó có được muôn vàn khuôn mặt trong những người đọc khác nhau
Trên phương diện xây dựng hình tượng văn học, văn học chủ nghĩa hiện
đại không chú trọng xây dựng hình tượng nhân vật có cá tính sắc nét, điển hình tính cách, mà chú trọng biểu hiện sự dị hoá toàn diện của con người, sự
dị hoá toàn diện giữa con người và xã hội, con người và vật chất, con người và
tự nhiên, con người với con người, con người với cái tôi của mình Văn học chủ nghĩa hiện đại chú trọng miêu tả nhân vật bị áp lực cuộc sống hiện thực vượt qua Vì thế, nhân vật trong tác phẩm của chủ nghĩa hiện đại phần lớn đều
là phi anh hùng, phản anh hùng, là những con người yếu đuối, cô độc Như
nhân vật Samsa trong tác phẩm Hoá thân của Kafka, một buổi sáng tỉnh dậy
bỗng nhiên thấy mình biến thành một con bọ trong tình huống cô độc vô phương cứu chữa Thực chất đó là biểu hiện điển hình của sự dị hoá của con người trong xã hội tư bản chủ nghĩa Chủ nghĩa hiện thực chú trọng biểu hiện
đặc trưng tính cách nhân vật thì chủ nghĩa hiện đại lại tập trung biểu hiện bí
ẩn nội tâm và tiềm thức của nhân vật Các nhà văn không chạy theo nhân vật
để miêu tả quá trình tâm lí một cách kỹ càng Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nhân vật tâm lý đã chết mà là được thể hiện dưới hình thức khác - hình thức gián tiếp, kín đáo sau bề mặt Nhân vật được miêu tả cũng không phải sống trong hoàn cảnh thông thường, mà sống trong hoàn cảnh khác thường, quái dị, hoang đường, trong hoàn cảnh bị bóp méo… Nếu chủ nghĩa hiện thực kinh điển với phương thức xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình thì nhân vật của chủ nghĩa hiện đại thực sự là những “siêu điển hình” Một thủ pháp được văn học hiện đại sử dụng phổ biến khi xây dựng nhân vật, đó là xóa mờ, "tẩy trắng", trừu tượng hóa nhân vật, khiến cho nó trở nên mơ hồ, không xác định Thân phận con người không còn được coi là thân
Trang 35phận trong sự bộc lộ phi danh tính, phi tâm lý thực chứng và bị đày đoạ trong một môi trường phi lịch sử, cụ thể… Mỗi nhân vật trong tác phẩm chủ nghĩa hiện đại không những đại diện cho chính nó, cho tầng lớp của nó mà điển hình cho con người nói chung Nhân vật của tiểu thuyết phi lý được miêu tả đứt
đoạn, phân mảnh: mỗi câu chuyện thường chỉ là một mảnh đời của nhân vật
Câu chuyện Vụ án chỉ là một mảnh đời của Jozep K., còn số phận của anh chàng đạc điền K trong Lâu đài thì gồm hai mảnh không thể lắp ghép lại
được Tính chất trừu tượng, mơ hồ, phân mảnh, khó nắm bắt của nhân vật, đó
là một đặc điểm tiêu biểu của nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại Đây cũng là cách nhà văn tạo thêm một khoảng trống để độc giả được tự do trong việc
đánh giá nhân vật, để mỗi người đọc đều tự tìm thấy một sự hợp lý trong cách hiểu của mình Về sau thủ pháp xây dựng nhân vật này được các nhà văn hậu hiện đại tiếp tục khai thác triệt để
Sự đột phá của văn học chủ nghĩa hiện đại gắn liền với những phương thức, phương tiện biểu đạt mới Bằng những cách tân táo bạo và độc đáo, các tác phẩm văn học hiện đại đã phá vỡ cách biểu đạt của văn học truyền thống, tạo nên những cấu trúc biểu đạt hoàn toàn khác lạ về không gian và thời gian: thời gian thì tự do xoay chiều, không gian là sự đan xen, nhảy cóc giữa thực và mơ Làm được điều này là bởi không gian và thời gian ở đây không còn là không gian, thời gian vật lý, mà là sản phẩm của sự liên tưởng ngẫu hứng, tự
do Điều này được thể hiện đặc biệt rõ trong tiểu thuyết "dòng ý thức" Vì không phụ thuộc hiện thực bên ngoài nên tiểu thuyết "dòng ý thức" kể chuyện theo sự biến hóa của tâm lý và sự chuyển động của dòng ý thức, thường xen
kẽ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, làm cho thị giác, hồi ức và mong ước của nhân vật dung hợp lẫn nhau Trong tiểu thuyết phi lý, ta lại bắt gặp sự dung hợp, trộn lẫn, đánh tráo giữa hiện thực và ảo ảnh, giữa thực và mơ Bằng những thủ pháp biến hóa mà không cần đến phép thuật, nhà văn đã để cho nhân vật đi từ thế giới của hiện thực đến thế giới của huyền thoại như thể giữa
Trang 36hai thế giới đó không có gì cách biệt, thậm chí, nhân vật còn có thể sống cùng một lúc giữa hai thế giới mà trong đời thực không thể nào có sự tương thông Không chỉ đảo lộn, dung hợp các chiều không gian, thời gian, mà tiểu thuyết hiện đại còn xóa mờ những đường viền lịch sử - cụ thể của chúng, khiến cho không gian, thời gian đều trở thành vô định, phiếm chỉ, mông lung Từ đó người ta thấy "cái toàn cảnh bao la của sự vô nghĩa và hỗn loạn - cái toàn cảnh của lịch sử đương đại"(T.S.Eliot)
Để diễn tả được những "hình ảnh hiện đại về thế giới"(Heidegger), ngôn ngữ văn chương lúc này đòi hỏi một sự tương ứng, nghĩa là phải mang tính đa nghĩa, phức tạp, phải mờ ảo những huyền thoại, phải ẩn khuất những biểu tượng, ẩn dụ Văn học của chủ nghĩa hiện đại với sự có mặt của nhiều thủ pháp nghệ thuật mới mẻ và hiện đại như: thủ pháp cắt dán, lồng ghép, đồng hiện, liên văn bản, “dòng ý thức”… đã làm phong phú thêm hệ thống các phương tiện tạo hình Nó giúp cho các tác phẩm thực sự là những bản giao hưởng ngôn từ độc đáo về đời sống
Chủ nghĩa hiện đại còn thực sự đoạn tuyệt khỏi truyền thống tôn ti, trật
tự, khép kín và ổn định của chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX thông qua việc phủ định triệt để tính logic nhân quả của câu chuyện Nếu như cốt truyện là xương sống của tiểu thuyết truyền thống (được định hình trong một cấu trúc
ổn định gồm: mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút), thì tiểu thuyết hiện đại đã phá tung những lớp lang, trình tự của thi pháp truyền thống và sắp xếp theo một trật tự mới - một trật tự chủ quan đầy tính sáng tạo và bất khả
đoán Nó tạo cho tác phẩm lối "kết cấu mở", kết thúc tác phẩm mở ra lơ lửng khiến tác phẩm văn học “như là cấu trúc ngôn từ động, luôn luôn ẩn chứa nhiều thông điệp khác nhau, luôn luôn biến động và không thể khoanh vùng”[18, tr.62] Tác phẩm văn học hiện đại thường được kết thúc bằng một trong hai phương án: hoặc là, nó được bỏ lửng như một tác phẩm dang dở,
chưa được hoàn tất (như tiểu thuyết Lâu đài, Nước Mĩ của Kafka); hoặc được
Trang 37kết thúc theo phương thức đa kết để người đọc tự do đưa ra những phương án kết thúc khác nhau cho tác phẩm Theo đó, người đọc cũng được nâng lên ngang tầm của nhà văn trong tư cách những người sáng tạo Thế giới mở của văn bản tạo điều kiện cho mọi sự thưởng thức thẩm mỹ, là tiền đề, là sự trang
bị những điều kiện cần thiết để văn bản bước vào một hành trình sáng tạo mới trong thế giới của người đọc
1.2 Franz Kafka - người mở đường cho chủ nghĩa hiện đại trong văn học
Ngay từ đầu thế kỷ XX, người nghệ sĩ đã bị đặt trong tình thế phải tìm tòi những phương thức mới trong quá trình chiếm lĩnh thẩm mĩ đối với hiện thực Hàng loạt các chủ nghĩa, các trường phái văn học đã ra đời, “một cuộc nổi dậy chống lại sự bắt chước hiện thực nhân danh những quy luật tự trị của nghệ thuật” (Milan Kundera) [38, tr.946], mở ra một thời kỳ sôi động của đời sống văn học Giữa bao nhiêu tuyên ngôn, trường phái cách tân, đổi mới của văn học nghệ thuật những năm đầu thế kỷ XX, Franz Kafka đã xuất hiện như một tất yếu của lịch sử và trở thành một trong những người mở đường cho văn học chủ nghĩa hiện đại Chỉ với một số lượng tác phẩm khiêm tốn: ba tiểu thuyết, một số truyện ngắn và nhật ký, thư từ, nhưng Kafka đã thực sự làm một cuộc cách tân to lớn trong văn học nghệ thuật, gây ngỡ ngàng cho thế giới bởi giá trị nghệ thuật thẩm mĩ của tác phẩm và khả năng tiên cảm thiên tài của
ông
Cuộc đời F Kafka đầy những trắc trở và cay đắng Điểm tựa hạnh phúc của gia đình ở Kafka lại là sự ức chế, căng thẳng và run rẩy của cậu bé ngây thơ với sự khắc nghiệt độc đoán và đầy quyền uy của người cha Trong hạnh phúc riêng tư, Kafka cũng chỉ là những bi kịch, cay đắng, cô đơn cho đến tận cuối đời Kafka lại là chứng nhân trong dự cảm trước những biến động dữ dội của nhân loại cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với những cuộc thế chiến mà hậu quả nghiêm trọng của nó chúng tôi đã có dịp nhắc đến ở trên Sự bùng nổ
Trang 38của khoa học kỹ thuật tạo nên những nhận thức mới về con người, về thế giới dẫn đến sự đảo lộn quan niệm về giá trị và vị thế con người Sự khủng hoảng trầm trọng của xã hội dẫn đến sự ra đời của hàng loạt trào lưu triết học, mĩ học
và văn học nghệ thuật Cơ sở thế giới quan triết học của chủ nghĩa hiện đại
được tập hợp trong tư tưởng ý chí luận của Schopenhauer và Nietzsche, chủ nghĩa trực giác của Bergson, hiện tượng học của Husserl, phân tâm học của Freud… Các học giả chủ trương phạm trù này có cái nhìn phi lý, bế tắc, vô nghĩa và bất an trước cuộc đời Điều này chi phối mạnh mẽ tới văn học nghệ thuật, đặc biệt là sự tác động trực tiếp tới đường lối tư duy và nhận thức của con người về chính mình, về thế giới vô thức Tất cả những tác nhân chủ quan
và khách quan đã thấm sâu vào tâm hồn quá ư nhạy cảm và đầy những chấn thương của Kafka và để lại dấu ấn đậm nét trong thế giới nghệ thuật của ông
Sáng tác của Kafka trước hết là những trăn trở, day dứt khôn nguôi về thân phận con người Đó là sự cảm nhận sâu sắc về nỗi cô đơn, về tình trạng tồn tại trong sự nghiệt ngã của thiết chế quyền lực và nỗi áp bức trách nhiệm, nỗi ám ảnh nhiệm sở của con người hiện đại Con người ở đây bị vật thể hoá, trở thành những cỗ máy trong xã hội toàn trị, họ bị treo trong thế giới với cảm giác bất an, lạc loài thường trực Con người xa lạ trước thế giới và thế giới xa
lạ trước con người Ông thể hiện những điều này ở hình ảnh Jozep K trong Vụ
án, K trong Lâu đài, Gregor Samsa trong Hoá thân, con vật đào hang trong
truyện ngắn Hang ổ … Trong khi thể hiện cái phi lý như là bản chất của thế
giới và bản chất của thân phần con người, Kafka để cho các nhân vật của mình trên hành trình đi tìm hiểu cơ cấu thế giới, tìm hiểu giá trị đích thực của mình
có những nỗ lực nhất định nhằm vượt qua rào cản để hy vọng được là chính
nó
Xét về mặt nghệ thuật, Franz Kafka đã tìm đến những phương thức khái quát hiện thực có tính cách mạng ở tác phẩm của ông có sự thay đổi phương
Trang 39thức phản ánh hiện thực, đó là tiếp cận hiện thực theo hướng huyền thoại hoá Hoà trộn nguyên liệu thực tại với những huyền bí, siêu nhiên của hoang
đường, Kafka tạo nên đặc trưng huyền thoại hoá lung linh mờ ảo nhưng lại rất thật trong thế giới nghệ thuật của mình “ở Balzac và L.Tolstoi cái hiện thực
có thể nhìn thấy luôn xuất hiện trong những hình thức trực tiếp của chính nó;
ở Stendhal và Flaubert thì sự trọn vẹn của hiện thực được phản ánh qua ý thức chủ quan của một nhân vật, nhà văn đứng ngoài thế giới tiểu thuyết để tổ chức
và điều khiển số phận của nhân vật theo ý đồ của mình Còn đối với Franz Kafka, hiện thực, về mặt tổ chức của nó, là hình ảnh, là hiện thực - hình ảnh
Đặc biệt Kafka luôn bị cuốn hút bởi các chi tiết, ông ý thức rõ rằng chi tiết là hình thức xuất hiện của những quy luật không thể thấy, là khả năng để diễn
đạt cái không thể diễn đạt được”[38, tr.945] Trong hình thức huyền thoại, thế giới nghệ thuật của Kafka là thế giới của những hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa biểu tượng nhiều mặt Sự chính xác của các chi tiết trong quan niệm văn học
cũ được nhà văn làm rối tung, mờ ảo và mung lung nhờ thủ pháp mê cung hoá Trong chuỗi tác phẩm của ông người ta không còn bắt gặp sự logic nội tại, nét mạch lạc tuyến tính của hành trình nhân vật và không còn một chút dấu ấn của
sự phân tuyến nhân vật truyền thống Kafka đã đưa người đọc vào các “trò chơi mạo hiểm” mà ở đó họ không thể lường trước được những gì có thể xảy, thế giới hiện ra đầy ngẫu hứng, bất định và kết cục số phận của các nhân vật cũng khó có thể dự đoán Chính vì lẽ này mà tác phẩm của ông luôn luôn là những tác phẩm mở, ở đó người đọc có thể tuỳ ý lựa chọn cho mình những kết thúc theo ý thích Không chú trọng cốt truyện, sự kiện, điển hình…, nhà văn
đề xuất một lối viết chứa đựng trong đó sự bí hiểm khó thể cắt nghĩa và không thể bắt chước được Lặng lẽ xoáy sâu vào những hình ảnh ngẫu hợp, chắp vá nào đó nhưng Kafka cho thấy đằng sau nó là hình ảnh chân thực và xác thực nhất về thế giới Hiện thực đó hình như mới nằm trong dự cảm của nhà văn để sau này khi xã hội và con người có sự chuyển biến người ta mới thấy dự cảm
Trang 40của Kafka là hoàn toàn đúng Tất cả sự cách tân, đột phá lớn lao trên mọi bình diện khiến cho “tác phẩm của ông không chỉ phản ánh hiện thực mà chủ yếu
là khai sinh ra hiện thực”[8, tr.111] Kafka vì thế trở thành nhà văn có tư tưởng phức tạp bậc nhất thế giới Cùng với phương thức huyền thoại, Kafka đã sáng tạo ra “nghệ thuật mô tả cái vắng mặt, nghệ thuật thông báo cái không thể thông báo, diễn đạt cái không thể diễn đạt… Nghệ thuật miêu tả cái vắng mặt ấy đã làm cho tác phẩm của Kafka thu được những hiệu ứng thẩm mỹ rất mạnh mẽ, làm cho ông trở thành một hiện tượng cách tân trong lịch sử văn học thế giới”[38, tr.9]
Kafka đã để lại dấu ấn trong văn học thế giới nói chung và nền tiểu thuyết nói riêng, không chỉ một, mà trong nhiều thế hệ, không chỉ đối với các nhà văn nơi ông sống và viết, mà là khắp nơi trên trái đất này G Marquez -
tác giả của Trăm năm cô đơn, giải Nobel 1987 - phải thừa nhận rằng: “Chính
Kafka đã làm cho tôi hiểu là có thể viết khác đi” Còn Milan Kundera say sưa nói về Kafka, và các sáng tác của nhà văn Tiệp viết bằng tiếng Pháp này cũng không từ chối những cách tân mà Kafka để lại “Người ta có thể thấy triết lí về cái phi lí trong các tác phẩm của không chỉ A.Camus, E.Ionesco, S.Beckett mà còn trong các sáng tác của văn học Trung Quốc với trào lưu “văn học tiên phong” hay “văn học thực nghiệm”; sự nở rộ của loại tiểu thuyết biết nắm lấy thế mạnh của việc phản ánh hiện thực bằng huyền thoại hoá trong “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo”; có thể thấy hình ảnh thế giới đồ vật của Kafka trong tiểu thuyết mới; có thể thấy nhân vật biến dạng của ông trong căn bệnh dịch hạch hay những con tê giác mà Camus hay Ionesco đã miêu tả; có thể thấy các hình thức cốt truyện, văn bản của ông trong rất nhiều sáng tác của chủ nghĩa hiện
đại và hậu hiện đại…”[54, tr.165] Kafka đã để lại cho các nhà văn hậu bối không chỉ là tư tưởng, là cách nhìn về con người và thế giới, mà còn ở cách thức biểu hiện tư tưởng, cái nhìn ấy lên văn bản Có thể nhận thấy Camus, Beckett, Ionesco, Durrenmatt, Marquez, Cao Hành Kiện, Jelinek đều nắm lấy