1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945

171 1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 171
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐÀO THỊ LÝ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA NGUYÊN HỒNG THỜI KỲ TRƢỚC NĂM 1945 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐÀO THỊ LÝ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA NGUYÊN HỒNG THỜI KỲ TRƢỚC NĂM 1945 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Trần Đăng Xuyền 2. PGS.TS. Trần Thị Việt Trung THÁI NGUYÊN - 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Đào Thị Lý ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ Khoa Ngữ văn, Phòng Quản lý và Đào tạo Sau đại học, Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Trần Đăng Xuyền, PGS. TS Trần Thị Việt Trung - những người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ rất nhiều để tôi có thể hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả luận án Đào Thị Lý iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Đối tƣợng nghiên cứu 3 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 4 6. Dự kiến đóng góp mới của đề tài 4 7. Kết cấu của đề tài 5 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 1.1. Tình hình nghiên cứu chung về Nguyên Hồng 6 1.2. Tình hình nghiên cứu về Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên Hồng 15 1.2.1. Về đề tài sáng tác 15 1.2.2. Về chủ đề sáng tác 16 1.2.3. Về nhân vật 17 1.2.4. Về không gian và thời gian 20 1.2.5. Về ngôn ngữ, giọng điệu nghệ thuật 23 Chƣơng 2. KHÁI NIỆM THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH NÊN THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA NGUYÊN HỒNG 31 2.1. Giới thuyết chung về Thế giới nghệ thuật 31 2.2. Những cơ sở hình thành Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng 37 2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội 37 2.2.2. Hoàn cảnh gia đình, môi trƣờng sống và hoạt động văn học của Nguyên Hồng 42 2.2.3. Cá tính Nguyên Hồng 49 iv Chƣơng 3. THẾ GIỚI NHÂN VẬT 53 3.1. Một thế giới nhân vật phong phú, phức tạp thuộc tầng lớp thị dân và lao động dƣới đáy xã hội 53 3.1.1. Những ngƣời phụ nữ nghèo khổ, bất hạnh, cùng đƣờng, nổi loạn 55 3.1.2. Những đứa trẻ nghèo dƣới đáy xã hội, “không có tuổi thơ” 65 3.1.3. Những ngƣời trí thức tiểu tƣ sản nghèo, giàu hoài bão nhƣng bất lực và bế tắc trƣớc cuộc sống 71 3.1.4. Những nhân vật con ngƣời tha hoá 77 3.2. Một số thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu xây dựng nhân vật 83 3.2.1. Nghệ thuật tạo dựng hoàn cảnh và tình huống 83 3.2.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình để khắc họa tâm trạng và tính cách nhân vật 91 3.2.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua độc thoại nội tâm 95 Chƣơng 4. THỜI GIAN, KHÔNG GIAN VÀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT 100 4.1. Thời gian nghệ thuật 100 4.1.1. Thời gian gắn liền với những sự kiện và biến cố dữ dội của cuộc đời nhân vật 100 4.1.2. Thời gian của con ngƣời cá nhân, của sự hồi tƣởng đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tƣơng lai 106 4.2. Không gian nghệ thuật 109 4.2.1. Không gian xã hội đen tối, nhức nhối, chứa đựng đầy bất công và tội lỗi 109 4.2.2. Không gian gia đình chứa đầy bi kịch buồn đau, tan tác 113 4.2.3. Không gian mang sắc thái tôn giáo - trầm, buồn ảm đạm 115 4.3. Ngôn ngữ nghệ thuật 124 4.3.1. Ngôn ngữ đầy ắp chất liệu cuộc sống cần lao, phù hợp với tâm lý, tính cách của từng kiểu nhân vật 125 4.3.2. Ngôn ngữ mang sắc thái tôn giáo 142 KẾT LUẬN 146 DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nguyên Hồng (1918-1982) là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lƣu văn học hiện thực nói riêng, của nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Ông là ngƣời đến với nghề văn khá sớm và đã thành công ngay từ tác phẩm đầu tay: Bỉ vỏ (1937). Nguyên Hồng có sức viết phi thƣờng, viết với tất cả sự đam mê và nhiệt huyết của mình. Hơn bốn mƣơi năm cầm bút, ông đã để lại gần bốn mƣơi tác phẩm, trong đó có những sáng tác đặc sắc và có những tác phẩm đƣợc đánh giá là một trong những tác phẩm bề thế nhất của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. 1.2. Nhƣ đã biết, “Thế giới nghệ thuật” là chỉnh thể của hình thức văn học”, [140, tr. 29, 30], “Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào lưu) Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lý riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng” [52, tr. 251] Trong Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng, ở mọi phƣơng diện nghệ thuật nhƣ: đề tài, chủ đề, nhân vật, không gian, thời gian, ngôn ngữ nghệ thuật, đều đƣợc thống nhất trong một chỉnh thể nghệ thuật, giúp ngƣời đọc dễ hình dung ra những nét riêng biệt những đóng góp cụ thể trong quá trình sáng tạo không ngừng của nhà văn. Với một số lƣợng tác phẩm khá lớn ở nhiều thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký, thơ ) qua hai giai đoạn sáng tác, trƣớc và sau năm 1945, Nguyên Hồng đã phản ánh một cách chân thực, cảm động cuộc sống với những số phận cụ thể của những ngƣời lao động nghèo khổ và quá trình đổi đời nhờ Đảng, nhờ Cách mạng của họ. Khi viết về vấn đề này, Nguyên Hồng đã thể hiện đƣợc cái nhìn hiện thực sâu sắc và tấm lòng nhân đạo thiết tha của nhà văn đối với những con ngƣời lao động. Vì vậy, khi đặt vấn đề nghiên cứu: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trƣớc năm 1945 cũng có nghĩa là đã đi vào nghiên cứu về những đặc điểm nổi bật trong nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm, khẳng định giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả trong sáng tác của nhà văn hiện thực xuất sắc này trong một giai đoạn sáng tác cụ thể của ông. 2 1.3. Theo khảo sát của chúng tôi, cho tới nay đã có khoảng hơn 50 công trình viết về Nguyên Hồng và riêng việc nghiên cứu về Thế giới nghệ thuật của ông đã có trên 20 bài (đề cập đến nhiều khía cạnh, ví dụ nhƣ: Chủ đề, đề tài sáng tác, cảm hứng sáng tạo, chủ nghĩa nhân đạo, cảm quan tôn giáo, lời văn nghệ thuật, trong sáng tác của nhà văn). Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã chú ý đề cập đến giai đoạn sáng tác trƣớc Cách mạng tháng 8/1945 của Nguyên Hồng, trong đó đã có sự khảo sát, đề cập đến một số phƣơng diện trong Thế giới nghệ thuật của ông nhƣ: đề tài, chủ đề nhân vật, không gian và thời gian, lời văn nghệ thuật nhƣng chúng tôi nhận thấy rằng, phần lớn đây là những nhận xét, nhận định mang tính khái quát; hoặc đó có thể là những khảo sát, phân tích khá cụ thể ở một số phƣơng diện trong Thế giới nghệ thuật chứ chƣa phải toàn bộ Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Do đó, vẫn rất cần phải có một công trình chuyên biệt nghiên cứu một cách khá hệ thống và toàn diện về Thế giới nghệ thuật của nhà văn Nguyên Hồng. Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi muốn góp phần nhìn nhận một cách tƣơng đối toàn diện, hệ thống về Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trong một giai đoạn sáng tác cụ thể - giai đoạn trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945, để chỉ ra những đặc điểm riêng, những sáng tạo riêng trong Thế giới nghệ thuật của nhà văn; đồng thời qua đó khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của ông đối với sự vận động và phát triển của trào lƣu văn học hiện thực phê phán nói riêng, của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung một cách cụ thể và đầy đủ hơn. 1.4. Hiện nay, một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyên Hồng đã đƣợc đƣa vào trong chƣơng trình giáo dục ở bậc phổ thông và đại học. Nếu đề tài này đƣợc thực hiện thành công, đây sẽ là cuốn tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với học sinh, sinh viên, giáo viên các cấp và những ai quan tâm đến nhà văn hiện thực xuất sắc suốt đời nặng lòng với những ngƣời nghèo khổ này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu về Thế giới nghệ thuật của nhà văn Nguyên Hồng, luận án góp phần khẳng định: Trong quá trình sáng tác của mình, Nguyên Hồng đã tạo ra một Thế giới nghệ thuật riêng độc đáo và đặc sắc; và qua đó ghi nhận những đóng góp quan trọng của ông đối với quá trình phát triển của 3 văn học hiện thực phê phán Việt Nam nói riêng và văn xuôi Việt Nam hiện đại giai đoạn đầu thế kỷ XX đến năm 1945 nói chung. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu những phƣơng diện quan trọng của Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên Hồng giai đoạn trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhằm chỉ ra những đặc điểm cơ bản trong Thế giới nghệ thuật của nhà văn (nghệ thuật xây dựng nhân vật; không gian, thời gian nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật). Qua đó khẳng định những giá trị nghệ thuật và giá trị hiện thực sâu sắc, giá trị nhân đạo cao cả trong những sáng tác của Nguyên Hồng - “nhà văn của những ngƣời khốn khổ” Việt Nam giai đoạn trƣớc năm 1945. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài luận án là những sáng tác của Nguyên Hồng giai đoạn trƣớc 1945. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, những sáng tác sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 của ông cũng đƣợc chúng tôi quan tâm khảo sát, nhằm so sánh làm rõ hơn những đặc điểm riêng trong Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trƣớc năm 1945, cũng nhƣ một số đặc điểm chung trong quá trình sáng tác của nhà văn sau cách mạng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu của các tác giả cùng khuynh hƣớng, cùng thời với ông để so sánh, đối chiếu nhằm chỉ ra những nét riêng, nét độc đáo trong Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu Nhƣ đã biết, Thế giới nghệ thuật bao gồm nhiều phƣơng diện nhƣ: đề tài, chủ đề, nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, thời gian, không gian nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án của mình, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu cụ thể là đi sâu vào nghiên cứu một số phƣơng diện cơ bản của Thế giới nghệ thuật nhƣ: thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật, thời gian, không gian nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật trong các sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng giai đoạn trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945 - vì đây là giai đoạn sáng tác nhiều, tiêu biểu và thành công nhất của Nguyên Hồng. Còn một số phƣơng diện khác nhƣ: đề tài, chủ đề, lời văn nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật cũng đã đƣợc một số tác giả đề cập đến khá rõ trong các chuyên luận và bài báo của mình, nên chúng tôi không chủ trƣơng đi sâu vào nghiên cứu. 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích tác phẩm để tìm hiểu kỹ những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên Hồng giai đoạn trƣớc Cách mạng. Đó là cơ sở để có những nhận xét, đánh giá tổng hợp nhất về Thế giới nghệ thuật của nhà văn. - Phương pháp thống kê, phân loại: Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng trong quá trình khảo sát các tác phẩm cụ thể của nhà văn, thống kê và phân loại từng kiểu nhân vật, ngôn ngữ, không gian và thời gian nghệ thuật trong Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: để có sự đối sánh và có cái nhìn sâu hơn về đối tƣợng nghiên cứu, chúng tôi nghiên cứu và so sánh sáng tác của Nguyên Hồng trƣớc và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945; so sánh với một số tác phẩm, một số nhân vật trong tác phẩm của các tác giả cùng thời, cùng hoặc khác khuynh hƣớng sáng tác của Nguyên Hồng, nhằm chỉ ra những nét riêng, nét độc đáo trong Thế giới nghệ thuật của nhà văn. - Vận dụng lý thuyết thi pháp học (về thời gian, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật ) để phục vụ trong quá trình nghiên cứu. 6. Dự kiến đóng góp mới của đề tài 6.1. Đây là công trình chuyên biệt đầu tiên nghiên cứu một cách khá toàn diện và hệ thống về Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên Hồng thời kỳ trước 1945. Luận án đi sâu vào khảo sát, nghiên cứu các sáng tác của Nguyên Hồng nhằm chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong Thế giới nghệ thuật của nhà văn, nhất là trong việc dựng lên một thế giới nhân vật phong phú, phức tạp, độc đáo và sinh động của những con ngƣời lao động sống dƣới đáy xã hội thực dân phong kiến; Chỉ ra những đặc điểm về không gian và thời gian nghệ thuật, cũng nhƣ những nét đặc sắc riêng về ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn. Qua đó khẳng định: Trong quá trình sáng tác của mình, Nguyên Hồng đã xây dựng đƣợc một Thế giới nghệ thuật riêng, độc đáo không lẫn với [...]... Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng, đó là Lời văn nghệ thuật của Nguyên Hồng cả hai giai đoạn trƣớc và sau năm 1945 Kết quả nghiên cứu này của tiến sĩ Lê Hồng My là tƣ liệu thiết thực khi chúng tôi nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyên Hồng giai đoạn trƣớc năm 1945 Về nghệ thuật sáng tạo ngôn ngữ của Nguyên Hồng, PGS.TS Đoàn Trọng Huy [119] cũng khẳng định: Nguyên Hồng có nhiều hứng khởi để sáng... Hồng, chúng tôi nhận thấy: đã có những ý kiến, những nhận xét về Thế giới nghệ thuật của nhà văn nhƣng nhìn chung mới chỉ dừng lại ở mức độ là những nhận xét chung, hoặc đi sâu vào một số phƣơng diện của Thế giới nghệ thuật nhƣ: Lời văn nghệ thuật của Nguyên Hồng, Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nguyên Hồng Cho tới nay, thực sự chƣa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về toàn bộ Thế. .. tác của Nguyên Hồng, cố gắng nghiên cứu một cách hệ thống và khá toàn diện về Thế giới nghệ thuật của nhà văn giai đoạn trƣớc 1945 Và để tránh trùng lặp với những công trình nghiên cứu đi trƣớc, chúng tôi đi sâu 30 tìm hiểu một số phƣơng diện cơ bản trong Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng nhƣ: Thế giới nhân vật và một số đặc điểm về nghệ thuật xây dựng nhân vật; đặc điểm về không gian, thời gian nghệ. .. tác của Nguyên Hồng [Phan Diễm Phƣơng -116] - Chỉ ra đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng là “nhà văn của niềm tin và ánh sáng”, “nhà văn của lòng thương cảm thống thiết”, “một ngòi bút hiện thực giàu chất lãng mạn”… Nguyên Hồng, nhà văn của những khát vọng sống” [Hà Minh Đức - 116], “Phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng [77], “Nhà văn của tình thương” [1] - Khẳng định mặt mạnh của Nguyên. .. ngƣỡng mộ tài năng và nhân cách Nguyên Hồng Tuy nhiên, với khuôn khổ bài báo nên chƣa có những bài chuyên sâu về Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng Qua khảo sát, chúng tôi thấy đáng chú ý nhất là bài báo:“Văn xuôi nghệ thuật của Nguyên Hồng và cội nguồn của lòng thương cảm” của Tiến sĩ Bạch Văn Hợp, số 29, năm 2011 Tác giả bài báo cắt nghĩa nguồn gốc sự thương cảm của Nguyên Hồng trong sáng tác, đó là... bác ái của đạo Thiên chúa; tư tưởng nhân đạo của Chủ nghĩa cộng sản và cá tính nhà văn Tác giả đã lý giải nguồn gốc sự thƣơng cảm của Nguyên Hồng là do bốn yếu tố nhƣ trên, mà chƣa bao quát Thế giới nghệ thuật của nhà văn Đó là những nét khái quát nhất về tình hình nghiên cứu về Nguyên Hồng nói chung và Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng nói riêng ở Việt Nam Ngoài ra, trong khả năng có hạn của mình,... không gian, thời gian nghệ thuật; ngôn ngữ nghệ thuật trong các sáng tác của ông giai đoạn trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhằm khẳng định những sáng tạo, những đóng góp đặc sắc của tác giả ở những phƣơng diện trên qua Thế giới nghệ thuật của nhà văn Từ đó chỉ ra một số đặc điểm nổi bật trong Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng, khẳng định sự đóng góp có giá trị nhiều mặt của nhà văn đối với khuynh... tác giả Nguyên Hồng nói riêng và văn xuôi Việt Nam thời kỳ hiện đại giai đoạn trƣớc Cách mạng tháng Tám nói chung 7 Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án bao gồm bốn chƣơng Cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chƣơng 2 Khái niệm Thế giới nghệ thuật và những cơ sở hình thành nên Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng Chƣơng 3 Thế giới nhân... nào nghiên cứu về toàn bộ Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng (kể cả những sáng tác thuộc giai đoạn trƣớc và sau năm 1945) Chính vì thế, khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã đƣợc thừa hƣởng rất nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét quý báu của những nhà nghiên cứu đi trƣớc về con ngƣời và sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng, trong đó có những khía cạnh trong thế giới nghệ thuật của ông - nhƣ đã nêu trên Với... Nguyên Hồng và quá trình sáng tác của anh” tác giả Chu Nga đã giới thiệu và khái quát: Nguyên Hồng sau cách mạng chỉ là sự kế tiếp một cách logic Nguyên Hồng những năm trước cách mạng” [116, tr 157] - Đây là một nhận xét rất chính xác về sự nhất quán trong quan niệm sáng tác của Nguyên Hồng cả ở hai giai đoạn trƣớc và sau năm 1945 Đồng thời Chu Nga cũng nhấn mạnh đến sự đóng góp riêng biệt của Nguyên . THỜI GIAN, KHÔNG GIAN VÀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT 100 4.1. Thời gian nghệ thuật 100 4.1.1. Thời gian gắn liền với những sự kiện và biến cố dữ dội của cuộc đời nhân vật 100 4.1.2. Thời gian của. một trào lưu) Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lý riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng” [52, tr. 251] Trong Thế. tƣởng an xen giữa quá khứ, hiện tại và tƣơng lai 106 4.2. Không gian nghệ thuật 109 4.2.1. Không gian xã hội đen tối, nhức nhối, chứa đựng đầy bất công và tội lỗi 109 4.2.2. Không gian gia

Ngày đăng: 03/04/2015, 22:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w