Cá tính Nguyên Hồng

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945 (Trang 55)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.3. Cá tính Nguyên Hồng

Cũng từ hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh gia đình nhƣ trên đã tạo nên tính cách và bản lĩnh của Nguyên Hồng. Nguyên Hồng đã phải sống trong một môi trƣờng phức tạp, sống dƣới đáy xã hội, va chạm với đủ mọi hạng ngƣời, sống bằng đủ mọi nghề để tồn tại. Trong xã hội cũ, không có gì cực khổ hơn là bị tù tội, vậy mà nhà văn đã phải đi tù khi mới 14 tuổi và đến năm 21 tuổi (1939) ông lại phải đi tù lần nữa do hoạt động cách mạng. Trong các nhà văn hiện thực phê phán nói riêng và các nhà văn Việt Nam nói chung không ai có cảnh ngộ đặc biệt nhƣ Nguyên Hồng. Đa số các nhà văn cùng thời với Nguyên Hồng đều sống và sáng tác trong hoàn cảnh khó khăn, nhƣng có lẽ Nguyên Hồng là ngƣời thấm thía hơn nỗi khổ cực đau đớn của những con ngƣời sống dƣới đáy xã hội thực dân phong kiến hơn ai hết. Điều đó cắt nghĩa tại sao trong hầu hết sáng tác của Nguyên Hồng trƣớc Cách mạng, ngƣời đọc thƣờng bắt gặp hình ảnh những con ngƣời lao động cùng khổ, đói rách, bê tha. Họ là những phu phen tạp dịch lem luốc; những ngƣời đàn bà buôn thúng bán bƣng gầy gò, mệt mỏi; những đứa trẻ lả đi vì khát sữa, thiếu ăn... Những con ngƣời ấy, ta đã từng gặp họ trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,… nhƣng trong tác phẩm của Nguyên Hồng, họ hiện lên nhiều hơn, đậm đặc hơn, lấm lem, bụi bặm, quằn quại và đau đớn hơn. Cuộc đời và tƣ tƣởng sáng tác của Nguyên Hồng có nhiều nét giống với Macxim Goorki (tuy hai nhà văn có sự khác nhau về tầm cỡ): Cả hai đều sống cuộc sống không có tuổi thơ, sống lăn lộn với những ngƣời lao động nghèo khổ dƣới đáy xã hội để kiếm sống, để viết về họ với một trái tim yêu thƣơng, sự đồng cảm tha thiết và niềm tin vào bản chất hƣớng

thiện của con ngƣời. Họ đều là những ngƣời sớm giác ngộ tƣ tƣởng cách mạng. Xã hội cũ đã dìm họ xuống tận bùn đen, nhƣng bằng tình yêu cuộc sống và nghị lực phi thƣờng, Macxim Gorki và Nguyên Hồng đã vƣơn tới ánh sáng văn hóa và trở thành những nhà văn lớn của dân tộc. Trong lịch sử văn học của hai dân tộc Nga, Việt - họ đều thuộc số những nhà văn dẫn đầu trong việc ngợi ca con ngƣời lao động, phát hiện thế giới cần lao là một đối tƣợng thẩm mỹ thực sự, đó là những con ngƣời lao động nghèo khổ nhƣng chứa đựng bao bản chất tốt đẹp. Nguyên Hồng đã đứng trong lao khổ, sống cuộc đời cùng khổ với những ngƣời khốn khổ để rồi trở thành một cây bút “Bị ám ảnh đến cùng đời mãn kiếp bởi những số phận

tối tăm” (Nguyễn Đăng Mạnh). Chất dân nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào

văn chƣơng, vào Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Bản lĩnh của Nguyên

Hồng đƣợc thể hiện ở chỗ: Dù bị cuộc sống xô đẩy đến đâu, cơ cực, đắng cay đến mức nào, ông vẫn giữ đƣợc tâm hồn trong sáng, thánh thiện của một con ngƣời rất giàu tình cảm, khát khao tình cảm, trân trọng tình cảm, nên nhà văn nhìn đời, nhìn ngƣời bằng bằng cặp mắt yêu thƣơng và sự cảm thông sâu sắc.

Không chỉ trong cuộc sống mà cả với văn chƣơng Nguyên Hồng cũng thể hiện mình là con ngƣời có cá tính và bản lĩnh: Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã thể hiện đƣợc bản lĩnh nghệ thuật của mình, cuốn tiểu thuyết tự truyện Những ngày thơ ấu ghi lại những năm tháng tuổi thơ đắng cay, tủi cực của chú bé Hồng - hình ảnh của chính tác giả. Nhà văn Vũ Ngọc Phan khi điểm mặt các anh tài thời ấy, đã nhận xét về Nguyễn Tuân: “Chỉ thỉnh thoảng cho

ta biết anh chàng Tuân từng mẩu vụn” [116, tr. 45]; về Thiết Can: “Thiết Can cũng cho biết cái phần đời đầy tội lỗi nhỏ nhen của ông ta, nhưng ông cho biết một cách kín đáo ở tên Đông trong tập “Dã tràng”, một tập văn chưa dám mang rõ hẳn cái danh là tự truyện” [116, tr. 45]; Còn với Nguyên Hồng, Vũ Ngọc Phan

nhận xét: “Trong Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng cho ta biết rõ hẳn một quãng đời quá khứ của ông. Lối tự truyện này, ở Anh, ở Mỹ, ở Nga, rất thịnh hành; Nhưng ở nước Việt Nam ta, viết được tôi cho là can đảm lắm…” [116, tr. 45]. Thạch Lam - nhà văn, nhà phê bình tài hoa của Tự lực Văn đoàn phát hiện ra ở cây bút trẻ tuổi này một cách viết thành thật, thể hiện đƣợc “Những rung động cực

điểm của một linh hồn trẻ dại”, “Ông quan sát khéo, chỉ tả những cái gì đáng để ý. Những tình cảm chân thật, những cảm giác đúng. Người ta mừng rằng với một đầu đề thường như thế (Đời một cô gái trụy lạc), ông Nguyên Hồng đã khéo đứng trong phạm vi sự thật và sự cảm thấy, mà không sa vào những câu sáo và hoa mỹ”

(Thạch Lam, Trích Nhận xét giải thƣởng Tự lực Văn đoàn, năm 1937, báo Ngày nay, 1938).

“Những rung động cực điểm” của một tấm lòng tha thiết yêu thƣơng - cũng

chính là cá tính sáng tạo của nhà văn. Trong cuộc sống đời thƣờng, Nguyên Hồng là ngƣời dễ xúc động, dễ khóc, đặc điểm về tính cách này đã góp phần tạo nên chất trữ tình nồng đậm trong sáng tác của nhà văn. Chúng ta hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng “Trong nền văn học Việt Nam, Nguyên Hồng được coi là nhà văn đa

cảm nhất thế kỷ XX” [134, tr. 133].

Nguyên Hồng lao động miệt mài và say mê công việc sáng tạo của mình. Ông viết về cuộc sống của những con ngƣời cùng khổ bằng cả trái tim giàu cảm xúc, một vốn sống đầy ắp, một sự khát khao đem tiếng nói yêu thƣơng của mình để cảm thông, chia sẻ cho những con ngƣời khốn khổ. Nhà văn đã sống một cuộc sống đầy gian khó nhƣng cũng đầy bản lĩnh, dám chấp nhận những sự thiệt thòi để có thể sống và cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Ông là một nhà văn suốt đời

“Thiết tha với cuộc sống, trân trọng và tin yêu mọi người, chân thực trong sáng tác” (Kim Lân). Chính vì thế, ông đã tạo dựng nên một Thế giới nghệ thuật mang

đậm dấu ấn, phong cách Nguyên Hồng - một Thế giới nghệ thuật không thể trộn

lẫn với bất kỳ tác giả nào khác. Đúng nhƣ Tuốc-ghê-nhép từng khẳng định: "Cái quan trọng trong một tài năng văn học là tiếng nói của riêng mình”, tài năng của

Nguyên Hồng chính là việc ông đã tạo ra cho mình một Thế giới nghệ thuật riêng biệt trong những sáng tác trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Thế giới nghệ thuật ấy cũng đã góp phần khẳng định giá trị hiện thực sâu sắc, giá trị nhân đạo

cao cả và giá trị nghệ thuật lớn trong di sản văn học của nhà văn.

Có thể thấy rằng: Hoàn cảnh lịch sử - xã hội, hoàn cảnh gia đình và cá tính, tài năng văn học của nhà văn cùng với những trải nghiệm khắc nghiệt của bản thân trong cuộc sống của những ngƣời lao động nghèo khổ dƣới đáy xã

hội - là những yếu tố, những điều kiện quan trọng đã đƣa Nguyên Hồng đến với văn chƣơng, đã tạo nên một NHÀ VĂN NGUYÊN HỒNG. Đó là nhà văn của những người khốn khổ, nhà văn của lòng nhân đạo luôn tha thiết yêu thƣơng

cuộc sống - một trong những tên tuổi lớn của trào lƣu văn học hiện thực phê phán thời kỳ trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945 nói riêng, của nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Hay nói một cách khác, từ hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh đã gia đình, môi trƣờng sống, đã chi phối cảm hứng chủ đạo của Nguyên Hồng ở từng phƣơng diện trong Thế giới nghệ thuật. Điều này, chúng tôi sẽ nói rõ hơn ở các chƣơng sau.

Chƣơng 3

THẾ GIỚI NHÂN VẬT

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)