Không gian gia đình chứa đầy bi kịch buồn đau, tan tác

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945 (Trang 119)

7. Kết cấu của đề tài

4.2.2. Không gian gia đình chứa đầy bi kịch buồn đau, tan tác

Khảo sát các tác phẩm của nhà văn Nguyên Hồng trƣớc Cách mạng tháng Tám, chúng tôi thấy, nhà văn đã tạo dựng một không gian nghệ thuật khá rộng lớn từ nông thôn đến thành thị, từ vùng núi trung du đến miền xuôi, cảng biển. Không gian đó gắn với những biến cố, những sự kiện đầy biến động của xã hội Việt Nam. Cuộc sống của đủ mọi tầng lớp, đủ mọi hạng ngƣời trong xã hội đều bị xoáy vào cuộc sống thê thảm tăm tối của những thân phận nô lệ trong xã hội Việt Nam trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tuy nhiên để khắc sâu nỗi khốn khổ nhọc nhằn của những con ngƣời lao động trong xã hội cũ, nhà văn đã tập trung miêu tả không gian sống riêng của họ, đó làkhông gian gia đình chứa đầy bi kịch.

Cụ thể đó là không gian của các gia đình trong một vùng quê cổ hủ, tăm tối giam hãm, trói buộc con ngƣời với những luật lệ vô lý của lễ giáo phong kiến. Không gian làng Sòi với tục lệ trừng phạt ngƣời đàn bà hoang thai, nạn ngả vạ, chè chén; là không gian gia đình Bính “chật hẹp, tối tăm” mà trong đó lúc nào cũng thƣờng trực một không khí căng thẳng, “cắn rứt nhau luôn vì thiếu thốn”, hay không gian của “gian buồng hôi hám không mấy khi nổi ánh sáng mặt trời” [74,

tr.297] mang nặng tâm trạng phấp phỏng lo sợ và tâm sự dằn vặt, éo le của một ngƣời con gái trót lỡ lầm. Hay không gian sống của cả một gia đình với gần hai chục con ngƣời sống trong một gian nhà bếp chật chội (Những ngày thơ ấu); là

không gian của “một gian nhà lụp xụp, đồ đạc ọp ẹp, lắt nhắt không bao giờ thay

đổi, khói bếp luôn ùa vào đầy nhà. Những ngày hè nung nấu ở gian nhà ấy, từ cái giường, cánh phản, cái bàn mất chân đến những quần áo, tã, rổ rá nồng hẳn lên trong một làn bụi nhảy múa và mùi mồ hôi gây làm nghẹn cả thở, rồi những ngày mưa… nước mưa ngập lại ở sân, tràn vào nhà, dềnh đến nửa giường là thường”

(Nhà bố Nấu), là không gian trong những ngôi nhà “nồng nực vì mồ hơi người và

quần áo nhớp nháp” (Cái xích cũ). Không gian gia đình ngột ngạt càng ngột ngạt

hơn khi mà ở đó chỉ có những eo sèo, riếc móc, cắn rứt nhau vì mƣu sinh, hay vì cuộc sống túng bẫn quá mà sinh ra đánh đập chửi nhau đẩy nhau đến bi kịch

(Hàng cơm đêm, Cái xích cũ, Người con gái, Người mẹ không con, Bố con lão Đen…). Hoặc đó là không gian gia đình thê thảm, tê tái vì những đứa trẻ lần lƣợt

chết do khát sữa mẹ (Trước xác chết)

Không chỉ có nguyên nhân của sự đói nghèo dẫn đến bi kịch trong gia đình, mà trong không gian gia đình ấy còn chứa nhiều những bi kịch với những nguyên nhân khác nhau:

Bi kịch của những gia đình không có hạnh phúc nhƣ gia đình của bé Hồng

(Những ngày thơ ấu),luôn luôn phải sống trong một bầu không khí gƣợng gạo, êm

ấm một cách giả dối - hậu quả của một cuộc hôn nhân gƣợng ép trong xã hội xƣa; Hay đó là sự bị đày đọa thƣờng xuyên và chịu sự ghẻ lạnh, sự thiệt thòi của những thân phận lẽ mọn trong gia đình, nhƣ nhân vật Muống (Quán Nải)…;

Bi kịch của nạn bạo hành đối với ngƣời phụ nữ trong gia đình. Do cuộc sống cùng quẫn kéo dài, một số phu phen, thợ thuyền đâm ra phản ứng cực đoan trở nên bê tha, cờ bạc, đánh đập vợ con - mà gia đình mụ Mão (Người mẹ không con) là một ví dụ. Trong không gian của gia đình ấy luôn luôn chứa đầy bi kịch, bởi đây là nơi thƣờng xuyên ngƣời vợ bị bạo hành bởi gã chồng nát rƣợu, vũ phu mà mỗi khi thua tha cờ bạc, hay khi “say bứ họng” hắn lại trút giận lên đầu mụ Mão những trận đòn roi thừa sống thiếu chết - mà lão cũng chẳng hiểu để làm gì?

Bi kịch trong gia đình của những con ngƣời sống ngoài vòng pháp luật nhƣ: gia đình Bính và Năm Sài Gòn (Bỉ vỏ), gia đình Chín Huyền (Chín Huyền), trong nhà của Hai Răng Vàng (Bảy Hựu)… Trong không gian của những gia đình ấy đều chỉ có những chuyện mƣu mẹo về ăn cắp, cờ bạc, chém giết lẫn nhau, cắt máu

ăn thề… Một không gian tanh nồng mùi máu của những kẻ du côn, “anh chị” trong xã hội. Là không gian mà ở nơi ấy chƣa bao giờ có sự ấm cúng, bình yên và lƣơng thiện. Không gian ấy chất chứa những hiểm họa khôn lƣờng của cuộc sống đầy hiểm nguy, nó đẩy con ngƣời ta vào bi kịch. Trong những gia đình ấy, ngƣời phụ nữ là những ngƣời phải chịu nhiều bi kịch nhất, bởi ở họ luôn luôn có những khát khao đƣợc làm mẹ, làm vợ, đƣợc thực hiện chức phận của mình, Nhƣng để tồn tại, để mƣu sinh, những ngƣời phụ nữ ấy phải xa con (mợ Du, mẹ bé Hồng), hoặc phải mất chồng (Chín Huyền), hoặc phải dấn thân vào con đƣờng hiểm nguy, tội lỗi (Tám Bính, Chín Huyền)… Hay nói một cách khác là họ phải rơi vào bi kịch: đó là nỗi khát khao sự bình yên trong gia đình hạnh phúc với cuộc sống giang hồ đầy giông tố và tội lỗi (nhƣ gia đình Chín Huyền, Tám Bính…).

Tóm lại, có thể nhận thấy rất rõ: một trong những đặc điểm nổi bật của không gian nghệ thuật trong các sáng tác trƣớc năm 1945 của Nguyên Hồng là một không gian gia đình tăm tối và ngột ngạt, chứa đầy bi kịch. Không gian ấy tạo cho ngƣời đọc cảm giác đau đớn và phẫn uất về số phận và cuộc sống đầy tăm tối và bế tắc của những con ngƣời cùng khổ dƣới đáy trong xã hội xƣa.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945 (Trang 119)