7. Kết cấu của đề tài
4.3.1. Ngôn ngữ đầy ắp chất liệu cuộc sống cần lao, phù hợp với tâm lý, tính
cách của từng kiểu nhân vật
4.3.1.1.Ngôn ngữ đầy ắp chất liệu cuộc sống cần lao với vốn từ vựng phong phú
Do hoàn cảnh riêng, Nguyên Hồng từ nhỏ đã phải sống trong một môi trƣờng lao động cực nhọc, lam lũ của những con ngƣời sống dƣới đáy xã hội đƣơng thời, va chạm với đủ loại ngƣời trong xã hội ấy, nên nhà văn am hiểu sâu sắc những nỗi khổ đau, sự vất vả, cực nhục trong cuộc sống cũng nhƣ lời ăn, tiếng nói của họ. Vì thế, ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong văn Nguyên Hồng là ngôn ngữ gắn bó sâu sắc, máu thịt với ngôn ngữ đời sống, đƣợc chắt ra từ những cuộc đời cần lao đau khổ. Đặc điểm này gắn liền với khuynh hƣớng thẩm mỹ của chủ nghĩa hiện thực. Đó là những từ ngữ giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của tầng lớp lao động nghèo dƣới đáy xã hội, những từ ngữ gắn với công việc lam lũ, cực nhọc; những từ ngữ của những ngƣời thuộc các thành phần phức tạp (giang hồ, trộm cƣớp…), và cả thứ ngôn ngữ mang dấu ấn của những ngƣời theo đạo Thiên chúa. Thứ ngôn ngữ mà nhà văn sử dụng thƣờng phù hợp với đặc tính xã hội của nhân vật, phù hợp với các trạng thái tâm lý phức tạp của nhân vật trong từng trƣờng hợp cụ thể. Trong sáng tác trƣớc Cách mạng của Nguyên Hồng có nhiều loại nhân vật, nhƣ: nhân vật phụ nữ, nhân vật trẻ em, nhân vật trí thức, nhân vật lƣu manh, trộm cắp, gái điếm… Ở mỗi loại nhân vật khác nhau, tác giả lại sử dụng các loại từ ngữ khác nhau phù hợp với tính cách, bản chất của nhân vật.
Điều đầu tiên, ngƣời ta dễ nhận thấy một trong đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyên Hồng là một thứ ngôn ngữ rất giàu chất liệu cuộc sống, nó cứ
“ngồn ngộn, ngồn ngộn chi tiết, đôi khi được cất lên, được tấp lên, được chằng buộc đến ngốt mắt” [116, tr. 239]. Hay nói cách khác, ngôn ngữ của Nguyên Hồng
là thứ ngôn ngữ giàu chi tiết biểu hiện - mà một trong những phƣơng thức, phƣơng tiện thể hiện nhân vật quan trọng nhất chính là chi tiết. Chi tiết - đó là những biểu
hiện về mọi mặt của con ngƣời mà ngƣời ta có thể căn cứ để cảm biết về nó. “Sự
tồn tại của các chi tiết là một trong những đặc trưng cơ bản của tác phẩm tự sự”
(…). Trong truyện tình tiết, sự kiện quả là có vai trò quan trọng. Nhưng trung tâm
của sự việc, của sự kiện, biến cố là con người, trung tâm của chi tiết, tình tiết là nhân vật” [136, tr. 124]. Trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, nhân vật là một
trong những yếu tố quan trọng. Nhƣng để xây dựng đƣợc nhân vật thì nhà văn phải gắn nhân vật với những những tình tiết, chi tiết cụ thể, bởi: “Nếu tách nhân vật ra
khỏi những tình tiết, chi tiết thì nó trở nên những con người chung chung, trừu tượng, mất hết sức sống. Ở đây, nhân vật chỉ có thể sống cuộc đời của nó qua những tình tiết, chi tiết”[136, tr. 125]. Vì vậy, Nguyên Hồng rất chú trọng đến chi
tiết trong việc xây dựng nhân vật, ông sử dụng rất nhiều chi tiết cụ thể, sinh động trong câu văn để thể hiện, để chuyển tải hết những suy tƣ bộn bề, những hiểu biết, những cảm nhận sâu sắc của mình đối với cuộc sống, với con ngƣời xung quanh.
Nguyên Hồng có một vốn sống rất giàu có, phong phú, nên mỗi khi đặt bút xuống là những dòng chữ đầy chi tiết cứ “cựa quậy phập phồng” và “lấp lánh sự sống” tuôn trào lên từng trang viết của nhà văn. Ngôn ngữ của Nguyên Hồng giàu chi tiết, thể hiện sự quan sát tỉ mỉ, đôi khi ta có cảm tƣởng nhƣ ngòi bút của ông đã lăn xả vào cuộc sống, muốn lột trần nó ra để phơi bày tất cả những hiện thực đa chiều của cuộc sống, nhất là mặt đen tối, khuất lấp của nó để lật tẩy những gì là cặn bã, những gì là xấu xa, là vô nhân đạo nhất của xã hội đƣơng thời.
Trong truyện ngắn Đi,tác giả miêu tả những ngƣời nông dân lũ lƣợt bỏ làng quê ra tỉnh để kiếm sống, tránh nạn đói đang cận kề. Thảm cảnh đó đƣợc nhà văn miêu tả cụ thể từng chi tiết: “Suốt hai bên đường, người đổ ra chỉ càng thêm đông.
Xóm nào, làng nào cũng chỉ toàn người đi thôi. Bọn năm người, bọn mười người, có bọn hàng năm, sáu mươi người… Thỉnh thoảng, có vài cái xe tay ì ạch đi ngược lại thì người ta bâu lấy đen ngòm. Một cái quần vá đũng, một cái áo bợt vai, cả khuỷu tay, cả nách, một cái khăn vuông dúm mấy chỗ, một cái bao tải mướp, một cái màn như vó bè, một bát đĩa cóc cáy, một cái điếu bát cổ sứt sẹo bịt chi chít, một cái nồi đồng bẹp, một cái thau xoạc miệng… tất cả những đồ vật lăm lăm muốn trở thành cơm, thành khoai, thành ngô kia lại nhốn nháo giơ lên” [73, tr. 596]…
Nhƣ đã nói, ngôn ngữ của Nguyên Hồng mang đậm cá tính sáng tạo của ông, cái độc đáo của nhà văn là sử dụng những từ ngữ rất đỗi bình dân nhƣng rất
giàu tính nghệ thuật. Nhà văn thƣờng sử dụng những biện pháp tu từ (liệt kê, những từ láy, phép lặp, câu hỏi tu từ, tiếng lóng… - mang đậm dụng ý đặc tả, miêu tả rất chi tiết. Khảo sát một số sáng tác tiêu biểu của Nguyên Hồng, chúng tôi đã
thấy: trong truyện ngắn Đi có dƣới 10 trang truyện đã sử dụng 60 cặp từ láy; truyện vừa Qua những màn tối có 66 trang truyện đã sử dụng 66 cặp từ láy; tiểu thuyết Bỉ vỏ (khảo sát 50 trang đầu) có 258 cặp từ láy/50 trang; hồi ký Những ngày thơ ấu (khảo sát 50 trang đầu) có 204 cặp từ láy/50 trang… Cách sử dụng những biện pháp tu từ nhƣ điệp từ, liệt kê, từ láy… mang đậm dụng ý đặc tả nhƣ trên nhằm biểu thị trạng thái tột cùng của hành động, hoặc biểu đạt những sắc thái diễn ra phức tạp, tinh vi trong đời sống nội tâm của nhân vật.
Cũng trong truyện ngắn “Đi”, nhà văn đã dùng nhiều biện pháp tu từ nhƣ: phép lặp, phép liệt kê, những từ láy gợi cảm để miêu tả sự mệt mỏi, rã rời của những ngƣời dân quê phải bỏ làng đi kiếm sống: “Trƣớc hai con mắt bừng bừng
của y, càng rộn rập những bƣớc chân, những gồng gánh, những đùm chiếu, những sống lƣng khặc khừ, những bụng mọng lặc lừ, những cái đùi tóp lẩy bẩy, những
đầu óc bù xù, những đứa bé bèo nhèo, lờ ngờ. Và hai bên tai ù ù của y càng ran ran những tiếng nói hổn hển, những tiếng gọi thất thanh, những tiếng ho sù sụ,
những tiếng rên thoi thóp, tiếng chửi, tiếng lạy van tiếng trách móc và những tiếng cƣời, những tiếng hát … Những tiếng cƣời hô hố, khách khách, những tiếng hát
gào lên nhƣ điên dại…” [73, tr. 596].
Trong truyện vừa “Qua những màn tối”, nhà văn đã dùng nhiều biện pháp tu từ nhƣ: liệt kê, từ láy gợi cảm và biểu cảm để miêu tả tâm trạng nhân vật Trung khi nghĩ về quá khứ êm đềm: “Lòng Trung lại rưng rưng muốn khóc và lần lượt bao nhiêu hình
ảnh của cái đêm trước kia khi lìa bỏ quê hương lại xuất hiện. Dưới ánh trăng xanh biêng biếc sáng, mình Trung lủi thủi bước thong thả trên những bóng lá xanh nhợt rung rinh ngả trên đường đất nâu bạc gồ ghề. Mùi hoa cau hiền lành thoang thoảng. Tiếng sáo diều mơ hồ. Thỉnh thoảng gió cuồn cuộn lồng lên, dào dạt lướt những lớp sóng lấp lánh như thiếc trên đồng lúa, tỏa rộng mùi tám thơm ấm và ngọt” [74, tr. 23].
Miêu tả một cách chi tiết, sinh động nhƣ vậy, chứng tỏ vốn từ vựng của Nguyên Hồng vô cùng phong phú. Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra là: Nguyên Hồng rất có tài tả nắng. Quả vậy, chỉ trong truyện Một trưa nắng chỉ vẻn
vẹn hơn 7 trang, nhƣng nhà văn đã có rất nhiều những từ ngữ khác nhau để miêu tả nắng. Nắng là “thác lửa ngùn ngụt chói lòa mặt trời”, “biển lửa mênh mông”,
“nắng chang chang”, “mặt trời vầng lửa đỏ rực”, “nắng xém lại”, “nắng ngây ngất”, “tiếng cháy sôi của nắng”, “nắng chói chang”, “tia nắng chói xuống mắt”, “nắng vàng rực” [73, tr. 473]. Vốn từ vựng phong phú đã giúp Nguyên Hồng có những trang tả nắng đặc sắc, “Miêu tả cát bụi và ánh sáng là tín hiệu thẩm mỹ đặc
biệt trong lời văn trần thuật của nhà văn” [101, tr. 71]. Hay miêu tả sự khốn cùng,
thảm hại của con ngƣời khi đứng bên vực thẳm của nạn đói năm 1945, nhà văn chọn miêu tả nét mặt ngƣời: “phờ phạc, đen xám lại” [73, tr. 679], “phờ phạc, xanh xám
hơn, lờ đờ nhìn” [73, tr. 596], “mặt mày vêu vao”, “thần mặt”, “nhợt nhạt”, “mắt vàng lờ”, “mắt trắng lờ đờ”, “mắt lờ ngờ”, “nhìn trừng trừng”, [73, tr. 597], “mặt ai nấy đều nhăn nhúm phờ phạc… sắc mặt đen xạm… những con mắt vàng lờ sâu hoắm” [73, tr. 613]… Hay sử dụng các động từ biểu thị sự tranh giành quyết liệt vì
sự sống: “họ cứ lăn xả vào các hàng, đè sấn lên nhau mà nhặt những hạt cơm rụng. Họ móc cả mồm mà giật những lá bánh, gói cơm, gói cá. Lắm ngƣời vứt cả con đi để cướp cái vỏ chuối giằng từ mồm ngƣời ăn xuống và tranh nhau đến nỗi vỏ chuối đã gí bét với đất mà vẫn cứ quào lấy mà ăn” [73, tr. 597]…
Sự sống đƣợc khắc họa qua lời văn của Nguyên Hồng không chỉ hiện lên một cách rất chi tiết mà còn rất giàu cảm xúc - những cảm xúc tinh tế làm rung
động trái tim ngƣời đọc bởi sự cảm thông sâu sắc và những nỗi niềm trắc ẩn khôn nguôi đối với những con ngƣời bị dồn đẩy, bị xã hội ruồng bỏ. Hãy lắng nghe câu văn Nguyên Hồng khi ông miêu tả giọng hát nẫu ruột, tê tái của đám dân “chạy vỏ” qua những ngôn từ đầy gợi cảm:“Những câu hát ấy chỉ thấy cất lên trong
những khi mưa gió buồn bã mà một trinh không dính túi, hay sắp lâm vào bước gian nan cảnh tù tội. Không biết ai đã đặt ra những câu hát ấy, và ai đã dùng cái giọng lẳng lơ, bổng không ra bổng, chìm không ra chìm, lờ lờ và từ từ như dòng nước xanh rêu nhờn nhụa chảy vào một vũng tối - cái giọng nôm na gọi là giọng nhà thổ ế - để bấy giờ nó trở thành câu hát cửa miệng từ trẻ con đến người lớn
trong cái xã hội ăn cắp tối tăm kia” (Bỉ vỏ). Nguyên Hồng đã sử dụng những từ
ngữ, biệt ngữ mà chỉ riêng đám dân chạy vỏ mới hiểu đƣợc, đó là sự cô đơn cùng cực, là sự đau đớn khôn cùng, những nỗi niềm tê tái của những con ngƣời “cực chẳng đã” phải “chạy vỏ” để kiếm sống. Ngôn ngữ đặc sắc hòa cùng với một giọng
văn đầy cảm xúc trăn trở cho những kiếp ngƣời cùng khổ tạo nên sự ám ảnh không nguôi đối với ngƣời đọc về những kiếp ngƣời bé nhỏ, mong manh, vô nghĩa trong xã hội cũ. Nhiều khi không kìm nén đƣợc cảm xúc của mình, nhà văn phải kêu lên khi miêu tả những nỗi đớn đau, bất hạnh của con ngƣời: “Lẽ nào lại như thế được?
Tại sao lại như thế được? Có bao giờ tìm sự giải quyết ở trời?... Bao nhiêu buổi chiều như thế? Đã mấy trăm buổi chiều như thế?”… Có rất nhiều những câu hỏi
tu từ nhƣ vậy để thể hiện nỗi niềm cảm thƣơng vô hạn của nhà văn đối với những ngƣời cùng khổ, cùng đƣờng trong một xã hội đầy cạm bẫy và bất công.
Là một nhà văn thiết tha yêu cuộc sống, yêu con ngƣời nên hình nhƣ cái khuôn khổ của những câu văn ngắn không diễn đạt đƣợc cho thỏa tình ý chất chứa trong trái tim của nhà văn, nên nó đã phải thể hiện trong những câu văn dài, với
“Những dòng chữ đầy chi tiết cứ cựa quậy, phập phồng. Một thứ văn bám riết lấy cuộc đời, quấn quýt lấy con người” (Nguyễn Đăng Mạnh).
Bênh vực và xót thƣơng cho số phận ngƣời phụ nữ và trẻ em nghèo trong xã hội cũ, nhà văn kêu lên những lời khẩn cầu thống thiết cho cuộc sống của họ bằng một loạt những câu văn dài với ngôn ngữ cảm động, thấm đẫm một tình cảm yêu thƣơng:
“Phải đem sữa lại cho những người mẹ hiền nhiều con dại ở các nước bị chiến tranh tàn phá; những người mẹ đương để tang cha, chồng, anh em; những người mẹ đương phải thay những người đã chết vì chiến tranh kia, làm đủ mọi việc để có đủ quần áo và lương thực cho tụi quân lính hung hãn đi xâm chiếm các nước yếu hèn.
Phải trả sữa lại cho những cái miệng bé nhỏ há rộng, lưỡi gần cứng đó, dưới những bầu vú lép. Những cái miệng khát sữa chờ mong trong khi những mụ đàn bà phú hào quý tộc tắm bằng sữa cho da thịt mịn màng, trong khi bọn tư sản đổ hàng ngàn, vạn thùng sữa xuống biển để có thể bán nốt chỗ sữa còn lại với giá đắt trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng…” [73, tr. 187].
Hoặc thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của nhân vật cậu bé An (Mợ Du) khi chứng kiến cảnh ngộ éo le của hai mẹ con Mợ Du, “Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng chỉ
nghe mợ Du nói ngần ấy câu, tôi nhận thấy ngay tại sao lại có sự gặp mặt vụng trộm giữa hai mẹ con nhà này, và tôi cảm thấy rõ ràng sự lo lắng và đau khổ của người đàn bà đã bị đuổi ra khỏi của một gia đình nay lẩn lút trở về để được thăm nom con giây phút” [73, tr. 190]. Có lẽ do “Ngôn từ là lời nói vốn lấy câu làm cơ sở
nên nó tương ứng với những hình thức tạo hình và biểu hiện trong văn học, ứng với sự phản ánh các tương quan, quan hệ đời sống thực tại” [93, tr. 183] - Vì thế mà
Nguyên Hồng hay sử dụng những câu văn dài với vốn từ vựng phong phú, nhiều chi tiết nhƣ vậy để khẩn cầu cho những kiếp ngƣời cùng khổ nhƣ mẹ bé Hồng, Tám Bính, mụ Mão, Tần, Nhân… Những câu văn ấy đƣợc Nguyên Hồng viết bằng cả một tình thƣơng và một sự cảm thông không kiềm chế đƣợc. Ngƣời ta có cảm tƣởng rằng, dƣới đáy sâu của mỗi câu văn Nguyên Hồng là cả một sự cảm thƣơng sâu sắc đối với từng số phận con ngƣời (đặc biệt là số phận ngƣời phụ nữ và trẻ em). Nguyên Hồng lý giải nỗi đau khổ của những trẻ em nghèo bằng tình cảm yêu thƣơng của ngƣời cùng cảnh ngộ: “Cảnh đời đày đọa của chúng như phải có cái
mà say sưa trong bê tha kia để mà an ủi. Và mỗi một tính cách tinh nghịch, quỷ quái gian ác là kết quả của cái gia đình trụy lạc, hoặc vì một người cha cờ bạc rượu chè, hút sách rạc rài, hoặc vì người mẹ dốt nát đanh đá quá, hoặc vì sự tàn tật đến kết liễu một đời làm việc tối tăm, hoặc cái chết thê thảm đã bóp nghẹt một đời sống chỉ để nhẫn nhục và đau khổ” [73, tr. 242]. Quả thực Nguyên Hồng đã
“rút ruột” mình ra để viết, “vắt kiệt mình ra” để tâm tư với cuộc đời, với số phận
nghiệt ngã của những con người dưới đáy xã hội, nhà văn của “thập loại chúng sinh” ấy lấy từ trong lòng xã hội “thập loại chúng sinh” bước ra, cầm lấy cây bút sắt chấm vào mồ hôi, nước mắt và máu của mình và viết ra văn chương của riêng mình” [116, tr. 378]. Phải có một lòng cảm thông sâu sắc, với những ngƣời cùng
khổ thì nhà văn mới có những câu văn trĩu nặng một nỗi đau khôn cùng nhƣ vậy,
“như ta đã thấy, bao nhiêu xương thịt tan tành thối nát, bao nhiêu nước mắt và máu đã lụt ngập tỉnh thành, bao nhiêu sinh mệnh đã chết và đương chết trong cảnh đói rét nên một đám người hả hê sung sướng mà có bao giờ tìm ra được sự giải quyết ở trời?” [73, tr. 156]…
Ta thấy, ngôn ngữ của Nguyên Hồng không chỉ giàu chi tiết và cảm xúc mà còn giàu hình ảnh, những hình ảnh đƣợc thể hiện một cách tỉ mỉ và sinh động.
Dƣờng nhƣ nhà văn đã hòa vào với nhân vật để quan sát cụ thể sự sống, cảnh đời,