Về không gian và thời gian

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945 (Trang 26)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.4. Về không gian và thời gian

Về Thời gian và không gian nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên Hồng

trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945, qua khảo sát, chúng tôi thấy không có nhiều ý kiến về vấn đề này. Tuy nhiên, trong công trình nghiên cứu “Nguyên

Hồng, con người và sự nghiệp” tác giả Nguyễn Đăng Mạnh đã ít nhiều đề cập

đến không gian và thời gian trong sáng tác của Nguyên Hồng. Nhận xét chung về toàn bộ sáng tác của Nguyên Hồng trƣớc và sau Cách mạng tháng Tám, tác giả đã khẳng định: “dù ông viết về nơi đâu, thuộc địa chỉ nào, người đọc cũng như cảm thấy mở ra trước mắt cảnh vật, con người và không khí của thành phố Hải Phòng”… “Tất cả diễn ra dưới cái nắng chói chang và màu hoa phượng vĩ cũng rất tiêu biểu cho cảnh sắc của thành phố Hải Phòng” [116, tr. 98,99]. Đây là một

nhận xét rất chính xác về một đặc điểm nổi bật trong các sáng tác của Nguyên Hồng kể từ những tác phẩm đầu tay trƣớc 1945 cho đến bộ tiểu thuyết Cửa biển

Trong công trình nghiên cứu “Thi pháp hoàn cảnh trong tác phẩm của Ngô

Tất Tố, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao”, tác giả Phạm Mạnh Hùng đã đi sâu

nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong văn xuôi hiện thực thời kỳ 1930 - 1945. Trong chuyên luận này, tác giả nhấn mạnh đến “mối quan hệ giữa

tính cách và hoàn cảnh” [79, tr. 7] khi nghiên cứu trào lƣu văn học hiện thực phê

phán. Tác giả đã chú ý nói về yếu tố thiên nhiên, và cho rằng: thiên nhiên “nhiều

khi nó là yếu tố biểu hiện tâm lý. Và đứng ở góc độ hoàn cảnh nghệ thuật, nó có thể là yếu tố tạo không khí cho hoàn cảnh” [79, tr. 316]. Tuy không trực tiếp bàn

về không gian, thời gian trong sáng tác của Nguyên Hồng, nhƣng những “quan

niệm nghệ thuật về hoàn cảnh” trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Giông tố (Vũ Trọng

Phụng), Sống mòn và một số truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao - những tác phẩm của các tác giả cùng khuynh hƣớng, cùng thời với Nguyên Hồng - là cơ sở và những gợi ý thiết thực để chúng tôi tìm hiểu về không gian, thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên Hồng.

Khi nghiên cứu về Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, GS.TS. Trần Đăng Suyền cũng chỉ ra sự khác biệt về không gian, thời gian nghệ thuật trong sáng tác Nguyên Hồng so với các nhà văn cùng thời, đó là: “không có những xung đột giai cấp như tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố mà là một vùng quê tăm tối, cổ hủ hàng trăm năm bị giam hãm, trói buộc bởi những luật lệ nghiệt ngã, vô lý của lễ giáo phong kiến” [135, tr. 422]… đó là:“không gian rùng rợn nặng nề với những cảnh cướp giật, chết người”… không gian của “những nhà chứa nhớp nhúa, tanh tưởi, hôi hám”… là “không gian của một xã hội gian phi” [135, tr. 423]. Đây là một nhận

xét rất chính xác trên cái nhìn tổng quan về không gian nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên Hồng trong sự đối sánh với các tác giả cùng khuynh hƣớng hiện thực khác đƣơng thời.

Trong luận án: “Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện

thực phê phán 1930 -1945 qua một số tác phẩm tiêu biểu” (2009), tác giả Phạm

Hồng Lan đã chọn vấn đề nghiên cứu về không gian và thời gian trong tiểu thuyết

Bỉ vỏ của Nguyên Hồng. Tác giả luận án đã có một số nhận xét cụ thể về đặc điểm thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết này là: “thời gian đêm tối”,(“những sự kiện

của cuộc đời nhân vật chính diễn ra trong đêm tối”) và thời gian này rất “phù hợp với nhân vật hành động” [85, tr. 119,120); cụ thể hơn nữa là: “Thời gian tâm

trạng trong Bỉ vỏ là thời gian dằng dặc, lê thê kéo dài vô tận” [85, tr. 129]... Không gian trong Bỉ vỏ là không gian nông thôn “tăm tối tù đọng và ngột ngạt bởi

những hủ tục lạc hậu”; là không gian thành thị “là nơi cuốn con người vào vòng

quay tội lỗi”... Và “Việc mở rộng không gian nghệ thuật gắn liền với cảm hứng

phân tích xã hội của Nguyên Hồng. Xã hội Việt Nam trước cách mạng chỉ có thể là môi trường sản sinh ra cái xấu và cái ác, ở trong môi trường đó, con người không thể giữ được nhân phẩm mà ngược lại bị môi trường làm cho tha hóa. Với sự mở rộng không gian, dường như Nguyên Hồng đã có ý thức sâu sắc hơn về sự tác

động của môi trường, hoàn cảnh sống lên thân phận con người” [85, tr. 42]. Do

mục đích và giới hạn của mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận án cũng mới chỉ dừng lại ở những nhận xét, những phân tích về không gian, thời gian trong một cuốn tiểu thuyết tiêu biểu là Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, chứ chƣa nghiên cứu tất cả các tác phẩm khác trong giai đoạn sáng tác trƣớc 1945 của ông.

Tác giả Lê Hồng My trong chuyên luận Lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng

cũng nhắc đến không gian trong sáng của Nguyên Hồng, đó là: “không gian sinh

hoạt tăm tối”,“không gian và cảnh vật triền miên trong trạng thái nặng nề”,“không gian giam cầm đầy đọa con người” [101, tr. 38,39]. Còn nhà đạo diễn

sân khấu - NSƢT Đào Quang bƣớc đầu chỉ ra: “Trong tiểu thuyết và truyện ngắn

của Nguyên Hồng, không gian và thời gian được miêu tả rất chi tiết làm thành môi trường sống cụ thể, thành khung cảnh sinh động sắc nét của các nhân vật sống và tồn tại... Không gian ấy là mảnh đất Hải Phòng trước Cách mạng tháng Tám với những khu phố nghèo, chen chúc người cư ngụ, với những căn nhà lụp xụp, tăm tối, ngột ngạt là môi trường không gian quen thuộc trong những trang văn đầy ắp những chi tiết sinh động, chân thực và dạt dào cảm xúc của Nguyên Hồng” [Chất

kịch và chất sân khấu trong văn Nguyên Hồng - 119].

Tóm lại, có thể thấy rằng các nhà nghiên cứu trên đều đã chỉ ra: không gian nghệ thuật của Nguyên Hồng chủ yếu là không gian Hải Phòng - một không gian tăm tối ngột ngạt, bế tắc đại diện cho cả một xã hội Việt Nam nói chung trƣớc Cách mạng tháng Tám. Không gian ấy đã đầy đọa, bủa vây những con ngƣời lao động bần cùng, đẩy họ xuống tận bùn đen của sự đói rách. Không gian này có tác dụng hữu hiệu trong nghệ thuật xây dựng tính cách và bản chất nhân vật.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)