7. Kết cấu của đề tài
1.2.5. Về ngôn ngữ, giọng điệu nghệ thuật
Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong những sáng tác của Nguyên Hồng trƣớc Cách mạng, chúng tôi thấy rằng đã có các tác giả nhƣ: Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đăng Điệp, Chu Nga, Lê Hồng My, Nguyễn Minh Châu, Linh Thi... đề cập đến ở một số phƣơng diện nhƣ sau:
Nghiên cứu sáng tác của Nguyên Hồng cả hai giai đoạn trƣớc và sau cách mạng, Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng, giọng điệu văn Nguyên Hồng “ Là giọng văn
thống thiết của một tâm hồn nồng nhiệt” [116, tr. 101], giọng văn “cuồn cuộn, sục sôi, hăm hở tràn đầy cảm xúc dù là kể việc, vẽ người hay tả cảnh” [116, tr. 100].
Khi đọc Những ngày thơ ấu, tác giả Nguyễn Đăng Điệp đã chỉ ra những nét đặc sắc trong hồi ký Nguyên Hồng: “Không chỉ viết truyện mà ngay cả với hồi ký, văn Nguyên Hồng là thứ văn dạt dào xúc cảm. Trên những dòng chữ lấp lánh ánh lửa lòng nồng ấm, và sau nó là “giọt lệ lớn” của một trái tim dễ xúc
động” [116, tr. 233]… “thứ văn giàu tình cảm, nồng say”… “chất thơ, chất trữ
tình trội át chất phân tích tự sự” [116, tr. 234]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng
Điệp đã rất tinh tế khi cảm nhận giọng điệu trữ tình đầy xúc cảm qua hồi ký của Nguyên Hồng. Tác giả Nguyễn Minh Châu cũng đồng quan điểm này khi nhận xét câu văn Nguyên Hồng có “cái mập mạp khỏe khoắn đầy chất "đời sống cần lao”
của ngay cú pháp” (…) Nguyên Hồng viết văn như một ông lão thợ đấu cứ lễ mễ
vác từng mảng thực tế sự đời mà huỳnh huỵch đắp lên mặt giấy [116, tr. 379)]..
Chu Nga khi viết về quá trình sáng tác của Nguyên Hồng có nhấn mạnh đến giọng điệu riêng biệt của ông so với các nhà văn khác cùng thời, cùng khuynh hƣớng,
"Tiếng nói mới, riêng biệt của Nguyên Hồng góp vào dòng văn học hiện thực phê phán về căn bản vẫn là tiếng nói yêu thương, nhân đạo, có phê phán nhưng không mỉa mai trào lộng như Nguyễn Công Hoan, không chì chiết và đau đớn như Nam Cao, hay sâu cay nặng nề như Ngô Tất Tố” [116, tr. 158]. Tác giả Chu Nga đã chỉ
ra sự khác biệt về giọng điệu của Nguyên Hồng so với các nhà văn khác cùng khuynh hƣớng, cùng thời với ông, mà chƣa đi sâu vào từng đặc điểm lời văn cũng nhƣ giọng điệu của Nguyên Hồng.
Linh Thi cảm nhận đặc điểm câu văn Nguyên Hồng:“câu văn Nguyên
chằng buộc đến ngốt mắt” [116, tr. 239]... “Đúng là câu văn của Nguyên Hồng lúc nào cũng như con cá đang thở gấp, lúc nào cũng cựa quậy, phập phồng sự sống, lấp lánh sự sống” [116, tr. 240], “như một cái cây sum sê, lúc lỉu những thành
phần, như một đoàn tàu chợ” [116, tr. 240]...
Nhìn lại một trong những sáng tác đầu tay của Nguyên Hồng, PGS.TS.
Nguyễn Ngọc Thiện chỉ ra và nhấn mạnh đến giọng điệu “thống thiết” của cuốn tiểu thuyết tự truyện Những ngày thơ ấu:“Sức sống mạnh mẽ, giọng điệu thống
thiết, đằm thắm, tình cảm tươi mới, trẻ trung, lúc nào cũng biểu hiện ở cường độ cao, mãnh liệt, cảnh sắc rực rỡ, âm thanh náo động trong văn Nguyên Hồng luôn
có sức thu hút người đọc”, (Những ngày thơ ấu - cuốn hồi ký tự truyện đặc sắc,
mở đầu cho một thể tài của văn học Việt Nam hiện đại - 119).
Cuốn sách chuyên luận của tiến sĩ Lê Hồng My: Lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng đã nghiên cứu và tiếp cận sáng tác của Nguyên Hồng từ góc độ: Lời văn nghệ thuật trên phạm vi toàn bộ sáng tác trƣớc và sau Cách mạng tháng Tám
của nhà văn. Trong chuyên luận này, tác giả đã phân tích một cách kỹ lƣỡng, chuyên sâu Phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật. Đó là “Nguyên tắc cụ thể hóa
tới mức tối đa, bão hòa đối tượng phản ánh của lời văn”… tác giả đã phân tích cụ
thể các thành phần cơ bản trong lời văn nghệ thuật nhƣ: lời trần thuật, lời đối thoại của nhân vật, lời độc thoại nội tâm… và những phương thức tu từ đặc sắc tạo
hiệu quả thẩm mỹ cho lời văn nhƣ: tiếng lóng, biệt ngữ tôn giáo, từ láy, phép điệp
ngữ,... trong sáng tác của nhà văn. Đây là một chuyên luận chuyên sâu về một yếu tố trong Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng, đó là Lời văn nghệ thuật của Nguyên Hồng cả hai giai đoạn trƣớc và sau năm 1945. Kết quả nghiên cứu này của tiến sĩ Lê Hồng My là tƣ liệu thiết thực khi chúng tôi nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyên Hồng giai đoạn trƣớc năm 1945.
Về nghệ thuật sáng tạo ngôn ngữ của Nguyên Hồng, PGS.TS. Đoàn Trọng Huy
[119] cũng khẳng định: “Nguyên Hồng có nhiều hứng khởi để sáng tạo, đổi mới
trên lĩnh vực văn xuôi. Nghệ thuật ngôn từ phát triển do đi sâu vào đời sống nhiều mặt phong phú và hết sức sinh động” (Nguyên Hồng, từ cái nhìn thế kỷ)…
Ngoài ra, chúng tôi còn thấy có một số bài nghiên cứu đi vào tìm hiểu những phƣơng diện khác trong sáng tác của Nguyên Hồng nhƣ: Cảm quan tôn giáo trong sáng tác của Nguyên Hồng (Đào Đức Doãn), tác giả này cho rằng:
“Trong sự tiếp thu tôn giáo, Nguyên Hồng không bị cuốn đi bởi sự mê muội mà luôn chắt lọc, một sự chắt lọc tự nhiên - lấy phần nhân văn cao cả của nó. Đó là tinh thần tôn giáo hiểu theo nghĩa như là đức tin tuyệt đối về sự hy sinh cao cả
(…). Và nhất là lúc nào cũng tin ở con người” [20, tr. 1]. Tiến sĩ Bạch Văn Hợp cũng đồng quan điểm này và cắt nghĩa nguồn gốc cảm hứng thương cảm của
Nguyên Hồng là “việc tiếp nhận những ảnh hưởng của tư tưởng bác ái Thiên Chúa
giáo ở Nguyên Hồng có quá trình lịch sử và có mức độ đậm, nhạt khác nhau trên từng chặng đường sáng tác. Thời kỳ đầu, sáng tác của Nguyên Hồng có ảnh hưởng của tinh thần bác ái Thiên Chúa giáo trên phương diện nội dung tư tưởng, tình cảm lẫn hình thức biểu hiện. Từ khi tiếp nhận được ánh sáng của lý tưởng Cách mạng, sáng tác của ông chỉ còn dấu vết ảnh hưởng của đạo Thiên Chúa ở hình thức biểu hiện các trạng thái tâm lý nhân vật mà thôi. Mặt khác, có lẽ Nguyên Hồng không hiểu nhiều lắm về những triết lý sâu xa của đạo Thiên Chúa nên sự ảnh hưởng của nó đối với nhà văn rất hồn nhiên và phù hợp với cuộc sống cũng như cá tính của ông. Đó là cái ý nghĩa nhân văn đích thực của Thiên Chúa giáo phù hợp với đạo lý của người lao động mà Nguyên Hồng đã tiếp thu được qua trường học cuộc đời” [78; tr. 6].
Về vấn đề Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng còn một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã quan tâm đề cập đến ở một số phƣơng diện, ví dụ nhƣ:
Luận án tiến sĩ “Sự vận động của dòng văn học hiện thực Việt Nam 1930 -
1945 (qua khảo sát tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,
Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao)”, tác giả Nguyễn Duy Tờ đã chỉ ra
những đóng góp riêng biệt của các tác giả Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao - thông qua việc khảo sát và phân tích hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Về Nguyên Hồng, tác giả luận án đã đƣa ra những nhận xét cơ bản về cảm hứng sáng tạo của nhà văn: “Ông viết, ngay từ những
trang văn đầu tay, cuộc sống của đám lưu manh, cảnh sát, mật thám, đĩ điếm... với những hành vi phản bội, dối lừa... Ngòi bút của ông bị lôi cuốn mạnh mẽ theo chiều quan sát muốn ghi lấy, chép lấy, không bỏ sót. Nhờ vậy mà Bỉ vỏ và sau đó là
Những ngày thơ ấu không bị khuất lấp sau “thác lũ” của những Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Làm đĩ, Kép Tư Bền...” [144, tr. 168]; “Ở hầu hết các nhân vật của ông,
nhân vật chính luôn rơi vào trạng thái tự vấn mình ráo riết, tự vò xé, dằn vặt bản
chỉ tập trung giới thiệu, khảo cứu, nghiên cứu, phê bình sự vận động của dòng văn
học hiện thực Việt Nam 1930 -1945, và chủ yếu ở thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn
của 5 tác giả trên, nên những nhận xét chỉ mang tính khái quát.
Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Hồng Lan “Không gian và thời gian nghệ
thuật trong tiểu thuyết hiện thực phê phán 1930 -1945” (2009), đã nghiên cứu
không gian và thời gian nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao. Do đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, tác giả luận án cũng mới chỉ dừng lại nghiên cứu Không gian và thời gian
nghệ thuật trong một cuốn tiểu thuyết Bỉ vỏ nổi tiếng của Nguyên Hồng, mà chƣa
bao quát đƣợc những đặc điểm về không gian, thời gian nghệ thuật trong toàn bộ sáng tác của nhà văn.
Luận văn thạc sĩ “Bước đầu tìm hiểu lý tưởng thẩm mỹ trong tiểu thuyết của
Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao” của Nguyễn Thị Thu Hoài
đã khảo sát về lý tưởng thẩm mỹ của các nhà văn hiện thực trong đó có Nguyên Hồng qua tiểu thuyết xuất sắc Bỉ vỏ. Tác giả luận văn đã nhấn mạnh Bỉ vỏ “là bức
tranh cuộc sống của lớp người dưới đáy xã hội” [60, tr. 58] và “là hiện thực khắc nghiệt của thành phố Cảng” “đầy cạm bẫy”, “lừa lọc”, “môi trường hỗn độn, vô
luân lý”. Từ đó, tác giả khẳng định: “ca ngợi phẩm chất của người phụ nữ đáng
thương để lên tiếng tố cáo hiện thực nghiệt ngã chính là nét riêng trong lý tưởng thẩm mĩ của Nguyên Hồng” [60, tr. 71].
Tìm hiểu về “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nguyên Hồng trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945”, luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Thanh
Yến [171] đã nghiên cứu các kiểu nhân vật của Nguyên Hồng qua thể loại truyện
ngắn trước 1945. Tác giả luận văn xác định các kiểu nhân vật của Nguyên Hồng
trƣớc Cách mạng là: nhân vật cam chịu, nhân vật vượt lên hoàn cảnh, nhân vật vị
tha giàu đức hy sinh. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả
cũng chỉ dừng lại ở sự khu biệt các loại nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật (tạo tình huống, miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ…) của Nguyên Hồng ở thể loại truyện ngắn mà chƣa bao quát đƣợc toàn bộ các thể loại sáng tác của nhà văn giai đoạn trƣớc Cách mạng.
Ngoài ra, theo khảo sát của chúng tôi, trên một số báo điện tử và trên một số tạp chí khoa học cũng có những bài viết về nhà văn Nguyên Hồng, ví dụ nhƣ:
- Báo Sài Gòn online, có bài viết: “Nhà văn lớn của người nghèo” của Đoàn Minh Tuấn 04/11/2008;
- Báo Điện tử VN EXPRESS có bài viết: “Nguyên Hồng, Nhà văn mau nước
mắt” (Quách Liêu), ngày 07/4/2008, nguồn Báo Tổ Quốc.
- Tạp chí Khoa học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh có
bài: “Văn xuôi nghệ thuật của Nguyên Hồng và cội nguồn của lòng thương cảm” của Tiến sĩ Bạch Văn Hợp, số 29, năm 2011...
Nhìn chung, những bài viết trên đều thể hiện thái độ trân trọng, ngƣỡng mộ tài năng và nhân cách Nguyên Hồng. Tuy nhiên, với khuôn khổ bài báo nên chƣa có những bài chuyên sâu về Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Qua khảo sát, chúng tôi thấy đáng chú ý nhất là bài báo:“Văn xuôi nghệ thuật của Nguyên Hồng
và cội nguồn của lòng thương cảm” của Tiến sĩ Bạch Văn Hợp, số 29, năm 2011.
Tác giả bài báo cắt nghĩa nguồn gốc sự thương cảm của Nguyên Hồng trong sáng tác, đó là do: hoàn cảnh gia đình, môi trường sống; tư tưởng bác ái của đạo Thiên
chúa; tư tưởng nhân đạo của Chủ nghĩa cộng sản và cá tính nhà văn. Tác giả đã lý
giải nguồn gốc sự thƣơng cảm của Nguyên Hồng là do bốn yếu tố nhƣ trên, mà chƣa bao quát Thế giới nghệ thuật của nhà văn.
Đó là những nét khái quát nhất về tình hình nghiên cứu về Nguyên Hồng nói chung và Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng nói riêng ở Việt Nam. Ngoài ra, trong khả năng có hạn của mình, chúng tôi cũng đã cố gắng tìm hiểu việc nghiên cứu Nguyên Hồng và về Thế giới nghệ thuật của ông của các tác giả nƣớc ngoài, nhƣ:
- Trong cuốn Lịch sử Văn học Việt Nam, Giáo sƣ - viện sĩ N.I. NICULIN giới thiệu Lịch sử Văn học Việt Nam nói chung và Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 nói riêng. Trong giai đoạn văn học này, tác giả nêu sơ lƣợc đặc điểm sáng tác của các tác giả thuộc trào lƣu văn học hiện thực phê phán nhƣ: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao. Về Nguyên Hồng, nhà nghiên cứu ngƣời Nga đã giới thiệu hai sáng tác là tiểu thuyết Bỉ vỏ và truyện ngắn
Một người mẹ Trung Quốc. Với Bỉ vỏ, “nhà Việt học” nhận xét: “Chủ đề về
những nỗi cơ cực của người phụ nữ bất hạnh được nêu lên trên phương diện đạo đức - tâm lý (…), tác giả nhìn thấy cội nguồn của số phận bi đát của nàng là
người mẹ Trung Quốc, Giáo sƣ - viện sĩ Niculin nhận định: “Trong thời kỳ Mặt trận bình dân, những tác phẩm của những nhà văn hiện thực đã tham gia tích cực vào công tác công khai của Đảng cộng sản, xuất hiện hình tượng người chiến sĩ đấu tranh cho quyền lợi của nhân dân lao động” [103, tr. 750] mà
truyện ngắn Người đàn bà Tàu là một ví dụ điển hình. Câu chuyện “đã trở thành tấm gương sinh động của mối tình đoàn kết quốc tế thắm thiết” [103, tr. 750].
Nhƣ vậy, nhà nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở việc giới thiệu qua hai tác phẩm tiêu biểu của Nguyên Hồng thời kỳ trƣớc Cách mạng.
Bài báo “Sự gặp gỡ giữa nhà văn Hàn Quốc Huyn Jin Geon và nhà văn Việt
Nam Nguyên Hồng” của tác giả KangHaNa (Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 7&8
năm 2000), tác giả đã vận dụng phƣơng pháp so sánh để tìm hiểu những nét tƣơng đồng về tƣ tƣởng và nghệ thuật trong sáng tác của hai nhà văn hiện thực Huyn Jin Geon (Hàn Quốc) và Nguyên Hồng (Việt Nam). Đó là sự tƣơng đồng “về tư tưởng nhân đạo” [81, tr. 52], “đều sáng tác theo khuynh hướng trữ tình” [81, tr. 56],… “cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm của họ là cảm hứng yêu thương cảm thông, chứ không phải là cảm hứng phê phán (tất nhiên, ý nghĩa phê phán vẫn toát ra từ chính cái hiện thực mà họ miêu tả)” [81, tr. 54], nhƣng cũng có sự khác nhau ở
chỗ “cái nhìn của Huyn Jin Geon thiên về khía cạnh bi quan, còn Nguyên Hồng thì
đậm màu sắc lạc quan” [81, tr. 53]…
Nhìn lại lịch sử vấn đề nghiên cứu về Nguyên Hồng, chúng tôi thấy: từ năm 1946 đến thời kỳ Đổi Mới (1986), tác phẩm của Nguyên Hồng luôn đƣợc giới nghiên cứu, phê bình chú ý và đánh giá cao về mặt nội dung tƣ tƣởng, trong đó cũng có một số bài nghiên cứu đã đề cập đến những giá trị về nghệ thuật trong các tác phẩm của ông.
Đặc biệt, từ 1986 đến nay, vấn đề Nguyên Hồng vẫn tiếp tục đƣợc giới nghiên cứu, phê bình quan tâm nghiên cứu và ngày càng khám phá ra những giá trị mới, và đã thấy đƣợc những nét đặc sắc cùng những đóng góp quan trọng về mặt nghệ thuật. Đã xuất hiện khá nhiều công trình đi sâu vào nghiên cứu nghệ thuật trong các tác phẩm của ông (chuyên luận: Lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng - tác giả Lê Hồng My; Phong cách nghệ thuật Nguyên Hồng - tác giả Bạch Văn Hợp; Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện thực phê phán 1930 - 1945, tác giả Phạm Hồng Lan...). Trong những công trình nghiên cứu này, các tác
trực tiếp vào quá trình hiện đại hóa nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Việc nghiên cứu, nhận xét và đánh giá về những sáng tác của Nguyên Hồng đã có một quá trình, đã có một độ lùi về thời gian một cách đáng kể (đã gần 70 năm trôi qua), đã trải qua sự vận động và phát triển của nền văn học dân tộc qua các thời kỳ lịch sử