1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính luận đề trong kịch nguyễn khải

144 423 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 711 KB

Nội dung

Hơn nửa thế kỉ cầm bút, Nguyễn Khải thành công ở hầu hết các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí sự, tạp văn và kịch; những năm cuối đời ông còn viết cả hồi kí… Những tác phẩm của Ngu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HỒ THỊ LIÊN MINH

TÍNH LUẬN ĐỀ TRONG KỊCH NGUYỄN KHẢI

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60220121

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

TS Lê Thị Hồ Quang

Trang 2

Nghệ An, 2015

Trang 3

Để hoàn thành luận văn: TÍNH LUẬN ĐỀ TRONG KỊCH NGUYỄN KHẢI, tôi xin chân thành cám ơn tập thể quý thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa sau Đại học trường Đại học Vinh cùng đơn vị công tác, bạn bè đồng nghiệp, người thân đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận cho tôi trong thời gian học tập

và nghiên cứu

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới TS Lê Thị

Hồ Quang, người đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

và hoàn thành luận văn

Tuy đã cố gắng rất nhiều, nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự thông cảm, đóng góp ý kiến

từ phía các nhà khoa học, quý thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp

Trân trọng cám ơn!

Nghệ An, tháng 10 năm 2015

Tác giả

Hồ Thị Liên Minh

Trang 5

Nxb: Nhà xuất bảnTP: Thành phốXHCN: Xã hội chủ nghĩa

Cách chú thích tài liệu trích dẫn: số thứ tự tài liệu đứng trước, số trang

đứng sau Ví dụ: [24; 94] nghĩa là số thứ tự của tài liệu trong mục Tài liệu tham

khảo là 24, nhận định trích dẫn nằm ở trang 94 của tài liệu này.

Trang 6

(1930 – 2008)

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Thuộc thế hệ các nhà văn trưởng thành qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc và đặc biệt thành công trong công cuộc xây dựng - kiến tạo xã hội mới sau ngày thống nhất, Nguyễn Khải là một trong số những nhà văn

có sức sáng tạo đặc biệt Hơn nửa thế kỉ cầm bút, Nguyễn Khải thành công ở hầu hết các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí sự, tạp văn và kịch; những năm cuối đời ông còn viết cả hồi kí… Những tác phẩm của Nguyễn Khải dù ra đời vào thời điểm nào cũng đều nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của độc giả, của đồng nghiệp, đặc biệt là của giới nghiên cứu phê bình văn học; tác phẩm của ông cũng được đưa vào giảng dạy trong nhà trường từ bậc Phổ thông đến Đại học, trở nên quen thuộc với rất nhiều thế hệ Việt Nam Với sự nghiệp văn học vừa đồ sộ về khối lượng, vừa sâu sắc về nội dung tư tưởng và đặc sắc trong phong cách nghệ thuật, Nguyễn Khải thực sự đã trở thành một trong những nhà văn có những đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của nền Văn học Việt Nam hiện đại.1.2 So với sự ra đời của các tác phẩm thuộc các thể loại truyện ngắn, tiểu

thuyết, Nguyễn Khải đến với kịch muộn hơn (vở kịch đầu tiên - Đối mặt - được

ông viết vào năm 1974), thế nhưng đây lại là thể loại sáng tác mà nhà văn thực

sự yêu thích Ông từng chia sẻ: “Từ năm còn trẻ tôi đã thích viết kịch, thích hơn viết truyện ngắn, tiểu thuyết” Dù xuất hiện muộn, số lượng tác phẩm không nhiều, song có thể nói, trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Khải, kịch cũng là thể loại đã tạo được cho nhà văn dấu ấn phong cách riêng, góp phần làm đầy đặn hơn cho sự nghiệp sáng tác văn học và khẳng định sự năng động, đa dạng trong cảm hứng cũng như bút pháp sáng tạo của nhà văn

Tuy có vai trò quan trọng như vậy nhưng có một thực tế là lâu nay các sáng tác kịch của Nguyễn Khải vẫn chưa được quan tâm đúng mức như các thể

Trang 8

loại khác của ông; nếu có, các bài viết, các bài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu chung chung hoặc chỉ đề cập đến một, hai vở kịch cụ thể, riêng

lẻ Nói cách khác, các sáng tác kịch của Nguyễn Khải vẫn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống

1.3 Từ sau 1975, đất nước bước vào một thời kì lịch sử với những đổi thay sâu sắc, toàn diện Để phù hợp với yêu cầu thời đại, văn học cũng có những chuyển hướng quan trọng trong cách khám phá hiện thực đời sống cũng như cách bộc lộ quan niệm, tư tưởng của nhà văn Cùng với Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng… Nguyễn Khải là một trong những nhà văn có đóng góp quan trọng trong việc khai mở một kiểu sáng tác mới - kiểu tác phẩm mang tính luận đề Tính luận đề trong tác phẩm của Nguyễn Khải, bởi vậy, trở thành một trong những đặc điểm nghệ thuật vô cùng độc đáo Qua việc nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải, chúng tôi nhận thấy, cùng với sự thành công của kiểu viết này ở các tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, Nguyễn Khải cũng đặc biệt thành công ở những tác phẩm thuộc thể loại kịch Tuy nhiên, vấn

đề này mới chỉ được đi sâu nghiên cứu hoặc đề cập tới trong các công trình, bài viết về các tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Khải, còn riêng ở thể loại kịch vẫn chưa thật sự được quan tâm

Từ tất cả những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài

Tính luận đề trong kịch của Nguyễn Khải.

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Là người đi nhiều, viết nhiều, hơn 50 năm cầm bút, Nguyễn Khải luôn bám sát từng bước đi của dân tộc, phản ánh kịp thời những nhiệm vụ chính trị, cách mạng cũng như những đổi thay trong đời sống xã hội, con người Ngòi bút của ông, một mặt rất bản lĩnh, dám nhìn thẳng vào những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, mang tính thời sự - chính trị của đất nước; một mặt luôn kiếm tìm và phát hiện được những vẻ đẹp khuất lấp, những giá trị vĩnh hằng, giàu tính nhân văn của cuộc đời Đó là một trong những lí do quan trọng lí giải vì sao tác phẩm của

Trang 9

ông mỗi khi ra đời đều nhận được sự quan tâm sâu sắc của giới phê bình cũng như bạn đọc.

Theo thống kê của Phan Diễm Phương trong cuốn Nguyễn Khải - Tác gia

và Tác phẩm - NXB Giáo dục, 2004, có tới 107 công trình nghiên cứu về

Nguyễn Khải, đó là chưa kể những luận án, luận văn, khóa luận… của các nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên ở các trường Đại học tìm hiểu về Nguyễn Khải nhưng chưa được công bố

2.1 Nghiên cứu toàn diện về Nguyễn Khải, trước hết phải kể đến các công trình của các nhà nghiên cứu: Phan Cự Đệ, Nguyễn Văn Hạnh, Đoàn Trọng Huy, Vương Trí Nhàn, Chu Nga, Nguyễn Tuyết Nga, Nguyên Ngọc… Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều khẳng định Nguyễn Khải là nhà văn có nhiều đóng góp cho văn học đương đại Tác phẩm của ông rất giàu tính triết luận, phản ánh kịp thời, sâu sắc hiện thực lịch sử cũng như đời sống tinh thần con người thời đại Văn ông hấp dẫn, mới mẻ, độc đáo Đó là những tác phẩm văn học không chỉ đánh dấu những bước đi của đời sống hiện thực mà còn cả những tìm tòi, trăn trở của nhà văn trên con đường sáng tạo

2.2 Tìm hiểu về các tác phẩm thuộc thể loại kịch của Nguyễn Khải, trong phạm vi khảo sát, chúng tôi đã thống kê được, có sự góp mặt của các nhà nghiên cứu như: Hà Công Tài, Phan Cự Đệ, Đoàn Trọng Huy, Vương Trí Nhàn… Trong các bài viết của mình, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến những nội dung

và các phương diện nghệ thuật của kịch Nguyễn Khải Cụ thể như sau:

Đánh giá về nội dung, Hà Công Tài trong bài viết Những chặng đường văn

Nguyễn Khải cho rằng: Kịch của Nguyễn Khải “vừa mang tính thời sự, vừa có ý

nghĩa nhân văn sâu sắc”, “Cách mạng có chủ đề về thái độ đối với cách mạng

của những con người vốn có sự gắn bó với cuộc sống của chế độ Sài Gòn cũ”,

“Kịch Chút phấn của đời có chủ đề về niềm vui, niềm hạnh phúc của sự cho”

[48; 23]

Trang 10

Cũng đánh giá về nội dung, Phan Cự Đệ trong bài viết Nguyễn Khải có đưa

ra nhận xét: “Vấn đề con người vượt hoàn cảnh cũng được đặt ra dưới nhiều góc

độ khác nhau trong Cách mạng” [48; 38]

Lại Nguyên Ân với bài viết Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn

ngang bề bộn thì cho rằng:“Trong Cách mạng, tình thế lớn, bao trùm và tiên

quyết mọi sự lựa chọn thì đã xong, còn lại sự lựa chọn ở từng con người mà tựu trung dẫn đến chỗ chấp nhận xã hội mới, thành thực thích ứng với chế độ mới, không thể khác” [48; 76]

Vương Trí Nhàn trong bài viết Nguyễn Khải trong sự vận động của văn

học cách mạng từ sau 1945 lại đưa ra nhận định: “Trong kịch, Nguyễn Khải

cùng với nhân vật của mình xé toạc những tấm màn đang che đậy mọi xấu xa dơ bẩn ở đời để mọi người cùng nhận thức rõ thực chất của mọi chuyện, rồi từng người liệu mà sống” [48; 105]

Đặc biệt, đánh giá chung về giá trị nội dung kịch Nguyễn Khải, Xuân Sách

trong bài viết Về vở kịch Cách mạng đã nhận xét: “Sự thành công hay hạn chế của

vở kịch đều nằm ở một cung bậc đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ, phải tranh luận vì những vấn đề ấy đang diễn ra có thực trong đời sống chứ không phải trong những khái niệm ước lệ, trừu tượng Những vấn đề ấy ít nhiều liên quan mật thiết với chúng ta, đòi hỏi chúng ta phải giải quyết” [48; 318]

Bên cạnh những nhận xét về nội dung, các nhà nghiên cứu cũng có những

đánh giá về nghệ thuật kịch Nguyễn Khải Nhận xét về xung đột kịch trong Cách

mạng, Hà Công Tài viết: “Những xung đột trong tác phẩm Nguyễn Khải dần dần

được thu vào những xung đột bên trong, đó là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ trong mỗi con người ở vùng giải phóng” [48; 24] Nhận xét về nghệ thuật kịch

trong Cách mạng, theo nhà văn Xuân Sách: “Vở kịch không có nhiều kịch tính,

không có nhiều hành động kịch, không có nhiều chi tiết éo le, không có nhiều thủ pháp đóng mở nút Tất cả chỉ là cái cớ để tác giả nói lên vấn đề là sự tất thắng của

cách mạng” [48; 313] Về ngôn ngữ kịch Nguyễn Khải, nhà nghiên cứu Phan Cự

Đệ nhấn mạnh: “Ưu điểm nổi bật của của kịch Nguyễn Khải là một thứ ngôn

Trang 11

ngữ đối thoại sắc sảo, thông minh, mang đầy tính luận chiến, một thứ ngôn ngữ được nâng cao về tầm khái quát, ít nhiều mang ý nghĩa triết học và đạo đức nhân

sinh” [48; 52] Đoàn Trọng Huy trong bài viết Vài đặc điểm phong cách nghệ

thuật Nguyễn Khải cho rằng: “Đối thoại kịch giàu trí tuệ, thể hiện sự giao tranh

của những luồng ý thức, sự đụng độ của những luồng tư tưởng, mang tính luận chiến rõ rệt” [48; 92]

Trong luận văn thạc sĩ Đặc điểm kịch Nguyễn Khải, Nguyễn Thị Hương

Giang đã đánh giá về kịch của Nguyễn Khải: Về nội dung, kịch của Nguyễn

Khải “hướng vào hiện thực thế giới tinh thần, tư tưởng đang vận động trong

dòng chảy cuộc sống “ngày hôm nay”; khai thác vấn đề con người cá nhân ở chiều sâu của ý thức, tư tưởng trong nhiều mối quan hệ” Về nghệ thuật, kịch

của Nguyễn Khải “đã tạo dựng được kiểu tình huống nhận thức; xung đột kịch

được giải quyết bằng sự tự ý thức của con người; nhân vật kịch là kiểu nhân vật triết luận, nhân vật tự ý thức; ngôn ngữ vừa giàu tính triết luận vừa giàu tính đời thường” [13; 70]

Như vậy, điểm lại các bài viết chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu các tác phẩm thuộc các thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, kí của Nguyễn Khải khá toàn diện nhưng ở thể loại kịch vẫn chưa có sự nghiên cứu thỏa đáng so với các thể loại khác, chưa thấy hết được sự đóng góp của nhà văn, riêng ở thể loại này, đối với sự phát triển văn học Việt Nam hiện đại Cũng đã có một số nhà nghiên cứu tìm hiểu về kịch của Nguyễn Khải nhưng tìm hiểu còn

chung chung và phần lớn mới chỉ tập trung vào vở Cách mạng - vở kịch được

đánh giá là đặc sắc nhất Riêng vấn đề Tính luận đề trong kịch Nguyễn Khải

chưa hề có công trình nghiên cứu nào, bài viết nào đề cập tới Mặc dù vậy, những tài liệu nói trên đã tạo điều kiện thuận lợi rất lớn trong việc giúp chúng tôi triển khai đề tài luận văn với mong muốn đóng góp một phần công sức vào việc nghiên cứu những thành công của nhà văn Nguyễn Khải trên tiến trình phát triển của văn học dân tộc

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi văn bản khảo sát

Trang 12

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tính luận đề trong kịch của Nguyễn Khải.

3.2 Phạm vi văn bản khảo sát

Tuyển tập kịch của Nguyễn Khải trong cuốn Nguyễn Khải - Kí sự và Kịch,

Nxb Phương Nam, 2003, với 4 kịch bản sau:

- Phương pháp thống kê, phân loại

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài Tính luận đề trong kịch của Nguyễn Khải, chúng tôi

xác định giải quyết ba nhiệm vụ cơ bản sau:

Thứ nhất: Tìm hiểu về kịch Nguyễn Khải trên hành trình sáng tạo nghệ

thuật của nhà văn

Thứ hai: Tìm hiểu về các luận đề nổi bật trong kịch của Nguyễn Khải Thứ ba: Tìm hiểu về nghệ thuật thể hiện tính luận đề trong kịch của Nguyễn

Khải

6 Đóng góp của luận văn

Đây là luận văn đầu tiên tập trung nghiên cứu tính luận đề trong kịch Nguyễn Khải Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã nghiên cứu một cách toàn diện kịch Nguyễn Khải từ nội dung đến nghệ thuật, từ đó làm rõ hệ thống các luận đề, các hình tượng luận đề cũng như các đặc sắc nghệ thuật được Nguyễn Khải sử dụng để làm rõ các luận đề ấy Nghiên cứu tính luận đề trong kịch Nguyễn Khải, chúng tôi muốn cung cấp một cách nhìn, cách đánh giá toàn diện, khách quan và khoa học về tài năng, bản

Trang 13

lĩnh, tấm lòng của Nguyễn Khải, đặc biệt là những đóng góp vô cùng quan trọng của nhà văn đối với nền văn học hiện đại của dân tộc

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Kịch trên hành trình sáng tạo của Nguyễn Khải

Chương 2: Những luận đề và hình tượng luận đề nổi bật trong kịch

Nguyễn Khải

Chương 3: Nghệ thuật thể hiện luận đề trong kịch Nguyễn Khải

Trang 14

CHƯƠNG 1

KỊCH TRÊN HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN KHẢI

1.1 Nhìn chung về văn nghiệp Nguyễn Khải

1.1.1 Cuộc đời, con người

Nhà văn Nguyễn Khải tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải Ông sinh ngày

03 tháng 12 năm 1930, tại phố Hàng Cót, Hà Nội Quê nội của ông ở phố Hàng Nâu - Nam Định, quê ngoại ở xã Diễn Nam, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.Nguyễn Khải là nhà văn có tuổi ấu thơ khốn khổ, cơ cực Xuất thân trong một gia đình quan lại, nhưng mẹ Nguyễn Khải lại là vợ lẽ, nên tiếng là con quan, ông vẫn phải mang phận con thêm, con thừa Bị chính những người ruột thịt trong gia đình người mẹ cả hắt hủi, ghẻ lạnh, tuổi thơ của Nguyễn Khải đã trôi qua với tất cả những tủi nhục, đắng cay Những đớn đau ấy đã tác động rất lớn đến cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn Khải sau này

Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống Pháp đã làm thay đổi cuộc đời ông Năm 1947, ông gia nhập tự vệ chiến đấu ở Hưng Yên, sau đó vào

bộ đội, làm y tá, rồi làm báo Kể từ đó cuộc đời quân ngũ của ông bắt đầu gắn

bó với việc viết báo, viết văn Nhìn lại cuộc đời mình ở giai đoạn này, ông viết:

“Cuộc kháng chiến chống Pháp đúng là một ân huệ, một may mắn đối với tôi Chuyện lạ đời nhưng quả thật là thế Vì tất cả mọi người đều có quyền tham gia kháng chiến Không phân biệt sang hèn, tuổi tác, không đòi hỏi học vấn hay nghề nghiệp” [48; 426] Cuộc kháng chiến đã mang đến cho ông cơ hội khẳng định mình, tạo dựng sự nghiệp Ông đã đến với cuộc kháng chiến, với cách mạng bằng tất cả sự hồ hởi, lạc quan

Chiến thắng mùa xuân 1975, trong niềm vui thống nhất chung của cả dân tộc, Nguyễn Khải có niềm vui riêng Đó là niềm vui của một thân phận bị ruồng

Trang 15

rẫy, bỏ rơi, nay tìm lại được giá trị của chính mình, trở về trong tư thế của người chiến thắng Tìm được cha ruột và gia đình bà mẹ cả, ông đã chuyển gia đình nhỏ của mình vào miền Nam sống và làm việc Bằng sự nhạy cảm chính trị sẵn

có, lại cộng thêm sự am tường, nhạy bén của một nhà báo, Nguyễn Khải đã phát hiện ra ở nhiều vấn đề xã hội sâu sắc Từ sự lựa chọn con đường sống, cách sống của giới thượng lưu Sài Gòn cũ trước chế độ xã hội mới, từ những suy nghĩ về tôn giáo, về tình yêu, về thời gian, về nghề văn… tất cả đều được ông kí thác trong những trang viết giàu tính luận đề

Trong suốt cả hành trình lao động, sáng tạo không ngừng ấy, ông đã gặt hái được rất nhiều thành công, được trao tặng nhiều giải thưởng cao quý

Ngày 15 tháng 01 năm 2008, nhà văn Nguyễn Khải đi về cõi vĩnh hằng nhưng những gì ông đã viết, những gì ông gửi lại trong những trang văn lấp lánh trí tuệ, sâu thẳm những trăn trở, suy tư thì sẽ còn lại mãi với thời gian

1.1.2 Hành trình sáng tạo

Nguyễn Khải là nhà văn có hành trình sáng tạo nghệ thuật dài gần nửa thế

kỉ, gắn liền với những thời kì lịch sử đầy biến động của đất nước Hành trình sáng tạo ấy của Nguyễn Khải có thể chia thành hai giai đoạn: Trước 1975 và sau

1975

1.1.2.1 Giai đoạn trước 1975

Trước khi trở thành một nhà văn có tên tuổi, Nguyễn Khải từng làm nhiệm

vụ phụ trách viết báo cho đơn vị bộ đội mà mình đóng quân Chính những bài báo đầu tay được đồng đội đón nhận nhiệt liệt đã góp phần hình thành, nuôi dưỡng niềm đam mê sáng tác và ý thức tự khẳng định mình ở Nguyễn Khải Tác phẩm đầu tiên mở đầu cho con đường viết văn đầy gian khổ của Nguyễn Khải là

truyện ngắn Ra ngoài đăng trên tạp chí Lúa mới, năm 1951 Năm 1952, Nguyễn Khải tiếp tục cho ra mắt truyện dài Xây dựng - tác phẩm đạt giải khuyến khích

của Hội Văn nghệ Việt Nam 1951 - 1952 Những thành tựu ban đầu này là động lực để Nguyễn Khải quyết tâm dành trọn tâm huyết, trí tuệ của mình cho công việc sáng tác văn học, trở thành một nhà văn chân chính

Trang 16

Từ sau 1954, cả miền Bắc náo nức tiến hành nhiệm vụ khôi phục và cải tạo kinh tế, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa

Xã hội Với tư cách là một nhà văn đang trong giai đoạn tìm tòi thử nghiệm sáng tác, Nguyễn Khải đã đi đến nhiều miền đất khác nhau nhằm tích lũy thêm tư liệu

và vốn sống Ông về vùng công giáo toàn tòng ở Nam Định, nơi đang diễn ra cuộc đấu tranh chính trị gay gắt trong nội bộ nhân dân Chính từ từ mảnh đất nóng bỏng những vấn đề mang tính xung đột xã hội này, nhà văn viết tiểu thuyết

Xung đột (1959 - 1961) Đây là tác phẩm đã khẳng định tài năng của Nguyễn

Khải trong việc nhanh nhạy nắm bắt và kịp thời phản ánh các vấn đề hiện thực lớn của đất nước Tác phẩm đã thu hút được sự quan tâm của người đọc và giới nghiên cứu phê bình đương thời

Từ sau năm 1960, đây chính là giai đoạn Nguyễn Khải sáng tác sung sức nhất và đạt được nhiều thành công Đề tài Nguyễn Khải quan tâm nhất lúc này là cuộc sống ở nông thôn miền Bắc trong phong trào sản xuất, xây dựng kinh tế

mới Mùa lạc là tập truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Khải giai đoạn này Đây là

kết quả của chuyến đi thực tế nhà văn lên nông trường Điện Biên, một trong những nông trường sản xuất sôi động nhất của đất nước thời kì xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc lúc bấy giờ

Trong những năm 60 của thế kỉ XX, phong trào hợp tác hóa ở nông thôn phát triển mạnh đặt ra vấn đề cấp thiết về năng lực, phẩm chất đạo đức của

người cán bộ Nguyễn Khải đã thể hiện chủ đề này qua các tập truyện ngắn Hãy

đi xa hơn nữa (1963), Người trở về (1964), Tầm nhìn xa và tiểu thuyết Chủ tịch huyện (1972)… Trong các tác phẩm này, Nguyễn Khải vừa tập trung miêu tả

khuôn mặt tươi đẹp, mới mẻ, đầy sức sống của nông thôn miền Bắc vừa đấu tranh không khoan nhượng với những biểu hiện tiêu cực, trái ngược với tinh thần của chế độ xã hội mới, từ đó, nhà văn chỉ ra rằng, chính đầu óc tư hữu và thói gia trưởng với nhiều biến tướng tinh vi là một trong những nguyên nhân cản trở con đường tiến lên xây dựng một mô hình sản xuất lớn Từ thực trạng này, tác phẩm của Nguyễn Khải đặt ra một yêu cầu: người cán bộ mới của nông thôn

Trang 17

vừa phải có đạo đức, vừa phải có tầm nhìn, cách nghĩ đáp ứng được yêu cầu của đời sống mới - đời sống cách mạng

Từ năm 1965, Đế quốc Mĩ mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Hiện thực cuộc ra quân vĩ đại của dân tộc đã đưa Nguyễn Khải thoát khỏi những mảng đề tài quen thuộc để đến với

những cuộc chiến hào hùng, nơi chiến trường ác liệt Các tập bút kí Họ sống và

chiến đấu (1966), Hòa Vang (1967) và các tiểu thuyết Ra đảo (1970), Đường trong mây (1970), Chiến sĩ (1973) là những tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài

chiến tranh cách mạng của Nguyễn Khải Bám sát các sự kiện lớn trong cuộc chiến đấu của dân tộc, nhà văn đã truyền đến cho người đọc không khí thời đại với những vấn đề thời sự nóng hổi, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của con người Việt Nam - những con người đang dùng chính dòng máu thắm của mình viết nên những trang sử oai hùng của dân tộc Nhân vật trong các sáng tác này của Nguyễn Khải hầu hết là những người lính tuổi đời còn rất trẻ, sôi nổi, say mê lí tưởng nhưng cũng rất chín chắn về nhận thức, quyết liệt về hành động Đặc biệt,

họ là những người nhanh nhẹn, thông minh, dễ thích ứng với hoàn cảnh và sẵn sàng chiến đấu, chiến thắng hoàn cảnh Tiêu biểu cho những con người ấy là

Huy, Đang, Thùy, Vị (Chiến sĩ), Vịnh, Thụ, Cảo, Hiền (Đường trong mây), Hòa, Nam, Biền, Giang (Ra đảo), Khang, Đắc (Họ sống và chiến đấu) Có thể nói,

đây là các tác phẩm đã tạo được ấn tượng sâu sắc cho người đọc bởi chi tiết đặc sắc, lối kể chuyện hóm hỉnh, giàu màu sắc chính luận, hùng biện Tuy nhiên, vì khám phá hiện thực bằng cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi nên chiều sâu về số phận và tính cách nhân vật ít nhiều đã bị giảm đi tính chân thực

Cũng trong giai đoạn này, một thể loại sáng tác khác của Nguyễn Khải cũng gây được sự chú ý của người đọc: Tạp văn Tạp văn Nguyễn Khải đã tập trung diễn tả những khía cạnh tinh thần của con người với những trạng thái đối lập: hay - dở, tốt - xấu… Nhân vật chính trong tạp văn Nguyễn Khải là những trí thức Ông đã lấy những quan niệm, cách sống của họ để làm cơ sở soi chiếu chuẩn mực xã hội, từ đó vạch mặt, chỉ tên những biểu hiện xấu xa, tiêu cực

Trang 18

trong đời sống tinh thần, tư tưởng của con người đương thời: thói dối trá, lối sống hèn nhát, đầu hàng, chủ nghĩa cá nhân vị kỉ… Tạp văn Nguyễn Khải đã góp phần tạo một luồng dư luận mạnh mẽ trong việc ủng hộ cái tốt, cái tiến bộ, lên án cái tiêu cực, xấu xa.

Năm 1974, Nguyễn Khải viết Đối mặt Đây là vở kịch đầu tiên của ông

Bằng việc xây dựng nên một tình huống đặc biệt: nhân vật A và nhân vật B tranh luận gay gắt với nhau - thực chất là sự phân thân, hóa thân của hai mặt khác nhau cùng tồn tại trong một con người, Nguyễn Khải đã gửi gắm những quan niệm sâu sắc về cuộc sống, con người, thời cuộc…

Tóm lại, sáng tác của Nguyễn Khải giai đoạn trước 1975, cả về số lượng và chất lượng, đã đóng góp một tiếng nói riêng, độc đáo cho Văn học Cách mạng Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn chống Mĩ cứu nước

1.1.2.2 Giai đoạn sau 1975

Sau 1975, chiến tranh kết thúc, hòa bình được lập lại, một hiện thực mới

mẻ, phong phú đã mở ra trước mắt người nghệ sĩ Nguyễn Khải nhanh chóng có mặt tại miền Nam để kịp thời phản ánh cuộc sống và con người nơi đây Ngòi bút của Nguyễn Khải chuyển từ những đề tài mang tính thời sự - chính luận sang các đề tài thế sự - đời tư Hiện thực cuộc sống của “cái hôm nay ngổn ngang, bề

bộn” (Gặp gỡ cuối năm) đã thực sự thu hút sự quan tâm của Nguyễn Khải

Những băn khoăn, chiêm nghiệm của nhà văn về lẽ sống, về giá trị của con người đã trở thành giọng điệu chủ âm trong các sáng tác Truyện ngắn Nguyễn Khải giai đoạn này đã mở ra một thế giới nhân vật phong phú với những cảnh đời, số phận khác nhau Mỗi truyện ngắn là một phát hiện cảm động của nhà văn

về con người, trả lời cho câu hỏi khắc khoải cả một đời cầm bút: Con người là ai? Nếu trong giai đoạn trước, nhân vật trong các truyện ngắn Nguyễn Khải là những con người trẻ tuổi, tự tin khẳng định tương lai của mình thì đến đây, ông

viết nhiều về những người già, những người thất bại, “lạc thời”, đơn độc (Mẹ và

các con, Đời khổ, Hai ông già ở Đồng Tháp Mười, Người kể chuyện thuê…) Có

thể nói, các truyện ngắn của Nguyễn Khải chứa đựng nhiều chiêm nghiệm về

Trang 19

nhân thế, là cách chắt lọc tính người từ cuộc mưu sinh đầy phồn tạp Đặc biệt, Nguyễn Khải đo cái đẹp bằng nhãn quan văn hóa mà tiêu biểu là vẻ đẹp nữ tính

(Mẹ và con, Chúng tôi và bọn hắn, Người vợ, Đời khổ, Một người Hà Nội, Chút

phấn của đời, Người của nghề…) và vẻ đẹp thanh lịch, hào hoa của con người

đất kinh kì (Tập truyện Hà Nội trong mắt tôi)… Truyện ngắn Nguyễn Khải đã

bộc lộ một cái nhìn hiện thực sắc sảo nhưng cũng trĩu nặng yêu thương đối với con người, với cuộc đời

Cùng với sự thành công của thể loại truyện ngắn, Nguyễn Khải cũng để lại một loạt những tiểu thuyết có giá trị lớn, đặc biệt là những tiểu thuyết viết về đề

tài tôn giáo: Cha và con và…(1979), Thời gian của người (1984), Điều tra về

một cái chết (1986)… Trong các tiểu thuyết này, Nguyễn Khải không đi sâu

phản ánh sự đối đầu về ý thức hệ của những người theo đạo Thiên Chúa mà lí giải, cắt nghĩa tôn giáo theo quan niệm, lập trường giai cấp Tôn giáo sẽ trở nên chân chính khi đem lại cho con người một cuộc sống có ý nghĩa, giúp con người

biết hướng tới Chân - Thiện - Mĩ Trong Gặp gỡ cuối năm (1982), Nguyễn Khải

khẳng định chiến thắng tất yếu của cuộc cách mạng và công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội của dân tộc thông qua tiếng nói của những người bên kia chiến

tuyến Các tiểu thuyết Vòng sóng đến vô cùng (1987), Một cõi nhân gian bé tí (1989), Thượng đế thì cười (2003) đi vào khai thác số phận con người trong

cuộc sống đời thường với bao nỗi lo toan, vui buồn, đau khổ, hạnh phúc, thành công, thất bại… Tất cả được nhà văn Nguyễn Khải phản ánh bằng cái nhìn sắc sảo, giàu chất triết lí và giọng kể đa thanh, hóm hỉnh, hài hước Có thể nói, tiểu thuyết của Nguyễn Khải thời kì này đã bắt nhịp được với hiện thực cuộc sống của đất nước thời kì đổi mới, góp phần đem đến cho văn học một tiếng nói riêng, mới mẻ, trước đó chưa từng có

Bên cạnh sự thành công của hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, kịch của Nguyễn Khải giai đoạn này cũng đạt được những thành tựu xuất sắc với các

tác phẩm tiêu biểu: Cách mạng, Khoảnh khắc đang sống, Hành trình đến tự do,

Hạnh phúc đến muộn, Vòng tròn trống rỗng, Chút phấn của đời… Đây là những

Trang 20

vở kịch chủ yếu viết về cuộc sống nhân dân sau ngày đất nước được giải phóng,

ở đó nhà văn đã khai thác những mâu thuẫn, những xung đột căng thẳng trong đời sống tư tưởng con người, đặc biệt là tầng lớp trí thức của chế độ cũ để cuối cùng khẳng định chiến thắng tất yếu của chân lí cách mạng

Có thể nói, trong suốt cả cuộc đời cầm bút của mình, Nguyễn Khải đã để lại một sự nghiệp sáng tác vừa đa dạng, phong phú về thể loại, vừa độc đáo về nội dung phản ánh cũng như cách thức biểu hiện Dù ở giai đoạn sáng tác nào, nhà văn cũng đã có những đóng góp quan trọng cho nền văn học nước nhà, khẳng định tên tuổi, phong cách nghệ thuật của ông trong lòng độc giả Nguyễn Khải xứng đáng là một trong những nhà văn hàng đầu của Văn học Cách mạng Việt Nam nửa sau thế kỉ XX

1.2 Kịch - bộ phận sáng tác đáng chú ý trong văn nghiệp Nguyễn Khải

1.2.1 Kịch - về số lượng và giá trị nghệ thuật

So với các thể loại khác, kịch của Nguyễn Khải chiếm số lượng không lớn Tính từ lúc vở kịch đầu tiên được viết đến khi Nguyễn Khải kết thúc sự nghiệp sáng tác của mình, ông để lại chỉ khoảng trên dưới mười tác phẩm, trong đó tiêu biểu nhất là những tác phẩm sau :

tròn trống rỗng, Chút phấn của đời Đây cũng là bốn vở kịch được tuyển chọn

và in trong tập Nguyễn Khải - Kí sự và kịch, một số vở đã được dựng trên sân

Trang 21

khấu Điều đó giải thích tại sao chúng tôi chọn giới hạn khảo sát cho đề tài với bốn vở kịch này.

Mặc dù chiếm số lượng không nhiều nhưng có thể nói, các vở kịch của Nguyễn Khải, đặc biệt là những vở chúng tôi vừa nói đến ở trên, có những lớp giá trị vô cùng đặc sắc

Về nội dung, kịch của Nguyễn Khải đã phản ánh một cách sâu sắc nhiều vấn đề của đời sống hiện đại như: vấn đề dân chủ; vấn đề lựa chọn và thích ứng của con người trước những biến động thời thế; vấn đề đạo đức, lối sống của con người thời đại mới… Tất cả những vấn đề ấy được tác giả xâu chuỗi trong các sáng tác, làm nên phong cách riêng, đưa ông trở thành một trong những nhà văn của thời kì văn học đổi mới có khả năng nhạy bén nhất trong việc cập nhật và giải quyết những vấn đề thời sự cấp bách, nóng bỏng

Về nghệ thuật, kịch của Nguyễn Khải một mặt tuân thủ đặc trưng của thi pháp thể loại nhưng vẫn phát huy được ưu thế của phương thức tạo xung đột và tính dồn nén của mâu thuẫn kịch; mặt khác, có những cách tân lớn về thi pháp thể loại, tạo được dấu ấn phong cách riêng trên nhiều phương diện nghệ thuật: cách xây dựng tình huống kịch, xung đột kịch, cách xây dựng nhân vật, cách xây dựng lời thoại… Đặc biệt, so với các tác phẩm cùng thể loại ra đời trước và cùng thời với kịch Nguyễn Khải, kịch của ông có nét đặc sắc riêng: rất giàu tính luận đề

1.2.2 Về mối quan hệ giữa kịch và các tác phẩm thuộc thể loại khác trong sáng tác của Nguyễn Khải

Sáng tác cùng lúc nhiều thể loại và đều đạt được thành công ở tất cả các thể loại ấy, thực ra không phải chỉ có nhà văn Nguyễn Khải mới làm được điều này Tuy vậy, chỉ có tác phẩm của Nguyễn Khải mới có được một điểm vô cùng đặc sắc: giữa các thể loại có hiện tượng giao thoa, đặc biệt là giữa kịch và truyện ngắn, tiểu thuyết Sự giao thoa ấy diễn ra khá đa dạng trên tất cả các phương diện, nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật biểu hiện, ở tất cả các chiều - chiều dọc giữa các thể loại cũng như chiều ngang trong cùng một thể loại với nhau Có

Trang 22

những vở kịch ra đời dựa vào ý tưởng của một truyện ngắn, tiểu thuyết đã được nhà văn viết thành công trước đó nhưng cũng có những vở kịch gợi ý tưởng để nhà văn bắt tay vào viết và thành công một truyện ngắn nào đó của mình Tuy vậy, rõ nhất trong sự giao thoa này, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, phải kể đến chính là mối quan hệ chặt chẽ về chủ đề tư tưởng, cách xây dựng nhân vật, cách tổ chức cốt truyện.

Về mặt chủ đề tư tưởng, có thể thấy rất rõ các sáng tác của Nguyễn Khải đều xoay xung quanh những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng của đất nước, của thời cuộc, nhất là sau khi đất nước bước ra khỏi cuộc chiến tranh, trở lại với muôn mặt phức tạp đời thường Từ thực trạng đó, các tác phẩm của Nguyễn Khải gửi tới người đọc những thông điệp quan trọng về cách con người đối mặt

và thích ứng được với những biến động của xã hội; cách con người vượt qua được những cám dỗ, sự yếu đuối của bản thân để không chỉ xây dựng cho cuộc sống của cá nhân mà còn có trách nhiệm với xã hội; cách xã hội có những giải pháp thỏa đáng để hỗ trợ cũng như bảo đảm cho những quyền lợi chính đáng của con người… Ở mối quan hệ này, có thể thấy rõ, rất nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch của nhà văn đã có sự gặp gỡ hoặc tiếp nối về chủ đề tư tưởng một

cách đặc sắc mà đặc biệt nhất chính là sự giao thoa giữa bộ ba: Kịch Cách

mạng, kịch Hạnh phúc đến muộn và tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm Có thể coi

đây là một chùm liên hoàn, được xâu chuỗi trên cùng một đề tài: Cuộc sống và con người ở miền Nam sau giải phóng Có thể tìm thấy ở ba tác phẩm này dấu

ấn của những sự kiện chính trị đã diễn ra ở miền Nam lúc bấy giờ, nhất là ở các thành thị từ sau 30 - 4 - 1975, dấu ấn về cuộc sống, tâm lí của người dân miền Nam, đặc biệt là tầng lớp trí thức của chế độ cũ ở miền Nam lúc đó Vấn đề trung tâm được đặt ra một cách tiếp nối trong các tác phẩm này chính là sự lựa chọn một thái độ chính trị phù hợp, một chỗ đứng có ý nghĩa trong xã hội mới của con người trước những biến động thời cuộc

Cùng với bộ ba vừa được nói đến ở trên, sự giao thoa giữa các thể loại

trong kịch Nguyễn Khải về chủ đề tư tưởng còn diễn ra ở bộ ba: kịch Chút phấn

Trang 23

của đời, kịch Vòng tròn trống rỗng và truyện ngắn Lạc thời… ; các bộ đôi: kịch Cách mạng và truyện ngắn Một giọt nắng nhạt, kịch Hạnh phúc đến muộn và

truyện ngắn Nắng chiều, kịch Vòng tròn trống rỗng và truyện ngắn Một thời gió

bụi…

Chút phấn của đời, Vòng tròn trống rỗng và Lạc thời có chung chủ đề về bi

kịch “lạc thời” của con người, đặc biệt là tầng lớp trí thức, trong xã hội mới

Hạnh phúc đến muộn và Nắng chiều là hai tác phẩm cùng có chung chủ đề về

tình yêu, về hạnh phúc, đặc biệt là hạnh phúc của tuổi già Vòng tròn trống rỗng

và Một thời gió bụi có chung chủ đề là những suy tư, trăn trở của người cầm bút với đời, với người, với nghề Cách mạng và Một giọt nắng nhạt có chung chủ đề

là bi kịch gia đình và cách con người vượt qua những bi kịch đó

Để có được sự gặp gỡ đặc biệt này giữa các tác phẩm thuộc các thể loại khác nhau, Nguyễn Khải đã xây dựng nên một hệ thống nhân vật đặc biệt, hoặc giống nhau về mặt môtíp, hoặc cùng một nhân vật nhưng xuất hiện trong nhiều tác phẩm, trong những quãng thời gian khác nhau, những hoàn cảnh sống khác nhau Họ, có khi là một nhưng cũng có lúc là hình ảnh phản chiếu của nhau

Ở Cách mạng, Hạnh phúc đến muộn, và Gặp gỡ cuối năm, ta cùng lúc gặp

Bà Hoàng - một người đàn bà Tư sản, có tư tưởng bảo thủ, phản động; Chương - một ông thượng nghị sĩ thất thế của chế độ cũ; Việt - một chiến sĩ cách mạng, người từng bị gia đình ruồng bỏ, hắt hủi, lãng quên giờ lại trở thành trung tâm của mọi cuộc bàn định trong gia đình…

Ở Chút phấn của đời, Vòng tròn trống rỗng và Lạc thời, ta gặp lại Quắc (trong Chút phấn của đời) ở Trắc (trong Lạc thời) - họ đều là những nhà báo có

tài, có tâm nhưng vì không hợp thời nữa nên khi phải chứng kiến những tiêu cực

trong xã hội, họ bất bình nhưng đành bất lực; gặp Tú (trong Vòng tròn trống

rỗng) ở Tú (trong Một thời gió bụi) - đều là một nhà báo gắn bó với nghề gần

trọn một đời cầm bút, đối mặt với những đổi thay, ban đầu họ đã chọn cách rút lui để “hạ cánh an toàn”, nhưng cuối cùng họ đã nhận ra trách nhiệm cao cả, nặng nề của mình…

Trang 24

Ở Hạnh phúc đến muộn và Nắng chiều, ta cùng gặp hình ảnh bà Bơ - người

đàn bà một đời chỉ biết sống cho người khác, gần cuối đời mới tìm được niềm hạnh phúc bình dị, muộn màng

Ở Cách mạng và Một giọt nắng nhạt, ta cùng lúc gặp hai cha con - đều là

sự hóa thân của chính hai cha con Nguyễn Khải ngoài đời; gặp Phượng - người con gái thông minh, rất thức thời, tính cách quyết liệt, có phần đanh đá

Về cách tổ chức cốt truyện, ta gặp ở những nhóm tác phẩm trên sự trùng hợp nhất định về cách xây dựng sự việc, cách lựa chọn chi tiết, nhất là những sự

việc tiêu biểu, những chi tiết đặc sắc Ở nhóm bộ ba đầu tiên, Cách mạng -

Hạnh phúc đến muộn - Gặp gỡ cuối năm, cả ba tác phẩm này đều có cốt truyện

xoay quanh sự việc chính là sự lựa chọn một thái độ chính trị phù hợp với bối cảnh cuộc sống mới trong một gia đình vốn là quan lại phong kiến miền Bắc, di

cư vào Nam, sống theo lối sống Tư sản Phương Tây Một trong những trục chính của cốt truyện là trục xoay xung quanh thái độ, hành động của bà Hoàng - một người đàn bà ghê gớm, có tư tưởng bảo thủ, quyết không theo cách mạng, bằng mọi giá phải được ra nước ngoài để được sống tiếp cuộc sống nhàn hạ như

trước đây Tuy nhiên, nếu ở Cách mạng và Gặp gỡ cuối năm, câu chuyện này

đang diễn ra ở thời điểm ban đầu của nó, ngay khi sự kiện 30 - 4 - 1975 vừa diễn

ra thì câu chuyện trong Hạnh phúc đến muộn tiếp diễn mãi tới sáu năm sau đó,

bà Hoàng cuối cùng được xuất cảnh như ước nguyện, để rồi, ngay ngày đầu tiên đặt chân lên đất Pháp, bà đã thất vọng, đã vỡ mộng mà viết thư cho những người

ở lại quê hương, hé lộ ý định sẽ quay trở về Ngoài ra, trong diễn biến cốt

truyện, Gặp gỡ cuối năm chính là sự tiếp tục cái mạch đã mở ra từ Cách mạng

Cả hai tác phẩm đều là cuộc đối thoại của những người vừa thông minh, vừa thạo đời, hiểu biết sâu sắc các vấn đề xã hội, chỉ vì chọn những con đường khác

nhau nên thành bên thắng bên thua Nếu Cách mạng cô đúc chặt chẽ khi đi vào thực chất nhưng quyết liệt, đanh ác trong bộc lộ quan điểm thì Gặp gỡ cuối năm

ngồn ngộn chất tư liệu với những cuộc đảo chính, những mưu mô, sự phản trắc,

Trang 25

khinh bỉ lẫn nhau giữa những người lắm tiền, nhiều của, vốn cùng hội cùng thuyền…

Truyện ngắn Lạc thời được xây dựng từ một chi tiết đặc sắc, giàu tính hiện thực trong Chút phấn của đời Đó là chi tiết nhà báo Quắc, một nhà báo của

Tỉnh, đến tham dự một sự kiện văn hóa của Huyện và có mặt trong bữa cơm trưa Huyện chiêu đãi khách mời Nếu trước đây, quan chức Huyện đón tiếp Quắc rất thân tình, vồn vã thì hôm nay, vì sự kiện có mặt các nhà báo Trung ương nên nhà báo Tỉnh đã trở thành một người thừa, vô duyên, không ai quan tâm, không

ai biết Trở về từ bàn tiệc đó, Trắc (của Lạc thời), đã mang bao trăn trở về thế

sự, về lòng người Câu hỏi Nguyễn Khải đặt ra vẫn là một sự bỏ ngỏ: Liệu những người như Quắc, như Trắc có còn thấy thiết tha với lí tưởng một thời mình từng theo đuổi một cách say mê?

Một thời gió bụi và Vòng tròn trống rỗng có cốt truyện gần như giống nhau

Đó là câu chuyện về nhà báo Tú - một nhà báo đã cống hiến gần trọn một đời với nghề cầm bút, đối mặt với những biến động của thế cuộc, của lối sống, cách hành nghề… cảm thấy không thể dung hòa, ông đã chọn cách trốn tránh bằng việc xin nghỉ hưu sớm Tuy vậy, những gì ông chứng kiến sau đó, ở góc độ của một người dân thường “thấp cổ bé miệng”, đã khiến ông vỡ lẽ nhận thức về trách nhiệm của mình Câu chuyện kết thúc bằng niềm tin, trở lại thành phố, nhất định Tú sẽ lại là một nhà báo, sẽ lại tiếp tục chiến đấu với những mặt trái của xã hội, giống như trước đây Tú đã cầm bút để chiến đấu với kẻ thù Vấn đề

tư tưởng đặt ra trong tác phẩm này, với Nguyễn Khải, chính là: Nếu không muốn tự biến mình thành một kẻ như “gió bụi”, như một “vòng tròn trống rỗng”, con người, đặc biệt là giới trí thức, sẽ phải kiên cường tiếp tục dấn thân

Hạnh phúc đến muộn và Nắng chiều lại là cặp tác phẩm có sự gặp gỡ về tư

tưởng - một tư tưởng rất nhân văn: Quyền được có tình yêu, được có hạnh phúc

của tuổi già Chỉ khác, mối tình già của bà Bơ trong Hạnh phúc đến muộn là mối

tình son sắt gần bảy mươi năm trời, vì duyên phận éo le mà cuối đời, vượt qua rất nhiều định kiến, họ mới được trở về bên nhau còn mối tình già của bà Bơ

Trang 26

trong Nắng chiều lại được ông trời xe duyên muộn màng với một ông lão cùng

cảnh ngộ đơn chiếc, bén duyên vì tài nấu ăn của bà Bơ mà họ nên vợ nên chồng

Sự gặp gỡ về tư tưởng trong hai tác phẩm này, với Nguyễn Khải, chính là: “Chỉ

có cái tâm tốt của con người mới làm nảy nở được cái mầm yêu thương đang bị

thui héo đâu đó” (Nắng chiều).

Cách mạng và Một giọt nắng nhạt là hai tác phẩm đậm chất hồi kí, chất tự

truyện Cốt truyện chính được xây dựng từ bi kịch trong cuộc đời của Nguyễn Khải, bi kịch của gia đình Nguyễn Khải Diễn biến cốt truyện xoay quanh một biến cố quan trọng, làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như

cả gia đình: Sau ba mươi năm bị chính những người thân quên lãng, đúng vào ngày đại thắng của toàn dân tộc, đứa con trai đã tìm về gia đình Cuộc hội ngộ

đã đem đến rất nhiều những sự xáo trộn, sự khó xử, thậm chí là bi kịch… nhưng tất cả đều là cái giá phải trả cho những sai lầm trong quá khứ Viết về cuộc hội ngộ ấy, Nguyễn Khải muốn khẳng định vai trò quan trọng của gia đình, của tình thân trong cuộc đời của mỗi người Từ đó, cảnh tỉnh chúng ta hãy sống làm sao

để đừng phải trả giá cho việc nhận ra điều quan trọng đó

Tóm lại, trên cái nhìn đối sánh về tương quan các thể loại, có thể nói, sáng tác của Nguyễn Khải có những giá trị vô cùng đặc sắc cả về nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật Những điểm gặp gỡ thú vị, có tính chất tương giao chúng tôi vừa nói đến ở trên chính là một trong những thuận lợi, giúp chúng tôi có cái nhìn bao quát hơn trong cách triển khai và giải quyết đề tài

1.2.3 Về đóng góp của kịch Nguyễn Khải đối với nền kịch Việt Nam hiện đại

Kịch là thể loại văn học linh hoạt, nhạy bén, có khả năng đáp ứng kịp thời những đòi hỏi mới của hiện thực Tuy nhiên, với thực trạng xã hội Việt Nam những năm sau 1975, khi lịch sử đã sang trang nhưng văn học chưa kịp chuyển mình để đáp ứng với yêu cầu của thời đại mới, kịch không tránh khỏi những lúng túng ban đầu

Trang 27

Tuy Nguyễn Khải sáng tác kịch không nhiều nhưng những vở kịch của ông

đã thực sự có những đóng góp đáng kể về mặt thể loại cho nền kịch hiện đại Việt Nam trên cả hai phương diện nội dung và thi pháp

Về đề tài, kịch Nguyễn Khải đi sâu khai thác các đề tài mang tính thời sự nóng bỏng, quyết liệt và đưa ra những cách giải quyết táo bạo, sâu sắc, đặc biệt

là đề tài về cuộc sống và tâm lí của tầng lớp tư sản Sài Gòn cũ sau ngày giải phóng Đặc biệt hơn, đề tài này được nhà văn khai thác từ chính những trải nghiệm thực tế mà bản thân nhà văn cùng những người thân trong gia đình nhà văn đã trải qua

Về chủ đề, viết về cuộc sống và con người trong chế độ mới, điều Nguyễn Khải muốn đặt ra không chỉ là dựng lên được một bức tranh xã hội với tất cả những biến động như vốn xảy ra ở ngoài đời mà thông qua những biến động ấy, nhà văn bày tỏ một mối lo âu chung, từ đó cảnh báo người đọc về những thực trạng con người đang phải đối mặt, đặc biệt là thực trạng về sự tha hóa nhân cách trước sự tác động của lối sống mới - lối sống coi trọng vật chất, coi trọng

Về ngôn ngữ, giọng điệu, có thể nói, kịch Nguyễn Khải có giọng rất riêng Vừa thẳng thắn, không kiêng dè, nhất là khi ông viết về những mặt trái của con người và xã hội, thẳng thắn đến nhiều khi trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn; cũng lắm

Trang 28

lúc giọng văn chùng xuống như lời thủ thỉ tâm tình, nhiều khi kịch của ông lại mang giọng bỡn cợt, hài hước và đặc biệt, dù dựng thoại bằng giọng nào thì kịch của Nguyễn Khải cũng rất giàu chất triết luận, chất triết lí - một trong những yếu

tố quan trọng làm nên giá trị riêng, gương mặt riêng cho kịch của ông: rất giàu tính luận đề

Có thể nói, cùng với hiện tượng đặc biệt - kịch của Lưu Quang Vũ, các tác phẩm kịch của Nguyễn Khải chính là một trong những thành công xuất sắc của nền kịch Việt Nam hiện đại, đặc biệt là ở giai đoạn sau 1975

1.3 Tính luận đề và cơ sở hình thành tính luận đề trong kịch của Nguyễn Khải

1.3.1 Khái niệm tính luận đề và đặc điểm của một tác phẩm văn học mang tính luận đề

1.3.1.1 Khái niệm tính luận đề

Tính luận đề là một khái niệm thường được các nhà nghiên cứu phê bình văn học sử dụng nhằm để chỉ một đặc điểm, một khuynh hướng sáng tác của văn học, đặc biệt là văn học hiện đại Đây là khái niệm dùng để chỉ những đặc điểm nổi bật của những tác phẩm văn học mà ở đó nhà văn thông qua các tín hiệu nghệ thuật quen thuộc như lời thoại của nhân vật, lời kể của người kể chuyện, cách sắp xếp hệ thống các sự kiện, sự việc, chi tiết, cách tạo dựng tình huống, xây dựng kết cấu… để phát biểu những tư tưởng, quan niệm của mình về con người, cuộc đời, nghệ thuật Những tư tưởng, quan niệm ấy thường có tính khái quát, nhiều khi được nâng lên thành những triết lí, những quy luật sâu sắc, có ý nghĩa như những tuyên ngôn của nhà văn

Tính luận đề đã xuất hiện từ lâu trong văn học thế giới Ở Việt Nam, thời cổ đại, trong những sáng tác văn học dân gian truyền miệng, qua những câu chuyện

cổ tích, truyện ngụ ngôn, đặc biệt là qua những câu tục ngữ, người xưa đã đúc rút ra những triết lí sâu sắc về mối quan hệ biện chứng giữa con người - con người, con người - thiên nhiên, con người - thời thế, cá nhân - tập thể… Những triết lí người xưa gửi gắm trong những sáng tập thể ấy vô cùng đặc sắc, thể hiện

vẻ đẹp của trí tuệ dân gian thật đáng kinh ngạc

Trang 29

Thời trung đại, vì chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng, mĩ học phong kiến, đặc biệt là ba hệ tư tưởng Nho - Phật - Lão, những áng văn chương bác học thời

kì này như Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi),

Truyện Kiều (Nguyễn Du)… ngoài những giá trị đặc sắc về văn chương, các nhà

văn còn gửi ở đó những kiến thức về lịch sử, những triết lí nhân sinh sâu sắc, đặc biệt là triết lí về lẽ sống, về giá trị người…

Thời hiện đại, vào khoảng đầu thế kỉ XX, những làn gió của văn hóa phương Tây đã thổi vào đời sống tinh thần dân tộc một luồng sinh khí mới Chưa bao giờ ý thức cá nhân của con người Việt Nam lại được thức tỉnh và phát triển mạnh mẽ đến thế Cái tôi cá nhân ấy đã hoàn toàn vượt ra khỏi những quy định chặt chẽ của hệ thống phi ngã trong Văn học Trung đại để sống một cuộc đời riêng, đem đến cho văn chương Việt Nam một diện mạo riêng, một tiếng nói riêng vô cùng độc đáo Trào lưu Văn học Lãng mạn với những tên tuổi như Thế

Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử… đều gửi vào trong thơ không chỉ là tiếng lòng mà còn là những phát hiện, khám phá, những chiêm nghiệm, những cách cắt nghĩa, lí giải vô cùng mới mẻ, táo bạo, bất ngờ về con người, cuộc đời, thế giới tự nhiên, nghệ thuật… Nếu trong văn học lãng mạn những tư tưởng, quan niệm mới mẻ của các nhà văn, nhà thơ được bộc lộ từ điểm nhìn của cái tôi cá nhân - cái tôi “lần đầu trông thấy cỏ cây, hoa lá” nên nhận ra cuộc đời thật đẹp, đáng sống, đáng yêu nhưng cũng vì thế mà lần đầu ý thức được một cách sâu sắc sự hữu hạn của kiếp người, sự mong manh của hạnh phúc, khát vọng - thì trong văn học hiện thực phê phán, tư tưởng của các nhà văn lại được phát biểu từ tâm thế của một người “đứng trong lao khổ mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời” (Nam Cao) Đặt con người trong những hoàn cảnh xã hội với những xung đột giai cấp quyết liệt, tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng… đều mang khuynh hướng khái quát thành những triết lí nhân sinh sâu sắc Khuynh hướng này trở thành một điểm đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tính cách các nhân vật Trong khám phá, phát hiện của các nhà văn hiện thực, mối quan hệ giữa hoàn cảnh

Trang 30

sống và tính cách con người có mối quan hệ biện chứng - mối quan hệ hai chiều, đặc biệt, tính cách con người luôn bị chi phối bởi hoàn cảnh, bị hoàn cảnh làm cho tha hóa Tất nhiên cũng có những tính cách không bị tha hóa bởi hoàn cảnh nhưng trong trường hợp này, các nhân vật, nếu muốn giữ được nhân cách của mình thì đều phải trả bằng những cái giá rất đắt, thậm chí phải đánh đổi bằng cả mạng sống Từ mối quan hệ hai chiều giữa tính cách và hoàn cảnh sống, các nhà văn hiện thực đặt niềm tin vào phẩm giá của con người qua sự khẳng định: Hoàn cảnh có thể vùi dập nhưng không thể giết chết những phẩm chất đẹp đẽ của con người, khi có cơ hội những phẩm chất ấy chắc chắn sẽ hồi sinh Có thể nói, những trăn trở, suy ngẫm về quyền sống của con người, về vai trò, trách nhiệm của người cầm bút, về quan niệm nghệ thuật chân chính… tất cả đều được khái quát thành những triết lí sâu sắc, được phát biểu trực tiếp bằng những luận đề trong tác phẩm của các nhà văn hiện thực, đặc biệt là tác phẩm của Nam Cao.Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, do đặc điểm của hoàn cảnh lịch sử, do yêu cầu của thời đại, văn học phải phục vụ trực tiếp, kịp thời những nhiệm vụ chính trị lớn Mỗi người, vì vậy, phải quên đi cái tôi riêng

để tập trung sức mạnh cho công cuộc chung - giải phóng đất nước Vẻ đẹp của con người trong văn học thời kì này là vẻ đẹp chiến sĩ, vẻ đẹp công dân, vẻ đẹp toát ra từ bổn phận, trách nhiệm Giá trị con người, bởi vậy, được đo bằng thước

đo lí tưởng, thái độ chính trị Văn học Cách mạng ca ngợi những người con yêu nước bằng việc xây dựng những biểu tượng cao quý, chói ngời những phẩm chất của con người trong thời đại anh hùng Tác phẩm của Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng… là những thành tựu xuất sắc của khuynh hướng sáng tác ấy Tính luận đề trong văn học giai đoạn này vì gắn liền với những vấn đề chính trị trọng đại của đất nước nên mang màu sắc chính luận đậm nét

Sau 1975, khuynh hướng luận đề trong văn học Việt Nam được thể hiện phong phú, đa dạng hơn Đây chính là thời kì nở rộ kiểu sáng tác này Do sự đổi thay của hoàn cảnh lịch sử đất nước, do yêu cầu đổi mới của văn học nghệ thuật,

Trang 31

nhà văn đã thoát ra khỏi “những hành lang hẹp và thấp” để đến với hiện thực cuộc đời rộng lớn, với muôn mặt phức tạp đời thường Tính luận đề trong văn học thời kì này thể hiện ở những tìm tòi, khám phá mới mẻ, bất ngờ, đòi hỏi nhà văn phải có khả năng quan sát tinh tế, biết phân tích, đồng thời biết đi từ những hiện tượng đời sống cụ thể khái quát thành những quy luật cuộc sống, nhà văn phải tham gia vào đời sống với tư cách một nhà tư tưởng, một nhà khoa học xã hội Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Khải… là những nhà văn đã có được những tác phẩm xuất sắc viết theo khuynh hướng sáng tác này.

Như vậy, có thể thấy, tính luận đề trong văn học là một trong những đặc điểm được thể hiện rất sinh động, đa dạng với nhiều mức độ khác nhau trong văn học từ xưa tới nay Sáng tác theo khuynh hướng này, các nhà văn không chỉ phản ánh kịp thời những vấn đề nóng bỏng, cấp thiết của thời đại mà còn trực tiếp bộc lộ những quan niệm, thái độ và cách giải quyết của mình trước những vấn đề ấy Ở góc độ này, các nhà văn không còn chỉ là những người nghệ sĩ với

sứ mệnh thiêng liêng cất lên tiếng nói của nỗi niềm, tình yêu, khát vọng… mà thật sự đã trở thành những nhà xã hội học, chính trị học đang cố gắng hết sức để đấu tranh cho cuộc sống chung

1.3.1.2 Đặc điểm của một tác phẩm văn học mang tính luận đề

Như đã nói ở trên, tính luận đề là một trong những đặc điểm được thể hiện rất sinh động, đa dạng ở nhiều mức độ khác nhau trong văn học từ xưa tới nay Thực ra, đã là người cầm bút, bất cứ nhà văn nào cũng muốn thông qua bức tranh hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm gửi tới người đọc những

tư tưởng, tình cảm, ước mơ, khát vọng của mình Tuy nhiên, nói như thế không

có nghĩa là bất cứ tác phẩm văn học nào cũng đều mang tính luận đề Để có tính luận đề, một tác phẩm văn học phải hội tụ được các yếu tố sau:

Thứ nhất, về thời điểm ra đời, không phải bất kì lúc nào trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học, kiểu tác phẩm mang tính luận đề cũng có mặt Thời điểm nở rộ của khuynh hướng sáng tác này thường xuất hiện khi sự phát

Trang 32

triển của văn học có những thay đổi mang tính bước ngoặt và các nhà văn có nhu cầu tuyên ngôn về quan niệm sáng tác Ở Việt Nam, các giai đoạn 1930 -

1945, 1945 - 1975, và đặc biệt giai đoạn sau 1975 chính là thời điểm nở rộ của kiểu tác phẩm mang tính luận đề

Thứ hai, về nội dung - tư tưởng, tác phẩm có tính luận đề phải có tính vấn

đề - nghĩa là phải đặt ra và giải quyết được những vấn đề lớn, gửi đến người đọc

những thông điệp quan trọng Vấn đề ấy, thông điệp ấy phải được triển khai một cách chặt chẽ, rõ ràng để thuyết phục người đọc, từ đó người đọc tự điều chỉnh cách nghĩ, hành vi, thái độ của mình Cụ thể hơn, tác phẩm có tính luận đề thường đề cập đến những vấn đề nhạy cảm, có tính bức thiết đối với xã hội, những vấn đề mang tính chính trị, thời sự… Ví dụ: vấn đề chính trị, vấn đề tôn giáo, vấn đề đạo đức, vấn đề thời gian… Đó là những vấn đề có tầm khái quát,

có ý nghĩa triết học sâu sắc, thu hút được sự quan tâm, bàn luận của cả xã hội Cũng bởi tính chất này của vấn đề mà tác phẩm có tính luận đề thường rất giàu chất triết lí, triết luận

Về phương diện hình thức, những tác phẩm có tính luận đề thường có lối thể hiện riêng, ở đó nhà văn “không giấu giếm ý định của mình, muốn “luận” đến mức rốt ráo vấn đề được đặt ra với xu hướng lí luận, đối thoại một cách dân chủ với người đọc” (Phan Huy Dũng)

Dấu hiệu dễ nhận thấy đầu tiên về hình thức ở những tác phẩm có tính luận

đề là cách đặt nhan đề cho tác phẩm Đó thường là những nhan đề mang tính triết lí, tính khái quát, thể hiện thái độ tuyên bố rõ ràng của nhà văn về chủ đề

được triển khai (ví dụ: truyện ngắn Đời thừa, Đôi mắt của Nam Cao; truyện ngắn Tầm nhìn xa, tiểu thuyết Thời gian của người, kịch Cách mạng, Vòng tròn

trống rỗng của Nguyễn Khải; truyện ngắn Bức tranh, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu…).

Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, tác phẩm mang tính luận đề không khắc họa nhân vật theo lối cảm tính mà xây dựng kiểu nhân vật thuyết lí, kiểu nhân vật triết gia, giỏi tranh biện

Trang 33

Trong cách tổ chức cốt truyện, nhà văn thường tạo được những xung đột mang tính nghịch lí, dẫn tới một sự phản tỉnh về một quan niệm, tư tưởng nào đó; các sự kiện, sự việc, hình ảnh, chi tiết… không được hoạt động một cách tự

do mà được đưa vào trong một mối quan hệ mang tính sắp đặt, đã được nhà văn chuẩn bị từ trước Tác phẩm có tính luận đề thường cũng hay có những đoạn

“trữ tình ngoại đề”, ở đó, thông qua lời của người kể chuyện, tác giả phát biểu một cách trực tiếp, rõ ràng quan điểm, thái độ, cảm xúc… Tất nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc nhà văn biến tất cả những yếu tố đó thành “cái loa phát ngôn” cho tư tưởng của mình

Trong cách sử dụng ngôn ngữ, tác phẩm có tính luận đề thường sử dụng kiểu ngôn ngữ lí tính, mang màu sắc trí tuệ, thâm sâu

Ngoài những dấu hiệu chung đã nói ở trên, tính luận đề trong tác phẩm văn học còn có những biểu hiện riêng, phụ thuộc vào đặc trưng từng thể loại Ở thể loại kịch, vì tính chất đặc biệt của một thể loại văn học có sự kết hợp với nghệ thuật biểu diễn sân khấu nên tính luận đề trong kịch bản văn học cũng có những đặc thù riêng, biểu hiện cụ thể qua cách xây dựng xung đột, xây dựng tình huống giàu kịch tính; nhân vật được soi chiếu qua nhiều góc nhìn, nhiều mối quan hệ; ngôn ngữ và lời thoại linh hoạt, chủ yếu sử dụng kiểu ngôn ngữ - lời thoại giàu tính triết lí; tư tưởng của nhà văn thường được biểu hiện trực tiếp qua lời thoại của nhân vật và những chỉ dẫn sân khấu Ngoài ra, do đặc trưng thể loại, tính luận đề trong kịch nhiều khi còn biểu hiện qua cách tạo dựng không gian, thời gian sân khấu…

Tóm lại, có thể nói, dù phụ thuộc vào đặc trưng thể loại nhưng những tác phẩm có tính luận đề thường vẫn có những dấu hiệu chung để nhận diện Những tác phẩm ấy thực sự là tiếng nói tràn đầy tâm huyết, trí tuệ của nhà văn trước cuộc sống, con người, nghệ thuật; tiếng nói ấy cất lên để bày tỏ một thái độ, quan điểm nào đó nhưng trên tất cả là để mong muốn một hiện thực như mơ ước, mong muốn một cuộc sống được tốt đẹp hơn, xứng đáng hơn với con người

Trang 34

1.3.2 Cơ sở hình thành tính luận đề trong kịch của Nguyễn Khải

1.3.2.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội

Bắt đầu viết vở kịch đầu tiên là vào năm 1974, song thể loại sáng tác này của Nguyễn Khải chỉ thực sự khẳng định tài năng của ông là ở những vở kịch được ông viết sau đó - giai đoạn sau 1975

Sau 1975, lịch sử dân tộc mở ra một trang mới, đất nước thống nhất, tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội Thời cơ và thuận lợi để đưa đất nước phát triển

đã đến nhưng thách thức, khó khăn vẫn còn rất nhiều Cùng với những khó khăn, phức tạp chồng chất của thời hậu chiến mà bất kì đất nước nào vừa trải qua chiến tranh cũng đều phải gánh chịu, chúng ta còn phải rơi vào một tình thế khó khăn gấp bội bởi chính sách cấm vận, cô lập của các thế lực thù địch, bởi sự khủng hoảng, tan rã của các nước trong hệ thống Xã hội chủ nghĩa… Thế nhưng, sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của một dân tộc đã có lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, một lần nữa, lại trỗi dậy và đưa đất nước thoát khỏi tình thế hiểm nghèo Đường lối đổi mới đã hình thành từ trong thực tiễn, đến Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã trở thành cương lĩnh để đưa đất nước thoát cuộc khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển Chính đường lối đổi mới đã đem đến cho đất nước những biến đổi sâu sắc, toàn diện, trong đó có văn học.Với chức năng quan trọng nhất của mình - là tấm gương phản chiếu thời đại, văn học giai đoạn này đã có sự bứt phá mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm đổi mới của đông đảo những người cầm bút, đặc biệt là sự đổi mới một cách sâu sắc trong ý thức nghệ thuật cũng như cái nhìn về hiện thực của nhiều nhà văn thế hệ chống Mĩ như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng, Lê Lựu… Khác hoàn toàn với các tác phẩm văn học ở giai đoạn trước

đó, trong các tác phẩm của những tác giả này, hiện thực được phản ánh không còn phiến diện, đơn chiều mà được khai thác một cách đa diện, được nhìn một cách đa chiều Con người không còn chỉ được nhìn ở tư cách công dân, phẩm chất chính trị như trước mà được nhìn nhận như một sinh thể độc lập, phong phú, phức tạp, với tất cả những góc khuất số phận, những bi kịch đời thường,

Trang 35

những khao khát riêng tư… Người nghệ sĩ, thông qua cách khám phá ấy, bộc lộ cái tôi cá nhân giàu bản sắc với những phát hiện, những chiêm nghiệm có thể không mới nhưng sâu sắc và đáp ứng được yêu cầu của thời đại.

Trong bối cảnh chung ấy, Nguyễn Khải - một nhà văn vốn tràn đầy tâm huyết với những biến chuyển của xã hội, của thời cuộc, lẽ tất nhiên, không thể đứng ngoài để quan sát, cũng không chỉ phản ánh hiện thực một cách đơn thuần Với trách nhiệm của một công dân chân chính thành danh nhờ vào cách mạng (như chính lời ông từng nhiều lần tâm sự), với tâm huyết của một người nghệ sĩ chân chính, Nguyễn Khải đã trực tiếp gửi vào trong những trang viết của mình ở giai đoạn này, đặc biệt là ở những tác phẩm thuộc thể loại kịch, những quan niệm, tư tưởng sâu sắc, táo bạo, có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp chúng ta nhìn nhận một cách thẳng thắn, tỉnh táo hiện thực, từ đó tiến hành công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước thành công Tính luận đề xuất hiện trong kịch Nguyễn Khải, bởi vậy, vừa là một lối đi riêng nhà văn Nguyễn Khải đã tự chọn cho mình nhưng đồng thời cũng lại là một yêu cầu có tính tất yếu của thời đại đối với những nhà văn cách mạng

1.3.2.2 Sự trải nghiệm, tài năng và cá tính sáng tạo của nhà văn

Ngoài sự tác động và đòi hỏi mang tính tất yếu của hoàn cảnh lịch sử - xã hội, của tình hình văn học, tính luận đề trong tác phẩm của Nguyễn Khải nói chung, kịch của ông nói riêng, còn được tạo nên bởi sự trải nghiệm, tài năng và

cá tính sáng tạo của chính nhà văn

Nói đến sự trải nghiệm của Nguyễn Khải, phải kể đến đầu tiên chính là tất

cả những trạng thái cảm xúc đã đến và vĩnh viễn ở lại trong chính cuộc đời ông:

sự cay đắng của tuổi thơ, sự vất vả của những ngày đầu đến với văn chương, đến với cách mạng, sự vị tha, bao dung khi đã trưởng thành và nhìn lại quá khứ để chấp nhận nó…

Hoàn cảnh gia đình và môi trường sống thời thơ ấu bao giờ cũng có ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành tư tưởng nghệ thuật cũng như cá tính, phong cách của mỗi nhà văn Đó là quy luật và cuộc đời cùng sự nghiệp sáng tác văn

Trang 36

học của Nguyễn Khải không nằm ngoài quy luật ấy Căn cứ vào những sáng tác đậm chất hồi kí, chất tự truyện của nhà văn, ta có thể dễ dàng nhận ra chính những trải nghiệm cay đắng thời niên thiếu đã quyết định đặc điểm con người cũng như đặc điểm sáng tác của nhà văn sau này Cũng chính sự cay đắng của một quá khứ tủi nhục đã hun đúc nên ở ông một bản lĩnh, nghị lực kiên cường Những ngày đầu mới đến với cách mạng cũng như bắt đầu cuộc gặp gỡ đầy duyên phận với văn chương, không phải ngay lập tức nhà văn đã dành được thành công Cũng đã từng thất bại, cũng đã từng mặc cảm, mất lòng tin… nhưng cuối cùng, bằng nghị lực của một người đã từng nếm trải những cay đắng tận cùng của cuộc đời, nhà văn đã đứng vững và từng bước khẳng định giá trị của bản thân, tìm lại được vị trí xứng đáng của mình “Đã biết cái nhục thì chẳng có

cái khổ nào là đáng kể” (Một giọt nắng nhạt), cũng như đã biết cái khổ thì người

ta sẽ càng quý trọng hơn những may mắn, hạnh phúc đến với mình Quy luật cuộc sống này cho ta thấy, rõ ràng Nguyễn Khải đã đến với văn chương, ở lại với văn chương bằng tất cả những gì ông đã thấm thía trong cả cuộc đời mình.Nói đến sự trải nghiệm của Nguyễn Khải, còn phải kể đến những chuyến đi thực tế Với ông, muốn viết là phải đi và hình như chỉ có đi mới viết được Trong các nhà văn hiện đại Việt Nam, thật hiếm có nhà văn nào mà tác phẩm lại gắn bó chặt chẽ với những chuyến đi như thế Ông từng đi lại nhiều lần khắp vùng ven biển Nam Định để tìm hiểu cuộc sống của giáo dân; ông lên nông trường Điện Biên để tìm hiểu cuộc sống của người dân lao động mới trong môi trường Xã hội chủ nghĩa; ông ra đảo Cồn Cỏ, đến với bộ đội Trường Sơn; ông vào Vĩnh Linh, lên Đường 9 - Nam Lào; ông tham gia chiến dịch giải phóng Miền Nam; ông sang Cam-pu-chia; ông vào Thành phố Hồ Chí Minh và sống tại

đó để gặp gỡ và trò chuyện với đám quý tộc cùng trí thức Sài Gòn cũ, ông bay ra

Hà Nội thường xuyên, ông sang Mĩ… Nhờ những chuyến đi này mà vốn sống, vốn hiểu biết có sẵn của nhà văn không ngừng được bổ sung Cũng nhờ những chuyến đi này mà nhà văn không bao giờ cảm thấy bị rơi vào bế tắc trong kiếm tìm và phát hiện đề tài cho tác phẩm Nhà văn Ngô Thảo trong một bài viết có

Trang 37

nhan đề Viết cho hôm nay đã nhận xét: “Nguyễn Khải có một cái dạ dày khỏe để

tiêu hóa mọi tài liệu đời sống nên sáng tác kịp thời gần như cùng lúc với những

sự kiện vừa xảy ra, không bị rơi rụng theo những bản tin thông tấn” [48; 402].Nếu sự từng trải có thể giúp Nguyễn Khải nhìn đời, nhìn người được thấu suốt và dễ dàng nhận ra cái đúng, cái sai… thì tài năng chính là yếu tố quan trọng giúp nhà văn có thể đưa vào trong tác phẩm của mình những điều ông nhìn được, hiểu được ấy Nói đến tài năng của Nguyễn Khải, phải kể đến đầu tiên là khả năng quan sát và ghi nhận sự việc một cách tinh nhạy, sâu sắc hiếm có Trong số các nhà văn hiện đại của Việt Nam, có không nhiều những nhà văn có

tố chất này, giống như Nguyễn Khải Qua những bài viết của chính ông cũng như các các bài viết của các nhà nghiên cứu, ta có thể thấy rõ chỉ cần nhà văn bắt gặp và cái bắt gặp ấy để lại những ấn tượng sâu sắc, chắc chắn ngay sau đó

sẽ có một tác phẩm mới ra đời với những phát hiện, phát biểu đầy bất ngờ, thú

vị

Cùng với việc khám phá cuộc sống xung quanh và thấu hiểu bản thân, ở các nhà văn thường vẫn còn một nỗi ám ảnh là làm sao xâm nhập được vào lòng người, hiểu thấu người khác Làm thân với chung quanh, bởi vậy, là một yêu cầu thiết cốt đối với nghề văn Với Nguyễn Khải, đây cũng là một biểu hiện tài năng đặc biệt Những nhà văn từng đi thực tế cùng với Nguyễn Khải đều công nhận Nguyễn Khải có một khả năng giao tiếp thuyết phục kì lạ Có người còn thú nhận: “Đi với Nguyễn Khải không bao giờ sợ bị đói” và chính Nguyễn Khải cũng từng có lần nói đùa: “Tôi mà đã định lấy lòng ai, thì người đó chỉ có chết,

không cựa nổi!” [Giai thoại nghệ sĩ - Internet].

Cùng với sự trải nghiệm và tài năng, cá tính cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên màu sắc độc đáo riêng cho các luận đề trong kịch Nguyễn Khải

Nguyễn Khải là người nếu nhìn qua thì thấy đó là người có cách sống khá nhẹ nhõm Lúc vui, chính ông cũng bảo đấy là cách sống công chức, nghĩa là không cầu kì, ăn ở thế nào cũng được, đối xử suồng sã thế nào cũng được, không đòi hỏi Theo hồi ức của nhiều nhà văn, ngoài đời, Nguyễn Khải sống khá

Trang 38

xuề xòa, dễ gần Xuề xòa tới mức ngay cả khi đã là Đại biểu Quốc hội (Khóa VII), bay từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội dự họp, trong khi những người khác đến với những chiếc vali bóng loáng thì ông chỉ có chiếc balô con cóc quen thuộc của người lính, bên trong đựng vài bộ quần áo đơn giản Mang quân hàm Đại tá, từng là Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương nhưng lối sống của nhà văn

vô cùng giản dị, có thể ngồi nhậu với anh em, bạn bè một cách rất bình dân, kể

cả ngồi giữa chợ… Cách sống ấy, trong hoàn cảnh chung, giúp cho nhà văn có được những niềm vui nho nhỏ, tránh cho ông những bực bội không đáng có Thế nhưng, càng dễ dãi trong những chuyện vặt đời thường ông lại càng nghiêm khắc trong những vấn đề quan trọng của đời người, nhất là trong viết văn

Cùng với cách sống nhẹ nhõm nhưng cách làm việc lại vô cùng nghiêm khắc, Nguyễn Khải còn là một người rất nhạy cảm Lâu nay, khi nói đến văn chương Nguyễn Khải, người ta thường nghĩ đến “một ngòi bút phân tích lạnh lùng”, “một người độc miệng”, nhưng những người sống gần Nguyễn Khải đều thấy ông là một người cũng có những giây phút yếu lòng và thường thính nhạy trước những biến cố Trong tác phẩm, Nguyễn Khải thích khai thác những xung đột quyết liệt nhưng thường ngày ông lại sống xuê xoa, biết tự giảm bớt yêu cầu

và tránh va chạm Trong sáng tác, ông có những trang viết rất hùng hồn nhưng ngoài đời, trông thấy máu chảy đã sa sầm cả mặt mày… Tất cả những thói quen này đều đi vào tác phẩm của ông

Cùng với sự nhạy cảm, Nguyễn Khải cũng là một trong những nhà văn có khiếu hài hước Nếu sự nhạy cảm giúp ông có thể phát hiện ra được một cách tinh nhạy những vấn đề bức thiết, quan trọng của cuộc sống, con người, văn chương từ những gì tưởng rất bình thường, đơn giản thì khả năng hài hước lại đem đến cho ông một lợi thế rất lớn trong cách phản ánh vào trong trang viết hiện thực ông đã phát hiện ra, nhất là những hiện thực đáng báo động Hài hước hóa những chuyện hệ trọng, nhiều khi, đó cũng là cách giúp người đọc thấy rõ

sự nghiêm trọng của vấn đề, giảm bớt những tổn thất và lắm lúc từ chính tiếng

Trang 39

cười bật ra mà người ta nhận thấy gợi ý của nhà văn về một giải pháp đầy thuyết phục trước các vấn đề được đặt ra.

Không chỉ nhạy cảm, có khiếu hài hước, cá tính ở Nguyễn Khải còn phải kể đến là thái độ vô cùng thẳng thắn, trung thực và thâm thúy, trong cuộc sống cũng như trong văn chương Có lẽ, trong số những nhà văn của thời kì đổi mới, Nguyễn Khải là một trong số không nhiều những người dám nhìn thẳng vào hiện thực và không nể nang, không kiêng dè, đem tất cả hiện thực ấy lên trên trang viết Nguyễn Khải từng kể nhiều lần câu chuyện mỗi lần ông trở lại thực tế ở một địa phương nào đó đã từng đến, từng viết, rất nhiều lần các quan chức đã tìm cách để tránh gặp ông, vì họ sợ lại bị ông đưa lên báo, đưa vào sách Những

câu văn kiểu như “Cách mạng gì toàn để ý đến những chuyện lặt vặt” (Một

người Hà Nội) xuất hiện nhiều trong truyện, trong kịch… chắc chắn lúc bấy giờ

không có nhiều người dám viết như thế! Nhà văn Nguyễn Quang Thiều kể giai thoại rằng có nhiều người nghe Nguyễn Khải nói về mình thì sướng lắm, cười ha

hả, thế nhưng khi về đến nhà, ăn uống xong, nằm xuống ghế, xuống giường, nghỉ ngơi, ngẫm nghĩ, bỗng vụt ngồi dậy, lạnh toát mồ hôi lưng vì lúc ấy mới hiểu ra thâm ý của nhà văn Dám nói những điều ai cũng thấy, ai cũng biết nhưng không phải ai cũng dám nói ra, Nguyễn Khải là một trong số không nhiều những nhà văn đã làm được điều đó

Cá tính, với Nguyễn Khải, còn là biểu hiện của một trí tuệ đáng khâm phục

và một sự nghiêm khắc tuyệt đối trong cuộc sống cũng như trong viết văn Các nhà nghiên cứu nhận xét rằng, nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Khải, dù là

ai cũng đều thông minh, ăn nói giỏi Có lẽ, chính nhu cầu bộc lộ tư tưởng buộc nhân vật phải giỏi lí lẽ Mà lí lẽ muốn có sức thuyết phục, nhân vật không thể là người hiểu biết nông cạn, hời hợt, cho nên, trí tuệ là phẩm chất hàng đầu của các nhân vật mà nhà văn tâm đắc xây dựng Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn khi viết về Nguyễn Khải nhận xét rằng ông là người biết thích ứng, có bản lĩnh Ở nhiều trang viết mang tính tự truyện, ông vừa tỏ ra khiêm nhường, xem mình chỉ

là “một giọt nắng nhạt”, xem mình chỉ là một công chức “đời viết văn của tôi rất

Trang 40

nhạt Là một viên chức nhà nước ăn lương để viết Không nghi ngờ gì nhiều, trăn trở gì nhiều, không sóng gió, không chìm nổi Đôi lúc cũng muốn bơi ngược một tý, rẽ ngang một tý, nhưng rồi mệt quá lại khuôn mình theo dòng

chảy, theo dòng mà bơi…” (Anh hùng bĩ vận) nhưng người đọc vẫn thấy ông

đầy kiêu hãnh với sự lựa chọn của mình: “Vì một niềm tin mà tôi cầm bút Nay vứt bỏ nó, thay vào cái khác thì sẽ thành giám đốc, cố vấn, chuyên gia kinh tế chứ đâu còn là nhà văn” [48; 435]

Nói về con người cũng như văn chương của Nguyễn Khải, Vương Trí Nhàn, trong một bài viết rất công phu, đã nhận xét ông là người “nhạy cảm như phụ nữ và dễ ngạc nhiên như trẻ con”, “biết phanh phui, phân tích lòng người như những nhà tâm lí, lại biết đặt ra những vấn đề cao siêu như những nhà triết học, có lối vẽ chỉ dùng vài nét mà phác ra cả một khung cảnh như một họa sĩ, có cái nhìn trong sáng đầy chất thơ” [49; 94] Có thể nói, chính nhờ những phẩm chất vừa là bẩm sinh vừa do rèn luyện mà thành ấy đã đem đến cho Nguyễn Khải sự thành công trong sự nghiệp sáng tác văn chương, tạo cho tác phẩm của ông những dấu ấn độc đáo, những “vân tay” không trộn lẫn, trong đó một trong những dấu ấn đặc biệt nhất chính là đậm chất luận đề

1.3.2.3 Quan niệm nghệ thuật của nhà văn

Nhà văn Nguyễn Khải từng tâm sự vào những năm cuối đời: “Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô

hạn” [Chân dung nhà văn một thời - Internet] Từng đặt tên cho các tự truyện của mình là Con đường dẫn tôi đến nghề văn, Nghề văn cũng lắm công phu, nhiều tạp văn xung quanh cuộc sống được ông gọi chung là Chuyện nghề… tất

cả những điều này cho thấy Nguyễn Khải là người rất coi trọng nghiệp cầm bút của mình, coi viết văn cũng là một thứ nghề Sâu xa hơn, quan niệm này thể hiện thái độ thẳng thắn, tinh thần dám chịu trách nhiệm của người cầm bút trước những đứa con tinh thần của mình Đây cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên ở nhà văn kiểu sáng tác mang tính luận đề

Ngày đăng: 22/01/2016, 21:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Tạp chí Văn học (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới văn học vì sự phát triển”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 1995
2. Lại Nguyên Ân (1990), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1990
3. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và phê bình
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1984
4. Nguyễn Thị Bình (1998), “Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết”, Tạp chí Văn học (7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1998
5. Phạm Khánh Cao (1985), “Nguyễn Khải - Từ kịch Cách mạng đến tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm”, Tạp chí Văn học (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Khải - Từ kịch "Cách mạng" đến tiểu thuyết "Gặp gỡ cuối năm"”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Phạm Khánh Cao
Năm: 1985
6. Triều Dương (1963), “Một chặng đường của Nguyễn Khải”, Tạp chí Văn học (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một chặng đường của Nguyễn Khải”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Triều Dương
Năm: 1963
7. Nguyễn Đăng (1988), “Thời gian của người - Triết lí về cách sống”, Tạp chí Văn học (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời gian của người - Triết lí về cách sống”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Nguyễn Đăng
Năm: 1988
8. Phan Cự Đệ (1969), “Cuộc sống và tiếng nói nghệ thuật của Nguyễn Khải”, Văn nghệ (322) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc sống và tiếng nói nghệ thuật của Nguyễn Khải”, "Văn nghệ
Tác giả: Phan Cự Đệ
Năm: 1969
9. Hà Minh Đức (1987), Thời gian và trang sách, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời gian và trang sách
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1987
10. Hà Minh Đức (1988), Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam hiện đại
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1988
11. Hà Minh Đức (1999), Những vấn đề lí luận và lịch sử Văn học, Viện Văn học xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lí luận và lịch sử Văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Năm: 1999
12. Phan Hồng Giang (1972), “Một vài nhận xét về phong cách Nguyễn Khải qua tập Chủ tịch huyện”, Tác phẩm mới (22) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài nhận xét về phong cách Nguyễn Khải qua tập Chủ tịch huyện”, "Tác phẩm mới
Tác giả: Phan Hồng Giang
Năm: 1972
13. Nguyễn Thị Hương Giang (2009), Đặc điểm kịch Nguyễn Khải, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm kịch Nguyễn Khải
Tác giả: Nguyễn Thị Hương Giang
Năm: 2009
14. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển Thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Thuật ngữ Văn học
Tác giả: Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
15. Nguyễn Văn Hạnh (1964), “Vài ý kiến về tác phẩm Nguyễn Khải”, Tạp chí Văn học (9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài ý kiến về tác phẩm Nguyễn Khải”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh
Năm: 1964
16. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm bài giảng về thể loại
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
17. Hoàng Ngọc Hiến (1997), Văn học và học văn, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và học văn
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1997
18. Đỗ Đức Hiểu (1999), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp hiện đại
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1999
19. Nguyễn Thị Huệ (1999), “Nguyễn Khải trong nhận thức mới về con người trước các lựa chọn lịch sử”, Tác phẩm mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Khải trong nhận thức mới về con người trước các lựa chọn lịch sử”
Tác giả: Nguyễn Thị Huệ
Năm: 1999
20. Nguyễn Văn Kha (1997), “Nguyễn Khải - ngòi bút hướng về nhân cách con người”, Văn nghệ (291) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Khải - ngòi bút hướng về nhân cách con người”, "Văn nghệ
Tác giả: Nguyễn Văn Kha
Năm: 1997

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w