1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tính Luận Đề Trong Tiểu Thuyết Robinson Crusoe của Daniel Defoe

30 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 306,55 KB

Nội dung

Thông qua Robinson Crusoe chúng ta có thể học và biết được nhiều điều từ cuốn tiểu thuyết này như phẩm chất yêu lao động,trân trọng tình bằng hữu, rèn luyện cho chúng ta một ý chí kiên c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỦA DANIEL DEFOE

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Thành Trung

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Anh TrườngMSSV: K40.606.046

Niên khóa: 2016-2017

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05/2017

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

1 Những vấn đề lí luận chung 2

1.1 Khái niệm về tính luận đề trong sáng tác văn học 2

1.2 Những yếu tố tạo nên tính luận đề 2

1.3 Từ tính luận đề trong tiểu thuyết đến tiểu thuyết luận đề - Trường hợp tác phẩm Robinson Crusoe 3

2 Tính luận đề trong tiểu thuyết Robinson Crusoe của Daniel Defoe nhìn từ phương diện nội dung 5

2.1 Luận đề về vai trò của cá nhân 5

2.2 Luận đề về mẫu người tiêu biểu thế kỉ XVIII ở Anh – Tầng lớp trung lưu 8

2.2.1 Phẩm chất yêu lao động 8

2.2.2 Dũng cảm đối diện với thiên nhiên và vượt lên chính mình 10

2.2.3 Trân trọng tình bằng hữu 13

3 Tính luận đề trong tiểu thuyết Robinson Crusoe nhìn từ phương diện nghệ thuật 19

3.1 Không gian và thời gian 19

3.1.1 Không gian 19

3.1.1.1 Không gian trên biển 19

3.1.1.2 Không gian trên hoang đảo 20

3.1.1.3 Không gian hành trình 21

3.1.2 Thời gian 22

Trang 3

3.1.2.1 Thời gian tuyến tính 22

3.1.2.2 Thời gian tâm trạng 22

3.2 Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật 23

KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 4

MỞ ĐẦU

Robinson Crusoe – một tiểu thuyết có thể nói là từ khi ra đời cho đếnnay vẫn luôn được đông đảo độc giả trên khắp thế giới đón nhận Thậm chí

nó đã trở thành “một đóng góp quý báu vào trong kho tàng văn học tiến bộ

của nhân loại.” [2; 339] Thông qua Robinson Crusoe chúng ta có thể học và

biết được nhiều điều từ cuốn tiểu thuyết này như phẩm chất yêu lao động,trân trọng tình bằng hữu, rèn luyện cho chúng ta một ý chí kiên cường, vượtqua những thử thách trong cuộc sống Đây chính là chức năng giáo dục củatiểu thuyết Ngoài là một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu, hơi thiên tiểu thuyếtgiáo dục thì nó còn là một cuốn tiểu thuyết luận đề với những luận đề đượcđặt ra ẩn ngầm sâu bên dưới dưới từng trang truyện mà chúng ta đọc

Tính luận đề trong tiểu thuyết và tiểu thuyết luận đề là những vấn đềhết sức thú vị với văn học Nó giúp người đọc có thể tiếp cận được với ý đồ

mà tác giả muốn truyền tải thông qua câu chuyện mà mình viết nên Hiếm cómột tác phẩm nào như Robinson mà kết hợp được nhiều thể loại tiểu thuyếttrong cùng một tác phẩm như vậy Nói đến đây, để ta có thể thấy tầm nhìn

và sự tế vi của Daniel Defoe gửi vào tác phẩm là vô cùng lớn và rất dụngcông Để thấy được những luận đề mà tác giả muốn đặt ra trong tiểu thuyếtnày là gì, chúng ta không thể nào suy đoán một cách áp đặt, võ đoán mà phảixem xét, khảo sát kỹ lưỡng thực tiễn văn học của thời kì tác giả sinh sống đểrút ra được kết luận Chính vì sự thú vị và hy vọng đề tài có thể giúp chúng

ta nắm chắc được tính luận đề trong tiểu thuyết và tiểu thuyết luận đề để cómột cơ sở lí luận vững chắc trong quá trình nghiên cứu khoa học Chính vì lí

do trên mà tôi chọn đề tài TÍNH LUẬN ĐỀ TRONG TIỂU THUYẾTROBINSON CRUSOE CỦA DANIEL DEFOE

Trang 5

NỘI DUNG

1 Những vấn đề lí luận chung

1.1 Khái niệm về tính luận đề trong sáng tác văn học

Theo từ điển tiếng Việt, luận có nghĩa là bàn luận; đề có nghĩa là vấn

đề Vậy luận đề hiểu theo nghĩa chiết tự như trên là bàn luận về một vấn đềnào đó thông qua các nhân vật và sự kiện

Tính luận đề trong sáng tác văn học là một sản phẩm hoàn toàn được

ý thức, được xây dựng một cách logic, dựa trên nền tảng một quan điểm,một quan niệm có cấu trúc chặt chẽ Với trường hợp một tác phẩm có tínhluận đề (nghĩa hẹp), tác giả không hề giấu diếm ý đồ, ý định của mình, thậmchí tìm mọi cách làm cho nó hiển lộ Điều tác giả mong muốn nhất khôngphải là sự ám gợi, ám chỉ mập mờ, chập chờn, bất định mà là sự rõ ràng, cótầng, có bậc rất khúc chiết của vấn đề được nói đến Hơn lúc nào hết, khisáng tác một tác phẩm có tính luận đề hay một tác phẩm luận đề là lúc nhàvăn tin tưởng mạnh mẽ vào khả năng tác động xã hội lớn lao của văn học

1.2 Những yếu tố tạo nên tính luận đề

Tính luận đề dùng để khái quát một quan điểm của tác giả, của nhàthơ, nhà văn Vậy thì cơ sở nào hình thành nên tính luận đề trong văn học.Hay nói một cách khác, những yếu tố nào tạo nên tính luận đề Theo như tôitìm hiểu, thì có ba yếu tố cơ bản để tạo nên tính luận đề cho một tác phẩmvăn học nói chung

Yếu tố đầu tiên tạo nên tính luận đề trong một tác phẩm chính là “vấn

đề, là thông điệp” Chắc hẳn khi viết một tác phẩm nào cũng vậy, tác giả

-nhà văn, -nhà thơ đều muốn gửi lên một thông điệp nào đó Một khi thông

Trang 6

chỉnh từ hành vi, thái độ, cả cách nghĩ, cách nhìn của độc giả… Và tháchthức đối với các nhà phê bình, nghiên cứu là phải tìm hiểu thông điệp cốt lõicủa tác giả.

Tiếp theo, đó chính là “nội hàm xác định của hình tượng được xây

dựng” Theo tác giả thì khi sáng tác luận đề, hình tượng không được hoạt

động quá tự do Người sáng tác luôn định hướng và tiên lượng trước cáchhiểu về hình tượng do mình tạo ra đến với độc giả Và độc giả chỉ có thểhiểu theo cách như thế mà thôi Đây cũng được gọi là tính võ đoán về hìnhtượng trong tác phẩm văn học Thêm vào đó các hình tượng trong tác phẩmluận đề thường tồn tại tương đương với ý niệm, nó có thể được tóm tắt và sựtóm tắt đó không làm phương hại nhiều đến giá trị của nó Cuối cùng, để tạo

nên tính luận đề là “màu sắc logic của ngôn từ” Tức phải rạch rõ biên giới

giữa ngôn từ của tác giả và ngôn từ của nhân vật Từ đó, sẽ tạo nên tính cáthể hóa cho ngôn từ dù có bị hòa lẫn, pha trộn

Ba yếu tố trên chỉ là những yếu tố cơ bản thường thấy trong một tácphẩm có tính luận đề Còn những yếu tố khác như cách đặt tên văn bản, tên

nhân vật,… hay thậm chí là những đoạn “trữ tình ngoại đề” để nhận diện

được một tác phẩm có tính luận đề

1.3 Từ tính luận đề trong tiểu thuyết đến tiểu thuyết luận đề - Trường

hợp tác phẩm Robinson Crusoe

“Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận

đại và hiện đại Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức, xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng.” [3; 148] ““Ở mức độ khái quát nhất, ta có thể

Trang 7

xem tiểu thuyết là một loại hình tự sự, có ít nhiều hư cấu, thông qua nhân vật, sự việc và hoàn cảnh và thường dùng văn xuôi (cũng có thể dùng văn vần) để phán ánh bức tranh xã hội”” [4; 389] Tuy rằng tiểu thuyết là hư

cấu, là tưởng tượng, là phiêu lưu nhưng nó cũng mang dáng dấp của đờithật, sự việc thật Ở tiểu thuyết, ta thấy tính luận đề chỉ có tiếng nói của mộtmình tác giả Chính vì vậy, luận đề trong tiểu thuyết là hình thái đơn âm sovới hình thái đa âm của tiểu thuyết nói chung Nhắc đến luận đề, ta đều nghĩngay rằng, nó là một khối khô cứng được tác giả định lượng cho độc giảhiểu theo cách hiểu của chính tác giả Điều này đối lập với sự linh hoạt củatiểu thuyết Hay cách tác giả dụng ý để ngỏ của tiểu thuyết cũng đối lập với

sự logic chặt chẽ của luận đề

Bên cạnh các tiểu thuyết dạng như: Tiểu thuyết du kí, tiểu thuyếtphiêu lưu, tiểu thuyết tự truyện, tiểu thuyết giáo huấn, thì tiểu thuyết luận

đề là dạng tiểu thuyết thường thấy của văn học phương Tây Và tùy vào đặcđiểm dân tộc của từng nước mà nó có độ phổ biến khác nhau Nói đến nềnvăn học Anh thế kỉ XVIII, đây là thời kì văn học Ánh sáng Không có nhiềucây đại thụ như Pháp nhưng văn học Anh thời kì này đã để lại tiếng vang lớncho cả Châu Âu nói chung Do hoàn cảnh của cách mạng kinh tế ở Anhkhông phải là cách mạng chính trị, nên mẫu người lý tuởng trong văn họcAnh không phải là người anh hùng, người chiến sĩ mà là con người bìnhthường, thực tiễn, tháo vác Các tác phẩm ít đề cập đến các vấn đề có ýnghĩa lớn lao, mà thường mô tả đời sống riêng tư với các phong tục, đạođức Bên cạnh đó là mảng văn học phơi bày những khía cạnh xấu xa của giaicấp tư sản Khuynh hướng này ban đầu xuất hiện lẻ tẻ và sẽ phát triển mạnh

ở thế kỷ sau Điển hình cho nền văn học này là Daniel Defoe với RobinsonCrusoe – một tiểu thuyết đưa tên tuổi của nhà văn tỏa sáng trên văn đàn

Trang 8

Trong Robinson Crusoe ta đã thấy rõ được chất luận đề đậm đặc qua việctạo dựng được một mẫu người lý tưởng đại diện cho thời kì ông sống Đó làtầng lớp trung lưu với những mặt hạn chế và tích cực được sàng lọc để trởthành một hình tượng hoàn chỉnh Chất luận đề rõ rệt đã tạo nên cho tiểu

thuyết một dáng dấp riêng Bởi vậy, ta mới thấy “Robinson Crusoe là sự kết

hợp nhiều loại tiểu thuyết thịnh hành lúc bấy giờ: tiểu thuyết du kí, tiểu thuyết tự truyện, tiểu thuyết giáo huấn và phần nào cả TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ” [2; 345].

2 Tính luận đề trong tiểu thuyết Robinson Crusoe của Daniel Defoe nhìn

từ phương diện nội dung

2.1 Luận đề về vai trò của cá nhân

Trong tiểu thuyết Robinson Crusoe, ta thấy vai trò của cá nhân đượcDaniel Defoe đặt ra một cách hết sức khéo léo và sâu sắc Ở đây, ta thấy tácgiả đã cho độc giả chiêm nghiệm được hai khía cạnh của cá nhân trong mốiquan hệ với con người và mối quan hệ với thiên nhiên

Thứ nhất, trong suốt quá trình Robinson sống trên đảo hoang là chuỗinhững năm tháng mà anh ta phải trải qua nhiều biến cố, thăng trầm Từ việc

hái lượm, săn bắt “…cứ sáng sáng tinh mơ hoặc quãng chiêu chiều, tôi vẫn

sách súng ra ngoài.”[1; 62] những thứ có sẵn trong tự nhiên đến những công

việc như thuần chủng và nuôi dưỡng dê rừng “…tôi vẫn ao ước bắt được

một đôi dê về nuôi; sau này chúng sinh sôi nảy nở thành một bầy dê nhà, tôi

sẽ có đủ thức ăn, tiết kiệm được nhiều thuốc đạn.” [1; 88], tiến hành chăn

nuôi và trồng trọt Ở trên hoang đảo một thời gian lâu, Robinson đã gặpđược Thứ Sáu (Friday) – tên mà Robinson đặt để kỉ niệm ngày gặp gỡ giữahai người Mối quan hệ này đã gợi cho chúng ta nhiều liên tưởng đến giai

Trang 9

cấp trong thời phong kiến gia trưởng Khi Robinson luôn là giai cấp trên vàThứ Sáu là tầng lớp dưới Sự phân tầng giai cấp ở đây đã vạch ra một ranh

giới “chủ -tớ” rất rõ ràng Cách Thứ Sáu xưng “Ngài”, hay “Ông chủ” với

Robinson ta cũng đủ thấy, đây chính là một xã hội phong kiến gia trưởng thunhỏ Ngoài ra, ta cũng thấy được rằng, Robinson là người có ơn cứu ThứSáu ra khỏi tay những tên thổ dân ăn thịt người Với một tấm lòng kính nể

và biết ơn, thì việc Thứ Sáu ở vai vế thấp hơn cũng là điều dễ hiểu Việc đềcao vai trò của cá nhân mình cũng được Robinson tận dụng hết sức tối đa,

khi Robinson là người có quyền đưa ra mệnh lệnh và “mệnh lệnh duy nhất

mà anh phải tuân theo sự chỉ huy của tôi là phải bám riết lấy tôi,…” [1;

148] Ta thấy được, cho dù luôn coi Thứ Sáu như là người anh em, bạn đồng

hành nhưng trong Robinson vẫn luôn vạch rõ khoảng cách giữa “Chủ và tớ”

một cách rạch ròi

“Robinson trên hoang đảo rõ ràng có những khía cạnh đứng cao hơn

giai tư sản ngay cả trong thời kì giai cấp tư sản đang lên còn có vai trò tiến

bộ lịch sử” [2; 349] Tại sao lại nói như thế? Như chúng ta đã biết rằng, thế

kỉ XVIII ở Anh là thế kỉ mà giai cấp tư sản thống trị Giai cấp tư sản ngoàinhững ưu điểm như khắc phục khó khăn, coi thường gian nan nguy hiểm,đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước, thì còn bộc lộ những mặthạn chế của mình Một trong những mặt hạn chế lớn nhất của giai cấp tư sản

ở Anh lúc bấy giờ là vẫn không thoát khỏi quỹ đạo bóc lột sức lao động củangười khác Luôn muốn dùng sức lao động với giá rẻ mạc và đòi hỏi chấtlượng phải cao, và người lao động họ nhắm đến chủ yếu là người da đenChâu Phi Trong tiểu thuyết, cũng có lần Robinson bắt và bán chú bé da đenXury cho một tên thuyền trưởng người Bồ Đào Nha chuyên buôn bán nô lệ.Robinson đã được tác giả lồng ghép vào một phần nào đó như là hiện thân

Trang 10

của giai cấp tư sản chuyên bóc lột sức lao động của người khác lúc bấy giờ.Nhưng chúng ta hãy nhìn nhận, vì sao Robinson lại có những khía cạnhđứng cao hơn giai cấp tư sản thời ấy? Bởi vì, Robinson không dựa vàoquyền hạn của mình mà bóc lột sức lao động của bất cứ ai mà anh ta cứuđược như Thứ Sáu Ngoài ra, anh ta còn thụ hưởng những của cải, vật chất

do mình làm ra nhờ vào chính đôi tay, sự kiên trì, nhẫn nại, vượt bao giankhổ của mình khác hẳn với bản chất giai cấp tư sản thời đó

Tiếp theo, như chúng ta đã biết, cuộc chiến của Robinson là cuộcchiến một mình anh chống lại số phận, đó là biểu hiện của tư tưởng anhhùng cá nhân? Thực ra không phải như vậy, Robinson bao giờ cũng khaokhát hướng tới cuộc sống con người, khát khao được giao cảm với conngười Khi nói về chú chó đã theo anh từ trên tàu về, Robinson chỉ ước một

điều “Với con vật trung thành ấy, tôi chỉ còn một ước mơ mà ai cũng biết là

không bao giờ thực hiện được, là làm cho nó biết nói.” [1; 58] Nói là hành

động của con người khi giao tiếp với nhau Giờ đây, đối với Robinson thì nóchỉ là một điều ước mà anh ước với chú chó của mình Từ đây, ta thấy được

sự cô đơn đến cùng cực và cần một người bên cạnh để có thể giao cảm vớianh trên hoang đảo không một bóng người này Những cố gắng trong côngviệc, trong lao động của Robinson là những nỗ lực để chứng tỏ mình là mộtcon người Những kinh nghiệm đã giúp chàng vượt qua được những khókhăn của cuộc sống một mình trên đảo hoang chính là những kinh nghiệm

mà chàng đã đúc rút được trong quá trình học tập, lao động trước đó trong

xã hội loài người Vậy vai trò của cá nhân ở đây chính là cá nhân trong tậpthể, là tổng hòa của tập thể người, của kinh nghiệm sống loài người chứkhông phải chỉ là vai trò cá nhân đơn độc Chính điều này đã giúp choRobinson tồn tại và sống một cách đàng hoàng giữa đảo hoang

Trang 11

2.2 Luận đề về mẫu người tiêu biểu thế kỉ XVIII ở Anh – Tầng lớp

trung lưu

Có thể thấy rằng, thế kỉ XVIII ở Anh nổi lên một tầng lớp mới, gọi làtầng lớp trung lưu Tầng lớp này là một thể phức tạp bao gồm các yếu tố tíchcực và tiêu cực, tiến bộ và hạn chế xen lẫn với nhau Và Robinson chính làhiện thân mẫu mực cho một mẫu người tiêu biểu với những mặt tích cực,tiêu cực và tiến bộ xen lẫn với hạn chế của xã hội Anh thế kỉ ấy Bỏ quanhững mặc hạn chế là khiếm khuyết của tầng lớp trung lưu mà Robinson làhiện thân, chúng ta hãy cùng nhau nhìn nhận họ với những điểm tích cực vàtốt đẹp

2.2.1 Phẩm chất yêu lao động

Lao động chính là thứ duy nhất có thể duy trì sự sống Trong tácphẩm, Robinson lao động không biết mệt mỏi và hơn hết anh không để một

khắc thời gian nào qua đi trong vô ích “may mà mình không bỏ phí một chút

thời giờ nào…” [1; 49] Nước Anh thế kỉ XVIII khi mà chế độ phong kiến

đang bước vào giai đoạn suy tàn, nền kinh tế công thương nghiệp phát triểnmạnh mẽ thúc đẩy giai cấp tư sản các nước đua nhau đi tìm những thị trườngmới Và Robinson chính là hiện thân của con người thời đại thích khám phá

phiêu lưu và dù trong hoàn cảnh nào thì vẫn nêu cao tinh thần “Lao động là

vinh quang”

Quá trình lao động của Robinson được ghi chép khá chi tiết trongquyển nhật kí của anh Từ việc làm một chiếc bè để ra ngoài biển vớt những

thứ còn xót lại sau vụ đắm tàu khiến Robinson trôi dạt vào hoang đảo “Tới

nơi tôi đóng ngay một chiếc bè Kinh nghiệm lần trước giúp tôi khéo tay hơn Chiếc bè này không quá cồng kềnh như chiếc trước mà cũng không

Trang 12

phải chở nặng quá.” [1; 46]; cái kho chứa đồ “tôi xếp những hòm và thùng rỗng, cái này chồng lên cái kia, thành một bức lũy vây quanh chiếc lều để bảo vệ tài sản của tôi,…” [1; 47]; đến cái nhà để trú nắng trú mưa, cũng

được Robinson dụng công và rất tinh tế trong việc xây dựng Chưa hết,Robinson vì muốn vượt biển để trở lại quê nhà mà anh đã chăm chỉ lao động

để tạo nên một con thuyền lớn cho việc quay trở về nước sau này Làm chiếc

thuyền ấy tốn khá nhiều công sức “tôi không mảy may gì đến cái khó ấy….

tôi cũng cứ vào rừng chặt gỗ làm đòn bẩy và làm trục lăn…” [1; 92] Chỉ

một câu “tôi không mảy may gì đến cái khó”, ta có thể thấy Robinson là đại

diện tiêu biểu cho tinh thần yêu lao động của tầng lớp trung lưu ở Anh thế kỉXVIII, một tinh thần cao đẹp với những ý chí sắc đá, kiên cường

Với những gì mà Robinson làm, công sức của Robinson đã được đền

đáp xứng đáng, hình tượng một “chúa đảo” ở chương 10 của tiểu thuyết là

món quà mà ơn trên đã ban tặng cho sự cố gắng, nỗ lực của Robinson Đây

là bức chân dung tự họa rất hóm hỉnh giàu giá trị nhân bản, một điều rất thú

vị là trên cái “vương quốc” hoang đảo này, chỉ có một vị “chúa đảo” là

Robinson, chỉ có một thần dân, đó cũng là Robinson Anh đã nói về trang

phục, về mày râu của mình Ta có thể đi theo vị “chúa đảo” mà chiêm ngưỡng Bộ áo quần bằng da rất kỳ lạ, có thể làm “kinh sợ” hay “bò ra mà

cười” ai đó khi lần đầu bắt gặp Cái mũ bằng da dê “cao lêu đêu” Một cái áo

chẽn cũng cắt bằng da dê “tà áo chấm ngang đầu gối” rất quý tộc; cái quần

ngắn may bằng da dê xồm, lông dê dài lê thê, buông thõng đến mắt cá, thành

ra quần đùi mà không khác quần dài! Cái thắt lưng cũng bằng da dê để giắt

cưa và búa Hai cái túi bằng da dê “hình dáng lạ lùng” để đựng đạn ghém và

đựng thuốc súng, đeo lủng lẳng bằng một dây da vòng qua cổ Đây là nhữngnét miêu tả rất hiện thực nói lên cuộc sống của con người nơi hoang đảo về

Trang 13

mặt trang phục, hình hài đã trở nên “cổ quái”, kỳ dị Vì thế chàng trai Robinson càng ngày càng “rám nắng, đen sạm lại” Râu thỉnh thoảng được cạo nhưng vẫn “đâm ra tua tủa như chổi xể” Trên mép là môt cặp ria theo kiểu người Thổ Nhĩ Kỳ “vừa dài vừa rậm khác thường” Chó vốn là một vật

nuôi vô cùng tinh khôn, Robinson có một con chó như một người bạn, một

vệ sĩ rất trung thành với chủ, tùng chia ngọt sẻ bùi với chủ, mà nay, có lúc

nhìn “lệ bộ” da dê, râu ria của Robinson, nó có vẻ “kinh ngạc khiếp sợ”, nó

“nghi nghi hoặc hoặc”, sợ hãi, dò xét “cái con quái vật kỳ dị kia là bạn hay

là thù” Đó là chất hoang dã lấn chiếm, hoang dã hóa con người Phải có một

sức mạnh to lớn lắm mói chế ngự và hạn chế sức mạnh ghê gớm của thiênnhiên nơi hoang đảo

Tóm lại, qua đây ta thấy lao động chính là tiền đề để Robinson có mộtcuộc sống tốt đẹp hơn nơi hoang đảo Và Robinson xứng đáng là một hiệnthân tiêu biểu cho những mặt tốt đẹp của tầng lớp trung lưu lúc bấy giờ

2.2.2 Dũng cảm đối diện với thiên nhiên và vượt lên chính mình

Robinson là một người thích phiêu lưu đây đó, cụ thể anh ta đã có bốnchuyến đi trên biển theo trình tự:

Chuyến đi biển đầu tiên: Gặp bão và đắm tàu

Chuyến đi biển thứ hai: Bị cướp bắt làm tù binh, sau đó trốn thoátđược cùng với bé Xury

Chuyến đi biển thứ ba: Trên một chuyến tàu Tây Ban Nha đi Brazilđịnh cư lại Brazil bốn năm, thu được một số lợi nhuận từ đồn điền và kinhdoanh

Trang 14

Chuyến đi biển thứ tư: Tàu gặp hai cơn bão liên tiếp, mọi ngườikhông ái toát khỏi tử thần, Robinson thoát được và một mình bị dạt vào đảohoang.

Có thể nói rằng, trong bốn chuyến đi ấy, lần nào Robinson cũng gặpkhó khăn, gian khổ, thậm chí là suýt mất mạng ở giữa biển khơi Nhưngchưa bao giờ Robinson từ bỏ niềm đam mê, sở thích đi du ngoạn đây đó củamình Và khi lạc trên hoang đảo, Robinson đã không bị thiên nhiên khuấtphục mà ngược lại chính, Robinson đã dùng trí tuệ, những kinh nghiệm củamình để chế ngự thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên để phục vụ nhu cầu sốngcủa mình như làm nhà, tự tạo ra ánh sáng vào ban đêm để có thể thức làmviệc khuya hơn, hành động này đã thể hiện một tâm hồn luôn luôn muốnhướng tới ánh sáng, không chấp nhận bóng tối của màn đêm và hơn hết anh

nuôi trồng rất hiệu quả Trong tác phẩm có đoạn “Tôi tìm được một miếng

đất bằng phẳng, nằm sát chân một ngọn núi cao Sườn núi phía này thẳng đứng như tường…”[1; 50] hay “Làm nhà ở đó tức là phía bắc tây bắc ngọn núi, hàng ngày tôi có thể tránh nắng cho đến lúc mặt trời sắp lặn.” [1; 50].

Việc làm nhà của Robinson với mục đích tránh thú dữ và để có chỗ “an cư

lạc nghiệp” Anh vận dụng thuyết phong thủy rất tốt trong việc xây nhà và

điều chỉnh hướng nhà để cho phù hợp nhất “Tôi dựng nhà trên trên nền đất

ngay trước chỗ lõm ấy Một khoảng đất rộng chừng năm mươi sải và dài gấp đôi, trải ra trước mặt như một tấm thảm xanh, ba bề dốc thoai thoải vè phía bờ biển.” [1; 50] Đây là bước đầu tiên anh chống lại thiên nhiên khắc

nghiệt nơi hoang đảo này Chưa dừng lại ở đó, Robinson còn cải tạo thiênnhiên để phục vụ nhu cầu của mình Từ việc anh bắt được một chú dê con vàrồi dần dần anh có được cả bầy dê, được những vắt sữa dê bổ dưỡng vànhững miếng thịt dê tươi ngon Hay những món đồ từ chính những chú dê

Trang 15

mà Robinson đã nuôi “Tôi đội một cái mũ bằng da dê cao lêu đêu trông thật

không ra cái hình thù gì…” [1; 106]; “Tôi lại mặc một cái áo chẽn cũng cắt bng da dê, tà áo chấm ngang đầu gối.” [1; 106] Qua đây chúng ta có thể

thấy được khi sống ở nơi hoang đảo lạnh lẽo như vậy nhưng Robinson vẫnkhông nản lòng Anh vẫn cố gắng đấu tranh từng ngày với thiên nhiên đểgiành lại sự sống của mình Một ý chí kiên cường đáng để cho chúng ta họctập

Chưa hết, Ở Robinson ta còn thấy được anh là một con người biết

vượt lên chính mình Đặc biệt, khi anh đối mặt với những trận ốm “thập tử

nhất sinh” thì anh thấy mình như một thực thể đang hiện sinh Anh cố gắng

chống chọi với căn bệnh dù trong người rất yếu ớt “Cơn sốt lại vật tôi dữ

dội Tôi phải nằm bẹp trên giường suốt cả ngày không ăn uống gì cả.” [1;

74] Trải qua những đêm nằm co quắp vì sốt rét hành hạ, Robinson đã tìm rađược một phương thuốc chữa bênh rất công hiệu và một kinh nghiệm quý

báu trong cuộc đời mình “Những lần đi dạo thường xuyên như thế đã cho tôi

kinh nghiệm quý báu là nó gây ra cho tôi nhiều tai hại Đó là một nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét của tôi Nó cũng lại giúp tôi rút ra được một nhận xét cần thiết cho bản thân là không gì hại sức khỏe bằng đi ra ngoài trời mưa, nhất là khi cơn mưa lại kèm một cơn bão hay một cơn giông Hơn nữa,

về mùa khô ráo, thỉnh thoảng bất chợt có cơn mưa thì bao giờ cũng kèm theo giông tố, cho nên mưa về mùa này nguy hiểm hơn và đáng sợ hơn là mưa tháng 9 và tháng 10.” [1; 78] Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có câu

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” và điều này ứng đúng với trường

hợp của Robinson Chính nhờ vào sự kiên trì đi tìm hiểu mọi thứ trên đảo

mà anh đã rút được nhiều kinh nghiệm quý giá cho bản thân

Ngày đăng: 25/05/2017, 19:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w