Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 109 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
109
Dung lượng
865 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHAN THỊ NGUYỆT TÍNHLUẬNĐỀTRONGTIỂUTHUYẾTCỦANHẤTLINHTHỜITRƯỚCCÁCHMẠNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG MẠNH HÙNG VINH - 2010 1 MỤC LỤC Mở đầu …………………………………………………………………… 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 8 4. Phương pháp nghiên cứu 8 5. Đóng góp củaluận văn . 9 6. Cấu trúc củaluận văn . 9 Chương I : Vị trí củatiểuthuyếtNhấtLinhtrong nền tiểuthuyết Việt Nam hiện đại 10 1.1 Cuộc đời sôi nổi và thăng trầm củaNhất 10 1.1.1 Những hoài bão văn học và chính trị củaNhất 10 1.1.2 Thời kỳ đắc ý củaNhấtLinh . 15 1.1.3 Số phận chua chát của một nhà văn,nhà chính trị giữa những biến động lịch sử . 16 1.2 TiểuthuyếtNhấtLinhtrongtiểuthuyết Tự lực văn đoàn 18 1.2.1 Tự lực văn đoàn và những đóng góp cơ bản của nó cho nền văn học dân tộc . 18 1.2.2 Tiểuthuyết Tự lực văn đoàn – một cái nhìn khái quát 23 1.2.3 TiểuthuyếtNhấtLinh – một thành tựu kết tinhcủatiểuthuyết Tự lực văn đoàn . 31 1.3 Đóng góp củatiểuthuyếtNhấtLinh vào việc hoàn thiện khuôn mặt thể loại tiểuthuyếttrong văn học Việt Nam hiện đại . 39 1.3.1 Đóng góp trong việc đổi mới tư duy thể loại 39 1.3.2 Đóng góp trong nghệ thuật tự sự . 46 1.3.3 Đóng góp trong việc tham gia thể hiện,lý giải những vấn đề xã hội bức thiết 48 Chương 2: TínhluậnđềtrongtiếuthuyếtcủaNhấtLinhthờitrướccáchmạng thể hiện ở phương diện nội dung . 51 2.1 Khái niệm tínhluậnđềtrong sáng tác văn học 51 2.1.1 Những yếu tố tạo nên tínhluậnđề . 51 2.1.2 Những biểu hiện khác nhau củatínhluậnđề ở từng thể loại văn học . 52 2.1.3 Từ tínhluậnđềtrongtiểuthuyết tới tiểuthuyếtluậnđề 53 2.2 Những luậnđề chính trongtiểuthuyếtcủaNhấtLinh . 55 2 2.2.1 Luậnđề về quyền sống của con người cá nhân 56 2.2.2 Luậnđề về cáchmạng và việc cải cách xã hội . 63 2.2.3 Luậnđề về đường đi của văn học nghệ thuật . 70 2.3 So sánh tínhluậnđềtrongtiểuthuyếtNhấtLinhtrướccáchmạng với tínhluậnđềtrongtiểuthuyếtcủa một số nhà văn cùng thời ( trên phương diện nội dung) . 73 2.3.1 Điểm gần gũi 73 2.3.2 Điểm khác biệt 78 2.3.3 Nguyên nhân của những gần gũi và khác biệt 79 Chương 3: TínhluậnđềtrongtiểuthuyếtNhấtLinhthờitrướccáchmạng thể hiện ở hình thức nghệ thuật 81 3.1 Tínhluậnđề qua nghệ thuật tổ chức xung đột . 81 3.2 Tínhluậnđề thể hiện qua việc xây dựng hệ thống nhân vật giàu tính biểu tượng . 92 3.3 Tínhluậnđề thể hiện ở ngôn ngữ người trần thuật và ngôn ngữ nhân vật 97 Kết luận 99 Tài liệu tham khảo 103 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. NhấtLinh là người sáng lập và điều hành toàn bộ hoạt động của Tự lực văn đoàn - một tổ chức văn học đóng vai trò quan trọngtrong việc hiện đại hoá nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Ông sáng tác trên nhiều thể loại, từ tiểu thuyết, truyện ngắn đến thơ, phê bình, luận chiến văn học, nhưng thành tựu đáng kể nhất là tiểu thuyết. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tiểuthuyếtcủaNhất Linh, có mặt đã được nói sâu, bàn kỹ, nhưng cũng còn một số mặt chưa được tìm hiểu thấu đáo. Luận văn của chúng tôi muốn góp một phần nhỏ vào việc khắc phục hạn chế này. 1.2. Tínhluậnđề là một đặc điểm nổi bật trong nhiều sáng tác văn chương giai đoạn 1930 – 1945, nhất là văn chương Tự lực văn đoàn. Đây không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, chính vì thế, cần được tìm hiểu, đánh giá một cách 3 khoa học, toàn diện. Nghiên cứu tínhluậnđềtrongtiểuthuyếtcủaNhất Linh, chẳng những chúng tôi muốn làm sáng tỏ một phương diện quan trọng làm nên giá trị trước tác của ông, mà còn qua đó khám phá những quy luật chi phối sự phát triển của văn học một thời. 1.3. Tínhluậnđềtrongtiểuthuyết và tiểuthuyếtluậnđề là những vấn đề nghiên cứu thú vị của lý luận văn học. Để có những kết luận thoả đáng, người ta không thể dựa vào sự suy đoán chủ quan mà dựa vào việc khảo sát kỹ lưỡng thực tiễn văn học. Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ có thêm được chỗ dựa tư liệu vững chắc để nắm bắt tốt hơn những nghiên cứu lý thuyết về thể loại tiểuthuyết nói chung, về loại hình tiểuthuyếtluậnđề nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Từ 1935 đến nay, việc đánh giá tiểuthuyếtNhấtLinh và việc nghiên cứu tínhluậnđềtrongtiểuthuyếtcủa ông đã trải qua nhiều khúc đoạn quanh co. Căn cứ vào thực tiễn nghiên cứu, chúng tôi tạm thời chia quá trình tìm hiểu về tiểuthuyếtNhấtLinh cũng như việc nhìn nhận về các luậnđề ông đặt ra trong đó thành ba giai đoạn: trước 1945, từ 1945 đến 1986 và từ 1986 đến nay. 2.1. Trước năm 1945 NhấtLinh là một trong những tác giả được nhiều người nói tới, chủ yếu ở thể loại tiểu thuyết. Các bài phê bình về ông của Trương Tửu, Đức Phiên, Trần Thanh Mự, Hà Văn Tiếp, Nguyễn Lương Ngọc, Mộng Sơn, Quan Sơn, Vũ Ngọc Phan, Khái Hưng, Hoàng Đạo, . đã được đăng trên các báo Loa, Sông Hương, Tinh hoa, Ngày nay, Thời thế, Hà Nội tân văn, . Ngoài ra, trong các công trình nghiên cứu của Trương Chính (Dưới mắt tôi - 1939), Vũ Ngọc Phan (Nhà văn hiện đại - 1942), Dương Quảng Hàm (Việt Nam văn học sử yếu - 1942) đều dành phần thích đáng để đánh giá tiểuthuyếtNhất Linh. 4 Về cơ bản, các nhà phê bình đề cao sáng tác củaNhất Linh. Tiểuthuyếtcủa ông được coi là sự tiến bộ của tư tưởng mới, có ý nghĩa cáchmạng với tínhluậnđềcủa nó. Trương Tửu viết trên báo Loa (1945): "Đoạn tuyệt là một vòng hoa tráng lệ đặt lên đầu của chủ nghĩa cá nhân. Tác giả đàng hoàng công nhận sự tiến bộ và hăng hái ở tương lai. Ông giúp cho bạn trẻ vững lòng phấn đấu. Nghĩa là vui mà sống". Nhiều ý kiến ca ngợi nội dung tư tưởng chống lễ giáo phong kiến, chống chế độ đại gia đình đòi giải phóng cá nhân của hai cuốn Đoạn tuyệt và Lạnh lùng. Nguyễn Vương Ngọc viết trên báo Tinh hoa (1937) về cuốn Lạnh lùng: "Đặt nhân đạo lên trên luân thường đạo lý và là thiên biện hộ cảm động và não nùng để van lơn giùm các cô gái goá chồng". Hà Văn Tiếp khẳng định giá trị phản ánh hiện thực của Đoạn tuyệt là làm sống lại bức tranh về cuộc sống vô nhân đạo, mẹ chồng áp bức nàng dâu: "Những lời lẽ gay gắt của bà Phán làm ta liên tưởng NhấtLinh đã đi làm dâu một lần rồi". Nhà phê bình Trương Chính đi sâu phân tích, lý giải các cuốn Đoạn tuyệt, Lạnh lùng và một số tác phẩm củaNhấtLinh viết chung với Khái Hưng. Ông cho rằng: "Đoạn tuyệt đánh dấu một cách rõ ràng thời kỳ thay đối tiến hoá của xã hội Việt Nam. Nó công bố sự bất hợp thờicủa một nền luân lý khắc khổ, eo hẹp, đã giết chết bao nhiêu hy vọng". Tuy nhiên, có một số ý kiến phê phán cuốn Lạnh lùng, cho đó là cuốn sách phụ nữ không nên đọc. Trương Tửu viết ở báo Thời thế (1937): "Tôi có thể kết án cuốn Lạnh lùng củaNhấtLinh phá hoại sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam". Mộng Sơn cũng chê cuốn Lạnh lùng có hại đến đạo đức của người phụ nữ. Nhiều ý kiến không tán đồng cách dùng yếu tố ngẫu nhiên để giải quyết mâu thuẫn trong Đoạn tuyệt. Riêng bút pháp nghệ thuật ngày càng tiến bộ củaNhấtLinh đã được đa số công nhận. Lời văn, cách viết củaNhấtLinh được Trần Thanh Mai ca ngợi trên báo Sông Hương (1937): “ Văn tài uyển chuyển, mạnh mẽ, không có chỗ nào đáng bỏ, không có mục nào phải thêm”. Vũ Ngọc Phan nhìn nhận: “ NhấtLinh là tiểu 5 thuyết gia có khuynh hướng về cải cách: Tiểuthuyếtcủa ông biến hóa mau lẹ từ tiểuthuyết cổ lỗ đến tiểuthuyếttình cảm lối đi thẳng vào tiểuthuyếtluận đề. Trong các loại tiểuthuyếtluận đề, tiểuthuyết cảu NhấtLinh chiếm vị trí cao hơn cả”. Tóm lại, các nhà phê bình trướccáchmạng 1945 đánh giá cao tiểuthuyếtcủaNhất Linh… Họ cho rằng về nội dung, chúng có ý nghĩa cải cách xã hội, làm cho người đọc ghét cũ, yêu mới, coi trọng quyền tự do cá nhân, góp phần đem luồng không khí mới phấn khởi, tiến bộ vào xã hội. Còn về nghệ thuật, họ khẳng định có sự đổi mới, thành công trongcách mô tả tâm lý nhân vật, tả cảnh, kể chuyện, cách sử dụng ngôn ngữ tài tình. 2.2. Từ 1945 đến 1986 Khoảng thời gian 1945-1986 do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, việc đánh giá một số hiện tượng văn học tạm thời lắng xuống. Từ 1954- 1986 có thời gian khu vực miền Nam, miền Bắc có những ý kiến khác nhau. Ở miền Nam trước năm 1975, nhiều tác phẩm củaNhấtLinh và Tự lực văn đoàn được in lại. Các công trình khảo cứu, nghiên cứu như Phê bình văn học hệ 32, tập III (1972) của Thanh Lăng, Tự lực văn đoàn (1960) của Doãn Quốc Sỹ, Lược sử văn nghệ Việt Nam ( 1974) của Thế Phong, Tiểuthuyết Việt Nam hiện đại (1972) của Bùi Xuân Bào . có đề cập đến tiểuthuyếtcủaNhất Linh. Ngoài ra còn có nhiều bài báo nói tới NhấtLinh và tiểuthuyếtcủa ông. Đặc biệt trong tuần lễ tưởng niệm Nhất Linh, có các bài của Đặng Tiến, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Xung, Doãn Quốc Sỹ, Tường Hùng, Trương Bảo Sơn, Thế Uyên . Ngoài ra còn có hồi ký của Nguyễn Vỹ, Nguyễn Thị Thế kể về Nhất Linh. Bản thân NhấtLinh cũng nêu quan niệm sáng tác và tự đánh giá tác phẩm của mình ở cuốn Viết và đọc tiểu thuyết. Dẫu cũng có ý kiến khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu và phê bình miền Nam hầu hết có xu hướng đề cao sáng tác củaNhất Linh. Bùi Xuân Bào ở cuốn 6 Tiểuthuyết Việt Nam hiện đại đã dành nhiều trang phân tích tác phẩm củaNhất Linh. Ông viết: " Từ Đoạn tuyệt phong cách văn học củaNhấtLinh khẳng định, ông đứng ra bảo vệ cá nhân chống lại gia đình" và " Bướm trắng là bước phát triển mới củaNhất Linh. Tiểuthuyết này rất độc đáo, chưa bao giờ những người đi trước hoặc đồng thời với NhấtLinh lại đi xa đến thế trong việc phát triển một tấn kịch lương tâm”. Thế Phong khen Đôi bạn quá mức: "Công lao lớn nhấtcủaNhấtLinh là tạo cho đời một cuốn tiểuthuyết mà chủ đề thực sự là hành động cáchmạng bí mật". Văn phong NhấtLinh được ca ngợi là nhẹ nhàng, giản dị, trong sáng. NhấtLinh được coi là đã thành công trong việc mô tả chiều sâu nội tâm nhân vật và tiểuthuyếtluậnđềcủa ông có tính hiện đại. Các nhà nghiên cứu cũng phê phán những hạn chế củatiểuthuyếtNhất Linh. Bùi Xuân Bào cho rằng: "Do quá say sưa với luậnđề nên nhân vật Loan trong Đoạn tuyệt thiếu sức sống, tác giả chiếu vào nhân vật của mình một luồng ánh sáng quá mạnh khiến cô trở thành trừu tượng”. Lê Hữu Mục cho rằng nhân vật Loan có hành vi trái với đạo đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. NhấtLinhtrong cuốn Viết và đọc tiểuthuyết cũng nhận thấy: "Ý định chứng minh cho luậnđề làm Đoạn tuyệt, Hai vẻ đẹp, kể cả Lạnh lùng kém hay" và ông chỉ hài lòng với cuốn Bướm trắng. Ở Miền Bắc, các công trình nghiên cứu như Lược thảo lịch sử Văn học Việt Nam ( 1957) của nhóm Lê Quý Đôn, Sơ thảo văn học Việt Nam của Viện Văn học (1964), Tiểuthuyết Việt Nam hiện đại, tập 1 (1974) của Phan Cự Đệ . cũng có đề cập đến Tự lực văn đoàn và tiểuthuyếtluậnđềcủaNhất Linh, song cách đánh giá còn dè dặt do lúc đó quan điểm nhìn nhận văn học lãng mạn còn bị chi phối bởi định kiến chính trị. 2.3. Từ 1986 đến nay 7 Các nhà nghiên cứu, phê bình có sự nhìn nhận lại thoả đáng hơn đối với văn chương Tự lực văn đoàn và tiểuthuyếtluậnđềcủaNhất Linh. Ta có thể kể tới các bài nghiên cứu của Trương Chính, Trần Hữu Tá, Lê Thị Đức Hạnh, Trần Đình Hượu, Đỗ Đức Dục, Lê Thị Dục Tú, Hà Minh Đức, Đỗ Đức Hiểu, các công trình của Phan Cự Đệ, Trần Thị Mai Nhi, hồi ký của Tú Mỡ . Các nhà nghiên cứu nhận thấy tínhluậnđềtrongtiểuthuyếtcủaNhấtLinh gắn liền với khát vọng giải phóng cá nhân, giải phóng người phụ nữ, chống lễ giáo phong kiến, đòi hỏi tự do hôn nhân, quyền được hưởng hạnh phúc cá nhân. Họ cũng nhìn ra tinh thần dân tộc, hoài bão về cải cách xã hội trong những luậnđề được NhấtLinh phát biểu. Nhìn chung, hơn nửa thế kỷ qua, việc đánh giá tiểuthuyếtNhấtLinh và nghiên cứu tínhluậnđềtrongtiểuthuyếttrướccáchmạngcủa ông là một quá trình phức tạp. Nhưng càng về sau, các định kiến được dỡ bỏ dần và người ta đã có được một cái nhìn khoa học hơn về vấn đề. Tuy nhiên vẫn còn thiếu một công trình nghiên cứu riêng, có hệ thống về tínhluậnđềtrongtiểuthuyếtNhấtLinhtrướccách mạng. Đây là điều mà giới nghiên cứu phải tìm cách khắc phục trong tương lai. 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu củaluận văn là tínhluậnđềtrongtiểuthuyếtcủaNhấtLinhthờitrướcCách mạng. Các tiểuthuyết thuộc phạm vi khảo sát của chúng tôi bao gồm: - Nho phong (1926) - Đoạn tuyệt (1935) - Lạnh lùng (1937) - Đôi bạn (1939) - Bướm trắng (1941) 8 - Nắng thu (1942) Ngoài ra còn có hai cuốn viết chung với Khái Hưng là Gánh hàng hoa (1935) và Đời mưa gió (1935). 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.2.1. Làm rõ vị trí củatiểuthuyếtNhấtLinhtrong nền tiểuthuyết Việt Nam hiện đại. 3.2.2. Phân tích tínhluậnđềtrongtiểuthuyếtNhấtLinhthờitrướcCáchmạng thể hiện ở phương diện nội dung. 3.2.3. Tìm hiểu tínhluậnđềtrongtiểuthuyếtNhấtLinhthờitrướcCáchmạng thể hiện ở hình thức nghệ thuật. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu tínhluậnđềtrongtiểuthuyếtcủaNhấtLinhthờitrướccách mạng, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp hệ thống, phương pháp loại hình, phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích tổng hợp… 5. Đóng góp củaluận văn - Lần đầu tiên tínhluậnđềtrongtiểuthuyếtcủaNhấtLinhthờitrướccáchmạng được nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện. - Luận văn, qua việc nghiên cứu tínhluậnđềtrongtiểuthuyếtNhấtLinhtrướccách mạng, góp phần làm sáng tỏ những bước chuyển biến trong quan điểm tư tưởng cùng nghệ thuật của nhà văn này. 6. Cấu trúc củaluận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính củaluận văn được triển khai trong ba chương: 9 Chương 1. Vị trí củatiểuthuyếtNhấtLinhtrong nền tiểuthuyết Việt Nam hiện đại. Chương 2. TínhluậnđềtrongtiểuthuyếtNhấtLinhthờitrướcCáchmạng thể hiện ở phương diện nội dung. Chương 3. TínhluậnđềtrongtiểuthuyếtNhấtLinhthờitrướcCáchmạng thể hiện ở hình thức nghệ thuật. Chương 1 VỊ TRÍ CỦATIỂUTHUYẾTNHẤTLINHTRONG NỀN TIỂUTHUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1.1. Cuộc đời sôi nổi và thăng trầm củaNhấtLinh 1.1.1. Những hoài bão văn học và chính trị củaNhấtLinhNhấtLinh tên thật là Nguyễn Tường Tam, quê Quảng Nam, sinh ngày 25 tháng 07 năm 1906 tại phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương; mất ngày 08 tháng 07 năm 1963 tại Sài Gòn. Cha làm công chức của chính quyền bảo hộ Pháp, đi công cán ở Lào và mất ở đó năm ông 12 tuổi. Gia đình khốn khó, con đường học hành của ông bị gián đoạn, song nhờ thông minh, tài năng và có óc tự lập, chí phấn đấu mà NhấtLinh đã thành công trên con đường học vấn và sự nghiệp. 10