6. Cấu trúc của luận văn
2.3.2 Điểm khác biệt
Tính luận đề trong tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo... trong nhiều trường hợp mang những đặc điểm riêng. Trong thời kỳ Mặt trận dân chủ, một số nhân vật trẻ trong tiểu thuyết Tự lục văn đoàn biểu hiện ý thức muốn tham gia đóng góp sức mình vào việc cải thiện cuộc sống cho những người nghèo khổ.
Ở tiểu thuyết của Nhất Linh, tính luận đề được thể hiện rất rõ,hàm chứa tư tưởng lớn. Nhất Linh bộc lộ rõ những tư tưởng cải cách xã hội sắc sảo và quyết đoán hơn. Nhất Linh biết tiếp nhận và chuyển đổi nhanh trong cuộc sống cũng như
trong sáng tác. Từ Nho phong (1926) còn viết theo lối cổ nhưng chỉ ít năm sau Nhất Linh đã đổi mới và mang rõ phong cách của một cây bút tiểu thuyết hiện đại. Nhất Linh là nhà văn có tư tưởng riêng, ông chọn lựa những hiện tượng của đời sống, luận đề hóa và giải quyết theo hướng của riêng mình. Trên một số vấn đề về đấu tranh giữa cái cũ và cái mới chống lễ giáo phong kiến, ý kiến của Nhất Linh đã tỏ ra có sức thuyết phục.
Khái Hưng là cây bút tiểu thuyết thiên về tình hơn là lý, quan tâm đến gia đình hơn xã hội, miêu tả nhân vật nữ thành công hơn là nam. Tiểu thuyết của Khái Hưng giàu tưởng tượng, chất lãng mạn đằm thắm và thi vị. Ngòi bút của Khái Hưng thiên về những câu chuyện gia đình, muốn đổi thay, ủng hộ cái mới, nhưng không mạnh mẽ.
Hoàng Đạo cũng là cây bút sắc sảo, quan tâm đến thời cuộc và có những ứng phó nhạy cảm. Hoàng Đạo như một điểm nối giữa hoạt động sáng tạo và chính luận của nhóm Tự lực văn đoàn. Con đường sáng được ghi nhận về cái tâm nhưng còn lạc về cái trí. Người viết có ý định tốt nhưng không có khả năng giải quyết được vấn đề nêu ra trong sáng tác.Con đường sáng vẫn mờ mịt chưa có lối ra.