Tiểu thuyết Nhất Linh – một thành tựu kết tinh của tiểu

Một phần của tài liệu Tính luận đề trong tiểu thuyết của nhất linh trong thời trước cách mạng (Trang 31 - 39)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.3 Tiểu thuyết Nhất Linh – một thành tựu kết tinh của tiểu

này trong không khí cởi mở của cao trào mặt trận dân chủ, nó được thể hiện một cách rõ nét hơn trong Gia đình, Con đường sáng, Những ngày vui. Vấn đề cái “tôi” được đặt ra ở Đời mưa gió được tiếp tục mở rộng hơn Trống mái, Đẹp, Bướm trắng, Băn khoăn.

Mặt khác, nếu coi việc Lan (Hồn bướm mơ tiên) bỏ nhà, tạo hiện trường tự tử giả, thay tên, cải dạng là một hành động quyết liệt để chống lại hôn nhân gả bán, tình yêu và sự hội ngộ của Trâm – Phong (Nắng thu) là sự phủ nhận nguyên tắc môn đăng hộ đối của hôn nhân phong kiến. Tình yêu là yếu tố cứu vãn cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt của Minh – Liên (Gánh hàng hoa) thì Hồn bướm mơ tiên, Nắng thu, Gánh hàng hoa không phải không có ít nhiều tính chất luận đề chống phong kiến.

Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là một trong những phương tiện hoạt động văn hoá, luôn theo sát diễn biến quá trình hoạt động của nhóm. Vì thế, tuy các mức chuyển biến tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn cũng tương ứng với mốc chuyển biến của đời sống chính trị nhưng trong lòng hệ thống tiểu thuyết này, từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối, vẫn tiềm ẩn những tác phẩm có vai trò như những yếu tố dự báo, có vẻ như lạc điệu trong từng giai đoạn nhưng lại có lý trong cả hệ thống. Hay nói cách khác, các tác phẩm này tuy có khác với vấn đề chung, nổi bật trong từng giai đoạn nhưng không phải là khác biệt hoàn toàn mà vẫn có sự phù hợp nào đấy.

1.2.3 Tiểu thuyết Nhất Linh - một thành tựu kết tinh của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn văn đoàn

Nhất Linh không phải chỉ là lãnh tụ Tự lực văn đoàn ở sáng kiến và tổ chức, ở công việc làm mấy tờ Phong hoá, Ngày nay. Ông còn là tiểu thuyết gia quan

trọng của nhóm, tự mình sáng tác theo đường lối nhóm đề ra và tên tuổi ở lại trong văn học sử như một văn tài tiêu biểu của nhóm. Trước khi lập Tự lực văn đoàn, trước khi sang Pháp du học, cây bút của ông đã thiên về tiểu thuyết. Năm 1926, khi đó mới 20 tuổi ông đã cho in tiểu thuyết Nho phong. Và đến khi sau tám năm lãnh đạo nhóm Tự lực, ông bỏ ra hoạt động chính trị, viết được cả chục bộ tiểu thuyết dài.

Lần theo chặng đường sáng tác của Nhất Linh ta thấy ông luôn tự hoàn thiện mình. Sở dĩ Nhất Linh đã được những thành tựu ấy chủ yếu nhờ vào tài năng, nhờ vào tiếp thu văn hoá phương Tây có hệ thống cùng bản lĩnh chuyển hoá để mở “làm giàu thêm văn sản trong nước” (điều 1, tôn chỉ), nhờ vào lòng yêu tha thiết tiếng Việt, cùng sự trăn trở trước tình cảnh văn chương quốc ngữ lúc bấy giờ. Chưa đầy 10 năm, từ nhà văn trẻ độc lập Nguyễn Tường Tam đến nhà văn thủ lĩnh văn đoàn “tự sức mình làm ra những sách có giá trị về văn chương chứ không phiên dịch sách nước ngoài nếu sách này chỉ có tính cách văn chương thôi: mục đích để làm giàu thêm văn sản trong nước” (điều 1, tôn chỉ). Từ Nho phong cũ cả cốt truyện lẫn văn phong đến Gánh hàng hoa, Đời mưa gió (viết chung với Khái Hưng) và Đoạn tuyệt đã khác hẳn không chỉ với Nho phong mà còn khác hẳn với

Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách; Giọt lệ thu của Tương Phố… Nhất Linh xứng đáng được nhắc nhở trong tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc. Nếu đặt Đoạn tuyệt (tiểu thuyết đầu tiên xuất hiện trên văn đàn với bút danh Nhất Linh) bên cạnh

Nho phong, khó ai ngờ hai tác giả (Nguyễn Tường Tam – Nhất Linh) là một người. Và kể từ Gánh hàng hoa, ngòi bút của Nhất Linh đã sắc sảo hơn ở Nho phong

nhiều.Với Nhất Linh, đó là một quá trình biến đổi của bản thân tác giả từ lối viết văn cổ lỗ, nặng nề, ước lệ đến lối viết văn nhẹ nhàng, trong sáng sau này.

Tiểu thuyết Gánh hàng hoa Nhất Linh và Khái Hưng ca ngợi mối tình nghèo của Liên – Minh, thể hiện rõ tư tưởng bình dân, chống trưởng giả quý phái. Tiểu thuyết Đời mưa gió ngoài việc ca ngợi tình yêu theo hướng trên Nhất Linh và Khái

Hưng còn gửi vào đó ý tưởng chống những hủ tục lạc hậu phong kiến, coi khinh trưởng giả và một quan niệm, một cái nhìn về tự do cá nhân.

Để thực hiện mục đích cải tổ xã hội theo khuynh hướng văn minh Âu hoá, ngoài những bức ký hoạ hài hước và những bài xã luận sắc sảo, hai tác phẩm Đoạn tuyệtLạnh lùng Nhất Linh đã tấn công dữ dội vào thành trì của giáo lý phong kiến lạc hậu, tàn nhẫn đã và đang chà đạp lên quyền sống hạnh phúc của tuổi trẻ, nhất là người phụ nữ.

Quan niệm hôn nhân dựa trên cơ sở gả bán cùng với thân phận làm dâu trong đại gia đình phong kiến là nguyên nhân gây ra bao nỗi khổ đau của người phụ nữ. Loan (Đoạn tuyệt) là một cô gái mới, có học thức, tiếp thu tư tưởng dân chủ, rất có ý thức về quyền sống hạnh phúc cá nhân bị bố mẹ ép gả cho Thân, con bà Phán Lợi chỉ vì món nợ ba nghìn đồng. Và có lẽ trong thâm tâm của họ cũng thấy yên lòng vì đã tìm được chỗ ấm thân cho con. Mặc dù từ khi mới bước chân về nhà chồng, Loan đã tâm niệm sẽ coi đó là gia đình mình. Nhưng tất cả những cái mới của cô đã trở thành cái gai nhức nhối đâm vào mắt của những người phụ nữ lạc hậu trong đại gia đình bà Phán Lợi. Thân cũng rất kinh hoàng trước ý thức sống tự lập của Loan, Loan đã phải nếm trải đủ mọi cơ cực của người phụ nữ bị mẹ chồng hành hạ, gia trưởng, áp chế, hủ tục lạc hậu phiền nhiễu. Sự ti tiện nhỏ nhen hiềm khích vây bủa, nàng bị đè nặng trong bổn phận và bị tước đoạt mọi quyền hạnh phúc của người vợ, người mẹ. Thế lực của đại gia đình phong kiến đã đẩy Loan vào tỉnh cảnh bi đát. Nàng chỉ còn niềm an ủi duy nhất là âm thầm dõi theo hình ảnh Dũng - người yêu lý tưởng của nàng – trong trí tưởng tượng của mình. Loan đã không tự tử như Nguyệt, cũng không cúi đầu cam chịu để rồi bị bệnh lao chết một cách thảm thương cùng với mối hận muộn màng như cô cả Đạm. Loan đã luôn đấu tranh chống lại những quan niệm lạc hậu ấy.

Nhất Linh đã đưa xung đột mới – cũ từ trong gia đình ra ngoài xã hội bằng vụ án ngộ sát chồng của Loan. Tại phiên toà đã diễn ra một cuộc đấu tranh gay gắt

giữa bà Phán Lợi, ông Chưởng lý với Loan và người trạng sư của nàng. Ông trạng sư đứng trên lập trường cấp tiến lên án đại gia đình phong kiến vô nhân đạo không còn lý do tồn tại trong một xã hội đang tiến hoá. Kết thúc truyện là sự chiến thắng oanh liệt của Loan và cũng là sự chiến thắng oanh liệt của cái mới. Loan vô tội, thoát khỏi đại gia đình bà Phán Lợi. Từ đây cô thực sự làm chủ cuộc đời mình. Hạnh phúc đang chờ đợi ở phía trước, mặc dù chưa phải đã hết chông gai.

Đoạn tuyệt ra đời đã gây nhiều dư luận xôn xao trên báo chí lúc bấy giờ. Giới trẻ chào đón nhiệt liệt. Ông Trương Tửu khi giới thiệu tác phẩm trên báo Loa khen tặng Nhất Linh đã đặt “một vòng hoa tráng lệ lên đầu chủ nghĩa cá nhân”.

Sau Đoạn tuyệt, Nhất Linh viết tiểu thuyết Lạnh lùng, lên án gay gắt vào quan niệm hẹp hòi của lễ giáo phong kiến đã buộc bao người đàn bà goá trẻ tuổi vẫn khao khát hạnh phúc lứa đôi phải chôn vùi khát vọng và tuổi trẻ trong sự cô đơn, lạnh lẽo, quằn quại đau khổ trong nếp sống đạo đức giả. Ở tác phẩm này, Nhất Linh đã đề cập đến một vấn đề rất phức tạp và có tính nhân đạo cao. Việc thủ tiết chờ chồng của người đàn bà goá đã trở thành đạo đức truyền thống đáng được ca ngợi khi họ xuất phát từ tình yêu chồng, thương con, dũng cảm ở vậy nuôi con khôn lớn. Nhung – nhân vật chính – không yêu chồng và cũng không dũng cảm cao thượng như vậy. Nàng chỉ là một người đàn bà goá rất trẻ, một người đàn bà bình thường nhút nhát, nệ cổ. Việc ở vậy thờ chồng bao năm với nàng đó là bổn phận mà giáo lý phong kiến đã quy định đối với người đàn bà goá. Với chồng, nàng chỉ kính chứ không yêu. Người chồng chỉ để lại lòng nàng một dư vị ái ân không toại nguyện. Khát vọng hạnh phúc lứa đôi lại bùng dậy khi nàng gặp ánh mắt nồng nàn của Nghĩa – (một thầy giáo chưa vợ) - lần đầu tiên trong đời nàng mới biết như thế nào là hạnh phúc tình yêu hồi hộp, rung động, lo sợ, nhớ mong, khao khát được nhìn thấy nhau, sung sướng khi gần nhau… Nhưng hạnh phúc ấy phải che dấu, phải vụng trộm lén lút, bởi vì nó trở nên vô đạo, đồi bại trong quan niệm giáo lý phong kiến đã ăn sâu vào trong nếp nghĩ suy của mọi người, trong đó

có Nhung. Nhung đang đứng trước hai lực níu kéo mà lực nào cũng có sức mạnh riêng của nó. Một người đàn bà bình thường, nhút nhát như Nhung không thể vượt qua. Cuối cùng, Nhung đã rơi vào trong một tình cảnh bi đát. Hạnh phúc tình yêu chân chính trong sáng không còn, phẩm giá tiết hạnh không còn, tuổi trẻ rồi đây cũng sẽ không còn. Còn lại chỉ là nỗi cay đắng, nhục nhã trong sự lừa dối, đạo đức giả.

Có thể nói, Lạnh lùng là tiếng kêu uất ức của một khát vọng rất tự nhiên và rất chính đáng bị vùi dập, chối bỏ trong những quan niệm đạo đức phong kiến bất công, vô lý. Nó đòi hỏi phá bỏ những ràng buộc vô nghĩa của hủ tục để vươn lên một đời sống hợp với nhân tính con người.

Đến Đôi bạn, Nhất Linh đặt ra vấn đề băn khoăn tìm lý tưởng sống của thanh niên ở tầm cao hơn, quyết liệt hơn, có tính cách mạng. Đôi bạn khá tiêu biểu cho bước chuyển tiếp của nhiều thanh niên thời đó, từ giấc mơ hạnh phúc cá nhân, đến giấc mơ ra đi tìm lý tưởng. Mong muốn về một xã hội lý tưởng đã ám ảnh Nhất Linh từ tập truyện ngắn “Người quay tơ” (1927) Đôi bạn vẫn dùng hai nhân vật quen thuộc ở Đoạn tuyệt là Loan, Dũng với thuở ban đầu ở nhà quê. Nếu trong

Đoạn tuyệt nhân vật chính là Loan thì trong Đôi bạn nhân vật chính là Dũng. Ở

Đoạn tuyệt hình ảnh của Dũng khi ẩn, khi hiện bất ngờ, bí ẩn hành động công việc của chàng cũng bí mật làm cho độc giả và nhân vật chính ngưỡng mộ, nên Doãn Quốc Sỹ cho rằng: “Khai thác tình cảm của độc giả đối với Dũng, cùng với vòng hào quang lãng mạn của chàng, Nhất Linh đã viết “Đôi bạn” .

Nhìn lại các tác phẩm của Nhất Linh, ta thấy Đôi bạn quả là sự tiếp nối hoài bão, khát vọng của nhà văn từ tuổi hai mươi. Đó là sự phát triển của tinh thần dân tộc dân chủ mà Phan Cự Đệ đã nhận định: “Tinh thần dân tộc dân chủ phát triển khá nhất quán trong các tác phẩm của Nhất Linh từ Người quay tơ đến Đôi bạn

Đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam đã vang lên tiếng gọi ra đi của những người trí thức yêu nước, tìm đường giải phóng dân tộc. Thơ văn Phan Bội Châu, của Phan Chu Trinh, của nhóm Đông kinh nghĩa thục làm náo nức thế hệ thanh niên:

Muốn vượt biển Đông theo cánh gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi

(Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)

Sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái (1930) một không khí bi ai, tang tóc bao trùm xã hội và văn học. Nhưng từ năm 1932, các tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và Thơ mới đã góp phần dấy lên một sinh khí mới, một niềm vui sướng trong văn học cũng như ngoài xã hội với cuộc đấu tranh khẳng định con người cá nhân đã dành được thắng lợi đáng kể. Con người cá nhân tiếp tục hoàn thiện và phần nào đã thành chủ đề để đi tìm lý tưởng sống.

Đôi bạn của Nhất Linh cũng nằm trong khuynh hướng chung của văn học Việt Nam thời đó. Ra đi tức là hành động, những thanh niên tri thức của Đoàn Phú Tứ đến “Ngã ba” cùng đi xuống thuyền. Nhất Linh viết Đôi bạn là để tặng các bạn khuất bóng hay còn sống, đã từng quên mình, quên nhà mê man trong sự hành động (báo Phong hoá số 88 – 1937). Nỗi băn khoăn đau khổ trong “cuộc đời hành động” lại là “nỗi vui duy nhất” của thanh niên lúc bấy giờ.

Câu chuyện trong Đôi bạn không kết thành bằng những động tác. Nghệ thuật tác phẩm được khẳng định với cách phô diễn những cảm giác, sự ném chiếc cầu liên lạc vô hình giữa cảnh và tình, giữa hai tâm hồn qua một câu nói, một cái nhìn. Nhất Linh có tài điểm chân dung từng nhóm người. Tác phẩm có đến hơn 10 nhân vật. Mới đầu tưởng như rời rạc nhưng càng đọc càng thấy mỗi người có một hoàn cảnh, một tâm lý riêng, cho dẫn họ cùng nhóm, có cùng một tâm hồn, một chí hướng.

Năm 1939, Nhất Linh viết Bướm trắng, được giới thiệu trên báo Ngày nay

năm 1940. Có thể xem Bướm trắng là thành công lớn nhất về nghệ thuật viết tiểu thuyết của Nhất Linh. Qua tác phẩm này, tác giả đã đề cập đến một vấn đề có một tính chất nhân bản muôn đời của con người. Đó là sự giằng co giữa cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu, cái cao thượng và cái tầm thường. Điều đó đã được thể hiện qua nghệ thuật xây dựng nhân vật Trương – nhân vật trung tâm của tác phẩm. Lúc này Nhất Linh đã khẳng định thế mạnh của mình bằng cách đưa ngòi bút lách sâu vào những khía cạnh ngóc ngách của một tâm hồn có những diễn biến tâm lý khá phức tạp và lắm mâu thuẫn như Trương.

Trương là sinh viên năm thứ hai của trường Luật, phải nghỉ học vì bệnh lao. Bác sỹ Chuyên báo cho Trương biết chàng sống giỏi lắm làm một năm. Đang đau khổ vì sắp chết thì tình yêu lại đến. Cái chết và tình yêu - bất hạnh và hạnh phúc đến cùng một lúc, đó là nguyên nhân dẫn đến những diễn biến phức tạp và sự giằng co quyết liệt giữa cái thiện và cái ác của nhân vật này.

Trương và Thu sinh ra hình như là để yêu nhau. Lần đầu tiên gặp nhau trên tàu điện họ đã có những biểu hiện khác thường của tình yêu qua những lời nói bâng quơ, qua những cái nhìn tưởng chừng như tình cờ. Trương luôn bị ám ảnh về cái chết và để tránh mối tình vô vọng, chàng lao vào chơi bời truỵ lạc, phung phí tiền bạc vào hộp đêm, rượu chè, cờ bạc… để cho chóng chết. Hết tiền, thụt két vào tù, ra tù rồi bỗng nhiên chàng khỏi bệnh gặp lại người yêu, chàng thấy mình bệ rạc, xa cách và Thu chỉ còn tình thương vô hạn đối với chàng. Chàng điên rồ tìm cách hò hẹn âm mưu thoả mãn giết chết nàng và tự tử. Nhưng cuối cùng chàng từ bỏ ý đồ đen tối để trở về quê sống bên người con gái đã từng thầm yêu chàng.

Bướm trắng là cuốn tiểu thuyết hiện đại, coi như kết thúc một giai đoạn hoạt động văn học của Nhất Linh. Đồng thời, Bướm trắng cũng là một bước ngoặt, là thành tựu mới trong sự nghiệp sáng tạo văn chương của nhà văn sáng lập ra Tự lực văn đoàn.

Sau khi du học ở Pháp về, Nhất Linh có cách nhìn mới về xã hội và văn chương. Chịu ảnh hưởng của tư tưởng tự do, dân chủ, tư tưởng triết học của Gide, văn hoá phương Tây, nhất là văn học Pháp, Nhất Linh có hoài bão về nền văn hoá dân tộc. Nhóm Tự lực văn đoàn là nhóm có ý thức xây dựng một nền văn hoá mới, góp phần cải tạo, đổi mới xã hội. Trường Chinh có nhận định trong cuốn Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam: “Hoạt động của nhóm Tự lực cũng đã đẩy

Một phần của tài liệu Tính luận đề trong tiểu thuyết của nhất linh trong thời trước cách mạng (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w