Đóng góp trong nghệ thuật tự sự

Một phần của tài liệu Tính luận đề trong tiểu thuyết của nhất linh trong thời trước cách mạng (Trang 47 - 48)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3.2 Đóng góp trong nghệ thuật tự sự

Tiểu thuyết Nhất Linh nói riêng và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói chung có kết cấu và cốt chuyện chặt chẽ, lối kể chuyện hấp dẫn, duyên dáng, ngôn ngữ trong sáng, trang nhã, gợi cảm và giàu chất thơ, những đoạn miêu tả thiên nhiên đất nước đậm đà màu sắc dân tộc, những dòng tâm lý tinh tế xen kẽ với độc thoại, đối thoại rất sinh động.

Tiểu thuyết Nhất Linh đã đi sâu vào thế giới nội tâm phong phú của con người. Nhà văn đã đặc biệt thành công khi miêu tả tâm lý của phụ nữ, của các bà mẹ chồng phong kiến, nhất là của lớp thanh niên tiểu tư sản đang tuổi yêu đương mơ mộng. Ngòi bút của Nhất Linh rất có tài miêu tả những mỗi tình đầu trong sáng, đượm chút ngập ngừng e thẹn, kín đáo và ý nhị. Nhất Linh không tạo sự hấp dẫn bằng cốt truyện và những tình tiết éo le, mùi mẫn, ông chỉ diễn tả những cảm xúc tinh tế, những diễn biến tâm lý của thanh niên buổi đầu hò hẹn. Trong tiểu thuyết của Nhất Linh, tình yêu ít khi được thổ lộ bằng lời mà chủ yếu được diễn tả bằng đôi mắt - cửa sổ của tâm hồn. Nhất Linh đã viết những trang hay nhất trong

Đôi bạn khi miêu tả những cảnh tỏ tình im lặng bằng đôi mắt đắm đuối: “ ánh nắng trên lá thông vẽ ra thành những ngôi sao; tiếng thông reo nghe như tiếng biển xa đều đều không ngớt. Dũng có cái cảm tưởng rằng cái tiếng ấy đã có từ kiếp đời nào rồi nhưng đến nay còn vương lại âm thầm trong lá thông. Không nghe tiếng Loan và Thảo nói chuyện nữa, Dũng nghiêng mặt quay về phía hai người. Chàng thấp thoáng thấy hai con mắt đen láy của Loan. Thấy Dũng bắt gặp mình đang nhìn trộm, Loan vội nhắm mắt lại làm như ngủ; song biết là Dũng đã trông thấy rồi nàng lại vội mở mắt ra rồi qua những ngọn lá cây rung động trước gió; hai người yên lặng nhìn nhau...”. Thiên nhiên, ngoại cảnh đã góp phần gây không khí, màu sắc vào giọng điệu truyện. Mặt khác, những hình ảnh thiên nhiên ở đây còn có một ý nghĩa tượng trưng. Bầu trời cao lồng lộng, đám mây trắng nhẹ nhàng trôi cũng như tiếng thông reo đều đều trong gió là những hình ảnh tượng trưng cho mối tình

trong sáng, êm đẹp của họ, đồng thời cũng tượng trưng cho nhịp đập muôn đời của sự sống.

Trong tiểu thuyết Nhất Linh, dòng tâm lý của các nhân vật phát triển cũng là nhờ sự vận động của những kỷ niệm, hồi ức, liên tưởng. Những kỷ niệm liên tưởng này sẽ gây thành một phản ứng dây chuyền làm cho dòng nội tâm trôi chảy không ngừng và chính đó tạo nên chiều sâu tâm lý nhân vật. Nhân vật của Nhất Linh thường trải qua những cơn khủng hoảng về tinh thần, họ đau khổ dằn vặt trên con đường theo đuổi một lý tưởng hoặc tìm kiếm hạnh phúc cá nhân. Nhất Linh đi sâu vào những bi kịch, những mâu thuẫn trong tâm hồn nhân vật, mâu thuẫn giữa cá nhân và gia đình, tình yêu và bổn phận, chí hướng và hoàn cảnh, lòng ham sống và bệnh hoạn, trụy lạc và nhân phẩm. Các nhân vật thường có những vấn đề riêng, những băn khoăn, đau khổ riêng. Nhất Linh ký thác tâm sự của mình vào nhân vật nên trong tiểu thuyết luận đề của ông thường có một cái tôi chân thành và cảm động. Đời của Dũng, Thứ, Trúc, Tạo, Cận... cũng là một phần đời của Nhất Linh, là những khuôn mặt khác nhau của tính cách Nhất Linh, là tâm sự thầm kín của Nhất Linh “ Những nỗi đau khổ, băn khoăn của ta cũng là những nỗi đau khổ, băn khoăn của các anh, của các bạn chúng ta. Đời bọn ta, một bọn sống ở trong một xã hội đương thay đổi có những nỗi khổ chung mà oái thật, những đau khổ ấy lại là những nối vui độc nhất của chúng ta bấy lâu” (Nhặt lá bàng, Đôi bạn). Nhờ sự gắn bó máu thịt giữa hình tượng và luận đề, sự kết hợp khá nhuần nhị những phán đoán của trí tuệ với những rung cảm của tâm hồn lên những tiểu thuyết của Nhất Linh nâng cao được ý nghĩa xã hội và sức khái quát của tác phẩm mà vẫn không rơi vào tình trạng minh họa một cách khô khan, công thức.

Một phần của tài liệu Tính luận đề trong tiểu thuyết của nhất linh trong thời trước cách mạng (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w