Tính luận đề thể hiệ nở ngôn ngữ người trần thuật và ngôn ngữ nhân

Một phần của tài liệu Tính luận đề trong tiểu thuyết của nhất linh trong thời trước cách mạng (Trang 97 - 109)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3 Tính luận đề thể hiệ nở ngôn ngữ người trần thuật và ngôn ngữ nhân

Dũng là hình ảnh biểu tượng cho những thanh niên Việt Nam xuất hiện trên đường phố Hà Nội, trên đê Yên Phụ hay trên những đồi chè Phú Thọ đã cho người đọc năm 1932 cảm tượng là những người bạn rất gần những mảnh đời rất quen thuộc, hơn nữa họ đóng những tấn tuồng tình cảm mà người đọc trẻ trung trong xã hội bấy giờ đều đã từng sống hoặc mơ ước sống [57, 366]. Phạm Thế Ngũ đã chỉ ra sự thành công trong việc thể hiện tâm lý nhân vật của Nhất Linh. Ông cho rằng nếu ở

Lạnh lùng “tâm lý ái tình được ghi nhận và diễn tả một cách khá vi diệu” [62, 457], thì ở Bướm trắngĐôi bạn là “sự trở về tâm tư cá nhân” [62, 457].

Như vậy, tính luận đề trong tiểu thuyết của Nhất Linh thể hiện qua việc xây dựng hệ thống nhân vật giàu tính biểu tượng đã có những đóng góp lớn trong tiến trình hiện đại hoá tiểu thuyết Việt Nam.

3.3. Tính luận đề thể hiện ở ngôn ngữ người trần thuật và ngôn ngữ nhân vật nhân vật

Văn chương là một loại hình nghệ thuật ngôn từ. Sự phát triển của bất kỳ giai đoạn văn học nào đều được đánh dấu không chỉ bằng việc miêu tả con người, cách tân trong thể loại mà còn chính ở sự đổi mới về ngôn ngữ nghệ thuật. Cách thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu trong tác phẩm văn học không chỉ thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách của nhà văn mà qua đó còn thể hiện quan niệm về thế giới và con người của tác giả.

Trong Nhất Linh - tác giả tiêu biểu, Bạch Năng Thi đã nhận xét: “Trong Tự lực văn đoàn, nghệ thuật của Nhất Linh vững vàng nhất. Trước hết là do tác giả có ý thức đấu tranh bằng văn nghệ cho những quan điểm xã hội của mình. Hai là do người viết chủ động khi chủ động, lối văn ngắn gọn, chính xác, vừa giản dị vừa chọn lọc. Nhưng nếu xét ở nghệ thuật miêu tả của một tác giả như một quá trình

vận động phát triển thì rõ ràng thành công nhất của Nhất Linh ở chỗ tác phẩm Nhất Linh mang tính chất một nghệ thuật vận động”.

Tiểu thuyết Nhất Linh có hình thức trần thuật của một tiểu thuyết hiện đại. Đó là sự kết hợp tổ chức các tiếng nói khác nhau trong tiểu thuyết. Để thể hiện tính luận đề, Nhất Linh đã sử dụng ngôn ngữ trần thuật ở ngôi thứ ba, độc thoại, nhật ký, thư từ, văn báo chí. Các hình thức này được sử dụng khéo léo, chừng mực. Tác giả không lạm dụng nhiều như hình thức thư từ, nhật ký cũng rất vắn tắt, một bài báo ngắn..., lối trần thuật các sự việc rất gọn gàng. Trong tác phẩm Bướm trắng, đoạn Trương đến đầu thú, đoạn gặp gỡ Thu và gia đình trên tàu... những độc thoại của Trương vừa nói vừa nghĩ ngợi cố phân tích lòng mình. Trong một trạng thái không rõ rệt về ngoại vật, lòng chàng mở ra để đón lấy những đau khổ lắng xuống, để thấu rõ hơn vang lên như sợi dây đàn căng thẳng quá. Những lời độc thoại của Trương là lời sám hối kết tội: “ Là một thằng đi lừa... khả ố... đốn mạt...”. Tất cả những trạng thái biến động cùng với lời độc thoại cay đắng dồn dập, hoảng loạn, đẫm tính bi kịch. Cách xưng hô: Ông, anh, em, tớ... Những hình thức đối thoại, độc thoại, trần thuật ở ngôi thứ ba...để nhằm mục đích thể hiện tính luận đề trong tác phẩm.

Ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh đã có đóng góp quan trọng cho tiểu thuyết thời kỳ hiện đại. Nhất Linh đã tự đổi thay nhiều như con ve sầu lột xác để có một hình hài và tiếng ca mới. Trong Nho phong, Nhất Linh viết theo lối cổ, ngôn từ còn cổ xưa, ước lệ, sáo mòn, nào là “tuổi trăng tròn”, “tơ tằm bối rối”, “dáng liễu thanh tân”, “nét thu ngại ngùng”, “làn thu ba nhuộm vẻ sầu”, “ cảnh say trăng quạnh quẽ”, “vách mưa rã rời”. Nho phong không nói được gì đáng kể về sự nghiệp văn chương Nhất Linh mà chủ yếu là để ghi nhận một cái mốc từ đấy thấy rõ sự tiến bộ của Nhất Linh. Ở những tác phẩm thời kỳ sau, văn chương Nhất Linh mang theo nhiều sắc thái và phẩm chất mới. Nhiều tác phẩm mang tính chất luận đề nên văn chương của Nhất Linh bộc lộ rõ tính cách nhân vật chặt chẽ, sắc sảo,

luận chiến trong đối thoại. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt và sau này là

Bướm trắng là những tác phẩm tiêu biểu có giá trị về nghệ thuật ngôn từ.

KẾT LUẬN

1. Nhất Linh là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi lãng mạn nói chung và Tự lực văn đoàn nói riêng. Nhất Linh là một trong những người viết tiểu thuyết khá sớm (từ 1924-1925 đã viết Nho phong) và so với nhiều người trong nhóm Tự lực văn đoàn sau này thì ông là người viết sớm nhất (Nho phong xuất bản 1926, chỉ sau Tố Tâm một năm). Tiểu thuyết của ông có những đóng góp và những hạn chế cần được đánh giá khách quan, công bằng trên căn cứ chính là tác phẩm, chứ không phải những trang lý lịch nặng nề. Những luận đề được ông đặt ra trong tiểu thuyết của mình đã gây được dư luận sôi nổi một thời. Cho đến nay, tuy nhiều luận đề đã không còn giá trị thời sự nhưng tính lịch sử của chúng thì rất đáng trân trọng.

2. Từ Nho phong (1926) đến Nắng thu (1934) là một bước chuyển đổi rõ rệt trong tư tưởng nghệ thuật của Nhất Linh. Ở Nho phong nhà văn theo quan niệm nghệ thuật của thời kỳ trung đại: lấy nho giáo làm căn bản, con thuyền văn là để tải đạo đức nho giáo phong kiến, thể hiện cái đẹp theo quan niệm thẩm mỹ phương

Đông từ cách xây dựng nhân vật đơn tuyến đến câu văn du dương theo lối biền ngẫu, in bóng dáng trong các truyện thơ nôm. Đến Nắng thu, Nhất Linh (sau khi đi Pháp về) thay đổi quan niệm nghệ thuật mới: Lấy tư tưởng dân chủ tư sản làm căn bản “đem khoa học thái Tây vận dụng vào văn chương”. Qua tiểu thuyết, ông khẳng định con người cá nhân, ca ngợi tình yêu tự do lãng mạn, giàu tính nhân văn, ca ngợi cái đẹp lành mạnh trong tâm hồn con người bắt đàu bộc lộ sự đối lập với gia đình phong kiến.

Sau đó đến Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Nhất Linh đấu tranh quyết liệt với đại gia đình và lễ giáo phong kiến. Ông hướng vào những vấn đề nóng bỏng của xã hội đương thời: quyền con người, quyền tự do hôn nhân, quyền được hưởng hạnh phúc (nhất là đối với phụ nữ) và đề ra một quan niệm mới, một lối sống mới vươn tới những giá trị tinh thần mới mẻ, tự do, dân chủ trong xã hội. Luận đề mới – cũ được thể hiện rất rõ rệt, mạnh mẽ.

Ở tiểu thuyết Đôi bạn (1938-1939) tác giả thể hiện được cuộc vận động trữ tình trong tâm hồn của con người, hướng tới những khát vọng lãng mạn về tình yêu, về lý tưởng. Nhất Linh đã gửi gắm tâm sự của những thanh niên trí thức (và cũng có thể của bản thân mình) trước một xã hội đang thay đổi. Con người cứ đi tìm kiếm, tìm kiếm không ngừng lý tưởng cho lẽ sống và hành động. Đôi bạn được coi là một cuốn tiểu thuyết hướng nội trong sáng nhất thể hiện rõ nhất khuynh hướng nghệ thuật của Tự lục văn đoàn lúc đó.

Qua tiểu thuyết Bướm trắng (1940-1941) Nhất Linh đi sâu vào bi kịch và số phận cá nhân. Ông để nhân vật tự hình thành, khám phá, soi tỏ qua cuộc hành trình của tấn bi kịch lương tâm, của bản năng, ý thức, vô thức, tiềm thức, tâm linh trước quy luật muôn đời của bệnh tật và cái chết, với cuộc sống và tình yêu. Qua đó nhà văn muốn gửi gắm tâm tư, niềm tin về số phận con người trước hiểm họa không lường của những căn bệnh đồng nghĩa với cái chết. Nhất Linh vẫn tin ở con người

sẽ tìm ra lối thoát để phục sinh. Có lẽ đó là đóng góp mang ý nghĩa nhân văn của tiểu thuyết Bướm trắng còn lại đến ngày nay.

3. Hành trình từ Nho phong đến Bướm trắng (1924-1941) là cuộc hành trình lao động miệt mài, tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật không ngơi nghỉ của Nhất Linh. Cả sáu cuốn tiểu thuyết đều có chung một đề tài tình yêu. Tình yêu trong khuôn khổ nho giáo (Dương Văn và Lê Nương – Nho phong); tình yêu lãng mạn vị tha của Phong – Trâm (Nắng thu); tình yêu trắc trở, đoạn tuyệt với đại gia đình và lễ giáo phong kiến của Loan – Dũng (Đoạn tuyệt), của Nhung – Nghĩa (Lạnh lùng); tình yêu trong sáng; biệt ly vì lý tưởng ra đi, hành động của Loan – Dũng (Đôi bạn); tình yêu với bệnh tật và cái chết của Trương và Thu (Bướm trắng). Qua đó, Nhất Linh đã góp phần thể hiện sự phát triển tâm hồn và nhân cách con người cá nhân, con người cá nhân trong một gia đình lịch sử đầy biến động (những năm 30 của thế kỷ XX).

4. Từ Nho phong đến Bướm trắng, Nhất Linh đã hiện đại hóa tiểu thuyết của mình. Qua mỗi cuốn tiểu thuyết ông đã từng bước đạt được những thành tựu nghệ thuật mới đặc biệt là cách thể hiện luận đề qua nghệ thuật tổ chức xung đột, qua việc xây dựng hệ thống nhân vật giàu tính biểu tượng, cách thể hiện ở ngôn ngữ người trần thuật và ngôn ngữ nhân vật. Thi pháp tiểu thuyết của Nhất Linh ngày càng hiện đại. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh trong sáng, giản dị, giàu hình ảnh, âm thanh, màu sắc, vừa có âm điệu nhẹ nhàng vừa mang tính kịch, nhiều khi mạnh mẽ, căng thẳng của chất luận đề. Đó là điểm son còn mãi trong sự nghiệp cảu Nhất Linh. Đồng thời, ông tạo cho mình được phong cách riêng, phong cách nhạc và thơ, vừa giàu chất trữ tình, vừa giàu chất tư tưởng. Với cấu trúc tương ứng đan xen, hòa nhập trong các tiểu thuyết Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Đôi bạn, Bướm trắng, tiểu thuyết của Nhất Linh là biểu hiện sinh động của sự hòa nhập văn hóa phương Tây, phương Đông, văn hóa truyền thống là sự tìm kiếm không ngừng nghỉ của người nghệ sĩ trên bước đường sáng tạo nghệ thuật.

Tuy nhiên, tiểu thuyết của Nhất Linh còn một số hạn chế mang tính lịch sử, một số nhân vật thiếu sức sống lâu bền, do tính cách chưa sắc cạnh, tâm lý nhân vật còn đơn giản, đôi khi ngôn ngữ, mô tả còn có sự trùng lặp... Cho đến nay, đọc lại ta thấy, có những cuốn tiểu thuyết còn tẻ nhạt. Những nhược điểm đó phần nào làm cho tiểu thuyết của Nhất Linh giảm đi sức hấp dẫn. Chưa kể do nhịp điệu phát triển một cách khẩn trương của văn học Việt Nam, chẳng bao lâu tiểu thuyết của Nhất Linh nói riêng và của Tự lực văn đoàn nói chung không còn chiếm được vị trí độc tôn nữa. Nhất là nhiều điểm không còn mới mẻ nữa và những vấn đề ông đặt ra đã đi vào lịch sử. Riêng cuốn Bướm trắng cho đến gần đây vẫn đang còn có những ý kiến khác nhau.

Nhìn chung, sau sự mở đầu của Hoàng Ngọc Phách, cùng với Khái Hưng, Nhất Linh đã tiến những bước mạnh mẽ vào công cuộc hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Trong sự cách tân nội dung cũng như nghệ thuật thể hiện còn có những điểm hạn chế nhưng lịch sử văn học hiện đại Việt Nam không thể không ghi nhận những công lao, đóng góp của Nhất Linh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Văn A (1975), “Tự lực văn đoàn trên sách báo miền Nam trước đây”, Tạp chí văn học, (1).

2. Bùi Xuân Bào (1972), "Nhất Linh hay khuynh hướng lãng mạn phản kháng",

Khái luận - Tổng tập văn học Việt Nam (Hà Minh Đức biên soạn), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1990.

3. Huy Cận (1989), "Tự lực văn đoàn đã có đóng góp lớn vào văn học Việt Nam",

Người giáo viên nhân dân, (7).

4. Trương Chính (1939), "Dưới mắt tôi", trong cuốn Tự lực văn đoàn - Trào lưu - Tác giả (Hà Minh Đức biên soạn), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007.

5. Trương Chính (1957), “Lược thảo văn học Việt Nam”, trong cuốn Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc (Mai Hương biên soạn), Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2000.

6. Trương Chính (1988), “Vấn đề đánh giá Tự lực văn đoàn”, Tạp chí văn học, (3,4).

8. Trương Chính (1990), “Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lục văn đoàn”, Tạp chí văn học (5).

9. Nguyễn Đình Chú (1989), ‘Cần nhìn nhận đúng thời kỳ văn học 1930-1945”,

Người giáo viên nhân dân, (27,28,29,30,31).

10.Nguyễn Mạnh Côn (1964), “Vĩnh quyết Nhất Linh”, Văn học, (14).

11.Nguyễn Duy Diễn (1938), Luận về Tự lực văn đoàn, tập 1, Nxb Thăng Long. 12.Đỗ Đức Dục (1990), "Góp phần đánh giá văn học lãng mạn Việt Nam giai đoạn

1930 - 1945", Tạp chí Văn học, (1).

13.Nguyễn Đức Đàn (1958), “Mấy ý kiến về Nhất Linh và Khái Hưng, hai nhà văn tiêu biểu của Tự lực văn đoàn”, Tập san Văn-Sử-Địa, (48).

14.Nguyễn Đức Đàn (1963), “Nhất Linh trên bước đường sáng tác hiện nay”, Tạp chí văn học, (1).

15.Phan Cự Đệ (1990), Tự lực văn đoàn - con người và văn chương, Nxb Văn học, Hà Nội.

16.Phan Cự Đệ (1990), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại - Tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội.

17.Phan Cự Đệ (1991), “Lời giới thiệu” cuốn Đoạn tuyệt (tái bản), Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

18.Phan Cự Đệ (1992), “Lời giới thiệu” cuốn Đôi bạn (tái bản), Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp.

19.Phan Cự Đệ (1997), Văn học lãng mạn 1930 - 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 20.Hà Minh Đức (1989), “Hội thảo về văn chương Tự lực văn đoàn”, Người giáo

viên nhân dân, (27-31).

21.Hà Minh Đức (1996), "Về một tiểu thuyết của Nhất Linh", Tạp chí Xuất bản thông tin sách và Công nghệ in, (10), tr. 23-25.

22.Hà Minh Đức (2007), Tự lực văn đoàn - Trào lưu - Tác giả, Nxb Giáo dục Hà Nội.

23.Vu Gia (1995), Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hoá văn học, Nxb Văn hoá, Hà Nội.

24.Văn Giá (1994), “Quan niệm về tiểu thuyết trong khoa nghiên cứu văn học giai đoạn 1932-1945”, Tạp chí Văn học, (8).

25.Dương Quảng Hàm (1960), Việt Nam văn học sử yếu, Bộ Giáo dục Quốc gia xuất bản, Sài Gòn.

26. Lê Bá Hán (1975), “Đọc Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945, Tạp chí Văn học, (1).

27.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

28.Lê Thị Đức Hạnh (1991), "Thêm mấy ý kiến đánh giá Tự lực văn đoàn", Tạp chí Văn học, (3).

29.Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1995), Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

30.Vũ Hạnh (1964), “Nhà văn Nhất Linh và một kẻ đến sau”, Bách khoa, (180). 31.Nguyễn Hữu Hiếu (1994), "Mấy suy nghĩ về nhà văn Nhất Linh - Nguyễn

Tường Tam", Tạp chí Văn học, (4).

32.Đỗ Đức Hiểu (1964), Đổi mới phê bình văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Nxb Mũi Cà Mau.

33.Đỗ Đức Hiểu (1996), “Tiểu thuyết Bướm trắng”, Tạp chí Văn học, (10). 34.Khái Hưng (1933), Hồn bướm mơ tiên, Nxb Đời nay.

35.Khái Hưng (1934), Nửa chừng xuân, Nxb Đời nay. 36.Khái Hưng (1952), Tiêu Sơn tráng sĩ, Nxb Thăng Long 37.Khái Hưng (1989), Gia đình, Nxb Khoa học Xã hôị.

38.Trần Đình Hượu (1991), "Tự lực văn đoàn nhìn từ góc độ tính liên tục của lịch sử, qua bước ngoặt hiện đại hoá trong lịch sử văn học phương Đông", Sông Hương, (4).

39.Trịnh Hồ Khoa (1990), “Ý kiến nhỏ về một cuốn tiểu thuyết về Tự lực văn đoàn”, Tạp chí Văn học, (2)

40.Trịnh Hồ Khoa (1997), Những đóng góp của Tự lực văn đoàn cho văn xuôi hiện đại Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

41.Nguyễn Hoành Khung (1989), Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930-1945, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

42.Thanh Lãng (1968), Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Nxb Trình bày, Sài Gòn. 43.Thanh Lãng (1973), Phê bình văn học thế hệ 32, (Tập 3), Nxb Sài Gòn.

44.Nhất Linh (1952), Viết và đọc tiểu thuyết, Nxb Đời nay, Sài Gòn. 45.Nhất Linh (1962), Nho phong, Nxb Nghiêm Hàm ấn quán, Hà Nội. 46.Nhất Linh (1989), Nắng thu, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

47.Nhất Linh (1991), Đôi bạn, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. 48.Nhất Linh (2009), Đoạn tuyệt, Nxb Văn học, Hà Nội.

49.Nhất Linh (2009) Lạnh lùng, Nxb Văn học, Hà Nội. 50.Nhất Linh (2009), Bướm trắng, Nxb Văn học, Hà Nội.

51.Trần Thanh Mại (1937), "Phê bình Lạnh lùng", Sông Hương, (22).

52.Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945, Nxb Đại học

Một phần của tài liệu Tính luận đề trong tiểu thuyết của nhất linh trong thời trước cách mạng (Trang 97 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w