Đóng góp của tiểu thuyết Nhất Linh vào việc hoàn thiện khuôn mặt

Một phần của tài liệu Tính luận đề trong tiểu thuyết của nhất linh trong thời trước cách mạng (Trang 39)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3Đóng góp của tiểu thuyết Nhất Linh vào việc hoàn thiện khuôn mặt

thể loại tiểu thuyết trong văn học Việt Nam hiện đại.

1.3.1. Đóng góp trong việc đổi mới tư duy về thể loại

Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XX là tinh thần của thời đại mới, thời đại xã hội phong kiến sang xã hội tư bản thuộc địa, là kết quả của sự giao lưu văn hoá phương Tây, phương Đông và hơn 10 thế kỷ văn học dân tộc, tiểu thuyết Việt Nam đã chuyển biến từ thể loại truyền thống sang tiểu thuyết hiện đại trong một khoảng thời gian ngắn.

Tiểu thuyết truyền thống thường đi vào đề tài trung, hiếu, tiết, nghĩa quen thuộc, có tính ước lệ, cốt truyện có trong dân gian hay rút ra từ sách vở, kết cấu chương hồi theo trình tự thời gian, có kết thúc khép kín có hậu (chính thắng tà, người hiền lành trung thực được hưởng hạnh phúc, lứa đôi sum họp; người có tài trí bền gan thì thành đạt, kẻ bất lương bạc ác thì bị trừng phạt…).

Trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ, cốt truyện, diễn biến sự kiện có vai trò đặc biệt quan trọng, ngôn ngữ còn chứa đựng nhiều điển tích, hay dùng từ Hán Việt, dấu ấn của văn biền ngẫu còn rõ nét, hình ảnh miêu tả vẫn còn mang đậm tính ước lệ, tượng trưng.

Tiểu thuyết hiện đại được viết dưới dạng văn xuôi quốc ngữ, có nội dung gần gũi với đời sống, chú ý đến những điều đang xảy ra trước mắt, kết cấu không nhất thiết phải theo trình tự thời gian, kết thúc thường là bỏ ngỏ. Cốt truyện của tiểu thuyết hiện đại cô đọng, nhân vật trở thành vấn đề trung tâm, tâm lý nhân vật là đối tượng chính để mô tả. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết hiện đại gần gũi với đời sống hàng ngày, gắn liền với ý thức đa ngữ, lối trần thuật linh hoạt.

Tiểu thuyết Việt Nam được nối từ truyện thơ cuối thế kỷ XIX, gồm các truyện Nôm khuyết danh như Nhị độ mai, Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Công Cúc Hoa, Thạch SanhTruyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu… Tiểu thuyết xuất hiện trước tiên ở Nam Kỳ năm 1887. Tác phẩm chữ quốc ngữ đầu tiên là truyện thầy Lazaro phiền của Nguyễn Trọng Quản, cuốn sách viết theo chủ ý phương Tây nhưng ít được độc giả thời đó biết đến. Tiếp theo là hàng loạt tiểu thuyết của Trương Duy Toản như Phan Yên ngoại sư (1910), của Nguyễn Chánh Sắt như Nghĩa hiệp kỳ duyên (1910), Nhân tình ấm lạnh (1925), của Hồ Biểu Chánh… Các tác phẩm tuy viết theo lối mới, bằng chữ quốc ngữ nhưng còn non nớt, vụng về, nhiều dấu vết của tiểu thuyết Tàu, hoặc bắt chước phương Tây một cách ấu trĩ. Dù sao thì nó cũng tạo tiền đề cho sự hình thành tiểu thuyết hiện đại.

Ở miền Bắc những thập kỷ đầu thế kỷ XX, tiểu thuyết mới dần dần xuất hiện với các tác giả: Nguyễn Trọng Thuật (Quả dưa đỏ), Hoàng Ngọc Phách (Tố Tâm), Nguyễn Lân (Cậu bé nhà quê)… Giữa lúc các nhà văn trên đang làm chủ văn đàn thì: “Từ trong bóng tối, một nhà văn trẻ bước ra sân khấu, người đó là Nguyễn Tường Tam, sau này lấy bút danh là Nhất Linh với những cuốn Nho phong (1926) và Người quay tơ (1927) [23, 569] Nho phong in bóng dáng của truyện thơ truyền thống. Đây là cuốn tiểu thuyết dài 124 trang, tác giả ký tên là Nguyễn Tường Tam, được viết năm 1924 – 1925, xuất bản năm 1926. Chuyện kể về nàng Lê Nương mồ côi mẹ, là con gái ông Phủ hưu trí, còn Dương Văn là học trò, con trai bà quả phụ Dương Huấn, trước đây chồng bà là bạn đồng môn với cụ Phủ. Dương Văn được cụ Phủ hằng ngày chỉ giáo, Lê Nương được mẹ Dương Văn yêu mến vì đức hạnh, nết na và mối tình giữa đôi trai gái chớm nở. Nhưng sau khi cha chết, ông Cư (chú ruột Lê Nương) đem nàng về nuôi, rồi tham giàu ép duyên nàng với Văn Dụ, làm cho nàng bị bệnh nguy kịch. Lê Nương đã coi Dương Văn như một người chồng chưa cưới nhưng không dám chống lại uy quyền của ông chú nên nàng bỏ trốn đi, được một ngư ông giúp đỡ và lập kế cứu được Dương Văn thoát tù tội (do Văn Dụ vu oan). Hai người lấy nhau, sống thanh bạch, nàng tần tảo buôn bán, canh cửi, phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi chồng ăn học. Trải qua bao cay đắng éo le, chàng 5 năm đi thi đều trượt, nàng kiệt sức vì lo toan, túng thiếu, thành ra đau ốm, chết đi sống lại nhiều lần. Nhưng dù hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ được Nho phong, giữ được nề nếp cũ. Dương Văn thi đỗ thủ khoa, Lê Nương sung sướng thoả nguyện.

Tiêu đề Nho phong đã khái quát được nội dung tư tưởng tác phẩm, ca ngợi thuần phong mỹ tục theo lề lối đạo đức Nho. Câu chuyện tình ái trung hậu, hướng vào đề tài trung, hiếu, tiết, nghĩa đúng như Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Nho phong là tiểu thuyết ái tình, một thứ ái tình thanh cao của đôi trai gái nước ta thuở xưa… thứ ái tình của con nhà nho”. Tiểu thuyết này không khác gì tiểu thuyết cổ điển nó quá

giống những truyện thơ truyền thống, lấy nguyên tắc đạo nho định đoạt số phận người phụ nữ. Các truyện thơ đều thuyết giáo đạo đức, đạo Khổng như Nguyễn Đình Chiểu mở đầu truyện thơ Lục Vân Tiên:

Trai thời trung hiếu làm đầu

Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình

Hai nhân vật chính trong Nho phong đã thể hiện mẫu mực đạo đức, coi trọng luân thường ở mọi nơi, mọi lúc. Nho phong thể hiện rất rõ quan niệm thẩm mỹ phương Đông và in bóng dáng của truyện thơ Nôm. Ý tưởng của tác giả không có gì mới mẻ: ca ngợi tư tưởng Nho giáo, mong muốn ai nấy an phận thủ thường, giữ nề nếp xưa. Trong hồi ký gia đình Nguyễn Tường, bà Nguyễn Thị Thế (em gái Nhất Linh) kể lại: Khi viết Nho phong, Nhất Linh giữ cách sống như con nho sĩ, ông cấm em gái quấn khăn sa tanh, bản thân thì mặc quần áo ta, rất ghét âu phục. Sau đó, khi xuất bản Người quay tơ (1927) ông nhất định in bằng giấy bản của ta làm ra. Nho phong có thể coi là sự phản ứng của Nhất Linh trước xâm nhập của phương Tây, của phong trào lãng mạn đang thay đổi xã hội Việt Nam lúc đó.

Tóm lại, Nho phong tiếp thu lối văn xuôi truyền thống, ảnh hưởng nhiều ở truyện thơ: từ đề tài, chủ đề, nội dung, tư tưởng, cốt truyện, cách xây dựng nhân vật… Đúng như Thanh Lãng nhận xét: “Với những tác phẩm ra đời trước 1932, Nhất Linh còn là anh học trò ngoan ngoãn của trường cổ điển lấy đạo đức Nho giáo làm căn bản cho tư tưởng, lấy lối văn nhịp nhàng, du dương, hoa lệ làm thước đo giá trị nghệ thuật. Hơn thế, lối văn còn đặc sệt hồi ức, những sáo ngữ của các tác phẩm cổ điển, nhất là Truyện Kiều”. Vì thế, truyện còn bộc lộ nhiều hạn chế và sự non nớt của tác giả trong bước thử nghiệm ở thể loại tiểu thuyết.

Nắng thu là một bước đổi mới rõ rệt trong tiểu thuyết của Nhất Linh. Cách mô tả tình yêu trong Nắng thu đã đổi khác rất cơ bản so với Nho phong. Ở đây Phong và Trâm tự nguyện yêu nhau vượt qua chênh lệch đẳng cấp, hoàn cảnh gia đình. Phong là học sinh trung học, con nhà dòng dõi, Trâm chỉ là gái mồ côi, tàn

tật, nghèo khổ (là con nuôi). Tố Tâm và Đạm Thuỷ cũng tự do yêu đương nhưng họ cùng đẳng cấp, gia thế đều có học vấn. Ta thấy chất lãng mạn của Nắng thu thi vị hơn, ý tưởng tình yêu tự do mạnh bạo hơn.

Tình yêu của Phong - Trâm đã không bị ràng buộc bởi đạo đức luân lý phong kiến, đến cách thức yêu nhau của họ cũng hiện đại chẳng kém gì thanh niên ngày nay. Họ hoàn toàn chủ động đến với tình yêu, Phong trước khi về quê đã mua quà để tặng Trâm và qua con mắt của Trâm, chàng thấy ”trong lòng mình vui vẻ một cách lạ thường” [46, 1]. Phong đã nhận ra tình yêu của mình. Họ tìm gặp, chụp ảnh, tặng quà trực tiếp bộc lộ thành lời: “anh nghĩ thương em lắm… em khổ sở mà anh không có cách gì giúp được em”, “anh sẽ cam đoan rằng sau này em sẽ là vợ anh” [46, 21]. Và họ có những cử chỉ âu yếm: “Phong kéo Trâm ngả vào vai mình, hai điệu thở hoà hợp, hai tâm hồn rung động như cùng đương sống, một thế giới lặng lẽ, thần tiên” [46, 22]. Họ thường xuyên gặp nhau, bên bờ ao, trong vườn, trên cánh đồng, bờ sông, hằng ngày Phong dạy Trâm học. Trong Nho Phong, Lê Nương và Dương Văn lòng xúc động mà không dám ngỏ, giữ mình theo khuôn phép, ngay cả khi đính ước cũng chỉ một lần đi chơi dưới trăng và hai người vẫn giữ một khoảng cách lễ nghĩa. Còn nàng Tố Tâm có mới hơn, lúc đi dạo với Đạm Thuỷ cũng chỉ dám cầm tay chàng, cách hai người yêu nhau vẫn rất cung kính, không tự nhiên thân mật như Phong và Trâm.

Bước sang Đoạn tuyệtLạnh lùng, Nhất Linh đả kích dữ dội gia đình cũ, luân lý cũ. Đoạn tuyệt nêu trường hợp một cô gái mới vào làm dâu một gia đình cũ, phải nếm trải đủ sự cơ cực chế độ cũ gây ra (mẹ chồng hành hạ, gia trưởng áp chế, hủ tục phiền nhiễu hoặc tai hại), sau nhờ cái chết của chồng mới thoát ly được. Lạnh lùng nêu trường hợp một người đàn bà goá trẻ tuy còn xuân, còn rạo rực yêu đương mà vì lễ giáo bó buộc, dư luận áp chế nên không dám tái giá, ở vậy để sống một cuộc đời trong sạch giả dối. Đây rõ rệt là những tiểu thuyết luận đề. Tác giả đưa ra những trường hợp xung đột giữa hai chiến tuyến tư tưởng, hai phe,

hai chiến tuyến mới và cũ, đặt vấn đề đòi hỏi người ta phải giải quyết mà sự giải quyết tác giả đưa ra qua cốt truyện và tình cảm đối với nhân vật, tất nhiên là bênh vực phái mới. Tác giả muốn đòi hỏi cho người con gái như Loan, quyền được sống đời tự do, tự lập; cho người đàn bà goá trẻ như Nhung quyền được hưởng hạnh phúc yêu đương. Tất cả được sống dễ dàng và tự nhiên theo sở thích cá nhân, thoát khỏi sự kìm kẹp của lễ giáo và cổ tục.

Tại sao Nắng thu, Nhất Linh có sự chuyển hướng như trên. Có thể là do nhiều biến chuyển tự nhiên của một tư tưởng cần mỗi ngày thêm chuẩn xác. Song cũng có vài lý do có lẽ đã trực tiếp thúc đẩy tác giả bỏ chủ trương ôn hoà. Phong hoá ra đã hai năm, đã được nhiều cảm tình và tin cậy có thể nhân đó lái dư luận quẹo theo một hướng quyết liệt hơn. Cái chủ trương đả phá bằng tiếng cười hài hước quá nông cạn. Cần phải đụng tới tâm người đọc, tác động bằng phương tiện nghệ thuật, bằng tiểu thuyết. Nhất Linh trong tiểu thuyết của mình đã chọn cương vị người đàn bà để đoạn tuyệt với cái cũ hẳn vì người đàn bà thường là nạn nhân rõ rệt nhất của chế độ cũ. Đây là hai tác phẩm nổi tiếng một thời được đông đảo công chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Nhận xét về quá trình sáng tác của Nhất Linh, tác giả cuốn nhà văn hiện đại viết: “Người ta thấy tiểu thuyết của ông tiến hoá rất mau. Từ cái cổ lỗ như Nho phong, tiểu thuyết của ông đã đi vào loại tình cảm, rồi đi thẳng vào lối tiểu thuyết luận đề, là một lối tiểu thuyết rất mới ở nước ta. Đến nay, trong loại tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết của Nhất Linh vẫn là những tiểu thuyết chiếm địa vị cao hơn cả” [65, 837].

Viết Đoạn tuyệtLạnh lùng tác giả đã phải đương đầu với những cuộc bút chiến mà ông không muốn. Khơi ra những vấn đề xã hội ấy, ông thấy tự dưng mình trở thành đối tượng của những cuộc cãi vã om sòm trong đó nghệ thuật thường không được đếm xỉa đến, lại có thể gây ra những sự hiểu lầm nữa. Cho nên sau Lạnh lùng, Nhất Linh trở về khai sâu mạch tâm tư cá nhân đã thấy ở nhiều tác phẩm về trước. Khi sáng tác Đôi bạn, sự nghiệp văn chương của Nhất Linh đã rẽ

sang một bước ngoặt. Đây là sự trở về với những tâm tư, khát vọng của tác giả cũng là của một tầng lớp thanh niên trong hoàn cảnh xã hội những năm 1938 - 1939. Đôi bạn là bản tình ca không lời, là bức hoạ ấn tượng, một màu áo trắng của người con gái 17 tuổi bay trong gió, trong nắng thu, mờ ảo trong vườn rau lúc hoàng hôn, khi ẩn khi hiện dưới ánh trăng trên đường phố Hà Nội. Đôi bạn là bài thơ thể hiện khát vọng của tuổi trẻ, khát vọng hướng tới tình yêu trong sáng, lành mạnh, vĩnh cửu của Dũng. “Ở đời có một tấm tình yêu nên lúc nào chàng cũng sống trong sự lo sợ rằng sẽ không được yêu Loan nữa, chàng muốn lúc nào cũng cách Loan một bức dậu, nhưng bên tai vẫn được nghe tiếng thân yêu của người yêu. Chàng muốn cả đời chàng được mãi mãi như những giây phút hy vọng của buổi chiều hôm nay” [47, 167]. Phải chăng đây cũng là khát vọng của một thế hệ thanh niên trí thức những năm 30 về tình yêu lãng mạn. Nhưng chỉ tình yêu thôi đâu có lấp hết được nỗi trống trải trong lòng và họ đã đi tìm kiếm một cái gì khác nữa. Đó là khát vọng lãng mạn về lý tưởng. Từ ngày bãi khoá theo anh em, bè bạn để tang cụ Phan Chu Trinh, Dũng rời khỏi nhà trường, cha Dũng bắt về quê đã hơn một năm. Chàng sống ngột ngạt trong một gia đình phong kiến quan liêu tàn ác và vẫn đi lại với các bạn đồng chí. Càng ngày Dũng càng cảm thấy tinh thần trống rỗng và hướng tới tình yêu. Nhưng chính tình yêu càng thêm thôi thúc chàng hướng tới lý tưởng hành động ra đi. Nhất Linh đã đấu tranh cho hạnh phúc cá nhân trong Đoạn tuyệt, Lạnh lùng bây giờ hiểu sự trống rỗng về tinh thần của một con người trong sự cô độc. Đôi bạn đã thể hiện những khát vọng hành động của một số thanh niên đang bị nhấn chìm trong mối dằn vặt, đau đớn vì cuộc sống không có lý tưởng, không có lối thoát. Hình ảnh Dũng là hình ảnh của người khách chinh phu trong văn học lãng mạn. Tâm hồn Dũng là tâm hồn của người nghệ sỹ giàu cảm xúc mở rộng. Một con bướm bay, một tiếng sáo diều, một buồng hoa cau, một mùi hương hoa hay cảnh bóng tối, ánh đêm. Bất cứ một chi tiết nào cũng làm cho chàng mơ mộng và nhất là mơ mộng trong tình yêu, mơ mộng về lý tưởng. Tất cả

là do trong lòng tràn ngập sự bất mãn với hiện thực xã hội tù túng, ngột ngạt. Bản thân lại bị tổn thương sâu sắc khi sống trong gia đình phong kiến mốc meo, lại đau xót về tình trạng bị áp bức và đè nén đến ngu muội của dân quê. Chàng đã luôn thực hiện hoài bão hành động ra đi nếu có thể. Nhất Linh đã gửi gắm tâm tư, khát vọng của mình vào nhân vật Dũng.

Bướm trắng là một thành tựu mới trong sự nghiệp văn chương của Nhất Linh. Nó như khép lại một giai đoạn hoạt động văn học rực rỡ nhất trong cuộc đời văn nghiệp của ông. Đọc Bướm trắng chúng ta chứng kiến một cuộc hành trình của thế giới bên trong hết sức vất vả, quanh co giữa tăm tối nhơ bẩn, lại vừa tươi sáng rộng rãi đầy bất ngờ, đối lập. Ở đó con người vừa hi vọng lại vừa tuyệt vọng, thấp hèn, ích kỉ và cao thượng vị tha, mực thước và bạo liệt, phóng đãng và tự trọng, mơ mộng lãng mạn và thực tế tầm thường. Đó là cuộc phiêu lưu của tâm hồn Trương giữa hai bờ khát vọng cuộc sống, tình yêu và vực thẳm của bệnh tật, của cái ác, cái xấu. Bao lần Trương cố ngoi lên vươn tới rồi lại trượt xuống, chàng thất bại nhiều hơn thành công. Tác giả thể hiện một phẩm chất nghệ thuật mới, đẩy rất xa tấn kịch lương tâm để cho ngòi bút cùng hành trình với nhân vật, trong một

Một phần của tài liệu Tính luận đề trong tiểu thuyết của nhất linh trong thời trước cách mạng (Trang 39)