Nguyên nhân của những gần gũi và khác biệt

Một phần của tài liệu Tính luận đề trong tiểu thuyết của nhất linh trong thời trước cách mạng (Trang 79)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.3 Nguyên nhân của những gần gũi và khác biệt

Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo... đều là những trí thức tây học có tư tưởng cấp tiến, đầu óc dân chủ và mong muốn xây dựng cho nước nhà một nền văn chương có bản sắc dân tộc. Họ có nhiều nét tương đồng về tính chất của người nghệ sĩ kiểu mới, có tình cảm dân tộc, tha thiết với dân chủ, bình đẳng, chuộng tự do cá nhân trong buổi đầu hăm hở xây dựng văn nghiệp của dân tộc. Họ khao khát sống tươi trẻ, tự do với thời hiện đại. Họ muốn bộc lộ suy nghĩ và tình cảm của mình trong cuộc sống, đặc biệt là lớp trẻ với tình yêu và hy vọng. Những luận đề trong tiểu thuyết của họ đều góp phần vào sự phát triển xã hội trong lĩnh vực hoạt động về tư tưởng và văn hóa, văn nghệ. Xã hội Việt Nam trong thời điểm này còn mang tính chất trì trệ, chưa có những khuynh hướng vượt trội lên mà còn

luẩn quẩn trong vòng những cuộc luận bàn giữa tư tưởng bảo thủ của Nho học với những tư tưởng cấp tiến, giữa duy tâm và duy vật... và rồi đây sẽ khởi lên hàng loạt những cuộc đấu tranh tư tưởng trong văn hóa, văn nghệ. Về sinh hoạt xã hội cũng có nhiều mâu thuẫn trong quan niệm nhân sinh và lối sống. Đời sống đô thị đang từng ngày đổi thay theo hướng Âu hóa nhưng cũng có xu hướng bảo vệ truyền thống một cách bảo thủ. Một mặt lối sống xa hoa của một bộ phận nhỏ những người giàu có tồn tại bên cạnh đại đa số các tầng lớp trung gian và những người nghèo khổ. Những tác phẩm của họ đã phát huy hiệu quả tác động đến sinh hoạt văn hóa. Có những mũi tiến công vào tư tưởng Nho giáo, phê phán những kẻ giàu có mà thiếu văn hóa, chế diễu những lạc hậu và cách sống thiếu khoa học của làng quê Việt Nam. Họ khao khát những đổi thay và cách tân thực trạng của những hoàn cảnh sống và sinh hoạt trì trệ của xã hội Việt Nam.

Dưới chế độ thực dân phong kiến, xã hội Việt Nam bị guồng máy chính trị của nhà nước kìm hãm và mỗi cá nhân không có điều kiện phát triển quyền tự do chính đáng của mình. Rất nhiều quyền lợi các cá nhân bị tước bỏ. Quyền con người bị hạn chế đến mức tối thiểu. Sống trong gia đình phải phụ thuộc vào cha mẹ, không có quyền tự do hôn nhân, ngoài xã hội không có điều kiện thực hiện những quyền tự do của công dân. Làm sao có quyền phê phán mặt trái của xã hội thực dân phong kiến, phát biểu chính kiến về tự do dân chủ, bày tỏ những bất bình đẳng trong xã hội giữa bọn thực dân và người bản xứ, giữa kẻ giàu có và người nghèo khổ, giữa nam và nữ... Sự giải phóng cá nhân từ lâu như một niềm khao khát, một quyền sống không được thực hiện kéo dài trong nhiều thế kỷ. Dưới chế độ phong kiến, đạo lý cổ truyền kìm hãm con người trong khuôn phép, chế độ thực dân phong kiến tiếp tục kìm kẹp sức sống của cá nhân. Không phải ngẫu nhiên mà ở thời điểm đầu những năm 30 của thế kỷ XX, vấn đề quyền tự do cá nhân lại được đặt ra mạnh mẽ, bức thiết như thế. Các nhà văn này đều cùng có chung một tiếng

nói đấu tranh đòi quyền tự do cá nhân. Chưa bao giờ con người được sống trọn vẹn với tư cách một cá thể trong đời và trong văn chương.

Tuy nhiên, tính luận đề trong tiểu thuyết của các nhà văn này có những điểm khác biệt là do phong cách, tư tưởng và ý đồ sáng tạo của người viết qua từng thời kỳ gắn với vốn sống trực tiếp và hoàn cảnh sáng tạo riêng của từng người.

Chương 3

TÍNH LUẬN ĐỀ TRONG TIỂU THUYẾT NHẤT LINH

THỜI TRƯỚC CÁCH MẠNG THỂ HIỆN Ở HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT 3.1. Tính luận đề thể hiện qua nghệ thuật tổ chức xung đột

Luận đề trong tiểu thuyết của Nhất Linh được thể hiện qua nghệ thuật tổ chức xung đột mới – cũ, xung đột giữa có học và vô học, giữa nho phong và âu hoá, giữa cá nhân và đại gia đình… Xung đột được bộc lộ nhiều lần trực tiếp dưới nhiều dạng qua suy nghĩ, hành động, qua lời bình luận của tác giả, qua nhân vật, qua lời nói, qua đối thoại, qua xung đột cụ thể mẹ chồng – nàng dâu, cá nhân – gia đình... Luận đề được bộc lộ lặp đi lặp lại liên tiếp ở nhiều bình diện, ở nhiều tình huống, qua nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Để thể hiện luận đề, tiểu thuyết Đoạn tuyệt thành công nhất ở những chương miêu tả cuộc xung đột giữa cái cũ và cái mới, giữa mẹ chồng và nàng dâu, những chương tố cáo mạnh mẽ và quyết liệt các tập quán cổ hủ trong gia đình bà Phán Lợi, cách đối xử tàn nhẫn chà đạp lên con người của những kẻ đại diện cho lễ giáo phong kiến. Tác phẩm không chỉ thu hẹp trong cái xung đột muôn thuở giữa mẹ

chồng và nàng dâu trong xã hội cũ mà luôn luôn có hướng muốn mở ra một xung đột rộng lớn hơn, xung đột về hệ tư tưởng giữa cái mới và cái cũ. Xung đột trong tác phẩm đã lên đến đỉnh điểm, khi Loan không cam chịu, nhẫn nhục được nữa, phải nói thẳng trước bà mẹ chồng phong kiến:

- “ Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi... Bà cũng là người, tôi cũng là người, không ai hơn kém ai...”.

Nhất Linh phải dùng một chi tiết ngẫu nhiên (Thân chết oan vì ngã vào con dao rọc giấy Loan cầm ở tay) để giải quyết cái mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa cái mới và cái cũ, giữa cá nhân và đại gia đình phong kiến. Tính luận đề còn thể hiện sự xung đột giữa lớp già và lớp trẻ: “Ông Hai, bà Hai” tuy thấy con nói có lý, nhưng không khỏi ngạc nhiên, lo sợ. Ông bà mang máng thấy con mình xa cách hẳn mình, thành một người ở xã hội khác, khác hẳn cái xã hội Việt Nam bình thường... Ông Hai, bà Hai thuộc về hạng trung lưu, vốn sinh nhai nghề buôn chiếu, chỉ biết theo những tục lệ của ông cha để lại, không để ý thấy rằng ở trong xã hội hiện có một sự thay đổi to tát. Từ ngày cho con gái đi học, ông bà mới dần dần tiếp xúc với sự thay đổi đó. Đến nay, trước một việc quan trọng ông bà càng cảm thấy rõ và lo sợ mà nhận ra rằng con mình không cùng một quan niệm về cuộc đời như mình nữa, cách biệt xa lắm [48, 40].

Biết thế nhưng phải chấp nhận cái lề thói đã có từ bao đời, bởi vì vợ chồng ông chỉ là thiểu số giữa xã hội còn quá nặng những tục lễ lỗi thời: “Văn minh vừa vừa chứ, người ta mới chịu nổi” [48, 39]. La rầy con, nhưng cũng tự nhắc nhở mình. Bản thân Loan luôn muốn “Mình phải tạo ra một hoàn cảnh hợp với quan niệm mới của mình” [48, 23]. Và Loan tin vào bản thân, cách xử thế của mình. Những người phụ nữ trong Đoạn tuyệt được giải phóng quá toàn diện, từ cách nhìn, cách nghĩ, đến hành động.

Hình ảnh của những bức tượng tròn Hy Lạp đã ảnh hưởng tới lớp người tuổi trẻ giúp họ có cách nhìn mới về hình thể con người, cuộc đời. Ngay từ tác phẩm

Đời mưa gió, ta cũng thấy được “các bác khóa dở dang như thế cả đấy, đi cày không biết, đi làm thợ, làm thuyền cũng không xong”. Quan niệm về tứ đức với lớp người tuổi trẻ cũng khác xưa “Vâng, đảm nghĩa là về hầu hạ nhà chồng từ người trên đến người dưới cho chu tất. Nếu chỉ thế thì một con sen cũng làm nổi, không cần một nàng dâu” [48, 82]. Chữ hiếu và cái chết, họ cũng có cách nhìn mới. Khi con cái bị sự áp đặt của cha mẹ, thì “phân bày phải trái với bố mẹ không phải là bất hiếu” [48, 24]. Thậm chí khi cha mẹ từ con vì “Lúc thường muốn có quyền đối với con, lúc biến lại sợ trách nhiệm” [48, 24] thì không phải là người con bất hiếu và người con có quyền “buồn vì có một ông bố nhát gan…”. Để chống lại chế độ đại gia đình, họ thấy rằng không có cái chết nào đáng thương bằng cái chết dần chết mòn của người phụ nữ khi phải làm dâu trong một gia đình có cách nghĩ, cách nhìn quá cũ.

Qua Đoạn tuyệt, người đọc thấy được chế độ đại gia đình đã không còn phù hợp với thời đại, không sớm thì muộn nó cũng sụp đổ và quyền làm người sẽ được và phải được coi trọng. Tạo những xung đột xuất phát từ đại gia đình phong kiến, Nhất Linh đã dẫn cái chết của Thân bằng con dao rọc giấy trên tay Loan. Đó là cái cớ, là hồi chuông báo động cho những đầu óc thủ cựu. Khi bị cảnh sát còng tay đưa vào trại giam, Loan không hề lo sợ: “Tuy lần này là lần đầu tiên nàng cho tay vào xiềng xích nhưng bản thân nàng vẫn bị giam hãm từ lâu (…), lúc Loan bước qua ngưỡng cửa nàng vẫn có cái cảm tưởng rằng vừa vước ra khỏi một nơi tù tội” [48, 147]. Với Loan, đó là kết quả của một đời nhẫn nhục, đau khổ. Nàng chỉ buồn vì mình mà một người phải chết “chứ” không hối hận gì cả” [48, 150]. Tác giả mô tả xung đột từ thấp đến cao, cứ tích tụ dần cho đến mức căng thẳng, tai nạn xảy ra, làm cho người ta thấy cuộc sống gia đình cũ đã tác oai, tác quái đời sống con người, không còn cách nào khác là phải đoạn tuyệt với nó.

Đoạn tuyệt là cuốn tiểu thuyết luận đề đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, và là cuốn tiểu thuyết mà Nhất Linh muốn đem đến cho người đọc thời bấy

giờ thấy được tiếng Việt cũng đủ khả năng diễn đạt mọi ngóc ngách tình cảm của con người, thấy được đâu là cái mới, cái cũ, đâu là tiến bộ, văn minh, đâu là lạc hậu lỗi thời, và để người đọc hôm nay thấy được sự gian truân của buổi đầu chống lại chế độ đại gia đình phong kiến.

Ở tác phẩm Lạnh lùng, Nhất Linh đã tạo nên những xung đột, những giằng xé giữa đạo đức truyền thống và tính nhân đạo, nó đòi hỏi con người phải quyết định ngay bởi càng do dự chừng nào thì càng phải gánh lấy đau khổ: “Có gì mà nhơ nhuốc…vả lại nếu mà xấu nữa thì cái xấu ấy còn hơn cái đẹp giả dối đánh lừa mọi người” [49, 272]. Nhưng cuộc đời đâu có đơn giản, vì “muốn có tiếng tốt, không có cách gì hơn là giả dối. Chỉ có giả dối mới ổn thoả được mọi đường” [49, 27]. Và sự dối trá cứ tiếp tục. Ba năm liền, Nhung không mong gì đến ngày giỗ chồng, cũng không còn nhớ gì về người chồng có hai năm đầu ấp tay gối. Bởi vì Nhung lấy chồng theo sự sắp đặt của người lớn chứ Nhung chưa biết yêu thương là gì. Có chăng cũng chỉ là sự giả tạo, kể cả giả tạo những giọt nước mắt: “Nàng rút khăn lau vội nước mắt, và cố ý lau qua loa để cho mọi người nhìn nàng còn biết là nàng vừa mới khóc”. Trong thâm tâm “Lần đầu nàng mong đợi ngày giỗ chồng” là để được gặp mặt tình nhân, để có điều kiện hẹn hò lén lút. “Nhưng một người đàn bà goá sao lại không được phép đi lấy chồng như một người con gái khác? Sao cứ ở vậy mới được tiếng thơm cho cha mẹ, cho gia đình”. Câu hỏi cũng chỉ là câu hỏi, họ chưa dám bước qua thói đời đã có từ xa xưa. Muốn được sống thực với mình, họ phải sống giả dối, phải sống một mặt hai lòng. Và Nhung đã “nghĩ một cách, mà sống một cách khác” [49, 27]. Nhung đã mạnh dạn yêu Nghĩa - anh giáo nghèo được người em chồng mời về dạy mấy đứa trẻ trong nhà. Song càng lúc Nhung càng thấy sự đè nén khốc liệt của cái xã hội nhỏ quanh mình, chứ không dễ dàng như cô nghĩ: “Nào cha mẹ đẻ, nào mẹ chồng, nào họ hàng làng nước, bao nhiêu thứ bắt nàng phải ở vậy thờ chồng. Nàng thấy thoáng hiện ra trước mắt bức hành phi treo ở buồng khách nhà nàng có mấy chữ “Tiết hạnh khả phong”, cái phần

thưởng cuối cùng của những người biết ăn ở như nàng” [49]. Bà Án - mẹ chồng Nhung luôn tỏ ra là một hiền mẫu “đối với con dâu. Bà cư xử ngọt ngào âu yếm với người con dâu trẻ goá chồng đề buộc con dâu phải thủ tiết, hễ ai đến nhà là bà khen đức hạnh của con dâu. Bà khôn ngoan, sâu sắc, kèm cặp con dâu khéo léo, từng li từng tí. Thấy Nhung mặc áo hồng bà khen, nhưng lại dặn: “màu áo đẹp nhưng phải cái rợ quá, ngày thường khong mặc được” [49, 41]. Khi biết Nhung có tư tình, bà có ngay mưu lược: “phải làm thế nào để cho nó không biết rằng mình đã rõ chuyện, nếu nó biết nó đâm ra liều thì nguy lắm” [49]. Ngẫm thân mình bà cũng có đôi chút thông cảm với con dâu “nó còn trẻ mà đã goá bụa”. Nhưng ý thức về gia phong vẫn mạnh khiến bà tìm mọi cách ngăn cản con dâu. Trước tiên là bà cảnh tỉnh, bằng lối mắng chửi đầy tớ để bóng gió: “Thôi biết điều thì về nói với chồng cho phải đạo vợ chồng. Đừng học thói lăng loàn nữa làng nước người ta cười cho…”, “Nó đánh cho là phải lắm còn kêu ca gì nữa. Mày thì còn chết nếu mày không chừa cái tính đĩ thoã của mày đi. Tao còn lạ gì tính mày…Rõ thật, bao nhiêu năm ở với chủ mà không học được mảy may tính nết của chủ.” [49, 72]. Nhất Linh đã làm nổi rõ chân dung một bà mẹ chồng quý phái biết chiều chuộng con dâu khi cần chiều chuộng, biết ghìm giữ khi cần ghìm giữ, mục đích là để giữ danh giá nhà mình theo quan niệm lễ giáo phong kiến, bất chấp tương lai, hạnh phúc của người goá phụ trẻ tuổi. Và Nhung đã làm yên lòng mẹ chồng bằng những lời giả dối để được tiếp tục lén lút đến với Nghĩa: “Ngồi trong gian nhà tối lờ mờ. Nhung tưởng mình không còn liên lạc với xã hội bên ngoài, mê man quên hết cả, và thật tình nàng thấy sung sướng, một cái sung sướng đầy đủ không mảy may lẫn chút hối hận. Đã trong bao lâu nay, lần đầu tiên, nàng mới thấy vượt ra ngoài một cái sống giả dối hàng ngày, và tuy ngồi ở nhà một tình nhân mà nàng không hổ thẹn trong lương tâm, nàng không cảm thấy nhân phẩm của nàng bị sút kém chút nào” [49]. Bản năng gốc của con người đã trở về nơi Nhung sau ba năm goá bụa. “Tai tiếng, em không cần gì tai tiếng…em muốn người ta khinh em hơn là kính

trọng em như thế này. Người ta biết em theo trai, em cũng không lấy làm xấu gì” [49]. Và họ đã đến với nhau như vợ chồng. Họ cũng đã tính chuyện cùng nhau trốn đi xây dựng hạnh phúc với quyết tâm.” Uống nước lã cũng được, miễn là có anh bên cạnh. Nhưng rồi chỉ vì lời nói của mẹ đẻ: “Con không biết, chứ tiếng con to lắm. Không phải mẹ không biết thương con nhưng người ta ở đời không gì quý hơn là tiếng thơm. Mẹ không nỡ nào để con trong một lúc dại dột mà làm mất cả công trình của con, của thầy mẹ dạy giỗ con” làm Nhung chao đảo. Bên tình bên hiếu giằng xé tâm can Nhung, “ nàng nỡ nào làm tan một cảnh gia đình êm ấm như thế kia, làm náo động đến cái cảnh già của cha mẹ nàng đầu tóc đã bạc phơ, chỉ còn mong sống được ngày nào hay ngày ấy.” Và từ đó, cái tiếng tốt ở Nhung cứ ngày một tăng theo niềm vui của mẹ chồng, của mẹ đẻ, của những người chung quanh, và cũng theo sự do dự không dám dứt khoát từ bản thân mình.

“Một cơn gió lạnh lọt vào trong phòng. Bỗng Nhung đột nhiên thấy trong lòng buồn man mác; nhìn vẻ mặt tươi đẹp của mình, Nhung nghĩ đến rằng không bao

Một phần của tài liệu Tính luận đề trong tiểu thuyết của nhất linh trong thời trước cách mạng (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w