Tính luận đề thể hiện qua việc xây dựng hệ thống nhân vật giàu tính

Một phần của tài liệu Tính luận đề trong tiểu thuyết của nhất linh trong thời trước cách mạng (Trang 92 - 97)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2 Tính luận đề thể hiện qua việc xây dựng hệ thống nhân vật giàu tính

tính biểu tượng

Mỗi nhà văn đều có những nhân vật mình quan tâm, tin cậy và yêu mến. Tự lực văn đoàn là một văn đoàn gồm nhiều nhà văn có tên tuổi cùng thống nhất chí hướng trong tôn chỉ chung nên có một thế giới nhân vật vừa mang những nét riêng lại vừa có những đặc điểm chung. Có thể quy về các nhóm nhân vật. Trước hết là thế lực kìm hãm, bảo thủ của các đại gia đình phong kiến, các nhân vật bà Án, bà

Tuần, bà Phủ, ông Huyện trong các tác phẩm của Nhất Linh là những kiểu tính cách của một thế lực xã hội sắp suy tàn. Các nhân vật trên đều ích kỷ, độc ác, dùng quyền uy gia đình để hành hạ những người thân. Tuy nhiên những nhân vật này không đa dạng và có bề dày. Nhân vật thường được khai thác trong phạm vi gia đình và chủ yếu trong quan hệ với những người thân.

Nhân vật là tiêu điểm để bộc lộ tính luận đề trong tiểu thuyết của Nhất Linh. Trong Nho phong có hai tuyến nhân vật rõ rệt, những người tốt như cụ Phủ, bà quản phụ Dương Huấn, ngư ông… nổi bật là hai nhân vật Dương Văn và Lê Nương.

Lê Nương - người con gái nhan sắc tuyệt vời, lại đoan trang nết na thuỳ mị. Nàng sống theo nguyên tắc đạo đức do ông bố dạy dỗ và dặn dò là: “Bao giờ con cũng nên ăn ở cho phải đạo, biết thân phận mình mà bao giờ cũng giữ lấy giá trong cho khỏi phạm đến tiếng con nhà nề nếp” [45, 27]. Lê Nương sống theo khuôn phép làm tròn chữ hiếu, phụng dưỡng cha già, coi lời dặn của cha chàng là thiêng liêng, chỉ khi cha mất, nàng không dám trái ý chú, bị ép gả, nàng sinh bệnh ốm đau, u ất. Chú khuyên dỗ mãi nàng mới nói ra sự thật: “Cháu thiết nghĩ lấy nhau chỉ cốt ở lòng, nếu được như ý thì có nghèo đói, khổ sở cũng vui lòng không ngại… dẫu cháu có nghèo đi nữa cháu cũng mừng rằng được theo lời của hai thân cháu dối lại” [45, 43-44].

Lê Nương chỉ có một mơ ước bình dị là lấy được người mình yêu đã đính ước, nàng mong được sống bên chồng con cho trọn đạo phu thê, giữ được danh tiết. Nàng chung thuỷ tìm cách trốn đi, lập kế cứu được người yêu (Dương Văn). Khi hai người lấy nhau nàng luôn tôn kính chồng, một lòng lo lắng cho chồng ăn học. Chân dung đạo đức của Lê Nương là chân dung đạo đức của những người phụ nữ Việt Nam dòng dõi nho giáo, giống như hàng loạt nhân vật trong truyện thơ Nôm: Cúc Hoa, Ngọc Hoa, Kiều Nguyệt Nga,… Nhân vật Lê Nương khiến cho người đọc cảm mến.

Dương Văn có vị trí mờ hơn, cũng là con người theo đạo đức nhà nho nhưng yếu đuối, chỉ biết sống theo khuôn phép. “chàng cũng biết cụ Phủ có người con gái nhan sắc, song tự biết mình sang đây cốt học nên không mấy khi để ý đến” [45, 28]. Khi đôi bên đã thầm cảm mến nhau, lại được cha mẹ đồng ý, chỉ có một lần tỏ tình rất cổ điển, một lần đi chơi dưới trăng. Chàng rất rụt rè, lúc xa cách chỉ biết nhớ thương, tơ tưởng, tìm đến nơi cũ mà ngậm ngùi, cũng không biết làm gì để cứu mình khi bị vu oan. Chàng chỉ biết dùi mài kinh sử như lời cha khuyên răn. Là người con có hiếu, chàng luôn nghĩ đến lời cha khuyên chuyên cần đèn sách, theo đuổi công danh hơn 10 năm trời. Bao phen thi trượt, gia cảnh gieo neo, vợ yếu, con nhỏ, mẹ già nhưng chàng vẫn bền chí, cuối cùng thi đỗ thủ khoa, làm vẻ vang cho gia tộc, trả nghĩa cho vợ đã tảo tần vì chàng.

Tấm lòng coi trọng điều nghĩa, chữ thành, chữ tín, hết sức giữ gìn hiếu tiết của hai nhân vật chính trong Nho phong được tác giả ca ngợi, tiếp tục thể hiện ở một số nhân vật trong tập truyện ngắn Người quay tơ (1927) như cô Tú thủ tiết thờ chồng, người ca sĩ họ Nguyễn từ chối việc kết hôn với quan Trạng, nàng Bạch Liên một tấm lòng hy sinh tuyệt đối vì nghĩa vụ… Sau này, cái luân lí trên không còn trong tư tưởng các nhân vật Loan, Dũng, Nhung, Nghĩa… càng không phải là luân lý của Tuyết, Chương, Cảnh… Ở các tiểu thuyết Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Đôi bạn, Bướm trắng của Nhất Linh, hay trong Thoát ly, Thanh Đức của Khái Hưng và một số tiểu thuyết khác của nhà văn Tự lực văn đoàn, cũng như các nhà văn thời kỳ sau này.

Nho phong còn có tuyến nhân vật thứ hai, tiêu biểu cho cái xấu, cái ác như Văn Dụ, kẻ tiểu nhân hèn hạ đã trả thù Dương Văn, hay ông Cử tham giàu quên chữ tín, các nhân vật này mờ nhạt, có tính chất làm nền tôn thêm giá trị đạo đức của các nhân vật chính trong tác phẩm.

Hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh giàu tính biểu tượng. Đó là những thanh niên, học sinh, trí thức trẻ tuổi thể hiện ý thức của con người cá

nhân, công khai bứt phá ràng buộc của gia đình phong kiến một cách mạnh mẽ, vươn tới được tự do, sống theo quan niệm mới. Họ là những con người cá nhân đang hoàn thiện nhân cách. Họ có vẻ đẹp thể chất, khoẻ khoắn, thông minh, nhạy cảm, mang tính đô thị có lý tưởng của con người hiện đại. Nhân vật Loan, Dũng, Nhung trong Đoạn tuyệtLạnh lùng là hình ảnh con người cá nhân đang được trưởng thành. Loan (Đoạn tuyệt) là một cô gái mới, có học thức, tiếp thu tư tưởng dân chủ, rất có ý thức về quyền sống hạnh phúc cá nhân. Trong cuộc đấu tranh cho quyền sống cá nhân, Loan có ý thức rõ ràng, không chịu đau khổ, âm thầm như Mai, Minh Nguyệt… Nhân vật Loan là mẫu người lý tưởng, dám làm những điều mà đa số nữ độc giả thời đó mong muốn và có thể làm. Nhận xét về nhân vật Loan, Phạm Thế Ngũ viết: “Ở đây ta thấy một phụ nữ ít có, không thẹn thùng, không e dè, sợ sệt, chủ quan mà cứng cỏi, kiêu hãnh, lí sự mới đến cùng. Loan trở thành một người mà ta yêu mến”.

Nhân vật Nhung trong Lạnh lùng là biểu tượng cho bao người đàn bà goá trẻ tuổi vẫn khao khát hạnh phúc lứa đôi, phải chôn vùi khát vọng và tuổi trẻ trong sự cô đơn lạnh lẽo, hoặc quằn quại trong đau khổ trong nếp sống đạo đức giả.

Đôi bạn vẫn dùng hai nhân vật quen thuộc ở Đoạn tuyệt là Loan, Dũng với thưở ban đầu ở nhà quê. Nếu trong Đoạn tuyệt nhân vật chính là Loan thì trong

Đôi bạn nhân vật chính lại là Dũng. Ở Đoạn tuyệt hình ảnh của Dũng khi ẩn, khi hiện, bất ngờ, bí ẩn hành động, công việc của chàng cũng bí mật, làm cho độc giả và nhân vật chính ngưỡng mộ, nên Doãn Quốc Sỹ cho rằng: “Khai thác tình cảm của độc giả đối với Dũng cùng với vòng hào quang lãng mạn của chàng, Nhất Linh đã viết Đôi bạn” [69, 104]. Đôi bạn tình Loan - Dũng xuất hiện trong hầu hết các chương, bên cạnh đó còn có Dũng - Trúc, đôi bạn đồng chí đối với nhau như anh em ruột thịt. Họ thấu hiểu hoàn cảnh của nhau: “Trúc thốt nhiên cảm thấy tình bạn thắm thiết của Dũng với chàng” [47.65]. Hình ảnh hai người bạn sống chơ vơ giữa cuộc đời như đi giữa cánh đồng bao la và lộng gió [47.65], họ là những người bạn

tâm giao cùng chí hướng, “nhìn Trúc, Dũng thấy ấm áp trong lòng quên cả cái buồn hận lúc này” [47, 197]. Đôi bạn đồng hành cùng tâm tưởng con đường tìm kiếm lý tưởng: “Trúc nhìn xuống xóm nhà dưới chân đồi và hai con ngựa buộc ở bụi mai. Hai con ngựa ngày hôm sau sẽ đưa Đôi bạn lên đường [47, 198]. Đôi bạn Loan - Dũng, đôi bạn Dũng - Trực, đôi bạn thứ hai thay thế cho đôi bạn thứ nhất biểu hiện hành động ra đi của Dũng. Ra đi để thoát cái đời cũ Dũng đã bỏ bao nhiêu thứ, chịu bao nhiêu đau khổ để cố thoát ra, ra đi với một tình yêu trong trắng không lời hẹn ước, xa xa mờ mờ trong truyện, trong tâm trí Dũng là hình ảnh những đôi bạn khác: Phương, Tạo, Hà và Trúc.

Nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh là một thế hệ mới giàu hoài bão và ước mơ, thiết tha đấu trang cho quyền sống, quyền tự do cá nhân và một số người cũng mang trong mình một mầm bệnh của chủ nghĩa cá nhân chờ cơ hội phát triển. Tiêu biểu và hăng hái hơn cả là những thanh niên nuôi mộng ước và chí hướng làm việc lớn ngoài bổ phậ với gia đình. Nhân vật vừa có căn cứ hiện thực lại vừa lãng mạn, tự mình đã nâng tầm vốc lên qua những hành động tuy mơ hồ nưng biết hướng về mục đích cao xa. Ảnh hưởng của phong trào cách mạng những năm 30 đặc biệt là cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã tác động đến lớp thanh niên tư sản ý thức về dân tộc.

Hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh thường đăm chiêu quằn quại, suy nghĩ lao lung để tìm thây một lý tưởng, một con đường, lý tưởng có tính cách đấu tranh và hành động. Nhất Linh đi sâu vào những bi kịch, những mâu thuẫn trong tâm hồn nhân vật, mâu thuẫn giữa các cá nhân và gia đình, tình yêu và bổn phận, chí hướng và hoàn cảnh, lòng ham sống và bệnh hoạn, trụy lạc và nhân phẩm. Nhất Linh đã quan sát rất tinh vi để tả những trạng thái phiền phức trong tâm hồn riêng của nhân vật trong tiểu thuyết để đi sâu vào đời sống ben trong của họ. Ông đã vẽ ra một cách công phu hình ảnh Loan, bà Phán, Thân, Lịch, Nhung, Trương… đồng thời còn làm cho chúng ta để ý đến những người không quan hệ

hay chỉ quan hệ một cách gián tiếp đến chủ đề như ta chỉ biết Dũng ở một bộ mặt cương quyết, rắn rỏi, lời nói phần nhiều lãnh đạm, bâng quơ, nhưng chứa một nỗi

Một phần của tài liệu Tính luận đề trong tiểu thuyết của nhất linh trong thời trước cách mạng (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w