Những biểu hiện khác nhau của tính luận đề ở từng thể loạ

Một phần của tài liệu Tính luận đề trong tiểu thuyết của nhất linh trong thời trước cách mạng (Trang 53 - 54)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.2Những biểu hiện khác nhau của tính luận đề ở từng thể loạ

Tính luận đề biểu hiện khác nhau trong tác phẩm tự sự, trữ tình, kịch, ký… Thậm chí, với các thể loại nhỏ trong các loại lớn kia, tính luận đề cũng có những vẻ mặt không giống nhau. Đó là ta chưa nói tới màu sắc riêng biệt của tính luận đề trong sáng tác của các tác giả có phong cách đặc thù…

Ở trong thơ, nhất là thơ trữ tình, tính luận đề thường được làm “mềm hoá” bởi cảm xúc, bởi vậy không phải bao giờ luận đề cũng được trình bày một cách tường minh, chặt chẽ. Tuy vậy, so với các bài thơ trữ tình “thuần tuý”, cái tứ của bài thơ luận đề bao giờ cũng nổi bật, đập ngay vào tri giác. Chẳng hạn, bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu đã được cấu tứ theo tính luận đề: Phải tận hưởng gấp gấp những lạc thú cuộc đời, bởi đời người hữu hạn, tuổi trẻ có kỳ mà thời gian trôi như nước xiết. Có bao nhiêu đoạn thơ là có chừng ấy luận điểm khẳng định cơ sở của hành động “vội vàng”. Trong ý thức sáng tạo, Xuân Diệu luôn nghĩ mình phát ngôn theo sức hút của bản thân luận đề. Nhưng thực tế là: luận đề trở nên hấp dẫn, trở nên mới mẻ chính nhờ phần cá biệt hoá của Xuân Diệu – cá biệt hoá bằng thứ cảm xúc nồng nàn hình như chỉ riêng ông mới có.

Trong tác phẩm tự sự, luận đề dễ nhận thấy hơn. Có khi, ta nhận biết được qua các tuyên bố của chính tác giả - người kể chuyện, kiểu như: Trai thời trung hiếu làm đầu/ Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình (Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu). Có khi ta nhận biết được qua sự bố trí đầy tính lộ liễu đối với hệ thống nhân vật, qua cách đặt tên đầy dụng ý đối với các nhân vật (điều này đã nói ở trên) …

Cũng thuộc loại tự sự cả nhưng một truyện ngắn luận đề và một tiểu thuyết luận đề vẫn có những điểm khu biệt. Với truyện ngắn, do dung lượng nhỏ, nhiều khi luận đề choán hết tất cả. Tác giả không có nhiều đất để “diễn”, để gợi mở nhiều

góc nhìn, nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong khi đó, với tiểu thuyết, nhà văn lại có thể cho phép mình dềnh dàng chỗ này chỗ nọ với vô vàn chi tiết, tình tiết cụ thể. Do vậy, luận đề thì rõ mà đọc vẫn không cảm thấy bị gò bó và “dắt mũi”. Tất nhiên, đây không thuần tuý là đặc điểm loại hình của tiểu thuyết. Vấn đề quan trong còn tuỳ thuộc vào tài năng của nhà văn nữa.

Một phần của tài liệu Tính luận đề trong tiểu thuyết của nhất linh trong thời trước cách mạng (Trang 53 - 54)