Đóng góp trong việc tham gia thể hiện,lý giải những vấn đề

Một phần của tài liệu Tính luận đề trong tiểu thuyết của nhất linh trong thời trước cách mạng (Trang 48)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3.3 Đóng góp trong việc tham gia thể hiện,lý giải những vấn đề

bức thiết

Luận đề trong tiểu thuyết của Nhất Linh đã góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng cá nhân khỏi những ngõ hẻm tối tăm của chế độ phong kiến. Nhất

Linh đã phục hồi quyền lợi tự nhiên của cá nhân. Ông đã cho cá nhân sống trong một hoàn cảnh tốt đẹp trong đó bản ngã của cá nhân được phát triển dễ dàng. Trong xã hội cũ, gia đình là sở hữu của gia trưởng, cá nhân chỉ là một phần tử bị hy sinh, tinh thần và thể chất bị nghiền tan với nhiều nhiệm vụ nặng nề. Thiếu mọi quyền bình đẳng và tự do, hoàn toàn bị điều động bởi tập tục và gia đình, cá nhân là một người bất khả năng, một tên nô lệ cần cù, một chiếc vòng con trong một chiếc xích. Cá nhân không được đóng một vai trò nào trong gia đình và tệ hơn nữa nó đã không bao giờ được tự do sống cuộc đời của một người. Rút kinh nghiệm ở những cuộc đấu tranh bài phong hiệu quả của nhân dân Pháp, Nhất Linh muốn áp dụng trong việc tái thiết xã hội Việt Nam những quy điều của bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, giải phóng cá nhân, thu hồi mọi quyền hành mà phong kiến nắm giữ. Ông đã hoàn thành một công cuộc nhân đạo chống lại sự khắt khe của luân lý. Vì là người như gia trưởng, cá nhân phải có quyền tự do quyết định, tự do phát biểu ý kiến, tự do hành động như gia trưởng. Vì là người, cá nhân có quyền đòi hỏi được đối xử ngang hàng với mọi người. Đó là những quyền tự nhiên bất di, bất dịch và bất khả xâm phạm mà cá nhân có ngay trước khi gia đình được tạo thành, ngoài ý muốn của gia trưởng, ngoài ý muốn của phong tục, ngoài ý muốn của luân lý. Bóc lột những quyền tự nhiên ấy tức là phế bỏ nhân quyền của một người, tức là tiêu hủy tất cả cái cốt tính của một con người, tức là sát nhân vậy. Với Nhất Linh, tình trạng áp bức ấy sẽ chấm dứt. Từ nay, cá nhân sẽ được tự ý làm bất cứ mọt việc gì, miễn là việc ấy không nguy hại cho quyền lợi chung. Mọi chênh lệch giữa cá nhân đều bị xóa bỏ, mọi sự đều triệt để căn cứ trên công ích, mọi người đều có tự do sử dụng quyền hành tự nhiên, sự sử dụng ấy không có giới hạn nào khác là đảm bảo cho mọi người được hưởng quyền hành ngang hàng nhau. Pháp luật sẽ căn cứ trên những quyền lợi tự nhiên này, nhờ đó nó sẽ được xác định. Khi pháp luật và quyền lợi tự nhiên của cá nhân mâu thuẫn nhau, ấy là lúc pháp luật tỏ ra vô hiệu quả. Chính vì muốn chứng thực sự quan trọng của quyền hành tự

nhiên mà trong tác phẩm Đoạn tuyệt Nhất Linh đã tìm cơ hội cho Loan được ra tòa và cho Loan được trắng án. Một khi quyền sống của một người chính đáng thì pháp luật có nhiệm vụ phải bênh vực, công lý phải đảm bảo.

Trong chế độ cũ, cá nhân chỉ là một cái bóng vật vờ trong nền tối của gia đình. Nhân phẩm bị chà đạp, ý thức bị lu mờ, tâm hồn trống rỗng khô khan. Những luận đề của Nhất Linh góp phần thúc đẩy cá nhân vùng dậy bẻ gãy những xiềng xích trói buộc, giựt đổ mọi cưỡng bách, phá tung một khuôn khổ. Từ đây nó sẽ tự ý thức, sẽ làm nổi bật những khía cạnh của bản ngã của con người. Đó là có cảm xúc, biết muốn điều gì, biết quyết định thế nào. Con người sẽ tự điều động và kiểm soát mọi hành vi, tự điều khiển lấy cuộc đời, sẽ sống một cuộc sống riêng biệt với tất cả hương vị, màu sắc đặc thù của tâm hồn và trí tuệ. Với Nhất Linh, cá nhân đã khôi phục được quyền tự trị hoàn toàn, nhờ đó mới thực là một người có ý thức, có tự do, có quyền sống mà pháp luật và gia đình phải tôn trọng.

Như vậy, thông qua những tiểu thuyết luận đề, Nhất Linh đã thể hiện được những vấn đề xã hội bức thiết: vấn đề giải phóng phụ nữ khỏi chế độ gia đình. Đây là những tác phẩm ra đời vào lúc thích hợp, vì luận đề của nó là vấn đề nóng bỏng trong xã hội lúc bấy giờ: Vấn đề giải phóng con người, vấn đề về quyền cá nhân. Những tác phẩm đã khuấy động tâm hồn sâu xa của lớp thanh niên đô thị, học sinh sinh viên, nam nữ trí thức.

Chương 2

TÍNH LUẬN ĐỀ TRONG TIỂU THUYẾT NHẤT LINH

THỜI TRƯỚC CÁCH MẠNG THỂ HIỆN Ở PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 2.1. Khái niệm tính luận đề trong sáng tác văn học

2.1.1. Những yếu tố tạo nên tính luận đề

Suy cho cùng, mọi sáng tác văn học có giá trị đều mang tính luận đề. Lúc này, tính luận đề được hiểu là tính có vấn đề - một tính chất hiện diện trong sáng tạo ngôn từ đầy chủ ý, thể hiện rõ nét vai trò quan trọng của chủ thể trong việc nhìn nhận, đánh giá, suy xét, can thiệp vào mọi vấn đề của cuộc sống tự nhiên và xã hội. Ngay cả khi nhà văn không có ý thức bàn định thật tập trung vào vấn đề, tính luận đề của tác phẩm vẫn cứ hiển lộ. Nhưng nhìn theo nghĩa hẹp, tính luận đề trong sáng tác văn học là một sản phẩm hoàn toàn được ý thức, được xây dựng một

cách logic, dựa trên nền tảng một quan điểm, một quan niệm có cấu trúc chặt chẽ. Với một tác phẩm có tính luận đề (hiểu theo nghĩa hẹp), tác giả không hề giấu diếm ý đồ, ý định của mình, thậm chí tìm mọi cách làm cho nó hiển lộ. Điều tác giả mong muốn nhất không phải là sự ám gợi, ám chỉ mập mờ, chập chờn, bất định mà là sự rõ ràng, có tầng, có bậc rất khúc chiết của vấn đề được nói đến. Hơn lúc nào hết, khi sáng tác một tác phẩm có tính luận đề hay một tác phẩm luận đề là lúc nhà văn tin tưởng mạnh mẽ vào khả năng tác động xã hội lớn lao của văn học. Nếu không tin như thế, hẳn Phan Bội Châu không viết Trùng Quang tâm sử, Nguyễn Trọng Thuật không viết Quả dưa đỏ, Nam Cao không viết Đôi mắt, Nguyễn Minh Châu không viết Chiếc thuyền ngoài xa, Bức tranh…

Yếu tố đầu tiên tạo nên tính luận đề là vấn đề, là thông điệp - một vấn đề, thông điệp đủ “lớn”, đủ rõ ràng để khiến người ta quan tâm nhằm điều chỉnh một cách nghĩ, cách nhìn, một hành vi, thái độ… Không phải ngẫu nhiên mà khi đi vào tìm hiểu các tác phẩm có luận đề hay có tính luận đề, điều đầu tiên các nhà phê bình, nghiên cứu phải làm là cố gắng tìm cho ra thông điệp cốt lõi của tác giả.

Yếu tố thứ hai tạo nên tính luận đề là nội hàm xác định của hình tượng được xây dựng. Trong sáng tác luận đề, hình tượng không được hoạt động quá tự do. Những gợi mở từ hình tượng gần như đã được nhà văn tiên lượng và nhà văn luôn muốn độc giả hiểu hình tượng theo cách mình đã hiểu. Các hình tượng trong tác phẩm luận đề thường tồn tại tương đương với ý niệm, nó có thể được tóm tắt và sự tóm tắt đó không làm phương hại nhiều đến giá trị của nó.

Yếu tố thứ ba tạo nên tính luận đề là màu sắc biện luận logic của ngôn từ, bất kể đó là ngôn từ của người kể chuyện hay của nhân vật. Nhiều khi, những sắc thái cá biệt, cá thể của ngôn từ nhân vật bị nhoà lẫn vào ngôn từ uyên bác của tác giả, của người kể chuyện được tác giả trao cho những quyền tối thượng.

Tất nhiên, trên chỉ là những yếu tố cơ bản nhất. Để nhận ra tính luận đề của một sáng tác, người ta có thể căn cứ vào cách đặt tên văn bản, tên nhân vật, cách

kết cấu logic sáng sủa, cách “sa đà” với những đoạn thường được gọi là “trữ tình ngoại đề”…

2.1.2. Những biểu hiện khác nhau của tính luận đề ở từng thể loại văn học

Tính luận đề biểu hiện khác nhau trong tác phẩm tự sự, trữ tình, kịch, ký… Thậm chí, với các thể loại nhỏ trong các loại lớn kia, tính luận đề cũng có những vẻ mặt không giống nhau. Đó là ta chưa nói tới màu sắc riêng biệt của tính luận đề trong sáng tác của các tác giả có phong cách đặc thù…

Ở trong thơ, nhất là thơ trữ tình, tính luận đề thường được làm “mềm hoá” bởi cảm xúc, bởi vậy không phải bao giờ luận đề cũng được trình bày một cách tường minh, chặt chẽ. Tuy vậy, so với các bài thơ trữ tình “thuần tuý”, cái tứ của bài thơ luận đề bao giờ cũng nổi bật, đập ngay vào tri giác. Chẳng hạn, bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu đã được cấu tứ theo tính luận đề: Phải tận hưởng gấp gấp những lạc thú cuộc đời, bởi đời người hữu hạn, tuổi trẻ có kỳ mà thời gian trôi như nước xiết. Có bao nhiêu đoạn thơ là có chừng ấy luận điểm khẳng định cơ sở của hành động “vội vàng”. Trong ý thức sáng tạo, Xuân Diệu luôn nghĩ mình phát ngôn theo sức hút của bản thân luận đề. Nhưng thực tế là: luận đề trở nên hấp dẫn, trở nên mới mẻ chính nhờ phần cá biệt hoá của Xuân Diệu – cá biệt hoá bằng thứ cảm xúc nồng nàn hình như chỉ riêng ông mới có.

Trong tác phẩm tự sự, luận đề dễ nhận thấy hơn. Có khi, ta nhận biết được qua các tuyên bố của chính tác giả - người kể chuyện, kiểu như: Trai thời trung hiếu làm đầu/ Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình (Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu). Có khi ta nhận biết được qua sự bố trí đầy tính lộ liễu đối với hệ thống nhân vật, qua cách đặt tên đầy dụng ý đối với các nhân vật (điều này đã nói ở trên) …

Cũng thuộc loại tự sự cả nhưng một truyện ngắn luận đề và một tiểu thuyết luận đề vẫn có những điểm khu biệt. Với truyện ngắn, do dung lượng nhỏ, nhiều khi luận đề choán hết tất cả. Tác giả không có nhiều đất để “diễn”, để gợi mở nhiều

góc nhìn, nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong khi đó, với tiểu thuyết, nhà văn lại có thể cho phép mình dềnh dàng chỗ này chỗ nọ với vô vàn chi tiết, tình tiết cụ thể. Do vậy, luận đề thì rõ mà đọc vẫn không cảm thấy bị gò bó và “dắt mũi”. Tất nhiên, đây không thuần tuý là đặc điểm loại hình của tiểu thuyết. Vấn đề quan trong còn tuỳ thuộc vào tài năng của nhà văn nữa.

2.1.3. Từ tính luận đề trong tiểu thuyết tới tiểu thuyết luận đề

Tiểu thuyết là hư cấu, tưởng tượng, là phiêu lưu. Theo quan niệm hiện đại, tiểu thuyết là hình thức đối thoại lớn của tác giả và người đọc. Tiểu thuyết mô tả đời sống riêng của con người trong mối quan hệ rộng lớn của xã hội, tiểu thuyết mang tính tự do, động, để ngỏ. Chúng ta thấy tính luận đề trong tiểu thuyết chỉ có một tiếng nói của tác giả. Tác giả dùng cách nói thẳng, cho nhân vật nói thẳng. Như vậy phần nào có sự đối lập đơn âm của luận đề với đa âm của tiểu thuyết, sự linh hoạt của tiểu thuyết với sự khô cứng của luận đề, sự tự do, để ngỏ của tiểu thuyết với sự logic chặt chẽ của luận đề.

Ở Việt Nam, trong mấy thập niên đầu thế kỷ XX, tiểu thuyết luận đề được xây dựng dựa trên các ý tưởng về phong hoá, phong tục, ý tưởng chống lại gia đình phong kiến, ý tưởng đòi hỏi tự do, tự lập cho con người cá nhân. Vũ Ngọc Phan ghi nhận mười loại hình tiểu thuyết, trong đó có tiểu thuyết luận đề. Phạm Thế Ngũ cũng cho rằng: “Tiểu thuyết luận đề là tiếng dùng để dịch thành ngữ Romanathise. Luận đề đây chỉ là cái chủ trương, cái quan niệm có hệ thống của một tác giả về một vấn đề trọng đại của tư tưởng và liên quan đến xã hội nhân sinh. Nhà văn viết ra một câu chuyện với chủ ý trình bày những nhân vật, dẫn dắt các tình tiết để đi đến một kết cục, tất cả nhằm bênh vực cái quan niệm riêng của mình… Người ta nhận ra tiểu thuyết luận đề ở chỗ, tác giả đã rõ rệt chủ ý bênh vực một quan niệm, để chống lại một quan niệm khác và rõ rệt uốn nắn câu chuyện, khuôn đúc nhân vật, phục vụ cho chủ ý của mình”…[57, 244]. Nguyễn Văn Xung trong Bình giảng Tự lực văn đoàn viết: “Sau khi thành lập Tự lực văn đoàn, Nhất

Linh tiến sang loại tiểu thuyết luận đề, là những tác phẩm quan trọng đã gây nhiều sôi nổi trong dư luận” [89, 48].

Từ sau năm 1932, thể loại tiểu thuyết phát triển mạnh, một trong nhiều nguyên nhân lúc đó là nhiều nhà văn nhận thấy xã hội đang sống là xã hội thoái hoá, thối nát và theo đuổi mục đích cải cách xã hội cũ, hạ bệ chế độ đại gia đình, bài trừ mê tín dị đoan, đập tan xiềng xích trói buộc của luân lý Khổng Mạnh. Hăng hái tiên phong là nhóm Tự lực văn đoàn. Họ đấu tranh cho quyền tự do yêu đương, cho hạnh phúc cá nhân, cho người phụ nữ goá chồng được cải giá… Họ không chấp nhận triết lý dung hoà Âu – Á, mới cũ của thế hệ trước chủ trương. Các nhà văn chọn thể loại tiểu thuyết theo lối mới làm phương thức đấu tranh, như Lương Khải Siêu: “Muốn làm mới một nước phải hăng hái làm mới tiểu thuyết nước ấy. Cho nên muốn mới đạo đức thì phải mới tiểu thuyết. Muốn mới chính trị phải mới tiểu thuyết, muốn mới tôn giáo phải mới tiểu thuyết. Muốn mới học thức phải mới tiểu thuyết, muốn mới nhân tâm phải mới tiểu thuyết… Vì sao vậy? Vì tiểu thuyết có sức mạnh chi phối con người ta.

Các nhà văn đã nỗ lực đổi mới tiểu thuyết và dòng tiểu thuyết để phơi bày những sự hư hỏng, thối nát, bất công đáng ghét của xã hội. Trọng tâm của cuộc đấu tranh này lúc đó là: chế độ đại gia đình.

Tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách ở giai đoạn trước là lời cảnh báo chế độ đại gia đình về vấn đề tình yêu tự do, nhưng tác giả chưa dám có thái độ ủng hộ mạnh mẽ, quyết liệt. Các cuốn: Hồn bướm mơ tiên, Nắng thu cũng chỉ mới ca ngợi tình yêu lãng mạn tự do. Phải đến Nửa chừng xuân (1934) Khái Hưng mới đi vào tự do luyến ái, tuyên chiến với lễ giáo phong kiến chà đạp lên tình yêu hạnh phúc cá nhân. Các tác phẩm phản ánh xung đột mới - cũ trở nên gay gắt ở thành thị. Cuốn Gia đình mô tả cảnh gia đình là địa ngục đối với cá nhân, đối với những người có đầu óc tiến bộ. Thói háo danh, gia trưởng của cả một xã hội quan trường thối nát đã tha hoá tâm hồn con người bị phơi bày. Tác phẩm khiến cho người đọc

cảm thấy cần phải dứt khoát, phải đoạn tuyệt với chế độ gia đình phong kiến.

Thoát ly phơi bày cảnh gì ghẻ manh ác, nham hiểm đã đẩy cô gái mới hiền dịu ngây thơ, khao khát cuộc đời tự do, tình yêu chân thật tới cái chết tủi cực.

Nguyễn Công Hoan viết Lá ngọc cành vàng cũng tố cáo gia đình phong kiến tàn nhẫn chà đạp lên tình yêu của con cái, huỷ hoại cuộc sống của một người con gái xinh đẹp. Đến cô giáo Minh, Nguyễn Công Hoan mô tả được xung đột mới cũ, lên án cảnh mẹ chồng cay nghiệt với nàng dâu, nhưng ông chỉ chủ trương dung hoà mới - cũ. Cách giải quyết của Nguyễn Công Hoan mang tính chất bảo thủ. Cách giải quyết của Khái Hưng còn có phần ôn hoà. Nhất Linh qua các tiểu thuyết của mình có thái độ mạnh mẽ, quyết liệt hơn nhiều, ông thể hiện lập trường dứt khoát với chế độ đại gia đình phong kiến. Chất luận để rõ rệt nổi đậm tạo cho tiểu thuyết luận đề có một dáng dấp riêng.

2.2. Những luận đề chính trong tiểu thuyết Nhất Linh

Một phần của tài liệu Tính luận đề trong tiểu thuyết của nhất linh trong thời trước cách mạng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w