Vai trò trí thức cách mạng sài gòn gia định trong công cuộc kháng chiến chống pháp (1946 1954)

149 1.5K 4
Vai trò trí thức cách mạng sài gòn   gia định trong công cuộc kháng chiến chống pháp (1946   1954)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ KIM NGA VAI TRÒ TRÍ THỨC CÁCH MẠNG SÀI GÒN - GIA ĐỊNH TRONG CÔNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1946 - 1954) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ TP. HỒ CHÍ MINH, 2012 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ KIM NGA VAI TRÒ TRÍ THỨC CÁCH MẠNG SÀI GÒNGIA ĐỊNH TRONG CÔNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1946 - 1954) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN VĂN THỨC Tp. Hồ Chí Minh, 2012 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập, nghiêm túc của riêng tôi. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã kế thừa thành quả khoa học của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và đồng nghiệp với sự tôn trọng và biết ơn. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trên bất kỳ công trình nào. TP. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 9 năm 2012 Tác giả luận văn NGUYỄN THỊ KIM NGA 4 Trước hết tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo - Người Trước hết tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo - Người hướng dẫn khoa học - TS. Trần Văn Thức hướng dẫn khoa học - TS. Trần Văn Thức đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Cao học. tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Cao học. Xin chân thành cảm ơn Thành ủy và các cơ quan ban ngành, các Xin chân thành cảm ơn Thành ủy và các cơ quan ban ngành, các nhân sĩ trí thức ở Tp. Hồ chí Minh, và các địa phương đã giúp đỡ, hỗ trợ, nhân sĩ trí thức ở Tp. Hồ chí Minh, và các địa phương đã giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình sưu tầm tư liệu để hoàn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình sưu tầm tư liệu để hoàn thành luận văn. thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn khoa Lịch sử, phòng Sau Đại học, trường Xin chân thành cảm ơn khoa Lịch sử, phòng Sau Đại học, trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong học tập và hoàn Đại học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong học tập và hoàn thành luận văn Thạc sỹ. thành luận văn Thạc sỹ. Cho phép tôi được bày tỏ sự tri ân quý lãnh đạo, đồng nghiệp tại Cho phép tôi được bày tỏ sự tri ân quý lãnh đạo, đồng nghiệp tại trường học nơi tôi công tác, đã quan tâm và tạo điều kiện cho tôi trong trường học nơi tôi công tác, đã quan tâm và tạo điều kiện cho tôi trong suốt khóa học. suốt khóa học. Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, chia Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ để tôi yên tâm học tập và hoàn thành khóa học này sẻ để tôi yên tâm học tập và hoàn thành khóa học này . . TP. Hồ Chí Minh, ngày 17/9/2012 TP. Hồ Chí Minh, ngày 17/9/2012 Tác giả Tác giả NGUYỄN THỊ KIM NGA NGUYỄN THỊ KIM NGA 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCH: Ban chấp hành Cb. Chủ biên CMT8-1945: Cách mạng tháng 8/1945 CNXH: Chủ nghĩa xã hội CTQG: Chính trị quốc gia GS. Giáo sư H.: Hà Nội HLHQDVN: Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam KT-XH: Kinh tế xã hội MTDTTN: Mặt trận Dân tộc Thống nhất NQTW: Nghị quyết trung ương Nxb.: Nhà xuất bản Tp.: Thành phố TƯ: Trung ương UBKCHC: Ủy ban Kháng chiến Hành chính UBND: Ủy ban nhân dân 6 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục từ viết tắt PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài .1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .4 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .8 5. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu .8 6. Những đóng góp của luận văn .9 7. Kết cấu của luận văn .10 CHƯƠNG 1: TRÍ THỨC CÁCH MẠNG SÀI GÒNGIA ĐỊNH VÀ BỐI CẢNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1946-1954 11 1.1. Trí thức cách mạng Sài GònGia Định 11 1.1.1. Khái quát về trí thứctrí thức cách mạng Việt Nam .11 1.1.2. Trí thức cách mạng Sài Gòn - Gia Định 18 1.2. Bối cảnh lịch sử cách mạng Việt Nam giai đoạn 1946-195417 .21 1.2.1. Trí thức và phong trào đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc trước 1945 21 1.2.2. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam sau CMT8-1945 . 25 CHƯƠNG 2: TRÍ THỨC CÁCH MẠNG SÀI GÒN - GIA ĐỊNH TRONG CÔNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1946-1954). 31 2.1. trong xây dựng chính quyền và đấu tranh chính trị .31 2.1.1. Tham gia xây dựng chính quyền cách mạng .31 2.1.2. Tham gia xây dựng tổ chức MTDTTN 36 2.1.3. Tham gia phong trào đấu tranh chính trị .41 7 2.2. Trong xây dựng nền kinh tế 49 2.2.1. Khắc phục những khó khăn tài chính .49 2.2.2. Xây dựng nền kinh tế kháng chiến 53 2.2.3. Phong trào sản xuất và cải cách ruộng đất 55 2.3. Trong văn hóa – giáo dục và y tế 56 2.3.1. Văn hóa .56 2.3.2. Đấu tranh trên mặt trận báo chí 62 2.3.3. Giáo dục 68 2.3.4. Y tế .76 2.4. Trong đấu tranh quân sự .79 2.5. Trên mặt trận ngoại giao .90 CHƯƠNG 3:TẦM QUAN TRỌNG CỦA TRÍ THỨC CÁCH MẠNG SÀI GÒNGIA ĐỊNH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG TRÍ THỨC TRONG CÔNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1946-1954) 99 3.1. Tầm quan trọng của trí thức cách mạng Sài GònGia Định trong công cuộc kháng chiến chống Pháp .99 3.2. Những bài học kinh nghiệm về chính sách thu hút và sử dụng trí thức trong công cuộc kháng chiến chống Pháp 104 KẾT LUẬN 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 8 1. Lý do chọn đề tài Theo dòng lịch sử, mỗi bước tiến của đời sống xã hội ngày càng cho thấy trí tuệ - trí thức là tài nguyên quí giá nhất trong mọi tài nguyên của các quốc gia. Trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, tầm quan trọng của nhân tài đối với việc hưng thịnh của quốc gia đã được khẳng định và đề cao qua từng thời kỳ lịch sử. Trong bài ký đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất năm 1442, Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung, một vị quan nổi tiếng dưới triều vua Lê Thánh Tông, đã ghi rằng: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp…” [57]. Trong mọi thời đại, trí thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân sĩ, trí thức Việt Nam luôn giữ vai trò quan trọng và có những đóng góp xứng đáng cho đất nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều thế hệ trí thức Việt Nam trở thành những nhà lãnh đạo kiệt xuất, nhà quân sự, nhà sáng chế, nhà khoa học lỗi lạc, nhà cải cách, nhà lý luận, nhà văn, nhà thơ, . Họ luôn gắn mình với tiến trình đấu tranh giữ gìn độc lập, phát triển văn hoá, hun đúc những truyền thống dân tộc, không chỉ cống hiến mưu lược cùng toàn dân tộc chiến thắng kẻ thù xâm lược mà còn đóng góp tài trí vào công cuộc xây dựng đất nước trong thời bình. Thực tiễn dựng nước và giữa nước của dân tộc Việt Nam đã và đang khẳng định vai trò quan trọng của tầng lớp trí thức qua các giai đoạn lịch sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, luôn coi trọng đội ngũ trí thức là động lực thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của dân tộc. “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế . Địa vị những người trí thức ái quốc Việt Nam là cùng với toàn thể đồng bào, kiến thiết nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam thống nhất, độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc”[31, tr.156]. 9 Trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, rất nhiều trí thức đã có những đóng góp công sức và tài trí cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc, làm nên những thành công trên nhiều lĩnh vực như quân sự, y tế, văn hóa, giáo dục. “ .Những người trí thức tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến rất quý báu cho Đảng. Không có những người đó thì công việc cách mạng khó khăn thêm nhiều”. Tại Đại hội VII (1991) Đảng nhận định vai trò của trí thức: "Trong cách mạng dân tộc dân chủ, vai trò của giới trí thức đã quan trọng, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội vai trò của trí thức càng quan trọng hơn. Giai cấp công nhân nếu không có đội ngũ trí thức của mình và bản thân công - nông không được nâng cao kiến thức, không dần dần được trí thức hóa thì không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội"[12]. Ngày nay, cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ, giá trị của tri thức, vai trò của đội ngũ trí thức càng được đề cao, như là nguồn lực quan trọng đặc biệt, phản ánh sức mạnh của mỗi quốc gia. Hơn thế, đó là một xu thế tất yếu mang tính thời đại, của một đất nước đang bước vào thời kỳ xây dựng, phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Trên tất cả các bình diện, có thể thấy rằng, việc xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức không chỉ bảo đảm nguồn lực con người cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mà nó còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong toàn bộ chiến lược xây dựng và phát triển đất nước. Trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước, "Trí thức là đại diện cho trí tuệ của dân tộc"[35, tr.232]. Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nó đặt ra yêu cầu phát huy sức mạnh tổng hợp trong xây dựng đội ngũ trí thức, là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị. Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ lần thứ 7 (khóa X), về “xây dựng cơ chế, chính sách mới nhằm phát huy có hiệu quả tiềm năng của đội 10 ngũ trí thức hiện có, vừa xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ trí thức đến năm 2020”, đã nêu lên lưu ý đến vấn đề xây dựng đội ngũ trí thức đi liền với việc mạnh dạn sử dụng và phát huy tiềm lực trí thức. Mục tiêu đến năm 2020, là xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, từng bước tiến lên ngang với trình độ của trí thức thế giới. Chính vì vậy, nghiên cứu về trí thức là nghiên cứu một đối tượng đặc thù trong cơ cấu xã hội gắn liền với những phương thức lao động, bản chất xã hội và những đặc điểm hình thành, phát triển của trí thức như một cá thể - chủ thể mang nhân cách sáng tạo, như một tầng lớp, một nhóm xã hội - nghề nghiệp và như một cộng đồng trong quan hệ với xã hội và nhà nước, với dân tộc và giai cấp, với truyền thống và hiện đại. Trong lịch sử hình thành và đấu tranh của trí thức Việt Nam, trí thức Nam bộ nói chung và trí thức Sài GònGia Định nói riêng có một vị thế và vai trò quan trọng, đặc biệt được thể hiện qua chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Với những đóng góp quan trọng, cơ bản và mang tính quyết định trên nhiều lĩnh vực như xây dựng chính quyền, xây dựng lực lượng, quân sự, y tế, văn hóa, giáo dục và đối ngoại, . lực lượng trí thức Sài GònGia Định trở thành một bộ phận không thể tách rời khỏi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Những đóng góp của họ là vô cùng lớn lao, để lại nhiều bài học quý báu. Chính vì vậy, việc tìm hiểu vai trò của đội ngũ trí thức Sài GònGia Định trong kháng chiến chống Pháp sẽ làm cơ sở cho sự tiếp bước của đội ngũ trí thức trong giai đoạn mới, đáp ứng những yêu cầu đặt ra của đất nước và thời đại, thực hiện mục tiêu phát triển. Thực hiện đề tài, một mặt góp phần tìm hiểu và đánh giá những đóng góp của trí thức cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp trên tất cả các mặt chính trị - xã hội, đưa tới thắng lợi cuối cùng của quân và dân ta; đồng thời, hình thành luận cứ để Đảng và Nhà nước nhìn nhận, đánh giá đúng vai

Ngày đăng: 14/12/2013, 00:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan