PHẠM THỊ NGA
VAI TRÒ CỦA GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG BÌNH TRONG CUỘC KHÁNGCHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 – 1975)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Ngêi híng dÉn khoa häc: PGS.TS NGUYỄN TRỌNG VĂN
VINH - 2012
Trang 2Sau một quá trình làm việc nghiêm túc và hết mình, luận văn của chúngtôi đã được hoàn thành Để có được kết quả này, chúng tôi xin chân thànhcảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử- Trường Đại học Vinh, Trungtâm LT Quốc gia III, Cục LT tỉnh Quảng Bình, Sở Giao thông vận tải tỉnhQuảng Bình, Thư viện tỉnh Quảng Bình, Thư viện Quốc gia Hà Nội.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS TS.Nguyễn Trọng Văn đã trực tiếp hướng dẫn tận tâm, khích lệ và chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, đã giúp đỡ cho tôi hoàn thành luậnvăn này.
Tôi xin gửi lời cám ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè đãgiúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã rất cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏinhững thiếu sót Rất mong được sự lượng thứ, góp ý của các thầy cô cùng bạnbè và đồng nghiệp.
Vinh, tháng 10 năm 2012
TÁC GIẢ
PHẠM THỊ NGA
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 3
3 Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 6
4 Đóng góp của luận văn 7
5 Nguồn đề tài, phương pháp nghiên cứu 8
6 Bố cục của luận văn 9
1.2 Giao thông vận tải Quảng Bình trước thời thuộc Pháp 15
1.2.1 Giao thông vận tải đường bộ 16
1.2.2 Giao thông vận tải đường thủy 18
1.3 Giao thông vận tải Quảng Bình thời thuộc Pháp 19
1.3.1 Giao thông vận tải đường bộ 19
1.3.2 Giao thông vận tải đường sắt 20
1.3.3 Giao thông vận tải đường thủy 22
1.4 Giao thông vận tải Quảng Bình từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đếnnăm 1954 22
Trang 41.4.1 Mở đường giao thông phục vụ kháng chiến 22
1.4.2 Đẩy mạnh công tác vận tải phục vụ chiến dịch liên tỉnh và chiến dịchTrung Lào 25
2.3 Đẩy mạnh công tác vận tải phục vụ sản xuất và chiến đấu 43
2.4 Khôi phục và phát triển giao thông vận tải trong thời gian ngừng bắn 57
*Kết luận chương 2 71
CHƯƠNG 3: GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG BÌNH TRONG VIỆCCHI VIỆN CHO CHIẾN TRƯỜNG MIỀN NAM VÀ GIÚP ĐỠ NƯỚCBẠN LÀO 72
3.1 Đảm bảo thông suốt mạch máu giao thông vận tải toàn tỉnh trong thời kỳchống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ 72
3.1.1 Lực lượng tham gia bảo vệ, xây dựng mạng lưới giao thông vận tải 72
3.1.2 Đảm bảo huyết mạch giao thông vận tải 76
3.2 Ý nghĩa của tuyến đường ngang trên địa phận tỉnh Quảng Bình 87
3.2.1 Hệ thống đường ngang trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 87
3.2.2 Ý nghĩa chiến lược của hệ thống đường ngang 94
3.3 Đảm bảo công tác vận tải phục vụ chiến trường miền Nam 101
3.3.1 Phương án đảm bảo công tác chi viện ra chiến trường 101
3.3.2 Ngành vận tải Quảng Bình chi viện cho chiến trường miền Nam 105
Trang 53.4 Giao thông vận tải Quảng Bình làm tròn nghĩa vụ quốc tế với nước
Trang 6TỪ VIẾT TẮT
GTVTGTCCTNXPNXBXHCNQĐNDLTUBHCUBKCUBKCHC
Giao thông vận tảiGiao thông công chánhThanh niên xung phongNhà xuất bản
Xã hội chủ nghĩaQuân đội nhân dânLưu trử
Uỷ ban kháng chiếnUỷ ban hành chính
Uỷ ban kháng chiến hành chính
Trang 7MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trong xã hội, lĩnh vực nào cũng quan trọng, cũng cần thiết đối với
cuộc sống của con người, nhưng ít lĩnh vực được ví như “mạch máu” của một
quốc gia Số ít của sự quan trọng bậc nhất là lĩnh vực giao thông vận tải Giaothông vận tải chính là thước đo đánh giá trình độ phát triển của xã hội, đồngthời, có tác dụng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo an ninh quốcphòng Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giao thông vận tải được gọi là
“tiền phương”, là nhân tố quyết định thắng lợi, thống nhất đất nước Có thể
nói rằng, giao thông vận tải là một mặt trận nóng bỏng nhất, ác liệt nhất Đâylà chiến trường giữa ta và đế quốc Mỹ không những đối phó với nhau bằngbom đạn, còn là cuộc đấu trí gay go giữa kẻ đi xâm lược và người chống xâmlược Vì vậy, những lực lượng giữ cho giao thông vận tải luôn thông suốt, an
toàn, nhanh chóng được gọi là “chiến sỹ mặt đường” hay “phi công mặt
đường” Mặt trận giao thông vận tải góp phần làm nên những nối tiếp thành
công, đẩy cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta sang những bướcngoặt quan trọng Chính vì tầm quan trọng của ngành giao thông vận tải trong
cuộc kháng chiến, Hồ Chí Minh đã nói rằng:“ Giao thông là mạch máu của
mọi việc Giao thông tắc thì việc gì cũng tắc Giao thông tốt thì việc gì cũngdễ dàng”.
Điều đó có nghĩa “đôi khi thắng lợi chỉ nằm ở một con đường” Cho
nên, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tinh thần chiến đấu của những chiến
sỹ giao thông vận tải luôn sáng đẹp với tư tưởng: “Máu của mình có thể đổ
nhưng mạch máu giao thông phải thông suốt” Bởi thế, những tuyến đường
giao thông đã trở thành tiền phương trực tiếp đưa người, của cải, vũ khí,… ra
chiến trường Chính sự chi viện này đại sứ Bunker đã nói rằng: “Nếu Mỹ cắt
được đường mòn, tôi nghĩ rằng Việt Cộng sẽ chết khô, sở dĩ Cộng sản đã cầm
Trang 8cự lâu dài với chúng ta, chính là vì họ đã hoàn thành một cách có hiệu quảhành lang xâm nhập con đường này”.
1.2 Hiệp định Giơneve được thi hành, vĩ tuyến 17 trở thành một lát cắt,chia hai miền đất nước với hai nền chính trị khác nhau Chính vì vậy, tỉnhQuảng Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là cầu nối trực tiếp của miềnNam khói lửa, của miền Bắc hậu phương và của nước Lào anh em Điều nàyđồng nghĩa, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Quảng Bình phảiđảm nhận hai vai trò to lớn, vừa là chiến trường, vừa là hậu phương trực tiếp
của chiến trường Bởi thế, trong chiến tranh đế quốc Mỹ gọi nơi này là “cán
soong” hay “cuống họng” của tuyến vận tải chiến lược Đối với cuộc kháng
chiến chống Mỹ của dân tộc, Quảng Bình được coi là cửa ngõ, là nơi tập kếtlực lượng, vật chất, vũ khí và nơi xuất phát tấn công của bộ đội Trường Sơn
để hoàn thành lý tưởng “tất cả vì miền Nam ruột thịt” Bởi thế, đế quốc Mỹ
tìm mọi cách trút hàng ngàn tấn bom đạn trên những tuyến đường vận tảichiến lược vào Nam, đặc biệt trên những tuyến đường ngang nối trực tiếp vớiđường Trường Sơn, ở phía Tây Quảng Bình Mục đích thâm độc của đế quốc
Mỹ nhằm chặt đứt “cuống họng” đối với chiến trường Miền Nam, nơi LầuNăm Góc cho rằng: “ngăn chặn được sự chi viện của miền Bắc, ngăn chặn
được đường Trường Sơn, chiến tranh sẽ kết thúc, thắng lợi thuộc về Mỹ”.
Tuy nhiên, với tinh thần:“Hết nhà ta lại phá tường Không để xe tắc và
đường ta hư”, quân và dân Quảng Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng và các ban
ngành đã bảo vệ, sửa chữa, xây dựng thêm những con đường chiến lược nhằm
“chia lửa” với những con đường khác Bởi vậy, giao thông đã thông suốt cho
ngày đêm xe qua, trên những tuyến đường chiến lược tỉnh Quảng Bình đảm
nhận trọng trách Tinh thần kiên cường, dũng cảm đảm bảo “huyết mạch” cho
những đoàn xe băng băng ra chiến trường, mang trên mình những gì miềnNam ruột thịt đang cần thiết.
Trang 9Chính tinh thần“xe chưa qua nhà không tiếc”, “đường chưa xong không tiếc
máu xương”, quân và dân Quảng Bình góp phần làm nên “đường Hồ ChíMinh huyền thoại” hay “Trường Sơn - có một thời như thế” Những con
đường lịch sử minh chứng cho những trái tim, trí óc, tâm hồn và khát vọngcủa quân và dân Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung.
1.3 Là một người con của quê hương lớn lên trên vùng đất lửa QuảngBình, tuy không trực tiếp chứng kiến những năm tháng hào hùng, nhưng quasách vở, báo chí, qua hồi kí của các bậc anh hùng chiến đấu, chúng tôi rất đổitự hào về ngành giao thông vận tải Quảng Bình Sự đóng góp lớn lao và sự hisinh xương máu, làm nên những tuyến đường vận tải chiến lược của quândân, cán bộ và công nhân ngành giao thông vận tải, trước hết là sự lãnh đạocủa Đảng, các ban, ngành giao thông vận tải trên địa bàn toàn tỉnh Nhữngngười không tiếc máu xương, của cải, để có ngày đất nước có được khoảnhkhắc nở hoa độc lập, kết quả tự do Vì những lý do đó, chúng tôi quyết định
chọn đề tài: “Vai trò của giao thông vận tải Quảng Bình trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Với vị trí chiến lược của tỉnh, vấn đề giao thông vận tải Quảng Bìnhtrong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giữ một vai trò trọng yếu, đế quốc Mỹ
gọi là “thắt nút cổ chai” Trong thời kỳ 1954 - 1975, ngành GTVT Quảng
Bình có đóng góp rất quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Mảng lịch sử này góp phần làm vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứunước của tỉnh Quảng Bình, đồng thời góp phần to lớn làm nên tên tuổi
“đường Trường Sơn huyền thoại” Nhưng vấn đề giao thông vận tải Quảng
Bình từ 1954 - 1975 chưa có một công trình nào chuyên biệt và hệ thống,đúng với vị trí lịch sử của nó Điều này có nghĩa, nhiều tác phẩm đề cập đếnvấn đề giao thông vận tải Quảng Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
Trang 10nhưng viết gộp vào cùng với những mảng lịch sử tỉnh, tóm gọn và sơ lược,góp phần làm nên những thắng lợi vẽ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹđối với địa phương Quảng Bình Những nét phác họa chủ yếu thiên về phầnthành tựu, góc khuyết còn lại chưa được làm sáng rõ khách quan.
Trong tác phẩm “Mặt trận giao thông vận tải trên địa bàn quân khu IV
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, (2002), của Nxb Quân đội nhân
dân, nhiều bài viết đề cập đến những khía cạnh về tổ chức chỉ đạo đảm bảoGTVT, trên địa bàn khu IV trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.Phương pháp phát huy tốt nhân tố con người trên mặt trận đảm bảo GTVT,trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước Nhân dân Quảng Bình chiến đấu anh dũngtrên mặt trận GTVT bảo vệ những tuyến đường chiến lược, bảo vệ hàng hóaan toàn Nhưng vấn đề GTVT Quảng Bình được nghiên cứu như một đơn vị
vùng “cổ chai”, dọc các tỉnh Quân khu IV
Tác phẩm “Lịch sử Quảng Bình kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954
- 1975” của Thường vụ tỉnh ủy - Đảng ủy, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng
Bình xuất bản nói đến vấn đề mở đường “việc mở tuyến thống nhất, tuyến vận
chuyển ngắn nhất nối liền Bình - Trị - Thiên là một bước tiến quan trọng chocông tác chuẩn bị vật lực để phục vụ các chiến dịch quân sự của ta về lâu dàisau nay” Đồng thời, nêu lên những con số quân và dân Quảng Bình làm được
trong công tác vận tải Tuy nhiên, trong tác phẩm GTVT Quảng Bình chỉđược viết gộp vào lịch sử tỉnh, không đề cập đến vấn đề giao thông vận tảinhiều, nhưng qua đó chúng ta thấy được quá khứ hào hùng, những chiến cônghiển hách quân và dân xứ Quảng làm được trong thời kỳ chống Mỹ, cứunước.
Với tác phẩm “Trường Sơn - có một thời như thế”, (2009), do Nxb Trẻ
xuất bản, của nhiều tác giả hầu hết là bộ đội Trường Sơn sống và chiến đấutrên vùng đất Quảng Bình khói lửa, ghi lại thời kỳ của những ngày tháng hào
Trang 11hùng Đó là hình ảnh của các “chiến sỹ mặt đường” và “phi công mặt đường”,
đảm bảo các tuyến đường giao thông luôn thông suốt cũng như bảo vệ conngười và vật chất, trên tuyến đường vận tải chiến lược vào Nam Đây lànhững ký ức không thể nào quên được, tuy gian khổ, sự hi sinh xướng máu,nhân tài vật lực rất lớn nhưng vượt lên sự gian khổ, vượt lên sự hi sinh mấtmát lớp lớp thanh niên đã tạo nên những kỳ tích, làm nên những chiến công vĩđại trước mưa bom, bão đạn của kẻ thù.
Hay như tác phẩm “Trường Sơn con đường huyền thoại”, (2009), Nxb
Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, nói lên lòng nhiệt huyết, ý chí của toàn
dân tộc, làm nên một thiên hùng ca của những thế hệ:“Xẽ dọc Trường Sơn đi
cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai”của dân tộc Việt, trong đó giao
thông vận tải Quảng Bình là cầu nối chiến lược giữa hậu phương miền Bắc và
tiền tuyến miền Nam Qủa thật, Quảng Bình là “cửa ngõ” của đường Hồ ChíMinh, là “đại bản doanh” của Đoàn 559, nơi đây chính là nơi tập kết quân
đội, hàng hóa, vũ khí, thuốc men… vận tải vào Nam và chi viện cho chiếntrường Lào Qua đó, chúng ta thấy được sự hiểm nguy, đức hi sinh của bộ đội,của thanh niên xung phong, của người dân trên những tuyến đường chiếnlược Đằng sau sự khốc liệt của bom đạn, chúng ta thấy được sự thiếu thốn vềcái ăn, cái mặc và sinh hoạt Nhưng dù thế nào đi nữa chúng cũng thấy đượctinh thần bất khuất, dí dỏm của những người chiến sỹ làm việc trên tuyếnđường này.
Phải đến cuốn “Lịch sử giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình từ 1858 –
1999”, (1999), do Nxb giao thông vận tải ấn hành, bàn về vấn đề giao thông
vận tải Quảng Bình qua các thời kỳ khác nhau, từ buổi đầu sơ khai đến nhữngnăm sau chiến tranh kết thúc Bên cạnh đó, nêu lên những thành tựu, nhữngchiến công hiển hách ngành giao thông vận tải Quảng Bình làm được, cũngnhư vinh danh những anh hùng lao động trong ngành giao thông vận tải
Trang 12Quảng Bình Những thành tích to lớn của ngành giao thông vận tải QuảngBình được lịch sử ghi nhận, xã hội tri ân
Và bên cạnh đó, nhiều bài báo in, báo điện tử ca ngợi những con người
“gan vàng, dạ ngọc” trên tuyến đường vận tải chiến lược năm xưa Tất cả những
tác phẩm trên dù ít nhiều đề cập đến vai trò, vị trí của ngành GTVT Quảng Bìnhqua các thời kỳ lịch sử Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâunghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về giao thông vận tải Quảng Bình giaiđoạn lịch sử (1954 - 1975) Mổi tác phẩm đề cập đến một góc độ, một phươngdiện khác nhau trong áng thiên hùng ca sâu rộng của ngành giao thông vận tảiQuảng Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu đã công bố nói trên là nguồn tưliệu hết sức quan trọng, quý giá, giúp chúng tôi tiếp cận và giải quyết vấn đề đặt rađược tốt hơn.
3 Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Với tên gọi của đề tài đã chỉ rõ, đối tượng nghiên cứu của luận văn là
vai trò của GTVT Quảng Bình trong thời kỳ 1954 - 1975 Đây chính là phần
trọng tâm chúng tôi sẽ lý giải, phân tích làm sáng tỏ vấn đề giao thông vận tảiQuảng Bình với vai trò là “tiền phương” trực tiếp của chiến trường Đồng thời,làm rõ vấn đề giao thông vận tải Quảng Bình trong sản xuất và chiến đấu, vaitrò của hệ thống đường ngang chiến lược nằm trên vùng đất Quảng Bình Đặcbiệt, chi viện cho chiến trường miền Nam và hoàn thành nghĩa vụ quốc tế đốivới nước bạn Lào Tuy nhiên, để làm sáng rõ vấn đề trên, chúng tôi sẽ phácthảo vài nét sơ lược về giao thông vận tải Quảng Bình trước năm 1954, để hiểurõ về giao thông vận tải của Quảng Bình và vị trí của giao thông vận tải trongthời kỳ mới, cũng như nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải đối với cuộckháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Trang 133.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với vị trí giao thông chiến lược của Quảng Bình trong cuộc kháng chiếnchống Mỹ, chúng tôi sẽ tìm hiểu vai trò xây dựng, sửa chữa, bảo vệ cầu đường;công tác vận tải chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam trongcuộc kháng chiến của quân dân, cán bộ - công nhân ngành giao thông vận tảiQuảng Bình Đồng thời, góp phần phát triển kinh tế của ngành giao thông vậntải Qua đó, đánh giá một cách khách quan hơn về vai trò giao thông vận tảiQuảng Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: trong vòng khoảng 21 năm của cuộc kháng chiến chốngMỹ cứu nước 1954 - 1975.
- Không gian: tỉnh Quảng Bình theo bản đồ địa giới từ 1954 - 1975.
4 Đóng góp của luận văn
Luận văn làm sáng rõ bức tranh hào hùng, trong hoạt động giao thôngvận tải của quân và dân, cán bộ công nhân ngành giao thông vận tải, nhằm giữvững huyết mạch giao thông, phục vụ đắc lực việc chi viện nhân lực vàochiến trường miền Nam, cũng như làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao đẹp vớinước bạn Lào Đồng thời, chúng tôi sẽ làm sáng rõ thêm vai trò của nhữngtuyến đường ngang chiến lược, có tác dụng như thế nào đối với công tác vận
tải Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn, nếu không có sự “chia lửa” của nó,
không biết bộ đội, phương tiện chiến tranh sẽ vào Nam như thế nào dưới mưabom, bão đạn của kẻ thù.
Thông qua quá trình nghiên cứu, luận văn làm sáng tỏ tầm quan trọngvề vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Bình, trực tiếp lãnh đạo quân dân đảmbảo mạch máu giao thông, thông suốt trên địa bàn toàn tỉnh Mặt khác, khẳngđịnh vai trò của hậu phương đối với tiền tuyến, góp phần to lớn làm nên thắng
lợi của cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Hơn nữa, góp phần xây dựng lịch
Trang 14sử địa phương tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 1954 - 1975, nhằm giáo dụccho những người con Quảng Bình tự hào về truyền thống yêu nước kiêncường của một thời hoa lửa Mảng lịch sử địa phương có tác dụng to lớn trongviệc động viên tinh thần yêu nước, tình yêu quê hương và tự hào về dân tộccủa biết bao thế hệ
Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, những bài học kinhnghiệm sẽ có giá trị to lớn nhằm phát huy tích cực, khắc phục hạn chếtrong công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh Quảng Bình đối với côngcuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Đặc biệt, đối với ngànhGTVT Quảng Bình trong việc bảo vệ, làm đường như thế nào để phát huytốt truyền thống của ngành trong thời đại mới Hơn nữa, qua đó để pháthuy tốt truyền thống tri ân đối với những lực lượng có những đóng góplớn lao đối với ngành giao thông vận tải.
5 Nguồn đề tài, phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tài liệu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi tiếp cận và tham khảo nguồn tài liệu ởThư viện tỉnh Quảng Bình, Sở Giao thông vận tải Quảng Bình, Cục lưu trử củaUỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Trung tâm lưu trử quốc gia III, Bảo tàng tổnghợp tỉnh Quảng Bình, Thư viện Quốc gia Hà Nội, các sách báo, tạp chí, tài liệutrên mạng của nhiều tác giả liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Trong đó, những tài liệu gốc như các chỉ thị, nghị quyết, báo cáo, côngvăn của Tỉnh Ủy, UBHC tỉnh Quảng Bình, Sở Giao thông vận tải tỉnh QuảngBình thời kỳ 1954 - 1975.
Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu về lịch sử của Trungương và địa phương về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Tài liệu quaphim ảnh, bản đồ Đồng thời, chúng tôi đã xem những hồi ký của những anhhùng chiến đấu trên tuyến lửa Quảng Bình.
Trang 155.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sao chép các tư liệu, hìnhảnh có liên quan đến đề tài Cộng hưởng theo đó là phương pháp thực tế.
Trong quá trình xử lý tài liệu, chúng tôi sử dụng phương pháp tổnghợp, thống kê, phân loại tài liệu theo thời gian, so sánh, thẩm định đối chiếugiữa các nguồn tài liệu, để đánh giá khoa học và chân thực nhất
Đồng thời, là những người học và nghiên cứu lịch sử, chúng tôiluôn tuân thủ và quán triệt quan điểm Macxít, ở hai phương pháp nghiêncứu là phương pháp lịch sử và phương pháp logich Điều này đảm bảotính khách quan các sự kiện liên quan đến vấn đề nghiên cứu
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục Nội dungcủa luận văn được trình bày qua 3chương:
Chương 1 Khái quát về quá trình phát triển của giao thông vận tảiQuảng Bình trước năm 1954
Chương 2 Giao thông vận tải Quảng Bình trong xây dựng và bảo vệhậu phương 1954 - 1975
Chương 3 Giao thông vận tải Quảng Bình trong việc chi viện chochiến trường miền Nam và giúp đỡ nước bạn Lào
Trang 16NỘI DUNGCHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA GIAO THÔNGVẬN TẢI QUẢNG BÌNH TRƯỚC NĂM 1954
1.1 Điều kiện tự nhiên và dân cư
1.1.1 Vị trí địa lý tỉnh Quảng Bình
Quảng bình là một tỉnh duyên hải thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, ViệtNam Trên dải đất cong cong hình chử S, Quảng Bình nằm trên vùng eo thắt,với chiều rộng hẹp nhất có nơi chỉ có 50 km, tính từ biển Đông vào sát biêngiới Lào Điều đó cho thấy Quảng Bình được kéo dài theo chiều Bắc – Nam,thu hẹp theo chiều Đông – Tây
Về phía Bắc, tỉnh Quảng Bình tiếp giáp với huyện Kỳ Anh – Hà Tĩnh,ngăn cách nhau bằng dãy núi Hoành Sơn; phía Nam tiếp giáp với huyện VĩnhLinh – Quảng Trị; phía Đông tiếp giáp với biển Đông; phía Tây tiếp giáp vớitỉnh Khâm Muộn – Lào, bởi dãy Trường Sơn làm biên giới tự nhiên dài201,87 km
Tỉnh Quảng Bình nằm trên tọa độ địa lý từ 106059’02” đến 18005’12”vĩ độ Bắc, từ 105036’55” đến 106059’37” kinh độ Đông Trong đó, tọa độ địalý phần đất liền:
Điểm cực Bắc: 18005’12” vĩ độ BắcĐiểm cực Nam: 17005’02” vĩ độ Bắc
Điểm cực Đông: 106059’37” kinh độ ĐôngĐiểm cực Tây: 105036’55” kinh độ Đông
Với vị trí địa lý đó, tỉnh Quảng Bình có điều kiện giao lưu với các vùngmiền trong cả nước Trên địa phận tỉnh Quảng Bình có đường xe lửa Bắc -Nam và đường quốc lộ 1A, rất thuận tiện cho việc đi lại cũng như lưu thông
Trang 17hàng hóa Tính từ thành phố Đồng Hới ra Hà Nội cách khoảng 500 km, cũngxuất phát từ Đồng Hới vào Đông Hà - Quảng Trị cách khoảng 90 km QuảngBình còn có đường ô tô sang tỉnh Khâm Muộn - Lào, sân bay nội địa ĐồngHới, thực hiện các chuyến bay từ Đồng Hới - thành phố Hồ Chí Minh, ĐồngHới - Hà Nội, và ngược lại
Bên cạnh đó, các ngã đường ô tô nội tỉnh tỏa đi khắp các huyện, tạođiều kiện thuận lợi cho việc lưu thông trong toàn tỉnh Với lợi thế biển Đông,nằm về phía Đông, tỉnh Quảng Bình phát huy lợi thế xây dựng các cảng biển,ví dụ: cảng Gianh, cảng Nhật Lệ, cảng Hòn La,… thuận lợi tàu thuyền trongvà ngoài nước cập bến.
Như vậy, với vị trí địa lý thuận lợi, tạo điều kiện xây dựng các tuyếnđường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không Điều này có ý nghĩaquyết định đối với việc giao lưu, trao đổi kinh tế, văn hóa nội tỉnh với bênngoài Hơn thế nữa, còn có ý nghĩa và vai trò to lớn trong việc bảo vệ, xâydựng an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh nói riêng và quốc gia nói chung.Chính vị trí địa lý tỉnh Quảng Bình trong tiến trình lịch sử, nơi đây để lạinhiều dấu ấn oai hùng của lịch sử dựng nước và giữ nước.
1.1.2 Vị thế chiến lược
Cùng với tiến trình dựng nước và giữa nước của dân tộc Việt Nam,mảnh đất Quảng Bình dung hòa được ba yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa,góp vai trò quan trọng đối với vận mệnh của dân tộc Điều đó sớm xuất hiện ởthời kỳ Sơ sử và Tiền sử đã có người Việt cổ chủ nhân của nền văn hóa HòaBình và văn hóa Đá mới - văn hóa Bàu Tró
Trải qua nhiều biến động và thăng trầm, từ thời vua Hùng dựng nước,vùng đất từ Hoành Sơn trở vào có tên Việt Thường Sang đời Tần, vùng đấtQuảng Bình có tên Tượng Quận Đến đời Triệu Đà, Tượng Quận hay ViệtThường đều hòa chung vào quận Cửu Chân Thời Hán, vùng đất từ phía Nam
Trang 18Hoành Sơn thuộc về Nhật Nam Vào những năm 40, nhân cuộc khởi nghĩacủa Hai Bà Trưng, nhân dân quận Nhật Nam đứng lên đấu tranh mạnh mẽ,góp phần đưa cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thắng lợi
Trong lịch sử, vùng đất Quảng Bình trải qua nhiều sự kiện quantrọng Từ thế kỷ IX Lý Thánh Tông cử Lý Thường Kiệt đi chinh phạt giặcChiêm Thành, từ đó vùng đất Quảng Bình trở thành một châu của nước ĐạiViệt
Năm 1285, đạo quân Toa Đô của quân Nguyên - Mông đến xâm lượcnước Đại Việt, nhân dân từ Cửa Việt ra đến đèo Ngang làm vườn không nhàtrống, tự vũ trang cùng với quân triều đình đứng lên chống giặc ngoại xâm,đội quân Toa Đô chịu nhiều tổn thất nặng nề.
Hòa chung vào khí thế chống giặc Minh xâm lược, hai vạn thanh niênQuảng Bình, Quảng Trị gia nhập cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, cùng với Lê Lợiđánh giặc cứu nước
Hưởng ứng cuộc hành quân thần tốc ra Bắc của người anh hùng áo vảiNguyễn Huệ, nhân dân Quảng Bình nhiệt tình tham gia, góp phần đại pháquân Thanh, thống nhất đất nước.
Thực dân Pháp gõ cửa xâm lược Việt Nam, Tôn Thất Thuyết chọn xãHóa Thanh, huyện Minh Hóa, vùng đất Quảng Bình, làm căn cứ địa khởinghĩa chống thực dân Pháp Tại vùng đất Quảng Bình, vua Hàm Nghi, TônThất Thuyết và các tướng sĩ dấy lên phong trào Cần Vương, gây cho thực dânPháp nhiều phen khốn đốn Khi phong trào Cần Vương thất bại, ngày19/7/1885 thực dân Pháp chiếm thành Đồng Hới Dưới sự lãnh đạo của Đảng,quân và nhân dân Quảng Bình ngày càng giác ngộ, ngày 23/8/1945 nhân dânQuảng Bình đoàn kết đứng lên giành chính quyền thắng lợi.
Với sự trở lại xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp, nhân dân QuảngBình cùng với cả nước trải qua 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
Trang 19lược, với muôn vàn thử thách và hi sinh Đi qua những năm tháng bi hùng,ngày 18/8/1954 tên lính Pháp cuối cùng rời khỏi Đồng Hới, Quảng Bình đượcđộc lập Hòa trong niềm vui đó, ngày 16/6/1957 tỉnh Quảng Bình vinh dựđược đón Bác Hồ vào thăm
Năm 1964, Mỹ dựng lên sự kiện “vịnh Bắc Bộ”, từ đó quân và dânQuảng Bình bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chống chiếntranh phá hoại của địch, giữ vững mạch máu GTVT, ra sức chi viện cho chiến
trường Quân dân Quảng Bình với tinh thần “chiến đấu giỏi, sản xuất cùng
giỏi”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần to lớn làm nên sự
kiện 30/4/1975, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc lập, đất nướcsạch bóng quân thù, non sông thu về một mối.
Có thể nói, với vị trí xung yếu, Quảng Bình đi qua nhưng năm thánghào hùng Điều đó góp phần rèn luyện đức tính và phẩm chất tốt đẹp củangười dân Quảng Bình Chính điều này trở thành động lực vô cùng lớn laogóp phần to lớn vào sự thắng lợi trên mặt trận giao thông vận tải.
1.1.3 Địa hình
Địa hình Quảng Bình hẹp, dốc và rất phức tạp Diện tích tự nhiên củaQuảng Bình là 8.065,27 km2, trong đó 85% diện tích tự nhiên là đồi núi đávôi Đặc điểm địa hình Quảng Bình dốc từ phía Tây sang phía Đông.
Về mặt cấu trúc, có thể chia địa hình Quảng Bình thành 4 khu vực:- Địa hình đồi núi cao và trung du chiếm 85% diện tích lãnh thổ, chủyếu từ độ cao 200 - 2000 m, thấp dần từ Tây sang Đông, từ Bắc vào Nam Nétnổi bật của khu vực đồi núi là sự phân bố rộng rãi của địa hình cácxtơ, vớikhối đá vôi Kẻ Bàng, có hệ thống sông ngầm rất phát triển, tạo nên nhữnghang động kỳ vĩ ở động Phong Nha.
Trang 20- Dãi cát nội đồng, ven biển có dạng lưỡi liềm hay dẽ quạt với độ cao từ2 - 3 m Nơi đây thường diễn ra tình trạng cát bay, gây khó khăn trong đờisống và sản xuất của người dân.
- Dải đồng bằng ở Quảng Bình chỉ chiếm 9,03% diện tích tự nhiên củatỉnh, tập trung chủ yếu quanh các con sông, mọi người vẫn thường hay nói
“nhất Đồng Nai, nhì hai huyện”, là Quảng Ninh và Lệ Thủy.
- Vùng ven biển, chiếm 3,30% diện tích tự nhiên, chủ yếu là bờ biểnbồi tụ và mài mòn xen kẻ với nhau.
Qua đó, chúng ta thấy rằng địa hình Quảng Bình tương đối phức tạp vàcũng rất đa dạng Tuy nhiên, lợi thế của địa hình là tạo nên nhiều cảnh quanđẹp, để phát triển ngành công nghiệp không khói, đồng thời phát triển kinh tếvới việc xây dựng nhiều cảng biển nước sâu Khi kinh tế phát triển, kéo theosự phát triển về mọi mặt, trong đó phải kể đến giao thông vận tải Giữa kinhtế và giao thông vận tải có mối quan hệ biện chứng, thúc đẩy nhau cùng pháttriển Giao thông thuận tiện giúp việc đi lại dễ dàng và nhanh chóng, hàng hóadễ lưu thông, mở rộng khả năng giao lưu giữa các vùng miền nội tỉnh, liêntỉnh và xuyên quốc gia.
1.1.4 Chế độ thủy văn
Mạng lưới sông ngòi ở Quảng Bình nhìn chung khá dày đặc, với mậtđộ trung bình là 0,8 - 1,1 km/km2 Sông ngòi ở Quảng Bình chủ yếu bắtnguồn từ dảy núi Trường Sơn, đổ ra biển Đông Trong toàn tỉnh có 5 consông lớn: sông Gianh, sông Nhật Lệ, sông Lý Hòa, sông Ròn, sông Dinh.Đặc điểm sông ngòi Quảng Bình ngắn và dốc, hướng chảy từ Tây sangĐông, lượng dòng chảy trong năm thay đổi thường xuyên, phụ thuộc vàohai mùa, mùa khô và mùa mưa Sông ngòi ở Quảng Bình có khả năng tậptrung nước nhanh, nhưng khả năng thoát nước tốt, nên ít khi xẩy ra tìnhtrạng lũ lụt kéo dài.
Trang 21Hệ thống sông ngòi Quảng Bình không những có vai trò to lớn trongviệc cung cấp nước tưới tiêu, cung cấp hải sản, còn tạo điều kiện thuận lợicho ngành giao thông đường thủy phát triển mạnh Lợi thế này đã nâng caođời sống cho nhân dân, hỗ trợ phát triển kinh tế và an ninh cho tỉnh QuảngBình.
1.1.5 Dân cư
Cư dân sống trên địa bàn tỉnh Quảng Bình khá phong phú, nhưngchiếm đại đa số là người Kinh, ngoài ra còn có những tộc người như: Khùa,Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arèm… Theo thống kê năm 1945, tỉnhQuảng Bình có 25 vạn; năm 1999 có 80 vạn; năm 2007 có 854.918 người.Trong đó, người Kinh chiếm 98,60%, và khoảng 1,40% là những tộc ngườicòn lại Các dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống ở vùng núi cao thuộc huyệnTuyên - Minh Hóa, miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy Sự phân bốdân cư ở Quảng Bình không đồng đều, có tới 86,83% sống ở nông thôn,14,4% sinh sống ở thành thị.
Với dân số đó, Quảng Bình có lực lượng lao động hùng hậu, có khoảng421.328 người trong độ tuổi lao động, chiếm 49,28% dân số Đây chính là lựclượng tham gia vào quá trình lao động, sản xuất, phát triển kinh tế Cũng vớilực lượng này, trở thành nhân lực tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triểngiao thông trên địa bàn toàn tỉnh.
1.2 Giao thông vận tải Quảng Bình trước thời thuộc Pháp
Quảng Bình - một địa danh ra đời gắn với tiến trình của lịch sử dân tộc.Xưa kia, Quảng Bình là vùng đất thuộc Tương Quận vào đời Tần, là NhậtNam vào đời Hán… sau đó là Địa Lý, Bố Chánh và Ma Linh của Chiêm
Thành Theo “Đại Nam nhất thống chí” vùng đất Quảng Bình nói riêng và
vùng đất từ Đèo Ngang trở vào có tên trên bản đồ nước ta vào năm Thiênhuống bảo tượng thứ hai (1069) Đời Lý Thánh Tông, vua đi đánh Chiêm
Trang 22Thành bắt chúa Chiêm Thành Chế Củ đem về, Chế Củ xin dâng ba châu ĐịaLý, Ma Linh và Bố Chính để chuộc tội, vua y cho và tha Chế Củ về nước Từđó, trải qua bao nhiêu sự đổi thay biến cố, đến khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủđất Thuận Hóa, đổi Tiên Bình thành phủ Quảng Bình, làm địa danh cho vùngđất chật hẹp và khó khăn này Giao thông đường bộ cũng như các loại hìnhgiao thông khác ra đời song song cùng với sự sinh sống của con người ở đây.Như người ta vẫn nói, trên mảnh đất xưa kia không tự dưng có đường đi lại,con người ta mở đường ra mà đi, đi lâu cũng hình thành nên những con đườngdọc ngang nối liền từ vùng này đến vùng khác, nối liền miền ngược với miềnxuôi, từ gần tới xa…
1.2.1 Giao thông vận tải đường bộ
Dưới thời phong kiến, giao thông đường bộ ở Quảng Bình hết sức thôsơ và lạc hậu Hầu hết, những con đường chủ yếu phục vụ đi bộ, ngựa kéo, vìdiện tích đường quá hẹp, ngoằn nghèo, mặt đường không bằng phẳng Có thểnói rằng, giao thông đường bộ phần nào phản ánh trình độ phát triển của xãhội phong kiến đương thời, cũng như sự trì trệ của xã hội, qua hàng trăm nămkhông thoát khỏi sự ì ạch, bế tắc.
Tuy nhiên, đứng trên một phương diện nào đó, chúng ta không thể phủnhận các triều đại phong kiến đã quan tâm đến vấn đề giao thông đường bộ.Minh chứng cho điều này, sử sách có đề cập, con đường bộ đầu tiên của nướcĐại Việt được mở vào năm 992, lúc vua Lê Đại Hành sai Ngô Tử An đem bavạn người mở đường bộ từ cửa Nam Giới (Hà Tĩnh) vào châu Địa Lý (NamQuảng Bình) Đây được coi là bước ngoặt, đánh dấu sự khởi đầu của lịch sửgiao thông vận tải Quảng Bình nói riêng và giao thông vận tải Việt Nam nóichung Sự mở đầu này đã khai sinh ra hành trình mở nước và di cư vào Namtrong lịch sử dân tộc Việt Nam
Trang 23Trải qua nhiều thế kỷ, trên vùng đất cằn sỏi đá, những con đường bộ
cũng được xây dựng lên, đó là “con đường Thiên Lý” được Hồ Hán Thương
cho sửa vào năm 1402 kéo dài từ Tây Đô (Thanh Hóa) vào tận Hóa Châu.Theo nhà sử học Lê Qúy Đôn, đường bộ vào Bố Chánh (Quảng Bình) có haicon đường: hoặc đi theo con đường thượng du huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) quaxã Kỳ Lạc đến Bưởi Roi (Quảng Bình), từ đó vượt qua sông Gianh vào trong;hoặc đi theo con đường bộ dọc theo bờ biển, đi qua đỉnh Đèo Ngang vào địaphận Ròn (Quảng Bình) Tuy nhiên, hai con đường chỉ nhỏ hẹp và cũng chỉphù hợp với người và ngựa đi bộ Song song với con đường Thiên lý vào
Nam, thời kỳ này có một con đường núi “vượt dãy Hoành Sơn từ xã Kỳ
Thượng (Kỳ Anh- Hà Tĩnh) đi theo hướng Tây Nam vào vực con chó đến TiềnLương, vượt qua bến đò chợ Sải (xã Quảng Trung) men theo núi Thọ Linhvào Thùng Thùng, khe Ngang về Gia Hưng, Cự Nẩm Và chính ở địa điểm CựNẩm chia ra hai ngã rẽ, một hướng vào Sơn Bàng, Phú Qúy, Lệ Kỳ qua đòLong Đại vào Vĩnh Linh; một hướng đi ra phía Hoàn Lão rồi tiếp tục đi theocon đường Thiên Lý” [62,tr.38].
Như vậy, dưới chế độ phong kiến việc làm những tuyến đường bộ đượctriều đình hết sức chú trọng Vì nó là yếu tố quyết định trong việc đi lại, sảnxuất kinh tế và chống giặc ngoại xâm của dân tộc Hay nói cách khác, đây làyếu tố sống còn đối với sự tồn vinh của một dân tộc, trước yếu cầu nội tại vàbang giao trong thời kỳ này Tuy nhiên, về quy mô và tốc độ cũng như trìnhđộ kỷ thuật thi công vẫn còn lạc hậu, hầu như những tuyến đường chính cũngnhư những tuyến đường ngang trong tỉnh rất thô sơ, nhỏ hẹp Bởi vậy, giaothông đường bộ lúc này chủ yếu phục vụ đi bộ, đi lại bằng ngựa và vận tảibằng những công cụ thô sơ Cho nên, hiệu quả đưa lại rất hạn chế, vì đườngxấu, chủ yếu là rừng núi, bởi vậy gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại Tuy
Trang 24thế, đây được coi là giai đoạn mở đầu, là thời kỳ khai sinh của ngành giaothông vận tải Quảng Bình.
1.2.2 Giao thông vận tải đường thủy
Tỉnh Quảng Bình có mật độ sông ngòi dày đặc, điển hình năm con sônglớn như: sông Gianh, sông Nhật Lệ, sông Dinh, sông Lý Hòa, sông Ròn Mặtkhác, với đường bờ biển dài hơn 110km tạo điều kiện cho giao thông đườngthủy Quảng Bình phát triển mạnh Hay nói cách khác, giao thông đường thủychính là thế mạnh của vùng đất này Để phát huy thế mạnh, các triều đạiphong kiến cho đóng thuyền để buôn bán, chuyên chở hàng hóa và đi lại củangười dân.
Từ xưa, ở phía Bắc Quảng Bình thuyền từ Khâu (Kỳ Anh) vào BắcGianh đi theo kênh đào nhà Lê; từ phía nam Gianh, con sông Nhật Lệ, KiếnGiang, sông Long Đại tỏ ra khá hiệu quả trong việc vận chuyển người vàhàng hóa ra vào Đứng trên góc độ nào đó, chúng ta thấy rằng vào thời kỳphong kiến, giao thông đường thủy ở Quảng Bình được Nhà nước chú trọng.Ngay từ năm 1402, nhà Hồ cho đào kênh Sen nối sông Ngò (Lệ Thủy) vào SaLuy (Vĩnh Linh) Tuy nhiên, với địa chất cát bùn nên đào đến đâu đều bị cátlấp đến đó Bởi thế, ý tưởng đào kênh Sen nối hai miền Nam - Bắc khôngthực hiện được Mặc dù về sau, các triều đại vua Lê, Nguyễn luôn quan tâm
đến vấn đề này, nhưng “lực bất tòng tâm” vì địa chất nơi đây dần làm mờ
nhạt ý tưởng và tâm huyết của các vị vua.
Theo xu thế chung của cả nước, vùng đất Quảng Bình đến thời kỳ nhàNguyễn, GTVT bằng đường thủy phát huy được thế mạnh của mình Dưới
triều Nguyễn, Nhà nước cho thành lập “đoàn thuyền vận tải lương thực phía
Nam” và “đoàn thuyền vận tải lương thực phía Bắc”, theo đó, đoàn phía Bắc
ở Quảng Bình có 50 chiếc, mỗi chiếc có 15 người để vận chuyển gạo với3000 kg/chiếc Tuy vào cuối thế kỷ XIX, tình hình chính trị không ổn định,
Trang 25nhưng ở Quảng Bình vẫn có 178 chiếc thuyền để vận tải ra Bắc, phải chănglúc này tính trên toàn miền Bắc chỉ riêng Quảng Bình mới có số lượng thuyềnlớn như vậy
Có thể thấy, thời phong kiến Nhà nước vẫn phát huy được những thếmạnh trong giao thông đường thủy, làm tốt vai trò và vị trí của mình đối vớinền kinh tế, chính trị và quân sự.
1.3 Giao thông vận tải Quảng Bình thời thuộc Pháp
Trong thời kỳ xâm lược và cai trị Việt Nam của thực dân Pháp, chúngta phải thừa nhận rằng cái lớn nhất thực dân Pháp để lại cho dân tộc Việt Namlà hệ thống đường sá Khi sang Việt Nam, toàn quyền Pôn- Đume lên kế
hoạch: “xây dựng cho Đông Dương một thiết bị kinh tế to lớn, một hệ thống
đường sắt, đường bộ, sông đào, bến cảng, những thứ cần thiết cho việc khaithác xứ Đông Dương” Mặc dù, việc xây dựng GTVT của thực dân Pháp,
trước hết phục vụ mục đích khai thác thuộc địa và phục vụ chiến tranh.Nhưng khách quan lịch sử, âu cũng là thành tựu của chế độ thực dân làmđược cho chính quốc.
1.3.1 Giao thông vận tải đường bộ
Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, kế hoạch xây dựngnhững tuyến đường giao thông vận tải được bắt đầu vào năm 1893, với công
trình “Đường quốc lộ 1A” kéo dài từ Bắc chí Nam, đi qua địa phận tỉnh
Quảng Bình kéo dài trên 119 km Thực dân Pháp lấy con đường Thiên lý từthời nhà Hồ làm điểm tựa, khảo sát, lên bản đồ đoạn đường này Tuy nhiên,do nguyên nhân chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, Pháp tham chiến
nên tuyến “đường thuộc địa số 1” nói chung và đoạn nằm trên địa phận tỉnh
Quảng Bình nói riêng bị trì hoãn lại, phải đến sau năm 1918 thực dân Phápmới nối lại công việc làm đường đang còn dang giở từ trước Ngoài tuyến
“đường thuộc địa số 1”, vào giai đoạn này thực dân Pháp rất chú trọng xây
Trang 26dựng các tuyến đường tỉnh lộ trên địa bàn Quảng Bình, bao gồm: con đườngtừ Ba Đồn lên Minh Cầm - Quy Đạt; đường Minh Cầm lên ga Ngọc Lâm;đường từ ga Đồng Lê vào Quy Đạt; đường 12A từ ga Tân Ấp lên biên giới
Việt - Lào; đường cáp treo “không trung thiết lộ” từ xóm Cục lên bản Nà
Phào; đường tỉnh lộ 2 từ Hoàn Lão lên Phong Nha; đường tỉnh lộ 3 từ PhúThiết lên Thượng Phong (huyện Lệ Thủy); đường tỉnh lộ 4 từ Quán Hàu(huyện Quảng Ninh) lên Châu Xá (Lệ Thủy)… Với những tuyến đường tỉnhlộ dọc ngang nối liền nhau, phục vụ mục đích lớn của thực dân Pháp Trướchết, dập tắt phong trào Cần Vương khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rađóng quân ở làng Khe Ve, xã Hóa Thanh, huyện Minh Hóa; sau nữa, phục vụtốt công tác khai thác thuộc địa, đặc biệt vùng Trung Lào, cũng như mục đíchquân sự giai đoạn sau.
Có thể nói, dưới thời Pháp thuộc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cómột hệ thống giao thông tương đối ổn định và thuận lợi Tuy nhiên, cái giáphải trả để xây dựng nên từng mét đường đều đổ xuống đầu của phu làmđường Qua những tư liệu trước đây, chúng ta thấy rằng, hàng chục vạnngười dân làm đường, chúng gọi là Cu - li đã hi sinh xương máu, tính mạngđổi lại những con đường phục vụ việc đi lại, sản xuất và nhiều mục đíchkhác In hằn trên những đoạn đường đó, đến ngày nay người ta vẫn kinhhãi khi nhắc đến những địa điểm như Đèo Ngang hay Đá Nhảy.
1.3.2 Giao thông vận tải đường sắt
So với hai loại hình giao thông vận tải truyền thống đường bộ và đườngthủy, giao thông vận tải bằng đường sắt ra đời muộn hơn, nhưng nó lại mauchóng trở thành phương tiện chủ lực trong vận tải và trong sự phát triển kinhtế cũng như xã hội Đường sắt có khả năng kết nối với các phương tiện giaothông vận tải khác, hình thành nên vận tải đa phương thức, kể từ khi xuất hiệnở Việt Nam, đường sắt nhanh chóng trở thành một loại hình giao thông vận
Trang 27tải được qua tâm và có tác dụng to lớn đối với kinh tế, xã hội Sự xuất hiệnnhững chuyến tàu, đã làm ngỡ ngàng và xa lạ đối với không ít người dân ViệtNam lúc bấy giờ Hay nói cách khác, đường sắt là đứa con đẻ của thực dânPháp khi đến xâm lược Việt Nam, là nền văn minh của trình độ khoa học kỷthuật thời kỳ tư bản chủ nghĩa
Đường sắt đầu tiên ở Việt Nam ra đời cùng thời gian thực dân Pháp chủ
trương xây dựng hệ thống giao thông đường bộ “quốc lộ 1A” Nằm trong kế
hoạch xây dựng đoạn đường sắt từ Vinh vào Đông Hà năm 1913, đoạn đi quađịa phận tỉnh Quảng Bình dài 168 km được thi công trong 14 năm, đến năm1927 mới hoàn thành và đưa vào sử dụng Trên địa phận Quảng Bình, tuyếnđường sắt có nhiều ga nối liền nhau, ví dụ như ga Minh Lệ, ga Ngọc Lâm, gaĐồng Lê, ga Tân Ấp, ga Cha Mác… Việc thi công đoạn đường sắt ở QuảngBình gặp rất nhiều khó khăn, vì phần lớn địa hình đất Quảng Bình chiếm 85%đồi núi đá vôi hiểm trở, có nơi là núi đá vôi, đá lèn phải đục núi làm đườnghầm như đoạn từ Minh Cầm lên Lệ Sơn Qua sự phức tạp về địa hình đấtQuảng Bình, phần nào nói lên được trình độ và kỹ thuật vượt trội của chủnghĩa tư bản Đây là một thành tựu hết sức to lớn, là trí tuệ của nhân loại Mặcdù, hệ thống đường sắt phục vụ chủ yếu cho mục đích của người Pháp, nhưngvô hình chung tác động tích cực đẩy mạnh lưu thông, vận chuyển hàng hóa vàsự đi lại của người Việt Nam.
Việc hoàn thành, đưa vào sử dụng tuyến đường sắt ở tỉnh Quảng Bìnhnói riêng và cả nước nói chung đã làm thay đổi bộ mặt, diện mạo cho cả mộtđất nước, vốn từ trước chưa được tiếp xúc và sử dụng những thành tựu củakhoa học kỷ thuật Hệ thống đường sắt do người Pháp xây dựng, về khách quanrất hiện đại và là thành tựu lớn nhất thực dân Pháp để lại cho Việt Nam trongquá trình xâm lược của mình Đoạn đường sắt trên địa phận tỉnh Quảng Bìnhnói riêng và hệ thống đường sắt ngày nay của cả nước nói chung là sự tiếp
Trang 28nhận, tân trang và phát triển thêm những gì mà người Pháp làm được trước đó.Hay nói cách khác, khách quan hơn người Pháp đã khai sinh ra giao thôngđường sắt cho Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng.
1.3.3 Giao thông vận tải đường thủy
Dường như sang thời kỳ thuộc địa, thực dân Pháp không mấy mặn màquan tâm đến giao thông đường thủy, thay vào đó thực dân Pháp cho tư nhângiàu có, sắm ghe thuyền để kinh doanh ngành vận tải Lúc này, nổi lên Côngty thủy vận Bạch Thái Bưởi với tàu Bạch Đằng vào Quảng Bình mổi thánghai lần để vận chuyển gỗ; ở Quảng Bình có Cảnh Dương, Lý Hòa, Đồng Hớimua tàu thuyền chở hàng bách hóa, nước mắm, chum vại, gạo, muối… đibuôn bán giao lưu trong Nam ngoài Bắc.
Nhân dân Quảng Bình không chỉ khai thác tối đa lợi thế từ những consông lớn như sông Gianh, sông Nhật Lệ, sông Ròn, sông Kiến Giang… còntận dụng tối đa các luồng lạch, phục vụ nhu cầu vận tải trong nội địa Tuynhiên, chúng ta thấy rằng dưới thời kỳ Pháp thuộc dường như chính quyềnthực dân chưa thực sự nới lỏng chính sách, nên dù phát triển thì hiệu quả kinhtế ngành giao thông vận tải đường thủy mang lại khá hạn chế.
1.4 Giao thông vận tải Quảng Bình từ sau Cách mạng tháng Tám 1945đến năm 1954
1.4.1 Mở đường giao thông phục vụ kháng chiến
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đất nước chưa trọnvẹn niềm vui độc lập, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần
thứ hai Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, chủ tịch Hồ Chí Minh
đàm phán với thực dân Pháp, đi đến hòa hoãn bằng hiệp ước 6/3 và tạmước 14/9, nhằm mục đích kéo dài thời gian hòa bình Tuy nhiên, sự nhânnhượng không thể tiếp tục, khi thực dân Pháp càng lấn tới Bởi vậy, ngày19 tháng 12 năm 1946, chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc
Trang 29kháng chiến Hưởng ứng lời kêu gọi, cả nước đứng lên chống thực dânPháp xâm lược, trong đó toàn thể nhân dân Quảng Bình sục sôi chuẩn bịkháng chiến.
Để phục vụ tốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tháng10 năm 1945 Ty GTCC Quảng Bình được thành lập Đây là tín hiệu tốt, thểhiện bước ngoặt trong lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh QuảngBình Sự ra đời của Ty GTCC Quảng Bình, hứa hẹn sẽ có bước phát triển mớivà hoạt động có hiệu quả hơn, phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dânPháp xâm lược.
Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, nhân dân Quảng Bình
cùng với cả nước thực hiện nhiệm vụ “tiêu thổ kháng chiến”, nhằm ngăn chặn
bước tiến quân của kẻ thù Đó là chủ trương cấp bách từ trên xuống, như chủ
tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “không cho chúng tự do đem quân đánh phá dân
chúng hay đội du kích, phá đường sá, cầu cống, xe cộ của giặc là cách tốtnhất để ngăn cản quân giặc tự do hành động” [67,tr.42] Thực hiện chủ
trương trên, nhân dân Quảng Bình đào hố “chử chi” trên đường quốc lộ, phá
hoại các cầu cống quan trọng, cắm cọc trên những bãi đất trống, đóng cọcxuống những khúc sông quan trọng, có những nơi người dân còn chở cát làmranh giới giữa sông, với mục đích cản trở sự hoạt động của ca nô địch Trênkhắp các tuyến đường, hàng trăm công sự, chiến lũy, giao thông hào dựng lên
gây khó khăn trong bước tiến quân của thực dân Pháp Thực hiện “phá hoại
tiêu thổ kháng chiến”, tỉnh Quảng Bình góp phần làm kẻ thù phải bàng hoàng,
đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quân dân toàn tỉnh bảo vệ nhữngnơi xung yếu.
Song hành với nhiệm vụ “tiêu thổ kháng chiến”, Ty GTCC Quảng Bình
có một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là mở đường mở thêm những tuyếnđường mới, chủ yếu ở vùng đồi núi, để đảm bảo mạch máu giao thông trong
Trang 30toàn tỉnh Cụ thể, trọng tâm công tác “làm đường và cầu ở Tuyên Hóa, từ chợ
Gát lên Đò Vàng cho người đi bộ và tu sửa khai thông đường từ Ba Tâm,Đồng Lê đi vào Quy Đạt, Thón, Phú Nhiêu vận tải bằng đường xe trâu trêntừng đoạn ngắn” [62,tr.64] Đây là nhiệm vụ cấp bách, vì hầu hết những con
đường trong tỉnh bị giặc Pháp kiểm soát, mặt khác, cơ quan đầu não của tỉnhđược sơ tán lên vùng núi Tuyên - Minh Hóa, nhưng quan trọng hơn cả đểphục vụ cuộc kháng chiến trong toàn tỉnh Sự đi trước một bước của ngànhgiao thông, sẽ đẩy cuộc kháng chiến lên một nấc thang mới Như trong thư
gửi các đồng chí Trung bộ, Bác Hồ đã căn dặn “phải giữ vững giao thông liên
lạc giữa các tỉnh, các khu và giữa Trung bộ với Nam bộ và Bắc bộ Giaothông là mạch máu của mọi việc Giao thông tắc thì việc gì cũng khó Giaothông tốt thì việc gì cũng dễ dàng” [36,tr.301-302]
Cùng với sự nổ lực của Ty GTCC Quảng Bình, sự hi sinh xương máucủa nhiều lực lượng làm đường, khai thông ba cụm đường mới, phục vụ cuộckháng chiến chống Pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Cụm I có 4 con đường: đường thứ nhất, từ Đò Vàng, Ba Tâm nối vớiĐồng Lê, Quy Đạt, do đồng chí Lê Phước phụ trách Đường thứ hai, từ ĐòVàng, Ba Tâm đi xuống Tây sông Gianh, tới Đồng Lê, Đồng Lài, Đại Hà, chợGát, Minh Cầm, Lệ Sơn rồi qua Ngân Sơn, do đồng chí Ung Văn Tùng,Lương Đàm đảm nhận Đường thứ ba, từ Vĩnh Lợi, xã Thuận Hóa xuyên quarừng rậm sang Kỳ Anh, do đồng chí Võ Như Tùng, Đinh Văn Hường,Nguyễn Toàn và Nguyễn Truồi phụ trách Đường thứ tư, là đường 12A từ gaTân Ấp lên Mụ Giạ qua Lào, do đồng chí Phạm Vọng, Hồ Tri Tân phụ trách.
- Cụm II gồm hai con đường: đường thứ nhất, từ Troóc, Xuân Sơn,Khương Hà vào Ba Lùm, Ba Lòi, dốc Đôn, Am Tiến, Phú Qúy, Thuận Đúc, UBò; sau đó do địch phát hiện, tuyến đường này được chuyển qua đoạn U Bò,Bãi Lùi rồi xuôi dòng Long Đại về bến Cây Dầu, Rào Đá, Mỹ Đức Đường
Trang 31thứ hai, từ Troóc, Phong Nha vào Cợp, Cù Mạ, Cù Con leo dóc Ba Thang,dóc Diềm vào Cà Roòng, A-ki-Lengpích, Cổ Tràng, Cạc Hai tuyến đườngnày do đồng chí Phạm Vọng, Nguyễn Quang Bồng, Lê Hy phụ trách.
- Cụm III gồm các con đường bến cây Dầu, Mỹ Đức, Châu Lê Xá, ĐơnQuế vào Cổ Kiềng giáp miền Tây Vĩnh Linh Đường này do đồng chí Lê VănBân, Phạm Uý, Hoàng Dư, Võ Qúy Tuệ phụ trách
Ngoài ra, để đảm bảo giao thông liên lạc tốt, Tỉnh ủy và Ty GTCCQuảng Bình mở hai tuyến đường xuyên núi Đường thứ nhất, bến Triêm quaU Bò, vượt đỉnh Ba Rền qua Bồng Lai, Cổ Giang lên Troóc ra Cao Mại,(Tuyên Hóa) Đường thứ hai, từ Đồng Hới ra Phương Hạ, qua Võ Thuận, VạnLộc, Ba Trại lên Cự Nẩm, Khương Hà, Troóc.
Như vậy, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, TyGTCC Quảng Bình hoạt động một cách hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu ngàycàng cao của cuộc kháng chiến Có thể nói, với những tuyến đường tương đốian toàn này, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Quảng
Bình thu được nhiều thắng lợi mới, tạo tiền đề vững chắc cho ngày “Quảng
Bình quật khởi”
1.4.2 Đẩy mạnh công tác vận tải phục vụ chiến dịch liên tỉnh và chiến dịchTrung Lào
1.4.2.1 Vận tải phục vụ chiến dịch Bình - Trị - Thiên
Giao thông thuận tiện là đòn bẩy cho ngành vận tải hoàn thành nhiệmvụ Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, công tác vận tảiphục vụ chiến trường Bình – Trị - Thiên là một yêu cầu hết sức khẩn thiết.Thực hiện sắc lệnh số 140/SL, tổ chức cục tiếp tế vận tải của chính phủ,UBKHHC tỉnh thành lập ban tiếp tế vận tải, tiếp nhận hàng từ liên khu IV vàoBình - Trị - Thiên
Trang 32Để phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, QuảngBình có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa phục vụ trong tỉnh và chi viện chochiến trường Trị - Thiên Đây là một nhiệm cao cả, nhưng vô cùng nặng nề, vìphương tiện vận tải thô sơ và lạc hậu, đường rừng núi dốc và ghập ghềnh,trong khi đó thực dân Pháp kiểm duyệt quá gắt gao Vượt lên sự khó khănchung của cả nước, UBKHHC tỉnh, Ty GTVT Quảng Bình động viên tất cảcác lực lượng bộ đội, dân công phục vụ công tác vận tải, hoàn thành tốt kếhoạch được giao Để đảm bảo an toàn trong công tác vận tải, Ty GTCCQuảng Bình xây dựng nhiều trạm trung chuyển hàng hóa ở gần nhau, thuậntiện việc giao và nhận hàng, đảm bảo tính cơ động trong thời chiến Lựclượng vận chuyển không chỉ quân và dân Quảng Bình, còn được sự tăngcường lực lượng của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh Phương tiện vận tải chủ yếubằng sức người, gồng gánh, mang vác, thồ gùi Hình thức vận chuyển chủ yếubằng đường bộ, đường sông và đường biển
Khắc phục những hạn chế, phát huy tốt lợi thế, ngành vận tải QuảngBình ngày càng đáp ứng được nhu cầu trong tình hình mới, phát triển sâurộng trên chiến trường Bộ đội và dân công phục vụ ngành vận tải thu đượcnhiều kết quả khả quan Theo báo cáo từ tháng 6 năm 1947 đến tháng 11 năm1949, nhân dân huyện Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch vận chuyển 500tấn vũ khí, thuốc men, tiền bạc, hàng hóa thiết yếu, đưa đón hàng ngàn cánbộ, chiến sĩ qua lại Trên mặt trận vận tải đường thủy, các đội thuyền Lý Hòa,
Lý Nhân Nam chuyên chở “100 tấn gạo, 320 tấn muối, 21.000 mét vải, 1000
viên kí nin, 300 khẩu súng và hàng chục tấn đạn, quân trang, quân dụng choQuảng Trị, Thừa Thiên” [62,tr.79] Dần về ngày kết thúc cuộc chiến, công tác
vận tải càng nặng nề hơn Lúc này sự giúp đỡ của dân công Nghệ An, HàTĩnh có ý nghĩa thiết thực, dân công Nghệ An, Hà Tĩnh chuyển cho Trạm 7,Trạm 9 tới 500 tấn gạo và thực phẩm, kịp thời chi viện cho bộ đội phía TâyQuảng Bình Bên cạnh đó, Thanh - Nghệ - Tĩnh cứu trợ 623.034 kg gạo bằng
Trang 33đường bộ, 587.499 kg bằng đường biển và 66.806 kg bằng xe bò, cứu đói chonhân dân Quảng Bình Tình nghĩa son sắc đó càng có ý nghĩa hơn trong khókhăn, thiếu thốn.
Sự phát triển vượt bậc của ngành vận tải, có vai trò quyết định đối vớicuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, của quân và dân QuảngBình, cũng như có ý nghĩa to lớn đối với chiến trường Trị - Thiên Đó là sứcmạnh tinh thần, vượt lên sự hi sinh xương máu và nước mắt, ngành vận tảiQuảng Bình chi viện kịp thời thực phẩm, vũ khí, quân trang, quân dụng… chobộ đội, cũng như nhân dân ba tỉnh Bình - Trị - Thiên Điều này có ý nghĩa
quyết định đối với cao trào “Quảng Bình quật khởi”, tiến tới giải phóng quê
hương, giành lại chính quyền từ tay kẻ thù.
1.4.2.2 Tiếp tế phục vụ chiến dịch Trung Lào
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở ba nước ĐôngDương có mối quan hệ biện chứng với nhau Căn cứ vào tình thế trên chiếntrường ngày càng có lợi cho quân đội Việt Nam, trong khi thực dân Phápngày càng sa lầy Với tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, nhân dân Quảng Bình cùngvới cả nước ra sức giúp đỡ nước bạn Lào giải phóng vùng Trung Lào
Trước sự chuyển biến mau lẹ trên chiến trường, tháng 12 năm 1953 Hộinghị Bộ chính trị Trung ương quyết định mở chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 Trong đó, phối hợp song song giữa chiến dịch Điện Biên Phủ và chiếndịch Trung Lào Nếu như, Thanh Hóa là nơi chi viện đắc lực cho chiến dịchĐiện Biên Phủ, thì Quảng Bình được giao nhiệm vụ chi viện cho chiến dịchTrung Lào.
Trước nhiệm vụ cao cả, Hội đồng cấp cao tiền phương được thànhlập, do đồng chí Nguyễn Văn Thân làm chủ tịch hội đồng Trên địa bàntỉnh Quảng Bình, việc chi viện cho chiến dịch Trung Lào đi qua hai tuyếnđường chính.
Trang 34- Tuyến 1: do đồng chí Nguyễn Huyên và đồng chí Ngô Đình Văn phụtrách, trên tuyến đường Tân Ấp, Thanh Lạng, Xóm Cục, Mụ Giạ, Bà NaPhào Trên tuyến đường có khoảng 20.000 người, chủ yếu dân công huyệnTuyên Hóa và hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Tuyến 2: do đồng chí Võ Văn Ấp chỉ huy 2000 dân công các huyệnBố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá, đi theo hướng Phong Nha, Cà Roòng, TàBôi, Nậm, Chà Là, vận tải được 1000 tấn hàng hóa.
Với sự chi viện về nhân lực cho chiến dịch Trung Lào của Việt Nam,trong đó tỉnh Quảng Bình đóng góp vai trò to lớn, đẩy nhanh quá trình giảiphóng Trung Lào Tiếp đó, với tình nghĩa son sắc, khu IV quyết định viện trợ120 tấn muối và dụng cụ sản xuất cho vùng Trung Lào sau ngày giải phóng.Và trong nghĩa cử cao đẹp, Quảng Bình vinh dự làm tròn nghĩa vụ quốc tếvới nước Lào anh em
*Kết luận chương 1:
Nhìn lại mạng lưới giao thông vận tải Quảng Bình trước năm 1954chúng ta thấy rằng hầu như đầy đủ các loại hình giao thông để phục vụ chocuộc sống, sản xuất và chiến đấu Mặc dù không hiện đại, không bề thế nhưnhững trung tâm đô thị khác, nhưng có tác dụng thiết thực đối với đời sống,kinh tế, an ninh và quốc phòng Bởi vậy, mạng lưới GTVT hoàn thành mộtcách xuất sắc sứ mệnh của mình trong lịch sử Mổi loại hình giao thông vậntải đều mang trong mình dấu ấn lịch sử của quá khứ hào hùng, cùng tỉnhQuảng Bình trải qua biết bao sóng gió thăng trầm Cùng lớn mạnh theo thờigian thì vai trò, trọng trách của các loại hình giao thông vận tải ngày càng lớnlao.
Thật vậy, những người con Quảng Bình ngày đêm chiến đấu, xây dựngvà bảo vệ những tuyến đường, hàng hóa thật sự làm nên những chiến thắngtrong công cuộc chinh phục tự nhiên, chiến thắng kẻ thù.
Trang 35Chiến thắng “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu” của trận quyết
chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 lập lại hòa bình ở Việt Nam Điện
Biên Phủ đi vào lịch sử dân tộc như một mốc lịch sử bằng vàng “chín năm là
một Điện Biên, nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”; trên phương diện quốc
tế, làm nên tên tuổi của Võ Nguyên Giáp cũng như Việt Nam, Hồ Chí Minh.Là những tên gọi gợi nên sự tin yêu và kính trọng cho những ai có lương tri,
yêu chuộng hòa bình thế giới Điện Biên Phủ trở thành cái nghĩa “sụp đỗ”
trong từ mới của từ điển tiếng Pháp, nhưng nó lại là tiếng hét xung phong chocác dân tộc ở Á, Phi, Mĩ la tinh Tuy nhiên, thắng lợi trên chiến trường lúcnày chưa tạo ra được sự thắng lợi hoàn toàn trên mặt trận ngoại giao, vì hộinghị Giơ-ne-vơ đã bị quốc tế hóa, cũng như thực dân Pháp không làm tròntrách nhiệm của mình, đế quốc Mỹ từng bước nhảy vào xâm lược nước ta vớichính sách chủ nghĩa thực dân mới Điều đó có nghĩa, đất nước Việt Nam mớichỉ giành được độc lập từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc và cả nước phải tiếp tụckháng chiến chống đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai, kéo dài 21 năm Nếu vàothời Trịnh - Nguyễn phân tranh con sông Gianh, Quảng Bình trở thành lắt cắt,ngăn cách giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, thì trong cuộc kháng chiến chốngMỹ, cứu nước, Quảng Bình được xem như một chiếc cầu nối giữa miền Bắcxã hội chủ nghĩa và miền Nam khói lửa đau thương Và dường như lịch sửkhông lặp lại vị trí chia cắt, nhưng nó lặp lại vị trí chiến lược, xung yếu củadân tộc Việt Nam
Trang 36Với vị trí được coi như là điểm cuối của nền hòa bình miền Bắc vàđiểm đầu của chiến trường miền Nam lửa đạn, tạo ra thế đứng vô cùngquan trọng của miền quê xứ Quảng Điều đó đồng nghĩa với vấn đề giaothông vận tải Quảng Bình mang trong mình một sứ mệnh thiêng liêng vàcao cả đối với Trị - Thiên ruột thịt và miền Nam yêu thương Có thể nóirằng, trong giai đoạn này, vị trí yết hầu của ngành giao thông vận tảiQuảng Bình tương ứng với khối lượng nhiệm vụ cao cả, ngành giao thôngvận tải Quảng Bình cần phải hoàn thành một cách xuất sắc, không đượcphép có sai sót.
Lịch sử giao cho Quảng Bình - nơi đầu sóng ngọn gió vị trí chiến lượcđặc biệt, vừa là hậu phương, vừa là tiền phương và cũng là cửa ngõ ra vàogiữa hai miền Nam - Bắc, đồng thời, là địa bàn cầu nối với vùng Trung và Hạ
Lào Cho nên, đế quốc Mỹ không khó để nhận ra đây là cái “nút chai” của
hậu phương miền Bắc và tiền phương miền Nam, có nghĩa dù sớm muộn gì
đế quốc Mỹ tìm mọi cách để đánh gãy “cán soong”, “thắt nút cổ chai” đó lại.
Chính vì vậy, năm 1968 địch huy động 79.000 lần máy bay chiến thuật vàmáy bay B52, 4.586 lần tàu tuần dương, khu trục hạm đánh vào Quảng Bình.Và tất cả mọi giã tâm đều trút lên đầu mối hệ thống giao thông vận tải tỉnhQuảng Bình, âm mưu chặn đứng sự chi viện cho chiến trường miền Nam vànước bạn Lào anh em Điều đó nói lên rằng, dù nằm trong diện hòa bình củamiền Bắc xã hội chủ nghĩa, nhưng Quảng Bình nói chung và giao thông vậntải Quảng Bình nói riêng vẫn nằm trong tầm ngắm của đế quốc Mỹ Vị tríchiến lược của tỉnh Quảng Bình, cùng với giã tâm của đế quốc Mỹ tạo nên vaitrò quyết định của ngành giao thông vận tải Quảng Bình, trong cuộc khángchiến trường kỳ kéo dài 21 năm chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Nút thắtnày cho thấy không phải vô duyên, vô cớ đế quốc Mỹ có cách đánh, lối đánh,địa điểm đánh, sử dụng phương tiện vũ khí, tốc độ, cường độ và thời gian
Trang 37đánh lại ác liệt đến vậy Nhìn vào hiện trường, và qua các bản báo cáo ta thấy
rằng: “địch đã dùng các loại, các cở bom đạn, bom phá, bom na - pan, bom bi
tập trung dứt điểm, cắt đứt tuyến giao thông và giết hại thường dân cũng nhưlực lượng giao thông vận tải” [66,tr.3].
Vị trí chiến lược của ngành GTVT Quảng Bình không chỉ nằm ở vị tríđặc biệt của tỉnh Quảng Bình, nó còn in đậm trên những con đường chiếnlược Có thể nói, không một nơi nào lại có nhiều mạng lưới giao thông chiếnlược đến vậy Nhìn vào hệ thống GTVT Quảng Bình, chúng ta thấy tất cả đềutrở thành vị trí trọng yếu trong cuộc hành trình vào Nam ra Bắc Về đường bộ,có những tuyến đường chiến lược như: đường 20 quyết thắng, đường 1A,đường 15, đường 12A, đường 10, đường 16… Bên cạnh đó, ở các con sôngđều có những vị trí xung yếu như sông Ròn, sông Nhật Lệ, sông Dinh, QuánHàu, sông Son, Long Đại… đặc biệt, bến phà Gianh là nơi hút hàng từ miềnBắc vào, chi viện vào Nam và sang nước bạn Lào Như vậy, có thể nói QuảngBình là tâm điểm của năm tuyến đường ngang, năm trục vượt khẩu, nối Đôngvà Tây Trường Sơn Chính điều này làm đế quốc Mỹ tìm mọi cách để pháhoại, cắt đứt những mạch máu trên vùng đất Quảng Bình Có thể hơn bất cứnơi đâu, Quảng Bình là vùng hứng chịu sự tàn phá, hủy diệt tàn khốc nhất củakẻ thù Kể từ khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, mậtđộ ném bom càng triền miên, dai dẳng không một thôn làng, khoảnh ruộng,mảnh vườn nào nơi đây, không phải không chịu bom đạn của đế quốc Mỹ trútxuống, đặc biệt, trên hệ thống giao thông vận tải càng nặng nề hơn.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vị trí của ngành giaothông quả thật quan trọng, vừa phải bảo vệ những tuyến đường chiến lược,đồng thời, vừa phải hoàn thành trọng trách cao cả trong chiến dịch vậnchuyển hàng hóa, nhân tài, vật lực, vũ khí, đạn dược… chi viện cho chiếntrường miền Nam và làm tròn nghĩa vụ đối với nước Lào anh em Với thực
Trang 38tiễn sống động, hào hùng mà mổi người con, chuyến đò, bến phà… QuảngBình cống hiến cho sự nghiệp kháng chiến, chi viện cho chiến trường miềnNam, cho thấy Quảng Bình là điểm tựa, là căn cứ bàn đạp của đường TrườngSơn - đường Hồ Chí Minh Chiến tranh ngày càng ác liệt, mất mát đau thươngngày càng nhiều, thời gian kéo dài chiến tranh càng dài, khối lượng hàng hóavận chuyển vào Nam ngày càng lớn gấp bội Điều này, đồng nghĩa nhu cầucủa miền Nam ngày càng lớn và đòi hỏi sự chi viện của miền Bắc ngày càngnhiều, tương ứng với việc yêu cầu của ngành giao thông vận tải Quảng Bìnhphải hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ được giao Đó là sứ mệnh trong
công tác vận tải của ngành giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình: “yêu cầu của
tỉnh vận chuyển vào Bắc Gianh 2000 tấn, nhưng trong chiến dịch này bộ sẽđộng viên các lực lượng Trung ương để tranh thủ đưa vào 7000 đến 8000 tấn.Hướng Minh Cầm cũng huy động toàn bộ lực lượng thuyền trong tỉnh để rútvề 2000 - 3000 tấn” [66,tr.9] Như vậy, trên dải đất eo thắt hình chử S là căn
cứ tập kết lực lượng, các binh chủng thuộc Bộ Tư lệnh Trường Sơn và lựclượng hùng hậu từ hậu phương miền Bắc, chi viện cho chiến trường miềnNam Mặt khác, Quảng Bình còn là trung tâm dự trử vũ khí, lương thực, vậttư, kỷ thuật, từ đây bộ đội Trường Sơn chuyển tải vào các chiến trường phía
Nam và sang Lào Trên địa phận Quảng Bình, được coi là “điểm nóng” nên
thường xuyên có sự chỉ đạo, huy động nhân tài, vật lực cho mặt trận giaothông vận tải Ngoài những lực lượng của Trung ương, hầu như mổi ngườidân Quảng Bình là một dân công, trai gái đều là TNXP, nhà dân là doanh trại
bộ đội, là “quân y xá”, là kho hàng Tất cả họ đều là những tấm lòng vàng,
mặc dù gia đình thiếu thốn, sắn khoai qua bữa nhưng gạo trên chiến trườngkhông thuyên giảm một hạt.
Cách đánh phá của kẻ địch sử dụng những phương tiện chiến tranhhiện đại, nên từng vùng, từng nơi chúng đánh phá bằng không quân, gây cho
Trang 39ta nhiều thiệt hại to lớn Thời gian qua, giao thông vận tải phải chịu sự đánhphá ác liệt của kẻ thù, từ các vùng ven biển, các tuyến đường ô tô, đườngsông, đường biển Trong lúc này, về phía ta các mặt hậu cần cho tiền tuyếnphải chở từ ngoài đưa vào, còn súng đạn thì từ biên giới chuyển vào, nhưngQuảng Bình vẫn phải đáp ứng nhu cầu sản xuất, xây dựng và chiến đấu, dođó, khối lượng vận chuyển phải lớn gấp bội so với trước đây Nên việc duytrì các mạch máu giao thông phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân và chiviện cho chiến trường, giữ một vị trí trọng yếu Vị trí Quảng Bình rất quantrọng, khi quân giải phóng mở mặt trận Trị - Thiên, Quảng Bình trở thànhmột mặt trận thống nhất Bởi vậy, giao thông vận tải Quảng Bình có vị tríquyết định đối với thắng lợi của mặt trận Trị - Thiên, cũng như chiến trườngmiền Nam.
Có thể khẳng định vị trí của tỉnh Quảng Bình cũng như vị trí của ngànhgiao thông vận tải Quảng Bình ngày càng lớn theo cấp số nhân của cuộckháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam Chính vì vậy có một nhận
định cho rằng: “từ việc gấp rút mở đường giao thông chiến lược 559 đến thiết
lập các trạm ra - đa và lập đường hàng không xuất phát từ Quảng Bình càngkhẳng định vị trí chiến lược, tầm quan trọng của địa bàn - cầu nối giữa hậuphương với tiền tuyến, giữa miền Bắc với miền Nam thành đồng Tổ quốc”
[67,tr.203] Nếu giao thông vận tải Quảng Bình không thông suốt, không đảmbảo được huyết mạch, không chi viện kịp thời, bí mật, an toàn về nhân tài, vậtlực cho chiến trường miền Nam, sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc kháng chiếnchống Mỹ cứu nước Cho nên, dù thế nào đi chăng nữa ngành giao thông vậntải Quảng Bình, phải tìm mọi cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng,Nhà nước, Bác Hồ và lịch sử giao phó Đây là nhân tố sống còn của cuộc
chiến đấu giữa ta và địch Bởi vậy, Quảng Bình luôn nêu cao tinh thần “tập
trung sức lực, khả năng trí tuệ, sẵn sàng đáp ứng đầy đủ kịp thời yêu cầu cao
Trang 40nhất cho tiền tuyến đảm bảo giao thông vận tải thông suốt trong mọi tìnhhuống” [27,tr.21] Cùng với sự chỉ đạo kịp thời, sát sao, sự chiến đấu anh
dũng của những chiến sỹ trên mặt trận giao thông vận tải, góp phần làm nênnhững chiến công hiển hách, trên mặt trận giao thông vận tải Quảng Bình,làm nên một lãng hoa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dântộc ta.
2.2 Tranh thủ thời gian trước khi có chiến tranh phá hoại để sửa chữa vàxây dựng mạng lưới giao thông trong toàn tỉnh (1954 – 1964)
Chiến tranh đi qua, hòa bình lập lại trên mảnh đất eo thắt Quảng Bình,đau thương vì bom đạn cày xới, vì sự mất mát về tinh thần lớn lao Xu thếchung của toàn miền Bắc sau gần 100 năm dưới chế độ thuộc địa và 9 nămchiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược để lại một nền kinh tế lạc hậu, bịtàn phá nặng nề, đặc biệt về phương diện giao thông vận tải Đó là hậu quảnặng nề của chiến tranh, do thực dân Pháp gây nên Nằm trong vành đai củakhí thế hòa bình, độc lập, tỉnh Quảng Bình nói chung và ngành giao thông vậntải Quảng Bình nói riêng đã bắt tay ngay vào việc sửa chữa, xây dựng mạnglưới giao thông trong toàn tỉnh, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thờikỳ mới Thấm nhuần tinh thần của Bộ chính trị, Ban lãnh đạo tỉnh Quảng
Bình thống nhất chủ trương trong toàn tỉnh: “nhanh chóng ổn định đời sống
quần chúng, tháo gỡ bom mìn, đẩy mạnh khai hoang, phục hóa, sản xuấtlương thực, khôi phục phát triển các nghề thủ công, đẩy mạnh công tác bảovệ sức khỏe nhân dân, giáo dục quần chúng cảnh giác âm mưu phá hoại củađịch, đấu tranh thực hiện hiệp định Giơ - ne - vơ, chống âm mưu dụ giỗ đồngbào di cư vào Nam… chuẩn bị xây dựng kế hoạch dài hạn khôi phục và pháttriển kinh tế, văn hóa của tỉnh nhà” [62,tr.102] Thông suốt chủ trương của
tỉnh, Ty giao thông vận tải Quảng Bình bắt tay vào khôi phục, sửa chữa lạimạng lưới giao thông trong toàn tỉnh, phục vụ đời sống đi lại của nhân dân,