Lực lượng tham gia bảo vệ, xây dựng mạng lưới giao thông vận tả

Một phần của tài liệu Vai trò của giao thông vận tải quảng bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 75 - 79)

Sau sự kiện “vịnh Bắc Bộ” năm 1964, đế quốc Mỹ không những ngày càng hung hăng hơn ở miền Nam mà còn điên cuồng với ý đồ biến miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá. Tỉnh Quảng Bình là địa phương gánh chịu hàng loạt trận bom đạn đế quốc Mỹ dội xuống, nhằm mục đích chặt đứt “cuống họng” vào Nam, ra Bắc của bộ đội Việt Nam cũng như hàng hóa, vũ khí… chi viện cho chiến trường miền Nam. Bởi vậy, vấn đề đảm bảo mạch máu giao thông trên địa phận tỉnh Quảng Bình, trở thành bức thiết hơn bao giờ hết. Trong thời gian này tỉnh Quảng Bình và Trung ương Đảng ra sức xây

dựng lực lượng làm đường, bảo vệ đường sá với số lượng lớn, mục đích bảo vệ những tuyến đường huyết mạch cho xe thông suốt. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bộ đội chủ yếu phục vụ chiến trường miền Nam, theo đó thanh niên xung phong và nhân dân địa phương là lực lượng chủ đạo đảm bảo trọng trách sửa chữa, canh giữ và bảo vệ những tuyến đường chiến lược cho xe thông suốt ngày đêm.

Nhạy cảm với sứ mệnh chính trị của mình, lực lượng TNXP hưởng ứng chỉ thị 71 và yêu cầu khẩn cấp của cuộc kháng chiến, thu hút 5 vạn thanh niên của 12 tỉnh phía Bắc, trong đó tỉnh Quảng Bình có 3.700 thanh niên hăng hái tham gia làm nhiệm vụ cao cả. Trong số 5 vạn thanh niên xung phong, chủ yếu “đảm bảo giao thông vận chuyển hàng hóa của Đoàn 559 trên đường Trường Sơn, phía Tây Quảng Bình vào chiến trường B, C” [27,tr.27]. Qủa thật, TNXP là những lực lượng nhiệt huyết như Hồ Chí Minh nói: “Thanh niên ta rất hăng hái. Ta biết kết hợp lòng hăng hái đó lại và dìu dắt đúng đắn thì thanh niên sẽ trở thành một lực lượng rất mạnh mẽ. Hiện nay các nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân, thanh niên là lực lượng xung phong trong công cuộc xây dựng đất nước” [25,tr.14]. TNXP làm bất cứ mọi việc, bất kỳ việc khó, việc dễ và phục vụ đến ngày kháng chiến thành công, ngoài việc sửa chữa xây dựng, bảo vệ những tuyến đường, TNXP còn làm mới những tuyến đường chiến lược như 12A, mở đường 20 quyết thắng, đường 15A, đường 10, đường 16… Có thể nói những trọng điểm ác liệt kẻ thù tìm mọi cách cho trôi xuống sông, xuống biển những thành quả chúng ta xây dựng nên.

Sau đó, vì yêu cầu cấp bách nên Trung ương điều động đột xuất số lượng thanh niên xung phong từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa vào tăng cường cho Quảng Bình, theo đó số lượng thanh niên xung phong tăng cường cho tỉnh Quảng Bình không ngừng được tăng lên. Vào năm 1972 Trung ương cung cấp thêm 2000 TNXP cho tỉnh với tinh thần:“Đâu cần thanh niên có.

Đâu khó có thanh niên xung phong”. Lực lượng thanh niên xung phong, làm việc và chiến đấu trên vùng đất Quảng Bình đầy lửa đạn và nguy hiểm, anh dũng kiên cường, đảm bảo những huyết mạch trên tuyến đường giao thông vận tải chiến lược đi qua tỉnh Quảng Bình. Vượt qua mọi hiểm nguy, thiếu thốn “hạt muối chia đôi, cọng rau bẻ nửa” họ làm nên những thiên hùng ca sáng chói. Tiêu biểu cho sự đóng góp lớn lao là: để tránh trọng điểm sông Gianh, Đèo Ngang, TNXP đảm nhận cùng bộ đội công binh xây dựng đường 20 quyết thắng nối đường 15 Hà Tĩnh về phía Tây Quảng Bình. Tiêu biểu, cho tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường Đại đội 5 luôn bám sát khúc cua chữ A, đào cộng sự dọc theo tuyến đường sẵn sàng ứng cứu. Tiêu biểu cho sự sáng tạo của thanh niên xung phong, họ tự làm lấy dụng cụ trong lúc thiếu thốn như làm xe cút kít, đan thêm sọt, rèn thêm dao, cuốc, xẻng, làm ròng rọc, làm đường goong, đưa năng suất tăng từ 10 - 24% lên 40%.

Tinh thần chiến đấu và làm việc của thanh niên xung phong, trên những tuyến đường thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình được Bác Hồ gửi thư khen ngợi, tiêu biểu đội thanh niên xung phong 75 hoạt động trên tuyến đường 12A với đội trưởng Nguyễn Thị Kim Huế và hầu hết là con em trên quê hương Quảng Bình.

Hầu như thanh niên xung phong, làm việc trên những tuyến đường chiến lược thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình là nữ, nhưng họ không thua kém gì con trai, họ hăng hái thực hiện khẩu hiệu: “Đất đá là chiến trường. Cuốc xẻng là vũ khí. Thanh niên xung phong là chiến sỹ. Hãy vươn mình dũng cảm xong lên” [25,tr.56]. Những con người trẻ tuổi anh hùng bảo vệ những tuyến đường, những chuyến hàng nối tiếp nhau ra chiến trường, chính họ viết thêm bài ca ra trận vẽ vang và kiên cường hơn. TNXP luôn xứng đáng với danh hiệu tinh thần thép.

Bên cạnh, một lực lượng hùng hậu chúng ta không quên ghi nhớ công ơn đời đời của họ là toàn thể nhân dân Quảng Bình, cùng nhau quyết tâm giữ vững huyết mạch giao thông, trên địa bàn mình cư trú. Vì thế, cần phải làm mọi người dân, cán bộ, đảng viên nhận thức đầy đủ đây là công tác của toàn dân. Tất cả mọi người có nghĩa vụ đảm bảo giao thông, chống âm mưu đánh phá giao thông vận tải và đảm bảo công tác giao thông trong mọi tình huống. Cần phát huy hơn nữa tinh thần “xe chưa qua nhà không tiếc, đường chưa xong không tiếc máu, tiếc công”, mổi hợp tác xã cần tổ chức một đội dân quân công binh, đảm bảo giao thông vận tải. Trên các tuyến đường qua huyện xã, phân công xã đó quản lý, các công việc san lấp hố bom, cắm cọc tiêu, biển báo… huy động nhân dân làm ngay. Nhân dân quê hương “hai giỏi” đóng góp công sức to lớn trong việc bảo vệ những tuyến đường xe ra trận. Nhìn vào lực lượng quần chúng ta thấy có tất cả già, trẻ, gái, trai, nam phụ, lão ấu… huy động hết tất cả những gì mình có, kể cả nhà cửa để sửa chữa đường sá. Những người dân trên đất lửa hoàn thành xuất sắc phong trào thi đua “hai giỏi”, chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi, nhất là hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy.

Quan trọng nhất, chính là sự lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Ty GTVT Quảng Bình, trong những năm kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Không những là sự tài ba, mưu trí, trên hết là tấm lòng nhiệt tình quên mình vì quê hương, đất nước. Đồng thời, sự quyết tâm chỉ đạo dứt khoát trong công tác lãnh đạo đưa đến những kết quả đáng khâm phục. Tiêu biểu cho tinh thần lãnh đạo có cố Bí thư tỉnh Quảng Bình Nguyễn Tư Thoan. Chính ông đã truyền cảm hứng cho nhân dân vùng đất lửa Quảng Bình, dù sau năm 1965 đế quốc Mỹ đánh phá ác liệt, nhưng ông vẫn đi đến tất cả các địa phương, không trừ một chổ nào, động viên nhân dân Quảng Bình ra sức đảm bảo giao thông vận tải, sản xuất, chiến đấu chống lại kẻ thù. Quảng Bình không lấy gì làm no đủ, nhưng đồng chí Nguyễn Tư Thoan phát động phong

trào: “Dân Quảng Bình sẵn sàng trút gạo trong nồi cho đồng bào Trị - Thiên đánh giặc”. Phong trào được nhân dân trong toàn tỉnh hưởng ứng nhiệt tình. Đồng thời, cố Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Nguyễn Tư Thoan là cha đẻ phong trào thi đua “hai giỏi”, đây là phong trào làm nức lòng nhân dân cả nước và có sức cổ vũ chiến đấu đối với quân và dân Việt Nam lúc bấy giờ. Chính sự lãnh đạo kiệt xuất, quyết đoán, tài ba của người đứng đầu tỉnh Quảng Bình, quê hương Quảng Bình được Bác Hồ giử thư khen ngợi, với danh hiệu “chiến đấu giỏi, sản xuất cũng giỏi”. Đặc biệt, nhân dân 9 xã vùng Rào Nan hết lòng biết ơn đồng chí Nguyễn Tư Thoan, có công lao to lớn trong việc làm đập Rào Nan, công trình để đời cho dân, đưa lại cuộc sống ấm no cho vùng nam Quảng Trạch.

Một phần của tài liệu Vai trò của giao thông vận tải quảng bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w