Giao thông vận tải Quảng Bình làm tròn nghĩa vụ quốc tế với nước bạn Lào

Một phần của tài liệu Vai trò của giao thông vận tải quảng bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 118 - 132)

bạn Lào

Quảng Bình là một trong những tỉnh có đường biên giới phía Tây tiếp giáp với nước bạn Lào, ngăn cách nhau bằng một dãy Trường Sơn. Vốn theo truyền thống hai nước Việt - Lào có mối quan hệ son sắc như chủ tịch Kayson Phonvihan nói: “bất kể trong điều kiện nào và ở đâu hai anh em Việt - Lào chúng ta đều sống, chết với nhau để cùng làm cách mạng… tình cảm giữa hai nước, hai Đảng và cách mạng hai chúng ta thật gần gủi, …hai anh em chúng ta cùng chia ngọt sẽ bùi, cọng rau bẻ nữa, hạt muối

chia đôi, vui cùng vui với nhau, mối quan hệ giữa chúng ta là mối quan hệ đặc biệt” [1,tr.34]. Qủa thực mối quan hệ giữa hai nước Việt - Lào được “lửa thử vàng, gian nan thử sức” trong suốt chặng đường lịch sử đầy sóng gió và thăng trầm. Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, hai nước Việt - Lào luôn nhiệt tình giúp đỡ lẫn nhau trên tất cả các phương diện, trong đó vấn đề giao thông vận tải là một minh chứng cho tinh thần hữu nghị cao đẹp. Hơn tỉnh nào hết, Quảng Bình là nơi tiếp giáp với tỉnh Savanakhet. Chính vì vậy, trên mặt trận giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình cũng như Ty GTVT Quảng Bình luôn có sự phối hợp chặt chẽ để tình hữu nghị giữa hai bên luôn gắn kết vững bền.

Ngay từ năm 1962, chính phủ và Bộ GTVT chỉ thị cho Ty GTVT Quảng Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, kế hoạch giúp đỡ nước bạn Lào, với tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình”. Trong 6 tháng đầu, kế hoạch đặt ra phải xây dựng 5 tuyến đường viện trợ Lào “đường 7B với kinh phí 550.0000,00đ; đường 8B với kinh phí 199.000,00; đường 12B với kinh phí 214.000,00; đường 42B với kinh phí 309.000,00; đường 217B với kinh phí 368.000,00. Tổng chi phí cho 5 tuyến đường đó là 1.640.000,00” [68,tr.3]. Ty giao thông vận tải Quảng Bình cùng với lực lượng thanh niên xung phong trong cả nước làm những tuyến đường sang Lào, phục vụ chiến trường Lào cũng như đảm bảo công tác vận tải cho chiến trường C của bộ đội Việt Nam. Đây là danh dự cũng như là trách nhiệm nặng nề của Ty GTVT Quảng Bình nói riêng trong việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả. Theo đó, Ty GTVT Quảng Bình phối hợp với tổng đội thanh niên xung phong 572 cũng như chính phủ Lào để khảo sát, thiết kế, xây dựng những tuyến đường chiến lược trên nước bạn Lào phục vụ cho cuộc chiến đấu và phát triển kinh tế. Mặt khác, giúp đỡ nước bạn Lào xây dựng các tuyến đường giao thông vận tải chiến lược là một biện pháp hiệu quả, thiết thực trong việc bảo vệ tuyến hành

lang vận tải chiến lược ở phía Tây. Với tinh thần làm việc hết mình, năm tuyến đường được thực hiện so với kế hoạch đặt ra “đường 7B với kinh phí 457.279,00; đường 142.835,00; đường 12B với kinh phí 115.935,00; đường 42B với kinh phí 256.500,00; đường 217B với kinh phí 368.360,00. Tổng kinh phí làm hết 1.338.909,00” [68,tr.4]. Quả thật, việc thi công những công trình trên thực hiện một cách nhanh chóng, đúng tiến độ, với kinh phí ít hơn so với dự định. Tinh thần giúp đỡ tự nguyện, làm việc khẩn trương, tích cực thực hiện kế hoạch của cấp trên, bộ đội, TNXP Việt Nam thật sự trở thành cầu nối, chi viện hàng hóa cho chiến trường Lào, trong những năm sắp tới. Sự phối hợp chặt chẽ tạo điều kiện cho ngành giao thông vận tải của miền Bắc chi viện vào miền Nam cũng như tình hữu nghị quốc tế chi viện cho nước bạn Lào của Việt Nam, trong thời điểm yêu cầu chi viện về sức người và sức của ngày càng lớn của chiến trường. Tính đến lúc hoàn thành, khối lượng thực hiện so với quyết toán được thể hiện như sau:

Bảng 3.4, chương 3: So sánh khối lượng thực hiện quyết toán

Số TT Các công trường Kế hoạch lượng thực hiệnGiá trị khối Số quyết toán 1 Đường 7B 550.000,00 437.279,00 178.149,03 2 Đương 8B 199.000,00 142.835,00 112.180,66 3 Đường 12B 214.000,00 115.935,44 27.518,02 4 Đường 42B 309.000,00 256.500,00 137.446,89 5 Đường 217B 368.000,00 386.360,00 423.197,61 Tổng cộng 1.640.000,00 1.338.909,44 878.492,21 [68,tr.5]

Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy số quyết toán không phù hợp với giá trị khối lượng được thực hiện. Sở dĩ có vấn đề này là do, trong quá trình thực hiện lương phụ cấp và các khoản chi phí nói chung chưa thanh toán kịp thời, có những công trình công việc hoàn thành nhưng chưa phân bổ được

giá thành. Mặt khác, có những nơi đường sá quá xa, nhiều điểm, không tập trung, phương tiện đi lại khó khăn, nên kế hoạch chi viện của Trung ương cho nước ngoài không thiết thực so với thực tế, nên đẩy giá thành quyết toán không khớp với thực tế.

Quảng Bình là một địa điểm “nhạy cảm” báo chí Mỹ đặt tên “yết hầu”, là “cuống nhau”, là “cán soong”, là “cổ chai”, là “cửa ngõ” của đường mòn Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt, hàng nghìn công nhân cầu đường và thanh niên xung phong Quảng Bình phối hợp với các đơn vị công binh, bộ đội phòng không giữ vững mạch máu trên những con đường biên giới sang Lào và trên nước bạn Lào. Bên cạnh, tỉnh Khăm muộn, Lào giúp đỡ tỉnh Quảng Bình làm tuyến đường 12B. Theo chỉ đạo của cấp trên, “việc giao dịch để lấy nhân lực thì ta sẽ liên hệ với chính quyền địa phương, đề nghị bạn cung cấp và lập ban danh sách ghi rõ họ tên, tổi, nghề nghiệp, nơi ở… của từng người và thời gian làm việc tại công trường để tiện việc bố trí thi công. Việc quản lý tổ chức của công nhân và nhân công người Lào, sẽ do cán bộ của chính quyền tỉnh Khâm muộn phụ trách, vì vậy trong quá trình công tác giữa cán bộ của bạn và cán bộ công trường phải đảm bảo sự bàn bạc công việc chung” [68,tr.7]. Với tinh thần làm việc nhiệt tình, quan hệ quốc tế giữa hai nước tốt đẹp, con đường 12B chạy trên nước bạn Lào là sự hợp tác giữa chính phủ hai nước. Đường 12B kéo dài từ đèo Mụ Gịa sang bản Nà Phào, chủ yếu đến ngã ba Lằng Khằng dài 20 km, với 200 chiến sỹ ở Tuyên Hóa và Quảng Trạch do đồng chí Nguyễn Nựu, phó Ty GTVT Quảng Bình làm trưởng ban, đảm nhận nhiệm vụ đảm bảo mạch máu giao thông vận tải trên nước bạn Lào. Để đảm bảo tiến độ của công trường 12B như trong hiệp định đã ký, nhất là trong hoàn cảnh công trường có nhiều khó khăn về đường sá vận chuyển, thời tiết và mưa lũ sớm làm bế tắc giao thông trên công trường, nên UBHC tỉnh có chủ trương thiết thực. Trước hết, phải chủ trương giải

quyết hàng cho công trường 12B, dự trử cho thời tiết mưa lũ xẩy ra. Đồng thời, khắc phục khó khăn giao xong hàng hóa, lương thực, thực phẩm tại Mụ Giạ cho công trường trước mùa mưa lũ sắp tới. Bên cạnh, “ngành có hàng cung cấp cho công trường 12B, có trách nhiệm giải quyết bao bì chứa đựng hàng, bảo quản và vận chuyển hàng hóa đến kho Mụ Giạ, giao cho công trường 12B. Công trường phải lo giải quyết bao bì và dụng cụ chứa đựng hàng dự trử cho công trường tại kho Mụ Giạ và các địa điểm khác của công trường” [68,tr.12]. Đây là điều kện cần thiết, để cán bộ, công nhân làm việc đạt hiệu quả cao trên tuyến đường thi công này. Với yêu cầu đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm cho cả thời gian hoàn thành công trình 12B như sau:

- “Gạo cho công nhân (tiêu chuẩn 21 kg/tháng)...98T.368 - Gạo cho cán bộ (tiêu chuẩn 15kg/tháng ...3.650 - Nếp (gạo nếp) ...14.782 - Cá khô ...14.782 - Thịt ...4.432 - Ruốc ...7.391 - Muối ...7.391 - Đường ...1.035 - Nước mắm ...750 (hộp) - Xà phòng giặc ...1.479 - Sữa hộp ...250 (hộp) - Đậu xanh ...2.000”. [68,tr.23]

Để giúp công trường về mặt tiếp nhận, bảo quản và phân phối, Ty Thương nghiệp và Ty lương thực giúp đỡ công trường 12B. Nhờ vậy, cán bộ, công nhân của công trường được đảm bảo cung cấp gạo, muối và nhiều mặt hàng khác.

Nhờ sự đảm bảo kịp thời về hàng hóa thiết yếu, cho nên tiến độ thi công của công trình thời gian đầu đạt được những tiến độ. Qua báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm 1962 chúng ta sẽ thấy được điều đó.

Bảng 3.5, chương 3: Khối lượng công tác

Tên hạng mục công trình và các loại công

tác

Kế hoạch bộ giao năm 1962

Khối lượng đã thực hiện hết quý II K.lượng G.trị K.lượng G.trị Tỷ lệ Phần nền đường Phát cây Đào đắp đất Đào vét mương rãnh 10.000 m2 49.500 m3 10.000 m 4000 66000 10000 126396 17779 12290 5055,84 2364,60 12290 126,3% 3,6% 122,9% Phần mặt đường Vá ổ gà, lát mỏng 7500m2 75000 7790 77900 104% Cấu tạo vật Xây ngầm kè Làm cầu gỗ

Tăng cường cầu sắt Tháo cầu sắt 2200 m3 45m 45m 1c 14300 0 36000 8000 3000 420,47 27330 19% Kiến trúc phụ thuộc Hệ thống an ninh Làm trại Công tác khác 42 3500 7000 23000 53000 3265 16325 [68,tr.32]

Trên đoạn đường ta giúp nước bạn Lào sửa chữa cầu cống, làm thêm một số đường cua, khai thác đá, phát cây san lấp, mở rộng lòng đường… Thời gian thi công từ đầu tháng 3 đến tháng 11 năm 1962, nhưng phải tranh thủ hoàn thành trước tháng 7/1962 để tránh trời mưa lũ. Để hoàn thành đoạn đường này cần “385 người trực tiếp sản xuất, phiên chế thành 7 trung đội X 55 người, mổi trung đội gồm 1 đội trưởng, 1 trung đội phó, 2 cấp dưỡng, 51 người trực tiếp sản xuất” [68,tr.31]. Để có số lượng công nhân, UBHC huyện Tuyên Hóa huy động 105 dân quân, với tỉ lệ 20 - 25% là đảng viên, Ty

GTVT Quảng Bình đảm bảo cung cấp cho công trường 12B 100 người, huyện Quảng Trạch cung cấp 40 người và 60 người trên công trường 12A, còn lại lấy thêm ở tỉnh Khâm muộn, đảm bảo cho công trình hoàn thành sớm hơn kế hoạch. Trong hoàn cảnh bom đạn của đế quốc Mỹ rải dày đặc, thời tiết khí hậu ở Đông Trường Sơn vô cùng khắc nhiệt, những chiến sỹ mặt đường có những biện pháp quân sự hóa, xây dựng hàm trú ẩn, cảnh giác cao với bọn biệt kích, thổ phỉ…; đồng thời có những sáng tạo trong việc làm đường như chặt gỗ xếp liền nhau ngang qua mặt đường, hai đầu có kè gỗ và lèn chặt hay còn gọi là “cầu trệt” hay cầu “rông đanh”. Sự kiên cường và tính sáng tạo của những chiến sỹ trên đường 12B hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Bảng 3.6, chương 3: Kết quả thực hiện so với kế hoạch

Loại công tác vị tínhĐơn

K.lượng theo hợp đồng K.lượng thực hiện Công sử dụng Tỷ lệ so với kế hoạch Phát cây Đào đắp đất Lấp ổ gà Đặt móng chống lầy Làm ngầm kè đá Làm cầu sắt Làm cầu gỗ m2 m3 m2 m m3 Ic/m M 100000 42000 13500 20000 2500 1c/15 45 410444 3019 7998 16000 2685,960 1c/15 45 3260 2202,5 1803 4210 1532 20 3673 410,4% 7,18% 59,2% 80% 107,4% 100% 106% k.lượng làm ngoài HĐ Nạo vét mương Làm cầu đong đanh

m m 14795 30c 1333,5 1224 250 [68,tr.34] Như vậy, so với kế hoạch đã giao, công trường 12B vượt kế hoạch nhiều hạng mục, ví dụ như phát cây, làm cầu gỗ... Để thực hiện nhiệm vụ trên, trong quá trình công tác trên nước bạn, lực lượng làm đường đóng quân trong nhà dân, ngày càng thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa hai nước. Trong quá trình công tác, vượt lên mọi sự khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.

Chính vì vậy, nhân dân Lào ca ngợi và khâm phục: “người Việt Nam đánh giặc cũng giỏi, làm đường cũng giỏi, ca hát nhảy múa cũng giỏi, thật là một dân tộc anh hùng. Nếu nhân dân Lào cũng lao động cần cù như nhân dân Việt Nam, thì cũng giàu mạnh như Việt Nam” [68,tr.35]. Thành quả đó được bí thư huyện ủy Tuyên Hóa, trưởng ty giao thông vận tải Quảng Bình, Bộ giao thông vận tải hết lòng khen ngợi và được Chính phủ tặng huân chương chiến thắng hạng ba. Cảm kích trước tinh thần “Việt Nam còn nghèo nhưng đã đưa người và của cải sang giúp chúng tôi, người nghèo giúp người nghèo thật là tình bạn trong sáng, thủy chung”[26,tr.87]. Đồng thời chủ tịch Xu - pha - nu - vong ca ngợi:“Cao hơn núi dài hơn sông. Rộng hơn biển cả. Sáng hơn trăng rằm. Thơm hơn đóa hoa thơm nhất”, là tình bạn tình hữu nghị đời đời của hai dân tộc. Như vậy, Ty giao thông vận tải Quảng Bình cùng với cả nước hoàn thành nhiều tuyến đường chiến lược trên nước bạn Lào trong vòng hai năm 1965 – 1966 có vai trò to lớn: “đường và cầu phục vụ vận chuyển ra tuyến trước tại vùng giải phóng, các căn cứ địa, hang động phục vụ công tác chỉ đạo kháng chiến tại vùng chiến khu Viêng Xay, đường số 6, đường số 7, đường số 8, đường Hồ Chí Minh và những tuyến đường khác” [68,tr.35]. Qủa thực, vượt lên sự gian khổ và thiếu thốn là tình cảm đặc biệt mà cả hai nước giành cho nhau.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy gian khổ vất vả, miền Bắc không những là hậu phương lớn của miền Nam, còn là hậu phương của nước bạn Lào. Vai trò chi viện của Việt Nam đối với nước Lào rất to lớn trong cuộc chiến chống lại kẻ thù chung của hai nước anh em Việt - Lào. Miền Nam là tuyến vận tải chiến lược B, Lào là tuyến vận tải chiến lược C, cùng san sẽ gánh nặng của dân tộc Việt Nam, nhân dân Quảng Bình góp sức gánh vác trách nhiệm giúp đỡ cách mạng Lào với tinh thần quốc tế vô tư, trong sáng. Chính vì vậy, Tỉnh ủy Quảng Bình xác định “việc giúp đở cách mạng Lào

không những là nghĩa vụ quốc tế của nhân dân ta mà còn có lợi ích trực tiếp đến việc đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giai phóng miền Nam thống nhất tổ quốc” [68,tr.35]. Với chủ trương đó Quảng Bình lập ra “Ban miền Tây” để phối hợp với ban vận tải đi C của Bộ giao thông vận tải, vận chuyển hàng hóa sang nước bạn Lào. Tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình” của ngành giao thông vận tải được bí thư tỉnh ủy Savanakhét là Koòng Xỉ coi Quảng Bình là “hậu phương của tỉnh Savanakhét”. Không phụ lòng sự mong mỏi của nước bạn Lào, ngành vận tải Quảng Bình chi viện cho chiến trường C đạt 96% kế hoạch. Đây là số liệu ghi nhận của tổng cục hậu cần, cũng là thắng lợi ngành vận tải Quảng Bình góp sức làm nên. Thành quả ấy được tư lệnh Đoàn 559 Đồng Sỹ Nguyên viết: “với thực tiễn sống động, hào hùng mà mổi con người, chuyến đò, bến phà… trên đất Quảng Bình cống hiến cho sự nghiệp kháng chiến, cho nhiệm vụ chi viện cho chiến trường, chúng tôi cho rằng Quảng Bình là điểm tựa, là căn cứ bàn đạp của đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh”

[62,tr.227].

Có thể nói rằng tình nghĩa, tình anh em, tình bầu bạn mà dân tộc Việt Nam nói chung, quân và dân Quảng Bình nói riêng đối với nước bạn Lào thật sự “sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu long”. Với nghĩa vụ quốc tế trong sáng, Ty giao thông vận tải Quảng Bình có công lao rất lớn trong việc sửa chữa cầu đường và vận tải hàng hóa cho nước Lào anh em. Tinh thần kề vai sát cánh của những chiến sỹ giao thông vận tải góp phần tô thắm những trang sử hào hùng của hai dân tộc, thắt chặt tình nghĩa bền vững giữa hai quốc gia. Sự giúp đỡ vô tư trên mặt trận giao thông vận tải của quân và dân Quảng Bình là minh chứng cho tình bạn, tình đồng chí đời đời bền vững của hai dân tộc, của quá khứ lịch sử huy hoàng và của tương lai tươi sáng.

Có những con đường lịch sử trở thành huyền thoại của một thời khói, có những con người làm nên những kỳ tích, thể hiện trí tuệ Việt Nam, viết

Một phần của tài liệu Vai trò của giao thông vận tải quảng bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 118 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w