Phương án đảm bảo công tác chi viện ra chiến trường

Một phần của tài liệu Vai trò của giao thông vận tải quảng bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 103 - 108)

Công tác vận tải là vấn đề trung tâm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, vì thế chúng ta phải phát huy tốt truyền thống yêu nước, đảm bảo vận tải liên tục, nhanh

chống, an toàn, kịp thời phục vụ sản xuất, chiến đấu và đời sống của nhân dân. Để phát huy tốt vai trò chi viện cho chiến trường miền Nam và nước bạn Lào, Trung ương Đảng và Ty GTVT Quảng Bình có những phương án cụ thể, thiết thực trong chiến dịch vận tải hàng hóa vào Nam.

Đảm bảo kịp thời vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn trong mọi tình huống, cần tăng cường tổ chức chỉ đạo vận chuyển ở các ngành, các cấp trên cơ sở nhất trí thấu suốt đường lối nhiệm vụ của cách mạng. Cần kết hợp giữa các tỉnh với nhau, nắm rõ kế hoạch vận chuyển của Bộ GTVT, của Quân khu IV, lập kế hoạch vận chuyển hàng hóa, đảm bảo sự nhất trí về mặt nội dung mặt hàng cần vận chuyển trong từng giai đoạn, đáp ứng nhu cầu quốc phòng và tăng cường phát triển kinh tế trong toàn tỉnh, cũng như chi viện cho chiến trường Trị - Thiên khói lửa và miền Nam ruột thịt. Để đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, cần có kế hoạch dự phòng tránh tình huống xấu nhất có thể xẩy ra, phải xây dựng kế hoạch vận chuyển hàng hóa hai chiều, đưa hàng đến nơi kết hợp lấy hàng về. Đó là vai trò quan trọng của ngành giao thông vận tải, đối với hậu phương và chiến trường, như Xtalin nói: “ngành vận tải là một phương tiện lực lượng rất quan trọng giữa hậu phương và mặt trận, có thể sản xuất ra nhiều vũ khí đạn dược, nhưng nếu không chuyển lịp thời ra mặt trận nhờ phương tiện vận tải thì những thứ đó có thể trở thành một gánh nặng không ích gì cho mặt trận cả. Cần nói rằng: ngành giao thông vận tải có tác dụng quyết định trong việc vận chuyển kịp thời vũ khí, đạn dược, lương thực,… ra mặt trận”. Trong thời chiến, khâu tiếp chuyển qua nhiều phương tiện, nhiều địa phương nên chú ý không để mất mát, hư hỏng và đặc biệt phải chuẩn bị kho bãi cần thiết để chuyển hàng, che dấu hàng hóa đảm bảo an toàn. Muốn công tác vận chuyển được liên tục, nhanh chóng, kịp thời, phục vụ tốt chiến đấu và đời sống sản xuất, phải đảm bảo giao thông thuận lợi. Hiện nay, trên địa phận tỉnh Quảng Bình có nhiều tuyến đường,

đường chính, đường phụ nên vận chuyển cần phải chọn hướng đi ít ách tắc nhất, bên cạnh cần phải ngụy trang, nghi binh, che dấu mục tiêu giao thông đề phòng địch đánh phá. Trên địa phận Quảng Bình, đường có nhiều ngã ba, ngã tư, ô tô đi ban đêm chạy không đèn hoặc hạn chế ánh sáng, vì vậy công tác cắm cọc tiêu, biển báo cần được tăng cường hơn nữa.

Ty GTVT Quảng Bình tiếp tục đẩy mạnh “tranh thủ thời cơ vận tải” phục vụ chiến trường. Trong thời gian này, vận chuyển trên địa phận tỉnh Quảng Bình qua hai loại hình chủ yếu bằng đường bộ và vận chuyển bằng đường thủy. Để làm tốt và đảm bảo hàng hóa “cần phải tăng cường thống nhất lãnh đạo hơn nữa mới hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ vận tải cho các chiến trường” [62,tr.211]. Đẩy mạnh công tác vận tải, Ty GTVT Quảng Bình phát động chiến dịch vận tải, tranh thủ vận chuyển phục vụ tiền tuyến đánh to thắng lớn, đặc biệt, tranh thủ những ngày tuyên bố ngừng bắn, để vận chuyển hết hàng tồn kho ở vùng Quảng Trạch, Bố Trạch, thị xã… tiếp chuyển cho B43, B44. Trên các địa phương, huyện ủy trực tiếp lãnh đạo, nhân dân tham gia, mổi địa phương phải tranh thủ chuyển hàng, bốc giở hàng một cách kịp thời và an toàn. Kế hoạch cụ thể “lấy vận tải cơ giới làm chủ yếu, tích cực vận dụng mọi phương tiện thô sơ. Kết hợp chặt chẽ vận chuyển cơ giới với thô sơ, kết hợp chặt chẽ vận tải đường bộ với vận tải đường thủy, kết hợp đánh, phòng, tránh để thắng địch” [71,tr.470]. Về biện pháp thực hiện ra sức tranh thủ vận chuyển hàng hóa trong mùa khô, giảm bớt khối lượng ảnh hưởng trong mùa mưa vì đường trơn, lầy lội rất khó khăn cho việc đi lại. Cần đi sâu vào các khâu then chốt đảm bảo kỷ thuật, chấn chỉnh kho tàng, bảo quản hàng hóa, hạn chế sự tổn thất, giữ tốt chất lượng đến tay bộ đội trên các chiến trường. Khâu tổ chức cần phải được thực hiện trực tiếp, khoa học phù hợp với thực tiễn, chấn chỉnh lại hệ thống kho hàng trên toàn tuyến. Bên cạnh, có thể khoán cấp theo khối lượng, nhân lực, phương tiện cụ thể của từng vùng khác

nhau. Đồng thời, muốn hàng hóa vào Nam nhanh chóng công tác xây dựng, cũng cố hệ thống đường cầu cần đi trước một bước, nắm vững quy luật thời tiết, sự đánh phá của địch, có biện pháp thích hợp ở từng khu vực nhằm tạo thành mạng giao thông liên hoàn, chỉ huy giao thông phải linh hoạt loại xe nào cũng đi được, địch đánh hướng nào cũng có thể vượt qua. Muốn có kinh nghiệm thực tiễn, phải thông qua một cuộc đọ sức, đấu trí với với địch để đánh giá đúng chổ mạnh, chổ yếu của địch, tranh thủ thời cơ thuận lợi để dứt điểm kế hoạch vận tải.

Đối với việc vận chuyển bằng đường bộ trên địa phận Quảng Bình có những tuyến đường như quốc lộ 1A, đường 12A, đường 20, đường 15A, đường 10, đường 16… Đây là những tuyến đường chiến lược, tuy địch đánh phá ác liệt, thời tiết khắc nghiệt nhưng tình trạng tắc đường không diễn ra trong một thời gian dài, đây là thế mạnh trong quá trình vận chuyển. Tuyến đường 1A là trọng điểm để tập trung hàng ở điểm Bắc Gianh khoảng 60.000 tấn thì 40.000 tấn đi bằng đường quốc lộ 1A thông qua Ròn, đến điểm Bắc Gianh phương án vận chuyển chủ yếu là đường sông, đường biển, nên phải tìm cách bố trí ca nô thích hợp vận chuyển nhanh hàng vừa đến, muốn cho xe qua nhanh, phải sử dụng phà có trọng tải lớn từ 18 đến 25 tấn. Trong thời gian này, Ty GTVT Quảng Bình sẽ tăng cường phương tiện ô tô, ca nô kéo thuyền đáp ứng yêu cầu vận chuyển ngày càng tăng. Theo Ty GTVT Quảng Bình, hướng vận tải vào Nam trên bộ có bốn cung đoạn: từ đèo Ngang đến Bắc Gianh, Nam Gianh đến Quán Hàu và Long Đại, từ Võ Ninh vào Hạ Cờ theo đường quốc lộ 1A, từ Nam Long Đại đến Bãi Hà theo đường 15. Trên những tuyến đường này, lúc đầu vận chuyển bằng sâu đo nhưng khi bị địch phát hiện ta lại chuyển sang phương án sơ tán ông bà già và trẻ em, các bến bãi, thôn xóm đào hầm cất dấu hàng, lực lượng dân quân tự vệ, thanh niên xung phong ở lại ngày sản xuất đêm cùng bộ đội tiếp nhận, bốc vác, xuất nhập hàng hóa.

Phương án này tỏ ra khá hiệu quả trong việc ngụy trang, nghi trang hàng hóa vận chuyển.

Về đường thủy, Ty giao thông vận tải Quảng Bình thống nhất dùng các loại thuyền nhỏ và phí vận chuyển cần thay đổi cho phù hợp, tăng cường xây dựng các xưởng cơ khí đóng tàu thuyền. Trong đó, phải đặc biệt ưu tiên cho hướng Minh Cầm, nơi hút hàng bằng đường sông rất lớn từ 1.500 tấn đến 2000 tấn. Vận tải đường thủy Quảng Bình rất thuận tiện vì có cảng Nhật Lệ, cảng Mỹ Trung, cảng Dầu… Để sử dụng những cảng này có hiệu quả Ty giao thông vận tải Quảng Bình có sự chỉ đạo như sau: đối với cảng Nhật Lệ vừa sử dụng chung cho cả mục tiêu kinh tế lẫn quân sự nên việc cấp bách nhất là phải xây dựng lại cầu, kho bãi, đường trong cảng. Đối với cảng Mỹ Trung, Cục I làm nhiệm vụ san mặt bằng, cảng và Vụ kế hoạch cấp cho cảng máy phát điện có ánh sáng hoạt động vào ban đêm. Mặt khác, tranh thủ đẩy mạnh vận chuyển, ở Quảng Bình bắc ba cầu nổi nối ba con sông lớn: “Cầu Ròn bắc xong ngày 17 tháng 1 năm 1973. Xe đi vào 4.984 chiếc. xe đi ra 3.513 chiếc, bình quân 1.062 chiếc/ngày đêm. Cầu hoạt động được tám ngày thì dở. Cầu sông Gianh bắc xong ngày 21 tháng 2 năm 1973, sử dụng 71 ngày đêm. Xe vào 24.309 chiếc, xe ra 23.344 chiếc. Bình quân 684 chiế/ngày đêm. Cầu Long Đại bắc xong ngày 18 tháng 1 năm 1973, sử dụng trong 105 ngày. Xe vào 32.467 chiếc, xe ra 28.262 chiếc. Bình quân 572 chiếc/ngày đêm” [71,tr.503]. Trong thời kỳ khó khăn gian khổ, phương án vận tải tùy cơ ứng biến phát huy được tác dụng, ví dụ dùng thuyền hoặc ca nô để đưa hàng qua sông.

Với những phương án đưa ra gói gọn lại: “ra sức khôi phục và tăng cường đường bộ, kết hợp phát triển đường thủy, cũng cố và mở rộng cảng để nâng cao năng lực đường biển” [6,tr.31]. Chính những chủ trương, kế hoạch trên làm công tác vận tải xuyên suốt hơn, đáp ứng sự chi viện cho chiến trường miền Nam mà Đảng, Trung ương và Bộ giao thông vận tải giao phó

Ty giao thông vận tải Quảng Bình thực hiện. Những phương án đưa ra dựa vào những chủ trương của Đảng, Quân khu IV, Bộ GTVT cũng như của Tỉnh ủy Quảng Bình và điều kiện hoàn cảnh của cuộc kháng chiến lúc bấy giờ. Đó là những kế hoạch thiết thực nhất, bám sát thực tế tình hình cụ thể trên địa bàn, là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của từng đợt vận chuyển hàng hóa.

Một phần của tài liệu Vai trò của giao thông vận tải quảng bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w