Đảm bảo huyết mạch giao thông vận tả

Một phần của tài liệu Vai trò của giao thông vận tải quảng bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 79 - 90)

Trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ở miền Bắc, diễn ra với quy mô ngày càng rộng lớn và ác liệt. Riêng đối với tỉnh Quảng Bình, ở vào vị trí chiến lược giữa hai miền Nam - Bắc, kẻ địch dùng thủ đoạn hết sức thâm độc, xảo quyệt, tập trung lực lượng đánh phá với mức độ ác liệt hơn. Trong các mục tiêu đánh phá, kẻ địch dồn sức chủ yếu đánh vào mục tiêu giao thông vận tải, thực hiện mục đích đen tối là ngăn chặn sự chi viện của miền bắc cho chiến trường miền Nam. Đế quốc Mỹ không chỉ đánh liên tục, đánh dồn dập tập trung vào các trọng điểm, trên các trục đường chiến lược xung yếu, các cầu, ngầm và bến phà, còn đánh trên các trục đường giao thông đi lại trong thôn xóm, đánh vào những vùng đông dân ở ven đường, ven sông, ven biển, các bến bãi kho tàng. Không những thế, chúng dùng B52 đánh vào các tuyến đường miền Tây, mở rộng việc đánh phá bằng các loại bom nổ chậm, các loại thủy lôi ở các cửa lạch, các bến phà, bến đò ngang, các bãi trung chuyển, các đoạn đường xung yếu và các triền sông trong tỉnh, hòng cản trở hoạt động vận chuyển đường bộ và đường thủy. Đặc biệt, từ 8/5/1972 đế quốc Mỹ trắng trợn tuyên bố “thả mìn

phong tỏa các cảng ở miền Bắc và đánh phá tất cả các loại mục tiêu có quan hệ đến chi viện cho chiến trường miền Nam, đưa cuộc chiến tranh phá hoại leo thang lên một bước mới cực kỳ nguy hiểm” [5,tr.14]. Chúng huy động tới mức cao nhất lực lượng không quân, hải quân, tập trung phong tỏa, đánh phá giao thông vận tải, cố sức chặn đường viện trợ vật chất của các nước anh em đối với Việt Nam, phá hoại tiềm lực kinh tế, quân sự và cắt đứt chi viện của hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn, giảm sức tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam. Tình hình đó gây rất nhiều thiệt hại, ách tắc trên những tuyến đường giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Trước tình hình trên, Đảng bộ, quân và dân Quảng Bình xác định được ví trí chiến lược và trách nhiệm của tỉnh hậu phương trực tiếp đối với tiền tuyến, lấy nhiệm vụ chi viện cho miền Nam đánh to thắng lớn làm nhiệm vụ hàng đầu. Lấy nhiệm vụ đảm bảo giao thông vận tải phục vụ tiền tuyến làm nhiệm vụ trung tâm đột xuất, hoàn thành tương đối nhiệm vụ nặng nề cả nước giao phó. Đồng thời, trong bối cảnh khẩn trương, kịp thời, đòi hỏi sự thống nhất cao về mặt chỉ huy mang tính chất quân sự, cần phải tiến hành quân sự hóa ngành giao thông vận tải phù hợp với tình hình. Bởi vậy, Bộ GTVT ra nghị quyết quân sự hóa ngành GTVT, vì ngành GTVT có quan hệ mật thiết hữu cơ đối với công cuộc chiến đấu của các lực lượng vũ trang và cũng cố quốc phòng. Do đó, việc quân sự hóa ngành giao thông vận tải sẽ làm việc phục vụ của ngành ngày càng đắc lực, trực tiếp cho chiến đấu.

Trước hết, để đảm bảo GTVT thông suốt, an toàn, sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng có vai trò quan trọng bậc nhất. Đây là nhân tố quyết định thắng lợi trên mặt trận GTVT. Bởi vậy, các cấp ủy Đảng kết hợp chặt chẽ và thông qua hai cuộc vận động “chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi”, đang được tiến hành cũng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, đề cao trách nhiệm của các tổ chức Đảng, đối với công tác GTVT. Đảng chăm công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, động viên và

tổ chức quần chúng nhân dân tham gia công tác GTVT một cách tự nguyện, tự giác, gây một phong trào mạnh mẽ “toàn Đảng, toàn dân tham gia công tác GTVT”. Đối với công tác tổ chức, cần tăng cường cán bộ có chất lượng vào các tổ GTVT, xây dựng đội ngũ cốt cán lành mạnh, bố trí thêm đảng viên trong tất cả các cơ sơ nhất là các đội ứng cứu GTVT trong các hợp tác xã. Hết sức coi trọng việc cũng cố, tăng cường chất lượng và phát huy vai trò các tổ chức quần chúng của Đảng như thanh niên, phụ nữ, công đoàn, coi trọng việc xây dựng lực lượng chiến đấu, cũng cố dân quân tự vệ, phát huy đầy đủ vai trò của quần chúng, với nồng cốt là thanh niên và dân quân, một sức mạnh phi thường. Mặt khác, phải nâng cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm của các cơ quan chính quyền các cấp, các ngành, đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo GTVT mạnh mẽ và có hiệu lực. Nhằm làm các cấp chính quyền nhạy bén, kịp thời, cần kiện toàn và thành lập thêm Ban đảm bảo GTVT từ tỉnh đến huyện, xã và hợp tác xã. Trong đó, Ban đảm bảo GTVT các cấp là bộ phận tham mưu, giúp các cấp ủy Đảng và chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác đảm bảo GTVT trong nông thôn và chịu trách nhiệm toàn diện về mặt GTVT thuộc phạm vi mình phụ trách. Đồng thời, nghiêm chỉnh chấp hành chế độ phân công, phân cấp như đã quy định. Ngoài trách nhiệm chung của tỉnh và trách nhiệm trực tiếp của ngành GTVT, các huyện thị phải có tinh thần phụ trách, đảm bảo tốt cả hai mặt GTVT được tỉnh phân cấp quản lý. Đối với các huyện, xã phải kiểm tra lại việc phân công để điều chỉnh hợp lý và quy định nhiệm vụ được rõ ràng. Đi đôi với huy động cao độ sức dân, để đảm bảo GTVT các cấp ủy Đảng và chính quyền phải coi trọng việc bồi dưỡng sức lực của quần chúng, nhất là những lực lượng trực tiếp làm công tác GTVT, đảm bảo chiến đấu lâu dài. Ngoài việc chăm lo giải quyết các quyền lợi về mặt vật chất, đảm bảo thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Trung ương ban hành nhằm mục đích động viên, khen thưởng kịp thời. Một mặt quan trọng trên mặt trận GTVT là công tác lãnh đạo và chỉ đạo, các cấp ủy Đảng, chính

quyền có sự phân công hợp lý, có tác phong làm việc nhanh gọn, biết nắm trọng tâm, trọng điểm, có nhiều phương án, biện pháp kịp thời, chỉ đạo nhạy bén, kịp thời. Đồng thời, phải thường xuyên tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, phát huy và phổ biến những điển hình tốt, những sáng kiến có giá trị của quần chúng, thúc đẩy phong trào tiến lên mạnh mẽ, hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Cùng với đó, phải cải tiến tác phong công tác, xây dựng thói quen làm việc thật khẩn trương, giải quyết khó khăn tại chổ.

Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, quân và dân Quảng Bình quyết tâm bảo vệ cầu đường, giữ vững mạch máu giao thông, tích cực đẩy mạnh giao thông nông thôn, đảm bảo giao thông vận tải thông suốt trong mọi tình huống. Trên các trục đường ô tô phối hợp chặt chẽ chỉ huy giữa tỉnh và Ban 67 của Tổng cục tiền phương. Đồng thời, tăng cường phương tiện, sẵn sàng dự trử đủ nguyên vật liệu, đảm bảo khắc phục được hai khâu: vượt sông, vượt ngầm và làm tốt mặt đường chống lầy trong mùa mưa lũ.

Trong vấn đề đảm bảo giao thông, cụ thể trên tuyến đường 15 phía Nam Xuân Sơn trở vào, Ty GTVT Quảng Bình cùng với quân và dân Quảng Bình cũng cố đoạn đường sình lầy, lấp hố bom, trồng cọc tiêu hai bên đường. Bên cạnh “đặt một số trạm ra- đi- e tại các điểm Nam Bắc Phú Qúy - Lâm Trạch, Khe Ô - Đá Mài, Lệ Kỳ, Vĩnh Tuy, Long Đại, đảm bảo cho các trạm ra-đi-e liên lạc được với nhau, liên lạc với binh trạm, với Ty GTVT Quảng Bình, với Trạm vận tải thống nhất và với tỉnh” [53,tr.12]. Cùng thời điểm, binh trạm 16 đảm bảo làm đường từ Nam Long Đại vào Vĩnh Linh, nhất là tập trung hoàn thành sớm cầu Mỹ Đức và đường Xuân Đức. Trên các tuyến đường, Ty GTVT Quảng Bình cải tiến công tác chỉ huy, điều độ, đảm bảo các loại xe quân sự và dân sự có thể đi lại dễ dàng. Những bến phà bị thủy lôi của địch thả, Ty GTVT Quảng Bình nghiên cứu mở thêm những bến phà mới, đồng thời tích cực đưa ra phương

hướng giải quyết thủy lôi và bom nổ chậm, đảm bảo xe cộ đi lại thông suốt, an toàn. Chính vì vậy, Ty GTVT Quảng Bình làm đường tránh phà Long Đại, đây là một trong những tuyến đường tránh của đường 15, với chiều dài 5km700, với sự huy động 8000 ngày công.

Không những thế, Ty GTVT Quảng Bình khẩn trương chuyển hướng, tổ chức bố trí 3 lực lượng chủ chốt tại các tuyến đường. Trong đó, lực lượng thường trực của ngành GTVT là lực lượng chủ lực, đóng chốt ở những nơi xung yếu. Cụ thể “Minh Hóa: hạt Minh Hóa 70 người, Tuyên Hóa: Quảng Liên, Minh Cầm hạt Tuyên Hóa 70 người. Quảng Trạch: đường 22A - 22B, 40 km lực lượng đơn vị 235 có 500 người. Quốc lộ 1A 46 km lực lượng đoạn 1 có 150 người. Đường Ba Trại, cầu Gianh, Hiền Sơn dài 28 km, lực lượng công Ty đường 070 có 500 người. Đội cầu 71 đảm bảo đường Khe Giao, với tổng nhân lực 7.500 người, bình quân 17 người/km” [54,tr.31]. Điều này, làm công tác đảm bảo giao thông mang tính linh hoạt, cơ động và phát huy được sức mạnh trên những tuyến đường mổi đội đảm nhận.

Trong tình hình địch ngày càng hung hăng trong thế thua, Tỉnh ủy Quảng Bình đề ra nghị quyết 09, nêu rõ quyết tâm của Đảng bộ và quân dân trong tỉnh, dù chiến tranh có ác liệt đến mấy, cũng quyết tâm giữ vững mạch máu giao thông thông suốt, đảm bảo phục vụ chi viện cho tiền tuyến đánh to thắng lớn. Đây là nhiệm vụ hàng đầu, là trách nhiệm, là vinh dự của Đảng bộ và quân dân trong tỉnh mà cả nước giao phó. Chính vì vậy, cần sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất, phối hợp được mọi hoạt động của các cấp, các ngành, các địa phương trong các mặt đánh địch, bảo đảm giao thông vận tải, sửa chữa cầu đường và sản xuất phương tiện, tổ chức vận tải… thật khẩn trương, linh hoạt.

Khi đánh địch cần phát động chiến tranh nhân dân, huy động lực lượng, tài năng trí tuệ, lòng can đảm và trí sáng tạo của lực lượng chủ lực và địa phương, tập trung dồn sức vào mặt trận GTVT, lấy chiến tranh nhân dân, đánh

thắng chiến tranh phá hoại GTVT của địch. Cần tổ chức mạng lưới đánh địch kết hợp ở những bến vượt sông, bến trung chuyển, giữ vững việc hợp đồng chặt chẽ các bến phà do công an, quân đội phụ trách. Đồng thời, “phải quân sự hóa lực lượng và bộ máy đảm bảo GTVT từ trên xuống tận cơ sở, tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật nghiêm túc, có tinh thần kiên cường, dũng cảm, có trình độ kiến thức khoa học - kỹ thuật, đủ sức đối phó khẩn trương, thắng lợi mọi âm mưu của địch” [53,tr.23]. Điều này là yếu tố cần thiết đảm bảo GTVT giành thắng lợi trong tình hình mới. Chính vì vậy, các lực lượng vũ trang tích cực kết hợp đánh địch với nhiệm vụ GTVT, bảo vệ các tuyến quan trọng, đảm bảo an toàn các đợt vận chuyển tập trung. Lực lượng tự vệ của ngành GTVT, phát huy quyết tâm đánh địch mà đi, mở đường mà tiến, các địa phương có tuyến giao hàng đảm bảo an toàn phương tiện, hàng hóa.

Để đảm bảo chiến lược đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, đảm bảo GTVT luôn thông suốt, ngoài nhiệm vụ đảm bảo giao thông phải mở thêm những tuyến đường mới, hoặc làm thêm những đường xương cá, các đường vòng, đường tránh, cùng một hướng phải có hai đến ba tuyến đường đi, trên cùng một trọng điểm có nhiều đường vòng đường tránh, thực hiện yêu cầu địch đánh đường này ta đi đường khác, địch đánh trọng điểm này ta đi trọng điểm khác. Đó là chủ trương xuyên suốt trên mặt trận giao thông vận tải. Cùng với toàn tỉnh, Ty giao thông vận tải Quảng Bình luôn thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Quảng Bình với Vĩnh Linh ở tuyến đầu miền Bắc, tiếp giáp với miền Nam. Mọi việc làm tốt hay xấu của các cô, các chú ở đây đều có ảnh hưởng nhất định đến cách mạng miền Nam, đều có ý nghĩa đối với việc bảo vệ miền Bắc. Nếu kẻ địch có hành động liều lỉnh gì thì Quảng Bình, Vĩnh Linh phải đương đầu với chúng trước hết và phải đánh thắng chúng trước hết” [62,tr.105]. Đó vừa là lời nhắc nhở, vừa là trọng trách cao cả, vừa là lời động viên quân dân tỉnh Quảng Bình. Trong đó, công tác giao thông vận tải là khâu quan trọng nhất, chính vì thế trên mặt trận

giao thông vận tải luôn sáng ngời tinh thần: “dù phải hi sinh gian khổ ác liệt đến máy đi chăng nữa, quân và dân Quảng Bình quyết giữa vững tinh thần, phát huy truyền thống anh dũng bất khuất Bình - Trị - Thiên khói lửa, sẵn sàng trước mọi thử thách, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, làm tròn nhiệm vụ cho miền Nam ruột thịt” [46,tr.32].

Giao thông vận tải là công tác trung tâm đột xuất số một, nên “Bắt nguồn từ sức mạnh chiến tranh nhân dân, giao thông vận tải thời chiến là giao thông vận tải của nhân dân, phải dựa hẳn vào dân, phát động quần chúng nhân dân tham gia, trong đó các lực lượng của ngành giao thông vận tải và các lực lượng vũ trang ở đại phương làm nồng cốt” [61,tr.104]. Toàn Đảng bộ, quân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, phải giương cao ngọn cờ quyết thắng, dũng cảm vượt mọi khó khăn, kiên trì tấn công trên mặt trận GTVT, ra sức phục vụ tiền tuyến, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, làm tròn trách nhiệm vinh quang của cả nước giao phó. Xuất phát từ chủ trương trên, Quảng Bình huy động nhân tài, vật lực trong địa phương, đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống, cấp trên cần đôn đốc, chỉ đạo kịp thời sáng suốt đáp ứng được yêu cầu vận tải trong thời gian này. Như vậy, những chủ trương, kế hoạch đối với công tác giao thông vận tải trong giai đoạn này được phổ biến sâu rộng trong toàn tỉnh, tư tưởng xuyên suốt này là “kim chỉ nam” để quân và dân Quảng Bình quyết thắng trên mặt trận giao thông vận tải.

Đảm bảo công tác GTVT trong thời chiến là một công tác cách mạng có nhiều khó khăn. Trong đó, khâu vượt sông là khâu trọng yếu, phức tạp và cấp thiết nhất. Vì thế, cần tận dụng mọi phà, ca nô, phao hư hỏng hoặc do bị địch đánh phá tu sửa lại để dùng. Mặt khác, đẩy mạnh đóng phà gỗ, cần thiết kế theo kiểu phà nhấn hoặc kiểu phà hộp, đào nhiều cầu phà để dấu nếu không chìm được. Theo đó, Ty GTVT Quảng Bình chịu trách nhiệm thiết kế, UBHC huyện, thị xã chịu trách nhiệm lựa chọn địa điểm xa dân. Cần giúp đỡ,

động viên các cơ sơ đóng phà, khẩn trương gấp rút thời gian đóng phà đạt mục tiêu. Vì thế, để tăng cường công tác bảo vệ GTVT phải giáo dục cho toàn Đảng, toàn dân có ý thức bảo mật, bảo vệ tính mạng, tài sản một cách thường xuyên những vùng trọng điểm. Tăng cường đảm bảo giao thông trên các trục đường ở nông thôn, thuyền, xe cộ, hàng hóa dừng lại ở nông thôn, nên trong thôn xóm phải có ban đảm bảo GTVT chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn cho xe.

Dưới mưa bom, bão đạn ngành GTVT làm tròn sứ mệnh cao ca là hàn gắn vết thương từng con đường giặc Mỹ vừa mới gây ra. Các công trường đảm bảo giao thông vận tải trên các tuyến đường phụ trách, tranh thủ “sửa chữa cầu đường và mở chiến dịch 37 ngày đêm”. Tiêu biểu cho tinh thần “hết nhà ta lại phá tường, không để xe tắc và đường ta hư” của nhân dân xã Quảng Thuận (Quảng Trạch, Quảng Bình), nơi đây được coi là ngôi sao sáng trong phong trào sửa chữa, bảo vệ và xây dựng đường sá. Vì trọng trách cao cả của xã Quảng Thuận là trạm trung chuyển lớn bằng đường sông, đường bộ, đón

Một phần của tài liệu Vai trò của giao thông vận tải quảng bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 79 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w