1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX

143 2,6K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH DƯƠNG NGỌC HUYỀN VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐỘC QUYỀN (ZAIBATSU) ĐỐI VỚI LỊCH SỬ NHẬT BẢN TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THẾ GIỚI Nghệ An - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH DƯƠNG NGỌC HUYỀN VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐỘC QUYỀN (ZAIBATSU) ĐỐI VỚI LỊCH SỬ NHẬT BẢN TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới Mã số: 60.22.50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ANH CHƯƠNG Nghệ An - 2012 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc đối với TS. Nguyễn Anh Chương, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đối với các thầy cô giáo trong Khoa Lịch sử, Trường Đại học Vinh - những người đã giành cho tôi những chỉ dẫn khoa học quý báu. Tôi cũng xin thể hiện sự biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè, người thân - nguồn động lực lớn lao giúp tôi hoàn thành luận văn này. Nghệ An, tháng 10 năm 2012 Tác giả Luận văn 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi đề tài 7 4. Nguồn liệu và phương pháp nghiên cứu .8 5. Đóng góp của đề tài .8 6. Bố cục của đề tài .9 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐỘC QUYỀN NHẬT BẢN (ZAIBATSU) TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 10 1.1. Nhận thức chung về Zaibatsu .10 1.1.1. Khái niệm Zaibatsu 10 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Zaibatsu 13 1.2. Cơ sở hình thành của các Zaibatsu 14 1.2.1. Sự phát triển của các tổ chức kinh doanh dưới thời Tokugawa 14 1.2.2. Những chính sách cải cách kinh tế dưới thời Minh Trị Duy Tân 19 1.2.3. Truyền thống văn hóa, cách thức quản lý của người Nhật Bản .23 1.2.4. Sự hình thành của những tưởng kinh doanh mới 27 1.3. Hoạt động của các Zaibatsu Nhật Bản 29 1.3.1. Bốn Zaibatsu lớn thời kỳ đầu 30 1.3.2. Các Zaibatsu mới xuất hiện .36 1.3.3. Sự giải thể của các Zaibatsu 40 CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐỘC QUYỀN (ZAIBATSU) ĐỐI VỚI LỊCH SỬ NHẬT BẢN .49 2.1. Đối với nền kinh tế Nhật Bản 49 4 2.1.1. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế bản chủ nghĩa 49 2.1.2. Hình thành nên các tổ chức lũng đoạn .54 2.1.3. Tạo nên thể thức, cấu trúc quản lý kinh doanh riêng .60 2.1.4. Tác động của sự giải thể Zaibatsu .64 2.2. Đối với nền chính trị Nhật Bản .65 2.2.1. Mối quan hệ chặt chẽ giữa Zaibatsu và chính phủ 65 2.2.2. Zaibatsu góp phần thiết lập nhà nước quân phiệt Nhật Bản 72 2.3. Đối với nền quân sự Nhật Bản 75 2.3.1. Tạo cơ sở cho sự xâm nhập và cai trị của Nhật Bản vào các quốc gia khác 75 2.3.2. Góp phần tạo nên sức mạnh quân sự cho nước Nhật trong các cuộc chiến tranh .78 2.4. Tác động của Zaibatsu đối với xã hội 83 2.5. Một số nhận xét về Zaibatsu .85 2.5.1. Những hạn chế của Zaibatsu 85 2.5.2. Một vài so sánh giữa Zaibatsu với các hình thức tổ chức độc quyền khác 90 KẾT LUẬN .100 TÀI LIỆU THAM KHẢO .106 PHỤ LỤC 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự tiệm tiến của Chủ nghĩa bản sang giai đoạn Chủ nghĩa đế quốc gắn liền với việc hình thành các tổ chức độc quyền. Lịch sử phát triển Chủ nghĩa bản chứng kiến sự tồn tại của các hình thức độc quyền: syndicat, cartel, trust, zaibatsu… Các hình thức độc quyền này lũng đoạn nền kinh tế quốc gia, rồi sau đó mở rộng ra khu vực và bành trướng khắp thế giới, cuốn thế giới vào vòng xoáy phát triển của Chủ nghĩa bản. Vấn đề đặt ra ở đây là, các hình thức tổ chức độc quyền là phạm trù mang tính lịch sử (tức sự phát sinh, hình thành, phát triển trên cơ sở kế thừa của những hình thức tổ chức kinh doanh truyền thống), hay chỉ đơn thuần là sản phẩm của thời đại (tức sự phát sinh, hình thành, phát triển là kết quả trực tiếp của sự phát triển kinh tế đương thời)? Lịch sử luôn chứa đựng, dung hòa những khác biệt. Chủ nghĩa bản áp dụng trong từng quốc gia trên thế giới là khác nhau, do đó, sự hình thành và phát triển của từng hình thức tổ chức bản lũng đoạn cũng khác nhau. Xét trong trường hợp Nhật Bản - một quốc gia bản phương Đông, có sự tồn tại, giao thoa của “công nghệ phương Tây, tinh thần phương Đông” đã làm nên một Chủ nghĩa bản với những đặc trưng riêng. Chủ nghĩa bảnNhật Bản đóng góp vào sự phát triển của Chủ nghĩa bản thế giới một hình thức quan trọng là các tổ chức độc quyền mang màu sắc Nhật Bản: Zaibatsu. Zaibatsu là tổ chức kinh tế mang tính độc quyền, lũng đoạn thị trường Nhật Bản thời kỳ cận - hiện đại, và có những tác động to lớn đối với sự phát triển của nước Nhật trong thời kỳ này. Với vị trí đặc biệt cùng những đóng góp quan trọng của Zaibatsu đối với tiến trình phát triển của lịch sử Nhật Bản, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Vai trò của các tổ chức độc quyền (Zaibatsu) đối với lịch sử Nhật Bản từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn nhất định. 1 Kinh tế là một trong những lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội. Lịch sử phát triển của nền kinh tế một quốc gia trong giai đoạn bản chủ nghĩa gắn liền với sự hình thành của các tổ chức độc quyền. Do đó, nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần cung cấp cái nhìn toàn diện về đất nước Nhật Bản thời cận - hiện đại. Từ đó, tìm hiểu được tình hình chính trị, xã hội Nhật Bản đương thời, những biến động của tình hình xã hội dẫn đến sự phát triển của đất nước Nhật Bản thời kỳ ấy. Nghiên cứu về các tổ chức độc quyền còn cho thấy được quá trình phát triển của Chủ nghĩa bản Nhật Bản, từ tự do cạnh tranh sang độc quyền với những đặc trưng riêng biệt. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu về Zaibatsu Nhật Bản còn góp phần bổ sung thêm về các hình thức tổ chức độc quyền của Chủ nghĩa bản trên thế giới: bên cạnh syndicat, cartel, trust,… còn có hình thức độc quyền mang đặc trưng Nhật Bản là Zaibatsu. Các cứ liệu này sẽ là căn cứ để lý giải nguyên nhân cho sự phát triển hùng mạnh của Nhật Bản - một hiện tượng của châu Á: từ một quốc gia phong kiến lạc hậu chậm phát triển nhanh chóng trở thành một nước bản giàu mạnh. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài được thể hiện ở việc nghiên cứu về các Zaibatsu và cách thức hoạt động của nó để từ đó đúc rút ra được kinh nghiệm về phương thức tổ chức, quản lý kinh doanh cho sự phát triển của Nhật Bản trong thời kỳ mới. Đồng thời, những kinh nghiệm này có thể chuyển giao và cải tiến sao cho phù hợp với tình hình Việt Nam, một quốc gia trên con đường đổi mới, phát triển, mong muốn hội nhập và học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý của các quốc gia trên thế giới, nhấttừ một quốc gia đề cao vấn đề nguồn lực con người như Nhật Bản. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Lịch sử Nhật Bản nói chung và lịch sử kinh tế Nhật Bản cận - hiện đại nói riêng luôn là những đề tài nghiên cứu nhận được sự quan tâm của rất nhiều học giả trong nước và trên thế giới. Các vấn đề nghiên cứu về kinh tế 2 Nhật Bản cận - hiện đại được đề cập chủ yếu trên các phương diện: sự xác lập mầm mống của phương thức sản xuất bản chủ nghĩa; quan hệ thương mại; sự phát triển của các thành thị; sự phát triển lên giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa mang đặc trưng Nhật Bản; các cách thức quản lý và điều hành nền kinh tế… Mặc dù vậy, chưa có một công trình nào đề cập cụ thể đến sự hình thành và phát triển của các tổ chức độc quyền kinh tế mang đặc trưng Nhật Bản - Zaibatsu. Các công trình nghiên cứu chủ yếu đề cập đến lịch sử phát triển của các Zaibatsu qua từng giai đoạn của nền kinh tế Nhật Bản, hay tiền đề dẫn đến sự hình thành của các Zaibatsu trong lòng xã hội Nhật Bản đương thời, hoặc sự phát triển kinh tế của một gia tộc cụ thể,… Các công trình này đã đóng góp cái nhìn đa chiều về quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của Zaibatsu Nhật Bản. Về tổng quan nền kinh tế Nhật Bản, những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến thành công, đánh giá vai trò của Zaibatsu đối với sự phát triển của đất nước Nhật Bản trong thời kỳ cận – hiện đại, có thể kể đến công trình: Tại sao Nhật Bản “thành công”? Công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản của tác giả Michio Morishima, Nhà xuất Bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 1991. Chương II, III, IV là những chương trung tâm của tác phẩm, tập trung nghiên cứu về “Cách mạng Minh Trị” và “Đế quốc Nhật Bản”. Các chương sách đã cho thấy những tiền đề dẫn đến sự hình thành các Zaibatsu nảy sinh từ trong lòng cuộc Minh trị Duy tân, đồng thời chỉ ra vị trí, vai trò của Zaibatsu với cách là đối tượng đem đến sự “thành công” cho Nhật Bản trong những thập niên cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Về nền kinh tế Nhật Bản thời cận hiện đại, và nghiên cứu cụ thể về từng khía cạnh của nó là các doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ấy, quan trọng nhất phải kể đến tác phẩm: Công ty Nhật Bản: Lịch sử và hoạt động thực tiễn của Rodney Clark do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - Viện Kinh tế thế giới xuất bản năm 1990. Tác phẩm đã xem xét công 3 ty Nhật Bản dưới góc độ lịch sử và hoạt động thực tiễn, đồng thời có những đối chiếu với công ty Mỹ và Tây Âu. Trong đó, quan trọng nhất là chương II: “Những ảnh hưởng của lịch sử đối với công ty” đã chỉ ra được các yếu tố mang tính tiền đề cho sự hình thành của các Zaibatsu trong thời kỳ cận - hiện đại. Tác phẩm cũng đã chỉ ra cách thức tổ chức và quản lý của một công ty, cũng như mối quan hệ của công ty trong những biến thiên tương ứng với hoàn cảnh xã hội, đấy cũng chính là những khó khăn mà các công ty Zaibatsu phải đương đầu trong tình hình xã hội đương thời. Về sự phát triển của các Zaibatsu, chỉ ra được định nghĩa khái quát nhất cũng như phân loại Zaibatsu qua các thời kỳ và phân tích thông qua dẫn chứng bằng một vài Zaibatsu điển hình của mỗi thời kỳ, tiêu biểu có thể kể đến tác phẩm: The Japanese Enterprise system: Competitive Strategies and Cooperative Structures (tạm dịch: “Hệ thống doanh nghiệp Nhật Bản: Chiến lược cạnh tranh và cơ cấu hợp tác”) của W.Mark Fruin, nhà xuất bản Claredon, New York, xuất bản năm 1992. Trong chương III: “Inventing the enterprise system” (tạm dịch: “Kiến tạo nên hệ thống doanh nghiệp”), khái niệm Zaibatsu đã được chỉ ra theo quan điểm của tác giả, được xem như là “doanh nghiệp quốc gia” (national enterprise). Tác phẩm có sự khái quát sơ bộ về thời gian tồn tại của Zaibatsu và nguồn gốc hình thành cũng như quá trình phát triển của các Zaibatsu lớn như: Mitsui, Mitsubishi, Yasuda, Sumitomo,… Tác phẩm còn cung cấp một hệ thống bảng số liệu đầy đủ về doanh thu, lợi nhuận và từng mảng hoạt động kinh doanh cũng như thị trường chiếm lĩnh được của các Zaibatsu lớn. Quan trọng hơn, cơ cấu tổ chức theo hướng hoàn thiện hơn của các Zaibatsu qua từng thời kỳ cũng được phản ánh. Chương IV: “Defining the enterprise system” (tạm dịch: “Định nghĩa hệ thống doanh nghiệp”) chỉ ra cách thức phân biệt Zaibatsu cũ và Zaibatsu mới, và hoạt động của một số Zaibatsu mới như Nitchitsu, Chisso,… 4 Nghiên cứu về sự phát triển của các doanh nghiệp Zaibatsu với từng bộ phận riêng rẽ độc lập của nó, có thể kể đến công trình: Sogo Shosha - đội tiền phong của nền kinh tế Nhật Bản của tác giả Yoshihara Kunio, do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 1993. Tác phẩm đã tạo dựng nên được cái nhìn khái quát nhất về sự phát triển của các “Sogo shosha” tức các công ty thương mại - là công ty con của các tập đoàn Zaibatsu lớn, đảm trách hoạt động điều phối thị trường kinh tế thương mại trong suốt thời gian Zaibatsu tồn tại và ngay cả khi các Zaibatsu này đã bị giải tán. Chương III: “Sự tiến triển lịch sử: thời kỳ trước Chiến tranh” cung cấp cái nhìn toàn diện về hoạt động của các công ty thương mại trong Zaibatsu, kể cả các Zaibatsu cũ lẫn các shinko Zaibatsu (tức các Zaibatsu mới). Chương VII: “Con người và tổ chức” chỉ ra cách thức quản lý kinh doanh trong các công ty thương mại, yếu tố đảm bảo thành công trong cách thức quản lý ấy - những kinh nghiệm quan trọng đem tới sự thành công trong hoạt động kinh doanh của các Zaibatsu. Tác phẩm A History of Japanese Trade and Industry Policy (tạm dịch: “Lịch sử chính sách thương mại và công nghiệp Nhật Bản”) của tác giả Mikio Sumiya, Nhà xuất bản Oxford University, xuất bản năm 2000 đã tạo dựng cái nhìn theo chiều dọc về lịch sử chính sách công nghiệp và thương mại Nhật Bản. Trong đó, Zaibatsu được xem như là một thành phần quan trọng, góp phần điều phối thị trường, chi phối đường hướng phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn từ Minh Trị Duy tân cho đến tận năm 1947 với sự giải thể của hình thức tổ chức kinh tế này. Tác phẩm cung cấp một hệ thống bảng số liệu phong phú, chỉ ra được sự nắm giữ thị phần của các công ty Zaibatsu lớn, sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế và tác động ngược trở lại của tập đoàn kinh tế với chính sách phát triển của nhà nước. Việc giải thể của Zaibatsu cũng được đề cập rõ nét trong công trình. Quá trình giải thể được chỉ ra với những hoạt động từ phía quân Đồng minh Mỹ, hoạt động của 5

Ngày đăng: 14/12/2013, 00:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. James C.Abegglen (1988), Kaisha: Công ty Nhật Bản, Tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kaisha: Công ty Nhật Bản
Tác giả: James C.Abegglen
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1988
[2]. James C.Abegglen (1988), Kaisha: Công ty Nhật Bản, Tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kaisha: Công ty Nhật Bản
Tác giả: James C.Abegglen
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1988
[3]. James C.Abegglen (1988), Kaisha: Công ty Nhật Bản, Tập 3, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kaisha: Công ty Nhật Bản
Tác giả: James C.Abegglen
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1988
[4]. C. G.Allen (1988), Chính sách kinh tế Nhật Bản, Tập 1, Viện Kinh tế Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách kinh tế Nhật Bản
Tác giả: C. G.Allen
Năm: 1988
[5]. C. G.Allen (1988), Chính sách kinh tế Nhật Bản, Tập 2, Viện Kinh tế Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách kinh tế Nhật Bản
Tác giả: C. G.Allen
Năm: 1988
[6]. Michel Beaud (2002), Lịch sử Chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000
Tác giả: Michel Beaud
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2002
[7]. Fernand Braudel (1998), Những cấu trúc sinh hoạt thường ngày, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cấu trúc sinh hoạt thường ngày
Tác giả: Fernand Braudel
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 1998
[8]. Nguyễn Anh Chương – Dương Ngọc Huyền (2012), Về cơ sở dẫn tới sự hình thành các tổ chức độc quyền ở Nhật Bản, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 8 (138) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về cơ sở dẫn tới sự hình thành các tổ chức độc quyền ở Nhật Bản
Tác giả: Nguyễn Anh Chương – Dương Ngọc Huyền
Năm: 2012
[9]. Rodney Clark (1989), Công ty Nhật Bản: Lịch sử và hoạt động thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty Nhật Bản: Lịch sử và hoạt động thực tiễn
Tác giả: Rodney Clark
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1989
[10]. Đỗ Lộc Diệp (2003), Mỹ - Âu - Nhật văn hóa và phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ - Âu - Nhật văn hóa và phát triển
Tác giả: Đỗ Lộc Diệp
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2003
[11]. Trịnh Nam Giang (2006), Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1945, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1945
Tác giả: Trịnh Nam Giang
Năm: 2006
[12]. Phạm Gia Hải - Phạm Hữu Lư (1992), Lịch sử thế giới cận đại (1871 - 1918), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử thế giới cận đại (1871 - 1918)
Tác giả: Phạm Gia Hải - Phạm Hữu Lư
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
[13]. Hasebe Heikichi (1997), Văn hóa Nhật Bản: Đặc điểm chung và sự tiếp cận ở góc độ cá nhân, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Nhật Bản: Đặc điểm chung và sự tiếp cận ở góc độ cá nhân
Tác giả: Hasebe Heikichi
Năm: 1997
[14]. Hoàng Thị Minh Hoa (1999), Cải cách ở Nhật Bản trong những năm 1945 - 1951, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách ở Nhật Bản trong những năm 1945 - 1951
Tác giả: Hoàng Thị Minh Hoa
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1999
[15]. Hồ Hoàng Hoa - Ngô Hương Lan (2003), Nghề thủ công truyền thống Nhật Bản, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 3 (45) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề thủ công truyền thống Nhật Bản
Tác giả: Hồ Hoàng Hoa - Ngô Hương Lan
Năm: 2003
[16]. Nguyễn Văn Hoàn (2004), Phát triển kinh tế hàng hóa ở Nhật Bản thời Edo và vai trò của gia tộc Sumitomo, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 2 (50) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế hàng hóa ở Nhật Bản thời Edo và vai trò của gia tộc Sumitomo
Tác giả: Nguyễn Văn Hoàn
Năm: 2004
[17]. Nigel Holloway – Phillip Bowring (1992), Chân dung nước Nhật ở châu Á, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chân dung nước Nhật ở châu Á
Tác giả: Nigel Holloway – Phillip Bowring
Nhà XB: Nxb Thông tin lý luận
Năm: 1992
[18]. Nguyễn Văn Hồng (1994), Lịch sử giáo dục thời Minh Trị Duy tân, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử giáo dục thời Minh Trị Duy tân
Tác giả: Nguyễn Văn Hồng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1994
[19]. Nguyễn Văn Hồng (2004), Phong trào Duy tân ở châu Á khát vọng chuyển mình, hội lưu thời đại, trong “Đông Á, Đông Nam Á - Những vấn đề lịch sử và hiện tại”, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong trào Duy tân ở châu Á khát vọng chuyển mình, hội lưu thời đại", trong "“Đông Á, Đông Nam Á - Những vấn đề lịch sử và hiện tại”
Tác giả: Nguyễn Văn Hồng
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2004
[20]. Nguyễn Quốc Hùng (Cb) (2007), Lịch sử Nhật Bản, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Nhật Bản
Tác giả: Nguyễn Quốc Hùng (Cb)
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2007

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2. Tỷ lệ % tổng số vốn đã chuyển nộp do các công ty Zaibatsu lớn nắm giữ vào cuối Chiến tranh Thế giới II - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Bảng 1.2. Tỷ lệ % tổng số vốn đã chuyển nộp do các công ty Zaibatsu lớn nắm giữ vào cuối Chiến tranh Thế giới II (Trang 43)
Bảng 1.2. Tỷ lệ % tổng số vốn đã chuyển nộp do các công ty Zaibatsu lớn  nắm giữ vào cuối Chiến tranh Thế giới II - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Bảng 1.2. Tỷ lệ % tổng số vốn đã chuyển nộp do các công ty Zaibatsu lớn nắm giữ vào cuối Chiến tranh Thế giới II (Trang 43)
Bảng 1.3. Các Zaibatsu Nhật Bản và việc giải tán chúng - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Bảng 1.3. Các Zaibatsu Nhật Bản và việc giải tán chúng (Trang 50)
Bảng 2.1: Chỉ số sản xuất công nghiệp từ năm 1880 đến 1925 - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Bảng 2.1 Chỉ số sản xuất công nghiệp từ năm 1880 đến 1925 (Trang 55)
Bảng 2.1: Chỉ số sản xuất công nghiệp từ năm 1880 đến 1925 - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Bảng 2.1 Chỉ số sản xuất công nghiệp từ năm 1880 đến 1925 (Trang 55)
trường, hình thành nên những ngành công nghiệp mũi nhọn, có sự phân công phù hợp với tình hình trong nước và yêu cầu của thế giới - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
tr ường, hình thành nên những ngành công nghiệp mũi nhọn, có sự phân công phù hợp với tình hình trong nước và yêu cầu của thế giới (Trang 57)
Bảng 2.2: Các ngành công nghiệp động lực thế hệ thứ hai ở  năm nước tư bản chủ yếu - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Bảng 2.2 Các ngành công nghiệp động lực thế hệ thứ hai ở năm nước tư bản chủ yếu (Trang 57)
Bảng 2.4. Số lượng các cartel trong các ngành công nghiệp khác nhau - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Bảng 2.4. Số lượng các cartel trong các ngành công nghiệp khác nhau (Trang 61)
Bảng 2.5. Tỷ lệ % giá trị sản lượng do những công ty lớn nhất kiểm soát Ngành công  - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Bảng 2.5. Tỷ lệ % giá trị sản lượng do những công ty lớn nhất kiểm soát Ngành công (Trang 62)
Bảng 2.5. Tỷ lệ % giá trị sản lượng do những công ty lớn nhất kiểm soát Ngành công - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Bảng 2.5. Tỷ lệ % giá trị sản lượng do những công ty lớn nhất kiểm soát Ngành công (Trang 62)
Bảng 2.6: So sánh diện tích, dân số thuộc địa của các cường quốc lớn 1876-1914 - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Bảng 2.6 So sánh diện tích, dân số thuộc địa của các cường quốc lớn 1876-1914 (Trang 81)
Bảng 2.6: So sánh diện tích, dân số thuộc địa của các cường quốc lớn 1876-1914 - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Bảng 2.6 So sánh diện tích, dân số thuộc địa của các cường quốc lớn 1876-1914 (Trang 81)
Bảng 2.7: Mục tiêu mở rộng công suất theo kế hoạch 5 năm cho phát triển các ngành công nghiệp then chốt - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Bảng 2.7 Mục tiêu mở rộng công suất theo kế hoạch 5 năm cho phát triển các ngành công nghiệp then chốt (Trang 86)
chiến tranh. Bảng thống kế các ngành công nghiệp mũi nhọn trong khoảng thời gian 1936-1941 cho thấy rõ điều đó: - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
chi ến tranh. Bảng thống kế các ngành công nghiệp mũi nhọn trong khoảng thời gian 1936-1941 cho thấy rõ điều đó: (Trang 86)
Bảng 2.7: Mục tiêu mở rộng công suất theo kế hoạch 5 năm cho phát  triển các ngành công nghiệp then chốt - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Bảng 2.7 Mục tiêu mở rộng công suất theo kế hoạch 5 năm cho phát triển các ngành công nghiệp then chốt (Trang 86)
Bảng 2.8: Những xu hướng trong sản xuất hàng quân sự - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Bảng 2.8 Những xu hướng trong sản xuất hàng quân sự (Trang 87)
Bảng 2.8: Những xu hướng trong sản xuất hàng quân sự - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Bảng 2.8 Những xu hướng trong sản xuất hàng quân sự (Trang 87)
mình” [4; tr.77], bắt đầu những nỗ lực để hình thành nên tập đoàn tài phiệt - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
m ình” [4; tr.77], bắt đầu những nỗ lực để hình thành nên tập đoàn tài phiệt (Trang 126)
Sơ đồ 2.1. Tập đoàn tài phiệt Mitsui đầu những năm 1930 - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Sơ đồ 2.1. Tập đoàn tài phiệt Mitsui đầu những năm 1930 (Trang 126)
Sơ đồ 2.3. Những thay đổi về tổ chức tập đoàn tài phiệt Mitsubishi  vào cuối những năm 1910 - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Sơ đồ 2.3. Những thay đổi về tổ chức tập đoàn tài phiệt Mitsubishi vào cuối những năm 1910 (Trang 129)
III. CÁC BẢNG THỐNG KÊ, SƠ ĐỒ THỂ HIỆN QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ZAIBATSU NHẬT BẢN - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
III. CÁC BẢNG THỐNG KÊ, SƠ ĐỒ THỂ HIỆN QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ZAIBATSU NHẬT BẢN (Trang 133)
Bảng 3.1. Các văn phòng ở nước ngoài của Mitsui Bussan  (tính đến tháng 9/1939) - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Bảng 3.1. Các văn phòng ở nước ngoài của Mitsui Bussan (tính đến tháng 9/1939) (Trang 133)
Bảng 3.3. Kiểm soát tài chính của Zaibatsu trong các lĩnh vực khác nhau - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Bảng 3.3. Kiểm soát tài chính của Zaibatsu trong các lĩnh vực khác nhau (Trang 134)
Bảng 3.3. Kiểm soát tài chính của Zaibatsu trong các lĩnh vực khác nhau - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Bảng 3.3. Kiểm soát tài chính của Zaibatsu trong các lĩnh vực khác nhau (Trang 134)
(B) (B) / (A) Tài chính - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
i chính (Trang 135)
Sơ đồ 3.5. Sự phát triển của cấu trúc của Zaibatsu Mitsubishi thời kỳ  1916-1926 - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Sơ đồ 3.5. Sự phát triển của cấu trúc của Zaibatsu Mitsubishi thời kỳ 1916-1926 (Trang 136)
IV. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHẬT BẢN THỜI KỲ CẬN – HIỆN ĐẠI - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
IV. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHẬT BẢN THỜI KỲ CẬN – HIỆN ĐẠI (Trang 139)
Hình 4.1. Bản đồ Nhật Bản thể hiện chi tiết các đơn vị hành chính - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Hình 4.1. Bản đồ Nhật Bản thể hiện chi tiết các đơn vị hành chính (Trang 139)
Hình 4.2. Huy hiệu Zaibatsu Mitsui - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Hình 4.2. Huy hiệu Zaibatsu Mitsui (Trang 140)
Hình 4.3. Sự ra đời của huy hiệu gia tộc Mitsubishi là sự kết hợp của hình dấu riêng của gia đình Iwasaki: Ba hình thoi xếp chồng và huy hiệu của lãnh  chúa han Tosa: ba chiếc lá, tạo nên huy hiệu ba viên kim cương – đặc trưng  riêng của Zaibatsu này - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Hình 4.3. Sự ra đời của huy hiệu gia tộc Mitsubishi là sự kết hợp của hình dấu riêng của gia đình Iwasaki: Ba hình thoi xếp chồng và huy hiệu của lãnh chúa han Tosa: ba chiếc lá, tạo nên huy hiệu ba viên kim cương – đặc trưng riêng của Zaibatsu này (Trang 140)
Hình 4.2. Huy hiệu Zaibatsu Mitsui - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Hình 4.2. Huy hiệu Zaibatsu Mitsui (Trang 140)
Hình 4.3. Sự ra đời của huy hiệu gia tộc Mitsubishi là sự kết hợp của hình - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Hình 4.3. Sự ra đời của huy hiệu gia tộc Mitsubishi là sự kết hợp của hình (Trang 140)
Hình 4.4. Huy hiệu Zaibatsu Mitsubishi - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Hình 4.4. Huy hiệu Zaibatsu Mitsubishi (Trang 140)
Hình 4.5. Surugacho (đường Suruga) năm 1856, bức tranh của Hiroshige, mô tả cửa hàng bán kimomo Echigoya và điểm giao dịch hối đoái, trụ sở các danh  nghiệp   của   nhà   Mitsui   với   bối   cảnh   là   núi   Phú   Sĩ - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Hình 4.5. Surugacho (đường Suruga) năm 1856, bức tranh của Hiroshige, mô tả cửa hàng bán kimomo Echigoya và điểm giao dịch hối đoái, trụ sở các danh nghiệp của nhà Mitsui với bối cảnh là núi Phú Sĩ (Trang 141)
Hình 4.6. Cửa hàng trưng bày sản phẩm len dạ, kimono Mitsukoshi của Zaibatsu Mitsui [http://www.baxleystamps.com/litho/ogawa/191108062.shtml] - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Hình 4.6. Cửa hàng trưng bày sản phẩm len dạ, kimono Mitsukoshi của Zaibatsu Mitsui [http://www.baxleystamps.com/litho/ogawa/191108062.shtml] (Trang 141)
Hình   4.6.  Cửa   hàng   trưng   bày   sản   phẩm   len   dạ,   kimono   Mitsukoshi   của - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
nh 4.6. Cửa hàng trưng bày sản phẩm len dạ, kimono Mitsukoshi của (Trang 141)
Hình 4.5. Surugacho (đường Suruga) năm 1856, bức tranh của Hiroshige, mô - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Hình 4.5. Surugacho (đường Suruga) năm 1856, bức tranh của Hiroshige, mô (Trang 141)
Hình 4.7. Trung tâm thương mại Ginza 1923 - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Hình 4.7. Trung tâm thương mại Ginza 1923 (Trang 142)
Hình 4.7. Trung tâm thương mại Ginza 1923 - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Hình 4.7. Trung tâm thương mại Ginza 1923 (Trang 142)
Hình 4.9. Hai bức quảng cáo cho mỹ phẩm Kurabu (bên phải) và bách hóa tổng hợp Mitsukoshi (bên trái) của Zaibatsu Mitsui ở Jossei, tháng 9/1923 - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Hình 4.9. Hai bức quảng cáo cho mỹ phẩm Kurabu (bên phải) và bách hóa tổng hợp Mitsukoshi (bên trái) của Zaibatsu Mitsui ở Jossei, tháng 9/1923 (Trang 143)
Hình 4.10. Trung tâm thương mại Marunouchi, nơi đặt trụ sở của Zaibatsu Mitsubishi năm 1923 - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Hình 4.10. Trung tâm thương mại Marunouchi, nơi đặt trụ sở của Zaibatsu Mitsubishi năm 1923 (Trang 143)
Hình 4.9. Hai bức quảng cáo cho mỹ phẩm Kurabu (bên phải) và bách hóa - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Hình 4.9. Hai bức quảng cáo cho mỹ phẩm Kurabu (bên phải) và bách hóa (Trang 143)
Hình 4.10. Trung tâm thương mại Marunouchi, nơi đặt trụ sở của Zaibatsu - Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX
Hình 4.10. Trung tâm thương mại Marunouchi, nơi đặt trụ sở của Zaibatsu (Trang 143)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w