Góp phần tạo nên sức mạnh quân sự cho nước Nhật trong các cuộc

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX (Trang 83)

6. Bố cục của đề tài

2.3.2.Góp phần tạo nên sức mạnh quân sự cho nước Nhật trong các cuộc

chiến tranh

Mối quan hệ giữa các Zaibatsu và chính phủ trong lĩnh vực quân sự được thể hiện ở việc hậu thuẫn của các Zaibatsu với việc cung cấp các thiết bị quân sự, tàu chiến, phát triển công nghiệp quân sự,…

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Ryukyu, Zaibatsu Mitsubishi đã có sự giúp đỡ đối với chính phủ trong việc cung cấp các tàu biển và chiến hạm làm phương tiện vận tải, chuyên chở cho các hoạt động của quân đội. Kể từ sau thắng lợi trong cuộc chiến tranh xâm lược Ryukyu, Mitsubishi lại càng có mối quan hệ chặt chẽ hơn với nhà nước và thể hiện vai trò của mình trong việc giúp đỡ quân đội chính phủ về phương tiện vận tải trong việc dẹp loạn Satsuma (1877). Mitsui Bussan của Zaibatsu Mitsui lại đảm nhận việc cung cấp lương thực cho quân đội hoạt động cũng trong trận chiến này. Hoặc Zaibatsu Mitsui,

“đã cung cấp súng ống và tiền bạc cho quân đội lần đầu tiên vào năm 1912 cho cuộc cách mạng của Tôn Trung Sơn (Sun Yat-sen), lật đổ vương triều Mãn Châu và sau đó khôi phục lại một vương triều tương tự ở Mãn Châu quốc vào năm 1932 – cái mà Mitsui đã gần như thành công trong việc mua thông tin từ những chính trị gia tham nhũng của Trung Quốc” [73; tr.4].

Sự trợ giúp của Zaibatsu đối với quân sự Nhật Bản còn ở việc cung cấp các thông tin tình báo chiến lược. Mitsui Bussan, công ty thương mại lớn nhất của Zaibatsu Mitsui “có phạm vi rộng và được tổ chức tốt hơn đại sứ quán nước

tập hợp thông tin thương mại mà còn cả thông tin tình báo cho chính trị và quân đội, điều có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước” [73; tr.4].

Năm 1905, trong chiến tranh Nhật - Nga, người quản lý của chi nhánh Mitsui Bussan Thượng Hải đã nắm được hoạt động của Hạm đội Baltic của Nga hoàng. Những thông tin chính xác và nhanh chóng này đã tạo điều kiện cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản có được một trong những thắng lợi vĩ đại trong trận chiến trên mặt biển của thời kỳ cận đại. Trong suốt Chiến tranh Thế giới I, Mitsui Bussan cung cấp kỹ nghệ chế tạo máy bay tiên tiến cho quân đội từ việc mua một nhà máy sản xuất máy bay lớn của Mỹ và thực sự độc quyền việc bán máy bay cho Nhật Bản trong suốt một thời gian dài sau đó. Hai thập kỷ sau, những thông điệp mật mã được gài vào báo cáo của Mitsui Bussan từ Honolulu đã giúp Nhật Bản nhận thức được cách sắp xếp và hoạt động các tàu chiến của hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng và mở cuộc tấn công vào sáng ngày 7/12/1941. Trong suốt chiến tranh Thế giới II, người của Mitsui được trao nhiệm vụ bí mật như là những tình báo viên (và những sĩ quan khác cải trang như là người lao động của Mitsui), làm việc ở bất cứ nơi đâu của tổ quốc mà công ty cho phép hoạt động. Những chi nhánh của Bussan phục vụ đắc lực cho chính phủ quân phiệt nhằm hiện thực hóa trong một thời gian ngắn thuyết “Đại Đông Á cùng phát đạt” trên phạm vi rộng lớn [73; tr.4].

Sự thiết lập của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản đã làm tăng cao tính chuyên chế trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tập đoàn thống trị mới này bắt tay ngay vào việc tổ chức lại đất nước để hướng nó vào những mục tiêu Đế quốc. Nhưng cũng cần phải chỉ ra một điểm cơ bản trong mối quan hệ giữ

Zaibatsu – gumbatsu trong thời kỳ đầu “khá hờ hững. Giới quân sự nhìn giới đại tư bản kinh doanh với con mắt nghi ngờ và với cả thái độ thù địch nữa. Các ủy viên quản trị của nhóm tư bản tài chính lớn Zaibatsu lập tức chống trả bằng

cách biểu lộ một thái độ tương tự” [64; tr.59]. Quan hệ giữa hai trung tâm

quyền lực lớn đã gây khá nhiều khó khăn cho giới quân sự cầm quyền.

Đồng thời, cuộc chiến Nhật Bản - Trung Quốc “không thể thực hiện được mà không có sự hậu thuẫn của một nền kinh tế lớn và hùng mạnh” [40; tr. 166]. Khi sự kiện Mãn Châu mới bắt đầu, chỉ có 25-30% tổng số công nhân làm việc trong các xí nghiệp vừa (có 100 - 499 nhân công) và lớn (trên 500 nhân công) là hoạt động trong khu vực công nghiệp nặng và hóa chất, trong khi đó, 60 - 67% hoạt động trong lĩnh vực dệt. Rõ ràng là một nền kinh tế như vậy không có đủ khả năng để phục vụ cho những cuộc chiến quy mô lớn. Trước tình hình đó, chính phủ và giới quân sự một mặt đã tiến hành cố gắng đẩy nhanh sự mở rộng của các ngành công nghiệp nặng và hóa chất dựa vào các Zaibatsu như Mitsui,

Mitsubishi và Sumitomo, mặt khác, khuyến khích hình thành các nhóm Zaibatsu mới. Do đó, các nhóm tư bản Zaibatsu mới được gọi là Shinko Zaibatsu đã được khuyến khích thành lập để làm công cụ cho hoạt động quân sự của đất nước. Các nhóm Shinko Zaibatsu chủ yếu chuyên về sản xuất vũ khí. Họ cũng đóng một vai trò chiến lược trong việc phát triển kinh tế và khai thác vùng đất Mãn Châu vừa mới bị đặt dưới sự kiểm soát quân sự của Nhật Bản.

Mặc dù có những mối bất hòa và sự phân biệt giữa Zaibatsu và shinko

Zaibatsu, nhưng cả hai bên đã nhanh chóng nhận ra được lợi ích của việc hợp

tác với chính phủ quân phiệt. Chính việc hợp tác này đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp quân sự. Trong những năm 1930, nền công nghiệp Nhật Bản đã có những bước tiến lớn. Trong thời kỳ này, tổng sản lượng công nghiệp đã tăng gấp đôi. Sản lượng kim loại màu và máy móc đã tăng hơn hai lần; sản lượng các công nghiệp hóa chất và dầu lửa tăng hơn ba lần. Sản lượng kim loại có chất sắt cũng tăng lên ba lần. Bị hấp dẫn bởi những món kinh phí lớn cho chiến tranh trong những năm 1930, ngành công nghiệp cơ khí đã phát triển nhanh chóng và giá trị sản lượng của ngành cơ khí và hóa chất lần đầu tiên đã vượt ngành dệt trong tổng sản phẩm quốc dân Nhật. Nền kinh tế trong những năm 30 chủ yếu là phát triển công nghiệp phục vụ cho

chiến tranh. Bảng thống kế các ngành công nghiệp mũi nhọn trong khoảng thời gian 1936-1941 cho thấy rõ điều đó:

Bảng 2.7: Mục tiêu mở rộng công suất theo kế hoạch 5 năm cho phát triển các ngành công nghiệp then chốt

Danh mục các mặt hàng

Mục tiêu sản xuất

Công suất hiện

hành Tốc độ mở rộng Tổng cộng Nhật Bản Mãn Châu Lý Tổng cộng Nhật Bản Mãn Châu Lý Tổng cộng Nhật Bản Mãn Châu Lý

Máy thông dụng (a)

(1000 chiếc) 100 90 10 37 37 - 2,7 - 2,4 Máy công cụ (1000 chiếc) 50 45 5 13 13 - 3,8 3,5 - Vật liệu thép (10000 tấn) 1300 900 400 485 440 45 2,7 2,0 8,9 Dầu mỏ (b) (10000 kilolit) 565 325 240 36,4 21 15,4 15,6 15,5 15,6 Than (10000 tấn) 11000 7200 3800 5556 4200 1356 2,0 1,7 2,8 Nhôm (1000 tấn) 100 70 30 21 21 - 4,8 3,3 - Magiê (1000 tấn) 9 6 3 0,5 0,5 - 18,0 12,0 - Điện (10.000 kw) 1257 1117 140 721 675 46 1,7 1,7 3,0 Tàu thủy (10000 tấn) 93 86 7 50 50 - 1,9 1,7 -

Chú thích: Không được nêu ra trong bảng này là việc mở rộng sản xuất vũ khí, tới 2,1 lần. Sản xuất máy bay và xe quân sự được công bố là sẽ tăng 10 lần, tới trên 10.000 máy bay và 10.000 xe hàng năm.

(a): việc mở rộng sản xuất máy thông dụng tăng gần 180%

(b): các số liệu về dầu mỏ cho thấy việc mở rộng sản xuất dầu nhẹ từ dầu thô trong nước. Công suất sản xuất từ các nguồn dầu thô nhập khẩu dự kiến sẽ tăng xấp xí 10 lần so với năm 1936.

[Nguồn: Nakamura Takafusa (1998), Những bài giảng về kinh tế Nhật Bản

hiện đại 1926-1994, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 125]

Trong những năm tháng thời chiến, gần như các ngành công nghiệp dân sự đều bị đóng cửa để phục vụ cho công nghiệp quân sự. Tuyệt đại đa số các nhà máy và thiết bị ngành dệt đã bị biến thành sắt vụn để sản xuất thép, các nhà máy bị chuyển sang sản xuất đạn dược. Cho đến năm 1944, sản lượng của tất cả các ngành công nghiệp đều giảm mạnh, chỉ trừ những ngành có liên quan trực tiếp đến sản xuất đạn dược và vũ khí, phục vụ cho nhu cầu thời chiến. Điều này được thể hiện rõ nét qua bảng thống kê:

Bảng 2.8: Những xu hướng trong sản xuất hàng quân sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt hàng 1941 1942 1943 1944 1945

Máy bay (chiếc) 6174 10185 20028 26507 5823

Động cơ (chiếc) 13022 18498 35368 40274 6509

Tàu chiến (tàu) 48 59 77 248 101

Tàu chiến (tấn) 200860 230724 145760 408118 98240

Súng trường (1000) 729 440 630 827 209

Thuốc súng và thuốc nổ (tấn) 52342 67461 71574 81324 21279 Tổng cộng (chỉ số giá trị

thực tế, 1937 = 100) 474 659 923 1406 447

[Nguồn: Nakamura Takafusa (1998), Những bài giảng về kinh tế Nhật Bản

hiện đại 1926-1994, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 175]

Sự hậu thuẫn của các Zaibatsu trong các ngành công nghiệp quân sự đã giúp cho quân đội chính phủ có khả năng tham chiến và giành được thắng lợi trong các cuộc chiến tranh xâm lược, chiến tranh đế quốc, nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết lập một Đại Đế quốc Nhật Bản.

2.4. Những tác động đối với xã hội của các Zaibatsu

Sự tồn tại của Zaibatsu đã có những tác động sâu sắc tới sự phát triển của xã hội Nhật Bản. Trong buổi giao thoa cũng như trong những năm tháng

bắt đầu của thời đại mới, đối với tầng lớp thanh niên nhanh nhẹn, giàu lòng yêu nước, giàu tinh thần học hỏi, sự thành công của Iwasaki Yatoro, Ju Noguchi,… như là động lực để họ vươn lên, tạo nên một trình độ dân trí cao cho xã hội, và cung cấp thêm một lực lượng lao động mới với trình độ cao cho sự phát triển của đất nước. Sự phát triển của Zaibatsu với chính sách ưu tiên công nghiệp đã tạo điều kiện cho thanh niên Nhật Bản phấn đấu học tập để công hiến khả năng của mình cho các công ty, cho chính phủ,…

Thiên hướng đánh giá cao học vấn, coi tri thức là một phương tiện để đưa Nhật Bản từng bước phát triển sánh ngang với các cường quốc phương Tây là một trong những điểm cơ bản của hệ tư tưởng xã hội. Học vấn là thước đo, đánh giá vị trí của cá nhân tồn tại trong xã hội ấy. Kết quả là Zaibatsu đã

khiến cho Nhật Bản trở thành một xã hội học tập. Các nhà kinh doanh đã kết hợp lý tưởng Khổng giáo với lợi ích cá nhân bằng việc thiết lập những học viện đào tạo nghề nghiệp ở cấp cao hơn, những trường thương mại, trường hàng hải thương thuyền và các trường cao đẳng kỹ thuật được lập ra để dạy các nghề thực hành, đáp ứng nhu cầu thực tế. Làn sóng các sinh viên tốt nghiệp vào làm quản lý trong Zaibatsu tăng nhanh đến nỗi mà trong một thống kê một nhóm mẫu 198 người đứng đầu các ngành kinh doanh năm 1920 cho thấy không dưới 46% số người có trình độ đại học, và thêm 17% đã học ở “các trường chuyên gia”, bao gồm cả những trường cao đẳng hướng nghiệp. Trong một nhóm mẫu 500 giám đốc của 153 công ty năm 1928 cho thấy có 55% tốt nghiệp đại học, một tỷ lệ có thể so sánh được với tỷ lệ trong công nghiệp châu Âu ngày nay [9; tr.64]. Zaibatsu đã đem lại động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của xã hội học tập Nhật Bản, đó là một di sản lớn, mang tính kế thừa cho tới ngày nay để lí giải tại sao Nhật Bản lại là một trong những quốc gia có trình độ văn hóa, số lượng phát minh, sáng chế,… cao nhất thế giới.

“Từ vùng biên giới phía Bắc ở Hokkaido cho đến Kyushu phía Nam, đàn ông, phụ nữ, và trẻ em cần cù làm việc trong các khu rừng, cảng cá, và đồn điền của Mitsui. Họ làm việc liên tục trong những mê cung ngột ngạt của các mỏ của Mitsui và trong các phân xưởng nhỏ, các hãng buôn với quy mô lớn, bến tàu, nhà kho, nơi chứa gỗ để bán và các mỏ đá sở hữu hay kiểm soát bởi Mitsui”.

Còn những người có bằng cấp đại học “cạnh tranh dữ dội để kiếm việc làm

trong các công sở của ngân hàng Mitsui và các hãng bảo hiểm và thương mại, tạo nên sự hùng cường nhất và đem lại thanh thế nhất cho đất nước” [73; tr.3].

Sự phát triển theo hướng đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh của các

Zaibatsu mà tiêu biểu là Mitsui – Zaibatsu lớn nhất đã làm cho “những đám mây

trên bầu trời của các thành phố Nhật Bản bị nhuốm màu đen bởi khói từ các nhà máy của Mitsui. Những con sông trở nên đục ngầu bởi sự chảy tràn của mỏ, nhà máy tinh chế metal và bột giấy của họ. Trái đất rung chuyển bởi máy ép thủy lực, máy đóng cọc và sự công phá của thuốc nổ. Những đoàn tàu hùng mạnh tiến vào các bến cảng của Mitsui, gia nhập vào các hạm đội của Mitsui rẽ sóng trên các vùng biển xa xôi, mang lại nguồn nguyên liệu thô cho các ngành công nghiệp của Mitsui, hay vận chuyển hàng hóa của họ sản xuất với số lượng lớn, đầu tiên làm ngạc nhiên và sau đó làm chấn động thế giới. Mitsui là tổ chức tư nhân đóng góp lớn nhất trong thể chế từ thiện, bệnh viện, trường học và các tổ chức yêu nước của Nhật Bản … Nhân công của họ có được tiền lương tốt nhất và làm việc theo những quy định của đất nước” [73; tr.4].

Năm 1932, đất nước đã nhận được 3 triệu yen từ Mitsui để cứu trợ cho sự sa sút trong thời kỳ thương mại đình đốn, và một năm sau đó, 20 triệu yen

đã được cung cấp cho các hoạt động phúc lợi xã hội. Mitsubishi và Sumitomo tăng cường đầu tư vào các nguồn học bổng hỗ trợ cho học sinh Nhật Bản ra nước ngoài du học để mở mang thêm về các phương thức kỹ nghệ của phương Tây,…

Đối với sự phát triển của xã hội Nhật Bản thời kỳ cận đại và những năm đầu của thời kỳ hiện đại, Zaibatsu đã có những đóng góp mang tính tích cực, góp phần định hình diện mạo của một nước Nhật Bản Tư bản chủ nghĩa phát triển ngày hôm nay.

2.5. Một số nhận xét về Zaibatsu

2.5.1. Những hạn chế của Zaibatsu

Zaibatsu Nhật Bản đã có những đóng góp to lớn mang tính tích cực đối

với sự phát triển của đế quốc Nhật Bản. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng thể hiện những hạn chế trong cấu trúc, trong cách thức quản lý và điều hành, trong quá trình diễn ra hoạt động kinh doanh thương mại,… Những hạn chế của

Zaibatsu cũng đồng thời là nguyên nhân dẫn đến sự giải thể của nó, để tiến tới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hình thành nên những tổ chức kinh tế mới mang tính tự do, dân chủ hơn, đảm bảo sự phát triển công bằng của nền kinh tế nước Nhật thời hậu chiến.

Kết cục của Zaibatsu đã được dự tính trước khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc vào tháng 8 năm 1945. SCAP đã khẳng định Nhật Bản sẽ phải chịu sự chi phối bởi một chuỗi những chính sách “dân chủ hóa nền kinh tế”. Mục tiêu ban đầu của chính sách này thể hiện sự cứng rắn và minh bạch, vạch ra những chính sách của chính phủ đồng minh nhằm tái thiết một đất nước đã từng là đối thủ của họ chỉ trong một thời gian ngắn trước đây. Zaibatsu bị lực

lượng đồng minh đánh giá là “bè lũ tài chính khổng lồ của Nhật Bản thời kỳ

trước chiến tranh, là lực lượng đã tiến hành việc “ủng hộ và song hành” bộ máy quân đội Nhật Bản” [70; tr.1-2]. Như vậy, hạn chế của Zaibatsu được thể

hiện ở việc góp phần hình thành và nuôi dưỡng Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, cũng như thể hiện qua những hành động câu kết với chính phủ để xâm lược thuộc địa, trục lợi từ các hoat động đầu cơ ở thị trường bên ngoài.

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX (Trang 83)