Tác động của sự giải thể Zaibatsu

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX (Trang 69)

6. Bố cục của đề tài

2.1.4.Tác động của sự giải thể Zaibatsu

Tính hai mặt là đặc trưng cố hữu của sự vật, sự việc. Mặc dù sự tồn tại của các Zaibatsu đã đem lại một số tác động tích cực với nền kinh tế Nhật Bản, nhưng trong bản thân nó vẫn tồn tại những hạn chế. Việc giải thể của các

Zaibatsu vào năm 1947 đã đem lại những tác động quan trọng đối với nền

kinh tế Nhật Bản, đồng nghĩa với việc xóa bỏ đi các hạn chế, mở đường cho sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản theo hướng dân chủ và công bằng hơn.

Corwin Edward, Trưởng ban công tác về Zaibatsu đã khẳng định:

“Mục đích của việc giải thể các nhóm Zaibatsu… là nhằm tiêu diệt sức mạnh quân sự của Nhật Bản cả về tâm lý lẫn thể chế”, nhằm giải phóng cho các ngành công nghiệp trước đây nằm dưới quyền kiểm soát của một vài công ty lớn và được chính phủ Nhật Bản ưu đãi. Đồng thời, sự giải thể của Zaibatsu còn đồng nghĩa với việc xóa bỏ tình trạng “quan hệ nửa phong kiến giữa chủ và thợ, kìm hãm tiền lương, cản trở sự phát triển của công đoàn… ngăn chặn việc hình thành của các hãng kinh doanh độc lập và gây trở ngại cho sự lớn mạnh của giai cấp trung lưu ở Nhật Bản” [14; tr.155].

Zaibatsu là các tổ chức kinh tế độc quyền mang tính gia tộc của Nhật Bản.

Do đó, hoạt động của các doanh nghiệp lấy độc quyền làm chủ trương hướng tới, và giữa các Zaibatsu có sự thỏa thuận lẫn nhau để phân chia thị phần, làm cho các cơ sở kinh doanh nhỏ hơn của Nhật Bản không có điều kiện phát triển. Việc giải tán các Zaibatsu sẽ tạo ra cơ hội cạnh tranh công bằng hơn cho các doanh nghiệp khác, giúp mọi thành phần xã hội đều có thể tham gia vào kinh doanh và cạnh tranh, không bị chèn ép để thậm chí dẫn đến phá sản như trước đây.

Đồng thời sự giải thể của các Zaibatsu còn là sự chuẩn bị cơ sở cho việc tái thiết nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh. Nguồn tài sản của các

Zaibatsu bị phong tỏa với 233 triệu cổ phần đã được giao trở lại cho chính phủ.

Chính phủ sử dụng các cổ phần này để bán cho các cá nhân hay các nghiệp đoàn kinh tế. Các doanh nghiệp mới nhận các cổ phần này, cũng như kế thừa các máy

móc thiết bị trong hoạt động sản xuất của các Zaibatsu trước đây để phục vụ cho công cuộc xây dựng nền kinh tế mới. Tóm lại, sự giải thể của các Zaibatsu đã để lại cho Nhật Bản một nền tảng quan trọng là một trong những cội nguồn của sự phát triển thần kỳ của nước Nhật trong giai đoạn kinh tế kế tiếp.

2.2. Vai trò đối với nền chính trị Nhật Bản

2.2.1. Mối quan hệ giữa Zaibatsu và chính phủ

Sau năm 1880, bằng việc bán các xí nghiệp nhà nước với giá rẻ cho các thương nhân, chính quyền Minh Trị đã xác lập và ngày càng củng cố chặt chẽ mối quan hệ của mình với các Zaibatsu. “Nhiều người với tên gọi “các thương nhân chính trị”, những người nắm giữ các xí nghiệp Nhà nước, đã nhanh chóng trở thành các nhà tư bản công nghiệp lớn. Họ đã nắm giữ các hãng như Mitsui, Mitsubishi, Furakawa, Kuhara và Asano. Cùng với việc chính thức bảo hộ, chính phủ đã giúp đỡ họ bằng cách chuyển cho họ những cá nhân có năng lực. Bằng cách này chính phủ đã thành công trong việc tạo dựng một hạt nhân các nhà tư bản công nghiệp, đứng về phía chính phủ và do vậy sẽ chú ý lắng nghe các ý kiến của chính phủ” [40; tr.125]. Về mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế, hay nói rõ hơn là giữa chính phủ và Zaibatsu là mối quan hệ cùng có lợi, cả hai bên cùng thâm nhập, cùng tác động và cùng hỗ trợ lẫn nhau để phát triển. Thực tế đã chứng minh là “bất kỳ chính phủ nào lên cầm quyền ở Nhật Bản đều

phải nhờ cậy vào các nhóm Zaibatsu về các nguồn tài nguyên và những sự hiểu biết chuyên môn rộng để tiến hành những chương trình bành trướng chính trị và kinh tế của mình” [4; tr.98]. Ngược lại, các Zaibatsu - “với tư cách là đội được lựa chọn để đại diện cho nước Nhật trong việc đạt được mục tiêu quốc gia là xây dựng một đất nước hùng mạnh có khả năng cạnh tranh được với phương Tây - đã có nghĩa là, hơn bất cứ các công ty nào khác, chính chúng là người phải ý thức được mục tiêu quốc gia này, ghi nhớ các quan điểm của chính phủ và luôn ủng hộ chính phủ” [40; tr. 158].

Chính phủ Minh Trị khuyến khích các mối quan hệ gần gũi, mang tính chất cá nhân với các tổ chức kinh doanh ở Nhật Bản. Họ tin tưởng rằng các công ty lớn và các ngành công nghiệp lớn sẽ biến các sản phẩm của nền kinh tế Nhật Bản có tính cạnh tranh trên thị trường thế giới. Chính phủ đặt kế hoạch cho sự phát triển công nghiệp, sau đó phân công thi hành dự án cho các doanh nghiệp lớn, cái mà được biết đến như là các Zaibatsu. Chính phủ cấp tiền từ Ngân hàng Nhật Bản cho các doanh nghiệp này với lãi suất hỗ trợ thấp. Lãi suất cho vay có thể từ 1% đến 2% của dự án mà Zaibatsu nhận được. Zaibatsu cũng có thể mở rộng điều khoản trả nợ và những thời gian nghỉ thuế. Zaibatsu phát triển các ngành công nghiệp với phạm vi rộng: công nghiệp vũ khí, và thu gom nguồn vốn tái đầu tư. Người thu được lợi trong trường hợp này là cả chính phủ Minh Trị lẫn Zaibatsu. Chính phủ Minh Trị sẽ đạt được mục tiêu của họ là phát triển công nghiệp trong một thời gian ngắn.

Zaibatsu sẽ nghiên cứu các cách hoạt động của ngành công nghiệp và làm nên

lợi nhuận. Kẻ bất lợi chủ yếu là công nhân Nhật Bản, người trên thực tế tạo ra nguồn tài sản lớn và đóng góp chính vào các nguồn thuế và kiềm chế thị trường lao động. Dưới hệ thống này, ngân hàng không thể sinh lãi và sẽ nhận vốn từ nguồn khác, cụ thể trong trường hợp này là tiền trợ cấp của chính phủ.

Chính phủ Minh Trị thể hiện sự ưu ái một nhóm hẹp các xí nghiệp. Đây được xem như là “một công cụ hợp lý để chính phủ có thể thực hiện được các mục tiêu của mình” [40; tr.129]. Mục tiêu nhất quán của chính quyền là xây dựng Nhật Bản thành một đất nước hùng mạnh với khả năng quân sự và một nền công nghiệp hàng đầu - một đất nước không bị các quốc gia phát triển Âu - Mỹ đánh bại. Để thực hiện mục tiêu đó, chính phủ Nhật Bản đã lựa chọn con đường tắt khi tập trung đầu tư “hình thành các đội kiểu mẫu trong thế giới công nghiệp Nhật Bản, đưa chúng lên hàng đầu bằng cách đào tạo đặc biệt, rồi mở rộng quy mô của các đội” [40; tr.129]. Phương thức này sẽ “có thể tạo dựng tại Nhật Bản trong khoảng thời gian khá ngắn hạt nhân nhỏ của một “khu vực hiện đại” đạt trình độ

thế giới” [40; tr.128-129]. Trong quan điểm của Chính phủ, Zaibatsu được xem như đối tượng trung tâm, là mũi nhọn tập trung, ưu tiên phát triển rồi sau đó vươn ra phạm vi toàn bộ đất nước bằng cách mở rộng những hạt nhân này.

Trong một nền kinh tế mang những đặc trưng kể trên, vấn đề quan trọng là phải nhanh chóng tập tung một nguồn tư bản đáp ứng được nhu cầu của chính phủ, hướng yêu cầu của chính phủ tới các ngành công nghiệp then chốt. Những xí nghiệp nhận được sự ưu ái của chính phủ lớn mạnh, tạo ra tình trạng độc quyền và nhóm độc quyền. Do đó, chỉ trong một thời gian ngắn, Nhật Bản đã thành công trong việc thiết lập một khu vực độc quyền lớn với

Zaibatsu là hạt nhân của nền kinh tế. Trên thực tế, nhiều xí nghiệp nhà nước

đã trở thành các công ty mẹ của một Zaibatsu hoặc liên kết với các Zaibatsu.

Zaibatsu chính là nơi hội tụ của những cá nhân muốn thúc đẩy nhanh chóng

việc xây dựng một quốc gia Nhật Bản mới.

Tiêu biểu cho mối quan hệ này có thể kể đến trường hợp Zaibatsu

Mitsubishi. Năm 1874, Yataro Iwasaki nhờ mối quan hệ thân cận với Bộ trưởng Tài chính thời bấy giờ là Okuma Shigenobu đã nhận được hợp đồng cung cấp tàu biển cho chính phủ trong cuộc chiến tranh xâm lược Ryukyu. Trước cuộc viễn chinh, Mitsubishi sở hữu 11 con tàu, trong đó, lãnh địa Tosa sở hữu 3 con tàu; nhưng chỉ một năm rưỡi từ mùa hè năm 1874 đến cuối năm 1875, Mitsubishi đã mua được 37 con tàu, trong số đó, 19 con tàu là của chính quyền. Cũng trong thời gian này, Mitsubishi thiết lập được 15 chi nhánh với 1 chi nhánh ở Thượng Hải và 1 ở Yokohama [56; tr.203]. Kể từ sau thắng lợi trong cuộc chiến tranh xâm lược Ryukyu, Mitsubishi lại càng có mối quan hệ chặt chẽ hơn với nhà nước và với việc giúp đỡ chính phủ trong việc dẹp loạn Satsuma(13),

13 Cuộc nổi loạn Satsuma do Saigo Takamori, một cựu samurai cấp cao cầm đầu diễn ra vào năm 1877. Saigo Takamori vốn giữ vai trò quan trọng trong chính phủ Minh Trị. Ông chủ trương đưa quân sang xâm lược Triều Tiên nhưng bị phái đoàn của Iwakura Tomomi ngăn cản. Bất bình, Saigo từ chức và trở về quê là Satsuma mở trường quân sự tư nhân. Đầu năm 1877, Sago tập hợp 40.000 cựu võ sĩ bất mãn thuộc vùng Kyushu nổi dậy chống chính phủ. 60.000 lính nghĩa vụ đã được chính phủ cử đến trấn áp. Sau 6 tháng, cuộc

Mitsubishi đã“nhận được rất nhiều trợ cấp trực tiếp và gián tiếp của chính phủ

nhằm giúp nó đánh bại sự cạnh tranh của nước ngoài” [9; tr.42]. Điều này khiến

cho Mitsubishi không chỉ là công ty vận tải biển lớn nhất Nhật Bản mà còn đẩy lùi các công ty tàu biển nước ngoài ra khỏi đất nước. Trong những năm liền sau sự khôi phục quyền lực của Thiên hoàng, các công ty vận tải biển nước ngoài như công ty Pacifc Mail hay P&O lợi dụng sự thiếu kinh nghiệm về vận tải biển của Nhật Bản do những năm sakoku gây ra, đã ra sức thâm nhập thị trường và đạt được những thành công lớn. Sự bảo trợ của chính phủ đã giúp Mitsubishi có được những thắng lợi lớn trước các công ty này, gần như trở thành một tập đoàn thương mại hàng hải không có đối thủ cạnh tranh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rõ ràng, mối quan hệ giữa chính phủ với các nhà kinh doanh tư nhân là rất chặt chẽ. Thông thường, các nhà kinh doanh tư nhân được hưởng những cơ hội thuận lợi, được trợ cấp và được miễn phải chịu lối đánh thuế hà khắc như với nông dân. Từ đó, các nhà kinh doanh có điều kiện để “tạo ra những vương quốc thương mại quy mô rất lớn” [9; tr.46]. Những năm đầu công nghiệp hóa, tổ chức kinh doanh tư nhân ở Nhật Bản đã được chính phủ bảo hộ một cách hoàn toàn; điều này không hề có ở Anh, nơi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra hầu như không nhận được sự hỗ trợ gì từ phía chính phủ, hoặc ở Hoa Kỳ, nơi sự nghi ngại của chính quyền trung ương và quy mô to lớn của đất nước đã loại trừ sự can thiệp của Chính phủ vào kinh doanh tư nhân.

Chính phủ Minh Trị sẵn sàng khuyến khích Zaibatsu phát triển những ngành công nghiệp là đối tượng mà Zaibatsu muốn phát triển. Chính phủ trợ cấp cho Zaibatsu nguồn vốn khởi đầu cho sự phát triển của các mục tiêu công nghiệp. “Nguồn vốn này thường dưới dạng những khoản vay mang tính trợ

cấp, nhưng thỉnh thoảng nó lại như là một món quà từ chính phủ dành cho các Zaibatsu và không cần phải trả nợ lại” [79; tr.47]. Chính phủ thậm chí còn

mang đến cho Zaibatsu những nguồn nguyên liệu thô để sản xuất ra các sản phẩm. Có thể lấy ví dụ về những giúp đỡ của chính quyền trong thời kỳ đầu

đối với Zaibatsu Mitsui đã “được ủy thác trông coi tài chính của chính phủ và

như thế đặt cơ sở cho quyền lực tài chính hiện đại của mình” [4; tr.77], bắt đầu những nỗ lực để hình thành nên tập đoàn tài phiệt Mitsui; hay những hỗ trợ của chính phủ đối với Zaibatsu Mitsubishi: “Chính phủ khuyến khích và ủng hộ công ty Mitsubishi trong lĩnh vực đóng tàu. 13 chiếc tàu được sử dụng để vận chuyển cho quân đội trong cuộc viễn chinh Formosan năm 1874 được chuyển giao lại cho người sáng lập công ty Iwasaki Yataro, và từ năm 1875, chính phủ ủng hộ doanh nghiệp tàu biển Mitsubishi với số tiền trợ cấp hàng năm là 250.000 yen trong vòng 15 năm” [79; tr.48]. Trong trường hợp này, Mitsubishi đã nhận được vốn và tàu như là sự khuyến khích khởi đầu của chính phủ để phát triển công ty tàu thủy.

Chính phủ Minh Trị cũng tỏ ý muốn cho Zaibatsu có được thời gian tạm nghỉ thuế khi họ phát triển các ngành công nghiệp mục tiêu - tức những ngành công nghiệp là đối tượng ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn kinh tế. Từ khi Zaibatsu chỉ phải trả một khoản nhỏ hay được miễn thuế từ chính phủ, nguồn vốn này đã trở lại công ty như một khoản đầu tư. Việc Chính phủ không thu thuế những ngành mục tiêu đã tạo điều kiện để thu lợi nhuận cao hơn và tăng tính cạnh tranh quốc tế cho Zaibatsu.

Nhà nước cũng chu cấp cơ sở hạ tầng cho mạng lưới các ngành mục tiêu. Các doanh nghiệp không cần vốn đầu tư để xây dựng đường sá, bến cảng hay đường tàu hỏa ở các vùng trung tâm. Chính phủ Minh Trị cung cấp nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết bởi Zaibatsu là đối tượng bảo đảm cho sự thành công của các ngành công nghiệp mục tiêu.

Chính phủ Minh Trị cũng trao cho Zaibatsu quyền độc quyền và bảo hộ thị trường. Chính những quyền này đã mang lại cho Zaibatsu lợi thế to lớn trong thị trường nội địa. Zaibatsu trở thành nhà sản xuất độc quyền nhiều sản phẩm theo quyết định của chính phủ. Việc độc quyền sản xuất các sản phẩm cụ thể đã

Người tiêu dùng Nhật Bản không có quyền lựa chọn và phải mua sản phẩm với giá cao bởi việc bảo hộ thị trường đã không cho phép sự xâm nhập và cạnh tranh của hàng hóa ngoại quốc. Từ đó, “Zaibatsu nhận được lợi nhuận bất ngờ từ

quyền độc quyền và việc đóng cửa của thị trường Nhật Bản” [79; tr.49].

Chính phủ cũng tạo cơ hội cho Zaibatsu xuất khẩu và cung cấp tiền hỗ trợ, thậm chí Chính phủ thỉnh thoảng còn trả chi phí để Zaibatsu xuất khẩu hàng hóa của nó. Sự trợ cấp này khiến cho Zaibatsu có thể bán hàng hóa của nó với giá rẻ hơn ở thị trường nước ngoài. Điều này mang lại nhiều lợi nhuận hơn nữa cho nền kinh tế Nhật Bản.

Với những biện pháp hỗ trợ trên, Zaibatsu thực sự bảo đảm việc tạo nên lợi nhuận. Chính phủ yêu cầu sự thành công trong tất cả những lĩnh vực mà họ khuyến khích, đó đồng thời cũng chính là cơ hội của Zaibatsu. Chính phủ Minh

Trị đưa ra hệ thống hạn ngạch trong hoạt động đầu tư. Hệ thống hạn ngạch này đặt ra trên cơ sở chi phí sản xuất hàng hóa của Zaibatsu. Nếu Zaibatsu không thanh toán hạn ngạch tại thời gian đáo hạn, chính phủ có thể thu hồi số vốn đã cho vay, và Zaibatsu sẽ đi tới phá sản. Dưới hệ thống này, Zaibatsu làm ra lợi nhuận, còn chính phủ vẫn nắm quyền kiểm soát xuyên suốt hệ thống tài chính [79; tr.49].

Mối quan hệ giữa chính phủ và các Zaibatsu còn được thể hiện ở sự can thiệp, tác động cũng như những liên quan gần gũi giữa các thành viên nội các với các Zaibatsu. Điều này được thể hiện rõ trong mối quan hệ giữa các Bộ trưởng với Zaibatsu Mitsui và Mitsubishi trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát mỏ than đá Miike và thành lập Công ty hàng hải thư tín Nhật Bản (Nihon Yusen Kaisha).“Cho đến những năm 1880, nhà Mitsui về cơ bản vẫn là những

người cho vay lãi và người môi giới, họ cũng sở hữu và sản xuất các công ty công nghiệp” [73; tr.130]. Trong số những tài nguyên khoáng sản của Nhật

Bản, giàu có nhất là mỏ than đá Miike ở Kyushu. Masuda, người được bổ

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX (Trang 69)