Hoạt động của các Zaibatsu Nhật Bản

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX (Trang 34)

6. Bố cục của đề tài

1.3.Hoạt động của các Zaibatsu Nhật Bản

Sự phát triển của các Zaibatsu Nhật Bản có thể chia làm hai giai đoạn, thể hiện rõ nét qua việc hình thành của hai dạng Zaibatsu: bốn Zaibatsu lớn thời kỳ đầu, ra đời trong kỷ nguyên Minh Trị Duy tân, có mối liên hệ chặt chẽ với chính phủ, từ đó khuynh đảo nền kinh tế; và các Zaibatsu nhỏ hơn (được gọi là shinko

Zaibatsu), ra đời trong khoảng thời gian sau Chiến tranh Thế giới I (1914-1918),

gắn liền với các hoạt động quân sự của Đại Đế quốc Nhật Bản. Sự phát triển của các Zaibatsu là một nét nổi bật trong lịch sử Nhật Bản thời kỳ cận - hiện đại.

- Khái quát quá trình hoạt động của bốn Zaibatsu lớn

Zaibatsu Nhật Bản hiểu trong một nội hàm hẹp được xem như là các

doanh nghiệp gia đình. Được tạo dựng trên các cơ sở vững chắc về kinh tế, chính trị, xã hội, truyền thống văn hóa lịch sử,… Zaibatsu nhanh chóng xác lập vị trí quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản. Trong đó lớn nhất là bốn công ty lớn: Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo, và Yasuda. Các công ty này đã nắm giữ “25% tài

sản của các tập đoàn Nhật Bản, và hai trong số chúng nắm giữ ba phần tư nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong suốt thời kỳ đỉnh cao của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản” [73; tr.5]. Kết thúc Chiến tranh Thế giới II, hoạt động sản xuất những sản

phẩm chủ chốt của bốn Zaibatsu lớn chiếm một tỷ trọng khổng lồ: 51% số than, 69% số nhôm, 69% đầu máy xe lửa, 50% bột giấy, 88% natri hidroxit, 43% axit sunfuric, 60% tổng thị trường vận tải hàng hải [65; tr.37-38].

Trong số bốn Zaibatsu lớn thời kỳ đầu, Mitsui và Sumitomo là những gia tộc có truyền thống kinh doanh lâu đời với những hoạt động thương mại bắt đầu từ thời Tokugawa, còn Mitsubishi và Yasuda hình thành và phát triển trong những thuận lợi mà cuộc cải cách Minh Trị mang lại.

Mitsui là một công ty thương mại lớn được hình thành vào đầu thập niên 1670. Người sáng lập công ty Mitsui mở những cửa hiệu bán tơ lụa gần Nagoya, Kyoto và Edo. Một thập niên sau đó, Mitsui bắt đầu cho vay và nhận gửi tiền, nên trở thành ryogae hay ngân hàng cho các thương gia. Mitsui chi phối hoạt động kinh doanh của nước Nhật thông qua ba công ty: Ngân hàng Mitsui (Mitsui Ginko), Công ty thương mại Mitsui (Mitsui Bussan) và Công ty Khai khoáng Mitsui (Mitsui Kozan). Sumitomo cũng giống như Mitsui, lập nghiệp từ thời Edo từ lĩnh vực khai thác và sản xuất đồng ở mỏ Besshi thuộc tỉnh Ehime từ thế kỷ XVI. Hoạt động của Sumitomo sau đó đã được mở rộng sang lĩnh vực chế biến đồng, bạc và các kim loại màu khác, rồi chuyển sang thành lập các ngân hàng và đảm trách hoạt động kinh doanh thương mại.

Mitsubishi và Yasuda là hai Zaibatsu ra đời muộn hơn, và không phải là các gia tộc có truyền thống kinh doanh từ lâu đời. Người sáng lập ra Mitsubishi là Iwasaki Yataro, xuất thân trong một gia đình Samurai cấp thấp,

nhờ những tiếp cận nhanh chóng với sự thay đổi của thời thế đã mở đầu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển hàng hải, và sau đó chuyển sang các hoạt động khai khoáng, ngân hàng, tín dụng,… Yasuda khởi đầu từ tỉnh Toyama, rồi sau đó hướng đến Edo bằng các hoạt động trao đổi tiền tệ, và cuối cùng lập nghiệp bằng cách cho vay.

Vào cuối những năm 30 của thế kỷ XX, việc kiểm soát tài chính của các Zaibatsu diễn ra với phạm vi rộng và có nhiều mức độ. Điều này có thể chứng minh bởi các ngân hàng Zaibatsu, cái mà hoạt động như trung tâm thần kinh chi phối hoạt động của các công ty cổ phần của họ. Năm 1944, khoản tiền cho vay của bốn ngân hàng Zaibatsu đã lên tới 74,9% số khoản vay so với tất cả các ngân hàng khác của Nhật Bản:

Bảng 1.1. Các khoản cho vay của bốn ngân hàng Zaibatsu năm 1944

Ngân hàng Lượng tiền cho vay (triệu yen)

Tỷ lệ phần trăm của tất cả các khoản vay (%) Mitsui 2.604 29.1 Mitsubishi 1.740 19.5 Sumitomo 1.290 14.4 Yasuda 1.068 11.9 Tổng bốn ngân hàng 6.702 74.9 Tổng tất cả các ngân hàng 8.943 100

[Nguồn: Yamamura Kozo (1967), Economic Policy in Postwar Japan: Growth

verus Economic Democracy, Universities of California Press,

Los Angeles, p. 112]

Gia đình Mitsui chiếm 67,6% số tiền cho vay của ngân hàng Mitsui; gia đình Iwasaki chiếm tới 43% của ngân hàng Mitsubishi, gia đình Sumitomo chiếm 34,5% của ngân hàng Sumitomo và gia đình Yasuda chiếm tới 30,9% của ngân hàng Yasuda [70; tr.112]. Những tỷ lệ phần trăm này biểu thị mức độ của Zaibatsu kiểm soát mỗi ngân hàng.

Với sự hỗ trợ có phạm vi rộng của quyền lực tài chính này, mỗi

Zaibatsu kiểm soát được nhiều doanh nghiệp hơn. Ví dụ Mitsui trong thời

gian liền trước khi giải thểkiểm soát 46 công ty con và 143 công ty sáp nhập. Mô hình tương tự của sự kiểm soát có thể dễ dàng nhận thấy ở trường hợp những Zaibatsu khác. Mitsubishi kiểm soát 28 công ty con và 153 công ty sáp nhập; Sumitomo kiểm soát 19 công ty con và 186 công ty sáp nhập; Yasuda kiểm soát 19 công ty con và 18 công ty sáp nhập(5). Những kim tự tháp của các gia đình Zaibatsu, ngân hàng và các công ty sáp nhập thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế [70; tr.113].

Bốn Zaibatsu lớn của thời kỳ đầu được sắp xếp theo thứ tự Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo và Yasuda đã cho thấy tầm cỡ của các công ty này. Một điểm chung của các Zaibatsu thời kỳ đầu là đều tiến hành các hoạt động kinh doanh tương tự nhau: từ một ngành nghề ban đầu đã mở rộng ra các lĩnh vực khác có liên quan theo nguyên tắc liên kết theo chiều dọc đã chỉ ra ở trên. Một nhà nghiên cứu đã cho rằng: “sự đa dạng hóa của các doanh nghiệp với

những lĩnh vực không liên quan là điểm đặc trưng của các công ty của chúng. Đó là nếu chúng ta phân định đa dạng hóa làm hai loại: đa dạng hóa theo chiều dọc như khai mỏ sắt - chế tạo sắt - chế tạo thép; và đa dạng hóa theo chiều ngang như ngân hàng - hàng hóa - khai mỏ” [81; tr.87].

Việc đa dạng hóa theo nhiều cách thức khác nhau đã làm cho hoạt động kinh doanh rộng mở và được hỗ trợ lẫn nhau bởi các lĩnh vực có liên quan. Từ đó tạo nên mạng lưới hoạt động kinh doanh mang tính liên kết cao độ và có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, đem lại lợi nhuận cao nhờ hoạt động kinh doanh ở thị trường nội địa và nước ngoài. “Một điều dường như là chân lý trong các Zaibatsu đã được thành lập từ lâu đời như Mitsui, Mitsubishi và Sumitomo, sự đa dạng hóa của doanh nghiệp diễn ra trên những lĩnh vực không liên quan đến nhau, nhưng nếu chúng ta xem xét một cách kĩ càng, trong

nhiều trường hợp, các Zaibatsu này có mối quan hệ chặt chẽ hơn với các thành viên khác hoặc một lĩnh vực mà họ có thể tham gia với sự tin cậy từ những kinh nghiệm xuyên suốt trong quá khứ” [81; tr.87].

Một ví dụ, gia tộc Mitsui trong năm 1876 đã liên kết hoạt động nội thương và ngoại thương của họ với nhau, tổ chức lại thành nghiệp đoàn Mitsui Bussan. Năm 1888, được sự thừa nhận của Hiệp hội khai thác than đá của chính phủ, Mitsui Bussan đã thành lập nên Công ty khai khoáng Mitsui. Sự đa dạng hóa này có thể giải thích bởi một nguyên nhân là Mitsui Busan đã nhận thấy nguồn lợi nhuận khổng lồ từ việc kinh doanh than đá trong nhiều năm qua và muốn được mở rộng hoạt động của mình sang lĩnh vực khai thác than đá. Tương tự, ngân hàng Mitsui được thành lập vào năm 1876, được tiến hành cải tổ, gọi là Goyosho, là công ty“quản lý nguồn tài chính của chính phủ

từ năm 1876” [81; tr.87].

Khởi nghiệp từ ngành dịch vụ tàu thủy, Mitsubishi tiến tới mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách quản lý hai mỏ than đá, vốn là tài sản thế chấp của một khoản cho vay. Nguồn than từ các mỏ này được sử dụng làm nhiên liệu cho các đoàn thương thuyền của doanh nghiệp. Năm 1875, Mitsubishi thành lập Công ty đóng tàu Yokohama (Yokohama Irons Works) chủ yếu là để thu nhận kinh nghiệm trong nghề đóng tàu. Năm 1876, với những kinh nghiệm và lợi nhuận thu được trong hoạt động mậu dịch hàng hải, cùng với việc có được các tài liệu về hối phiếu từ sự phát triển của ngân hàng, Mitsubishi đã tiến hành mở sở hối đoái. Năm 1881, Mitsubishi mua mỏ than đá Takashima từ Shojiro Goto, một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất đến nền chính trị Nhật Bản thời kỳ này. Sau đó năm 1887, sau khi kết thúc hợp đồng cho thuê cảng Nagasaki trong vòng 3 năm, Mitsubishi đã mua hải cảng này từ chính phủ. Từ sau đó, Mitsubishi tập trung phát triển khai khoáng và nghề đóng tàu, và tiếp tục bắt đầu kinh doanh bất động sản.

Như đã mô tả, Mitsubishi đa dạng hóa kinh doanh trên các lĩnh vực có quan hệ với ngành khai khoáng và đóng tàu, là những ngành chính của công ty. Năm 1873, Mitsubishi mua mỏ đồng Yoshioka (Yoshioka Copper Mine), nhưng điều này được coi như là một ngoại lệ trong quá trình mở rộng phát triển của gia tộc này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với Sumitomo, từ khi gia tộc gặp phải tình huống bất lợi trong thời kỳ Duy tân Minh Trị, ngoại trừ việc khai thác đồng, đa dạng hóa của doanh nghiệp chỉ diễn ra trong phạm vi của Sumitomo. Sự mở rộng hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xuất khẩu đồng. Mặc dù vậy, Zaibatsu Sumitomo đã cố gắng phát triển xuất khẩu thương mại nhưng không thành công, và tình trạng này tiếp diễn cho đến năm 1895 mới kết thúc khi Zaibatsu Sumitomo thành lập được ngân hàng sở hữu của họ. Quá trình đa dạng hóa theo chiều dọc này diễn ra hết sức khó khăn mặc dù họ đã có những hoạt động trao đổi thương mại ngay từ kỷ nguyên Edo. Ở Sumitomo, sự đa dạng hóa xảy ra chủ yếu theo phương ngang với hoạt động của Công ty khai thác đồng Besshi, tiến hành mở rộng ra sản xuất metal, hóa chất đặc và công nghiệp điện.

Việc mở rộng hoạt động kinh doanh một cách thận trọng đã đem đến những kết quả hết sức lớn lao. Kết thúc năm 1945, bốn Zaibatsu lớn đã kiểm soát hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản(6). Sự tích lũy cao độ nguồn vốn tư bản của bốn Zaibatsu lớn trong suốt thời gian Chiến tranh Thế giới II (1939-1945), dẫn đến kết quả là kết thúc năm tài chính 1945, bốn

Zaibatsu này chiếm đến 24,1% tổng sản phẩm quốc dân. Sự tập trung một

khối lượng lớn tư bản của các Zaibatsu nhờ vào hoạt động đầu cơ và buôn bán vũ khí, phục vụ chiến tranh đã khiến cho bốn Zaibatsu lớn này trở thành đối

tượng đầu tiên và chủ yếu trong công cuộc “dân chủ hóa nền kinh tế” Nhật Bản của lực lượng Đồng minh khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc.

- Đặc điểm của bốn Zaibatsu lớn thời kỳ đầu

Bốn Zaibatsu lớn của thời kỳ đầu là Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo và Yasuda tiến hành hoạt động kinh doanh trên những lĩnh vực tương đối khác biệt, do đó tính độc quyền trong mỗi lĩnh vực ấy đối với mỗi Zaibatsu trở nên cao hơn. Mặc dù có sự hình thành trên những nền tảng khác nhau, quá trình hoạt động và phát triển cũng khác nhau, nhưng giữa các Zaibatsu thời kỳ đầu này vẫn có những điểm giao thoa, tạo nên các đặc trưng riêng của chúng để phân biệt với các shinko Zaibatsu được hình thành ở thời kỳ sau.

Trước hết, về thời gian ra đời, các Zaibatsu này xuất hiện vào khoảng thời gian đầu của cuộc Minh Trị Duy tân (1868 - 1912) và bắt đầu hoàn chỉnh cấu trúc cũng như cách thức tổ chức của mình muộn nhất là vào khoảng cuối những năm 1910.

Về cấu trúc của các Zaibatsu thời kỳ này, một điểm chung dễ nhận thấy

là các công ty mẹ (công ty sáng lập) đồng thời cũng là công ty nắm giữ phần trăm cổ phần lớn nhất. Công ty mẹ đứng ở đỉnh chóp của kim tự tháp quyền lực, thông qua mạng lưới các banto và tedai, các giám đốc điều hành để kiểm soát các công ty con, các công ty sáp nhập theo chiều dọc từ trên xuống.

Mỗi Zaibatsu đều sở hữu ít nhất một ngân hàng của gia tộc mình.

Zaibatsu Mitsui lập Mitsui Bank, Mitsubishi nắm giữ Mitsubishi Bank,

Sumitomo có Sumitomo Bank,… Các ngân hàng này đóng vai trò như trung tâm quyền lực điều phối mọi hoạt động của các công ty trong Zaibatsu. Thông qua nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn dự trữ được phân bổ một cách hợp lý, các công ty con có điều kiện để đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau và giảm tỷ lệ rủi ro xuống một cách thấp nhất do đã ngăn chặn được nguy cơ trôi nổi của cổ phần công ty trên thị trường.

Một đặc trưng quan trọng khác của các Zaibatsu thời kỳ này đó chính là các công ty trong Zaibatsu chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực truyền thống

ít hơn khoản đầu tư của các Zaibatsu bởi tính thận trọng trong kinh doanh được đề cao.

Những đặc điểm nổi bật này quy định nên cách thức kinh doanh và sự chiếm lĩnh thị trường của các Zaibatsu trong thời kỳ đầu, đồng thời cũng là một trong những đặc trưng quan trọng để nhìn nhận, so sánh và đánh giá sự khác biệt với những shinko Zaibatsu thời kỳ sau.

1.3.2. Các Zaibatsu mới xuất hiện (Shinko Zaibatsu)

- Khái quát hoạt động của các Zaibatsu mới xuất hiện

Các Zaibatsu mới hay Shinko Zaibatsu là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các nhóm tài phiệt được hình thành hay tiến hành các hoạt động kinh doanh mạnh mẽ vào khoảng những năm 1920, và tham dự sâu vào nền kinh tế cũng như chính trị của đất nước khoảng từ những năm 1930. Một vài học giả đưa ra giả thuyết về việc sử dụng một thuật ngữ khác để chỉ “công ty công nghiệp

mới (shinko konzern), hay nói cách khác là Zaibatsu mới như là cách thức để phân biệt các Zaibatsu cũ và mới” [69; tr.143]. Sự ra đời của shinko Zaibatsu

được xem như là cách thức nhằm đáp ứng nhu cầu quân sự của Nhật Bản trong thời gian chiến tranh. Các shinko Zaibatsu bao gồm Nissan, Nissho,

Nakajima và một số khác. Cũng như các Zaibatsu cũ, hoạt động kinh doanh của các Zaibatsu mới này hướng tới sự độc quyền, chiếm lĩnh một số ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mới - lĩnh vực mà các Zaibatsu lớn thời kỳ đầu tiến hành với những bước đi còn dè dặt. Đây là điểm khác biệt với các

Zaibatsu thời kỳ đầu: “Các Zaibatsu Nhật Bản (ở thời kỳ đầu) thông thường đa dạng hóa hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực chính hoặc chỉ một trong lĩnh vực mà họ có kinh nghiệm và cẩn trọng hơn trong những lĩnh vực mới và chưa biết” [81; tr.88]. Sự thật là Mitsui không bao giờ tiến hành sản

xuất sản phẩm hóa chất như amonium sulphate hay tơ nhân tạo. Bởi thế, sự thành công của các shinko Zaibatsu trong việc sản xuất các sản phẩm mới là bằng chứng cho những hạn chế trong quan điểm rụt rè của Mitsui. Tương tự

Mitsubishi với sự quá bi quan về tương lai của ngành công nghiệp máy tự động và họ đã sớm ngừng việc sản xuất ô tô, mặc dù họ đã là người báo hiệu cho sự phát triển của ngành chế tạo này trong công nghiệp.

Nguyên nhân dẫn đến việc các shinko Zaibatsu hoạt động mạnh hơn trong các ngành công nghiệp mới hơn là các Zaibatsu cũ có thể giải thích là do “sự lỏng lẻo hơn so với nhóm trước trong cấu trúc gia đình liên kết” [81; tr.89]. Các Zaibatsu mới có cấu trúc không chặt chẽ như các Zaibatsu cũ. Bởi nếu ở trong mối quan hệ chặt chẽ như thế, họ sẽ không có đủ nguồn vốn lớn để tập trung sản xuất do các Zaibatsu cũ đã chiếm lĩnh gần hết thị trường.

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX (Trang 34)