Truyền thống văn hóa, cách thức quản lý của người Nhật Bản

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX (Trang 28 - 32)

6. Bố cục của đề tài

1.2.3.Truyền thống văn hóa, cách thức quản lý của người Nhật Bản

- Hoạt động kinh doanh cộng đồng trên nền tảng tư tưởng Khổng giáo

Nhật Bản là một quốc đảo thể hiện đậm nét sự giao thoa và lưu giữ của nhiều giá trị văn hóa văn minh. Ở nơi đây “nền văn minh cũ không bị nền văn

minh mới phá hoại, nền văn minh mới chỉ thêm vào nền văn minh cũ và làm cho nền văn minh cũ được hoàn toàn… Những thứ văn minh khác nhau ấy không tương phản nhau, chỉ thêm vào với nhau từng thế hệ một… giữa những sự thay đổi ấy có một sự điều hòa rất rõ rệt, đó chính là tính chất cốt yếu của xứ sở và của văn hóa Nhật Bản” [22; tr.6-7]. Tiến trình phát triển của lịch sử

Nhật Bản thể hiện nhiều tầng tiếp xúc và giao lưu văn hóa khác nhau. Trong đó, đầu tiên là những tiếp xúc với Trung Hoa(4) - sự tiếp xúc mang tính định hình rõ rệt cho một nền văn hóa Đông Á mang đậm những yếu tố Khổng giáo.

Với những quan niệm của Khổng giáo, những thương nhân bị xem là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội. Việc kinh doanh bị xã hội xem nhẹ, thậm chí không thừa nhận bởi “họ không cai trị mà cũng chẳng sản xuất ra của cải,

mà chỉ buôn bán những cái người khác trồng trọt hoặc chế tạo ra” [9; tr.46].

Những nhận định mang tính cố hữu của tư tưởng xã hội đã dẫn đến sự hạn chế của nền kinh tế thương mại. Thậm chí, đây là một điều “hoàn toàn đáng ghê

tởm đối với các giá trị tinh thần của Khổng giáo - một kẻ vụ lợi bất lương tạo

4 Sự tiếp xúc Nhật Bản – Trung Hoa diễn ra vào khoảng trước thế kỷ II tr. CN. Trong khi ở Nhật Bản đang diễn ra nền văn hóa Yayoi (Thằng văn), thì ở Trung Quốc, nhà Hán lật đổ nhà Tần và trở thành một đế quốc hùng mạnh. Năm 108 tr. CN, Hán Vũ Đế chinh phục bán đảo Triều Tiên, chia thành bốn quận, đứng đầu là quận Lạc Lang. Từ đây, ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc sang phía Đông là Nhật Bản ngày càng rõ nét. Cuốn sách đầu tiên viết về Nhật Bản của Trung Quốc có lẽ là “Sơn Hải kinh” (không rõ tác giả) và “Luận hành” (Vương Sung) viết về việc wajin (Oải nhân hay Nụy nhân, nghĩa là người nhỏ, lùn theo cách người Trung Quốc xưa gọi người Nhật, còn người Nhật dùng chữ Hoà nhân để nói về mình) thần phục nước Yên.

dựng một công cuộc kinh doanh cũng làm được nhiều điều tốt cho thiên hạ không kém gì một nhà cai trị là một học giả uyên bác” [9; tr.50-51].

Mặc dù thương nhân và hoạt động thương mại bị bài xích, nhưng đây vẫn là điều cần thiết cho xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh lịch sử mới, trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa do sự xâm nhập của Chủ nghĩa tư bản phương Tây, và trước sự nhận thức lại của người dân Nhật Bản về khoảng cách của dân tộc với thế giới, những cách nhìn đối với hoạt động kinh doanh đã có những thay đổi. Người ta đã đề ra những lý do để lý giải cho việc vì sao phải tiến hành kinh doanh. Tất nhiên trong buổi đầu của thời kỳ hiện đại, cơ sở của những lý do này phải được đặt trên nền tảng xã hội – tức các tư tưởng Khổng giáo và tư tưởng cộng đồng. Với quan điểm này, mục đích của hoạt động kinh doanh đã trở nên quan trọng hơn cả. Tất cả chỉ nhằm hướng tới mục tiêu “Phú quốc cường binh”. Do đó, việc thu lợi nhuận sẽ dựa trên các nguyên tắc đạo đức và “vỡ nợ vì nguyên tắc đạo đức không phải là thất

bại, ngay dù đó là vỡ nợ. Trở nên giàu có không có nguyên tắc đạo đức gì cả không phải là thành công, ngay dù là trở nên giàu có” [9; tr.52]. Với quan

điểm này, lợi ích cá nhân thu được chỉ mang tính ngẫu nhiên mà đến chứ không phải là sự vụ lợi ngay từ ban đầu.

Việc kinh doanh dường như đã trở nên cởi mở hơn và được sự thừa nhận của xã hội. Tuy nhiên kinh doanh bởi tập thể gia đình dù sao cũng được dễ dàng chấp nhận hơn hoạt động kinh doanh của cá nhân. Có thể nói, tư tưởng kinh doanh mới đã được sự thừa nhận của Khổng giáo, và “vào những

năm đầu thời Minh Trị, Khổng giáo đóng một vai trò giống như vai trò của đạo Tin lành ở phương Tây trong việc sản sinh ra ý thức kinh doanh” [64;

tr.112]. Trên nền tảng tư tưởng cởi mở trong khuôn khổ đó, Zaibatsu ra đời,

nhanh chóng xác lập được vị trí thích đáng trong xã hội. - Tư tưởng “Chủ nghĩa gia đình” và ý thức đề cao tập thể

Yếu tố gia đình và tinh thần tập thể chính là cốt lõi của những giá trị xã hội truyền thống Nhật Bản. Tư tưởng “Chủ nghĩa gia đình” ở Nhật Bản chính là biểu trưng của tính cố kết, tính cộng đồng, cho thấy sự hòa nhập và không

tách biệt của con người trong xã hội. Hệ tư tưởng này được áp dụng trong mọi mặt của đời sống và cả trong kinh doanh, để từ đó “với sự nhất quán chưa

từng có trong bất kỳ xã hội nào… xây dựng các nhóm xã hội phi gia đình theo hình mẫu gia đình” [64; tr.141].

“Chủ nghĩa gia đình” Nhật Bản đề cao lợi ích gia tộc và cao hơn là lợi ích tập thể, yêu cầu “lợi ích cá nhân phải đặt dưới mục đích và tiêu chuẩn của

tập thể… Tận tình và trung thành… được coi là đúng đắn và tốt đẹp và được tận hưởng vinh quang và thành tích mà tập thể đạt được” [62; tr.76]. Với quan

niệm đó của xã hội, các tổ chức kinh doanh thời Minh Trị là sự tiếp nối và phát triển cao hơn của “chủ nghĩa gia đình”. Hệ tư tưởng này đã đem đến sự ra đời của Zaibatsu với sự kết cấu và tổ chức lại theo hình mẫu chế độ gia đình truyền thống, làm cho nó phù hợp với hệ tư tưởng gia đình truyền thống.

Trong bối cảnh xã hội đương thời, khi mà những giá trị văn hóa truyền thống vẫn được đề cao, song hành việc tiếp thu những hình thức văn hóa mới được du nhập, người Nhật Bản đã tìm cách để dung hòa giữa chúng. Văn hóa Nhật Bản đề cao ý thức tập thể, do đó, “về nguyên tắc (tatemae) người Nhật chấp nhận các nhu cầu của nhóm càng nhiều càng tốt, trong khi đó, mặt khác, họ che giấu và dồn nén các nhu cầu riêng của họ (honne) và chỉ được phép thể hiện nó trong những tình huống hạn chế” [63; tr.183]. Đặc điểm xã hội với sự phụ thuộc lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau và làm cho các quan hệ cá nhân hợp đạo lý đã khiến cho honne và tatemae bị tách rời. Ý thức với nhóm cộng đồng hay tập thể được đề cao, vượt quá những đề xuất hay ham muốn cá nhân. Lợi ích của tập thể vì thế cũng được đặt lên hàng đầu. Do đó, các hoạt động kinh doanh được khởi xướng bởi một nhóm hay một gia đình và lớn hơn là một gia tộc dễ dàng tìm được sự đồng tình trong xã hội. Các Zaibatsu trên cơ sở ấy nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng và sự gia nhập của các thành viên trong xã hội.

Ý thức xã hội vì tập thể bắt nguồn trong lòng xã hội phong kiến và vẫn phát huy được giá trị của nó trong xã hội hiện đại. “Quên mình vì tập thể là

cần công nhân trong các tổ chức Minh Trị hiện đại. Tính hiệu quả và siêng năng quay trở lại thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa” [62; tr.37-38]. Với nền

tảng tư tưởng xã hội này, hoạt động kinh doanh của các gia tộc được xã hội thừa nhận và tạo điều kiện cho sự phát triển. Đồng thời, từ gia đình hạt nhân ban đầu, theo quá trình phát triển sẽ mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh ra một phạm vi rộng hơn, nhưng quan hệ gia đình vẫn được giữ vững. Mối quan hệ giữa người sở hữu, người quản lý và người lao động chủ yếu được duy trì trên cơ sở mối quan hệ gia đình. Nhà máy gần như đồng nhất với khái niệm gia đình khi mà doanh nghiệp gia đình truyền thống bao gồm không những các thành viên của gia đình mà cả những người bán hàng. Trong quá trình chuyển giao sang thời đại mới, quan hệ chủ - tớ giữa chủ sở hữu và người làm thuê đã chấm dứt, thay thế vào đó là quan hệ của người sáng lập và người ủng hộ công ty, cùng hợp tác làm việc tích cực và cùng chia sẻ kết quả. Người lao động trong các doanh nghiệp gia đình được mặc nhiên là thành viên của gia đình, và trở thành cổ đông nắm giữ các cổ phần của công ty trong thời đại mới. Sự đề cao tư tưởng “Chủ nghĩa gia đình” đã dẫn tới sự ra đời của các Zaibatsu trên cơ sở các gia đình kinh doanh truyền thống.

Bắt đầu từ những năm 1890, với sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản, những tư tưởng kinh doanh truyền thống bị các quan điểm Tư bản chủ nghĩa phương Tây du nhập vào và lấn át. Việc gia đình Mitsui tái sở hữu các cổ phần của Ngân hàng Mitsui đã được phân phối cho công nhân viên Mitsui là một minh chứng cho xu hướng đương thời đó. Tư tưởng coi công nhân là bộ phận có thể không cần thiết đã được phổ biến, và từ đó, gây nên những tranh chấp mạnh mẽ [28; tr.164].

Sự đối lập giữa tư tưởng kinh doanh mới và cũ đã khiến cho các nhà kinh tế tiến hành so sánh tính hiệu quả của hai mô hình, và từ đó, như một lẽ tất nhiên phù hợp với truyền thống văn hóa, “chủ nghĩa gia đình” đã thắng thế, tư tưởng kinh doanh truyền thống được phục hồi. Kết quả là tư tưởng “doanh nghiệp như một gia đình” (keiei kazoku shugi) đã quay trở lại và làm nên sự ra đời của các Zaibatsu mới vào những năm 1920.

Tư tưởng “Chủ nghĩa gia đình” đã “cho thấy nhận thức truyền thống về

kinh doanh đã chi phối như thế nào bất chấp xu thế hướng về Chủ nghĩa tư bản” [63; tr.117]. Rõ ràng, tư tưởng “Chủ nghĩa gia đình” tồn tại mang tính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xuyên suốt trong xã hội Nhật Bản đã là điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự ra đời của Zaibatsu trong thời kỳ cận đại của Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX (Trang 28 - 32)