Sự giải thể của các Zaibatsu

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX (Trang 45 - 54)

6. Bố cục của đề tài

1.3.3. Sự giải thể của các Zaibatsu

Nước Nhật quân phiệt chủ nghĩa bị đánh giá là một trong những lò lửa quan trọng dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh Thế giới II và đặc biệt là cuộc chiến tranh trên chiến trường châu Á - Thái Bình Dương. Do đó việc kêu gọi Nhật Bản đầu hàng, tiến tới giải trừ quân bị là điều hết sức quan trọng, nhằm đảm bảo hòa bình cho thế giới. Trong“Tuyên cáo Potsdam kêu gọi Nhật Bản

đầu hàng” (26/7/1945), lực lượng Đồng minh đã đề ra các nguyên tắc về “vấn đề Nhật Bản”, trong đó đáng lưu ý là các điểm:

- Chủ quyền của Nhật trở lại đất Nhật chính thống, chủ yếu ở trong bốn đảo: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu;

- Trừng trị các tội phạm chiến tranh;

- Nhật Bản chỉ được phát triển công nghiệp hòa bình;

- Thủ tiêu lực lượng vũ trang và giải tán quân đội Nhật Bản [59; tr.226]. Sự bại trận và hành động đầu hàng của Nhật Bản tháng 8/1945 đã hợp thức hóa việc chiếm đóng của các lực lượng Đồng minh (trên thực tế chỉ là quân đội Mỹ). Lần đầu tiên trong lịch sử, Nhật Bản chịu sự chiếm đóng của một quốc gia bên ngoài. Tướng Douglas MacArthur được chỉ định giữ chức Tổng chỉ huy tối cao các lực lượng Đồng minh(9). Dưới sự chỉ đạo của tướng D. MacArthur,

“một người có tầm nhìn chiến lược, lòng khoan dung… là một nhà quân sự đồng thời là một chính trị gia giàu kinh nghiệm” [20; tr.327], hoạt động chiếm đóng

của SCAP đã thể hiện mối quan hệ hòa hiếu và tích cực nhất có được của hai dân tộc, để từ đó hướng tới mục tiêu xây dựng một nước Nhật Bản dân chủ và hùng mạnh. Chính sách của Mĩ đối với Nhật Bản thời kỳ này dựa trên bốn nguyên tắc:

- Trên toàn bộ chủ quyền quốc gia lãnh thổ Nhật Bản, gồm 4 hòn đảo: Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu và những hòn đảo nhỏ xung quanh đã được xác định theo tuyên bố Cairo.

- Nhật Bản sẽ hoàn thành giải giáp vũ khí và tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt kể cả chính trị, kinh tế, quân sự và cuộc sống xã hội.

- Nhân dân Nhật Bản sẽ được động viên phát triển xu hướng tự do cá nhân và tôn trọng những nguyên tắc cơ bản, chân chính của con người như quyền về tôn giáo, lập hội, ngôn luận, báo chí và được khuyến khích thành lập các tổ chức dân chủ.

- Nhân dân Nhật Bản sẽ được tạo cơ hội để phát triển một nền kinh tế cho phép, phù hợp với yêu cầu hòa bình cho mọi tầng lớp nhân dân. [14; tr. 46-47].

Mục tiêu dân chủ hóa nền kinh tế Nhật Bản được đề cao: “phi quân sự

hóa nền kinh tế Nhật Bản, loại trừ nguồn gốc của chủ nghĩa quân phiệt, thi hành đầy đủ trong một thời gian ngắn ba điểm chính của cải cách kinh tế: giải thể các Zaibatsu, cải cách ruộ6ng đất và cải cách lao động” [76; tr.156]. Việc giải tán

các Zaibatsu đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng, nhằm chuyển nền kinh tế đất nước từ độc quyền sang cạnh tranh dân chủ và lành mạnh.

SCAP thể hiện quyết tâm giải thể cả gumbatsu (phe cánh quân sự) lẫn

Zaibatsu - một trong những động lực đem đến cuộc chiến tranh xâm lược của

Nhật Bản. Chính sách này tập trung vào việc “giải thể các liên hợp công

nghiệp và ngân hàng lớn, lực lượng tập trung kiểm soát thương mại và công nghiệp của Nhật Bản” [76; tr.156], đồng thời, “sự tập trung lớn của doanh

nghiệp tư nhân” chính là mục tiêu quan trọng của sự giải thể.

Những tiêu chuẩn này được công bố trong sắc lệnh “Hạn chế hoạt động của các công ty đã được chỉ định” thông qua vào 8/12/1945. Sắc lệnh trên được áp dụng vào 18 công ty cổ phần, gồm có 10 Zaibatsu và các hãng lớn, là những tổ chức nắm giữ cổ phần và sở hữu tài sản lên đến trên 5 triệu yen. Tài sản của

các Zaibatsu bị phong tỏa vào tháng 11 năm 1945, các công ty cổ phần và gia đình Zaibatsu bị cưỡng ép chuyển đổi cổ phần của họ vào tháng 4 năm 1946 và việc sử dụng thương hiệu và gia huy Zaibatsu bị cấm vào năm 1950. Trên danh nghĩa và trong thực tế, Zaibatsu đã bị giải thể. Với những phương thức nêu trên, Zaibatsu, động lực chính của sự hình thành độc quyền ở Nhật Bản thời kỳ trước và trong chiến tranh đã biến mất trong bối cảnh này [70; tr.22].

Tổ chức cải cách trong lĩnh vực kinh tế và khoa học của SCAP (ESS) phụ trách việc giải thể của các Zaibatsu. Đề nghị đầu tiên là buộc bốn

Zaibatsu chính chấp thuận kế hoạch giải thể. Zaibatsu Yasuda là đối tượng

Hajime Yasuda đã đến thăm Col. Robert Kramer, người đứng đầu ESS, và đệ trình kế hoạch giải thể công ty cổ phần Zaibatsu Yasuda. Trong những ngày tiếp đó, Yasuda thông báo cho dư luận về kế hoạch chủ động giải thể của công ty Yasuda Hozensha. Zaibatsu Sumitomo, tương tự cũng trình bày quan điểm về ý định giải thể của họ. Zaibatsu Mitsui thể hiện mong muốn giữ lại Công ty cổ phần Honsha, còn Zaibatsu Mitsubishi khước từ việc chủ động giải thể cho đến khi kết thúc quá trình này.

Kế hoạch giải thể hình thành trên cơ sở thương lượng giữa SCAP và Yasuda được gọi là Kế hoạch Yasuda. Thực chất của kế hoạch này là tất cả các thành viên của gia đình Yasuda sẽ từ bỏ các địa vị trong các doanh nghiệp của họ; Yasuda Hozensha sẽ ngừng hoạt động; các giám đốc do các Zaibatsu bổ nhiệm sẽ thôi việc; tất cả tài sản thế chấp của các thành viên trong gia đình, công ty cổ phần và các ngân hàng có liên quan sẽ được chuyển đổi sang cho Ủy ban giải trừ các công ty cổ phần (HCLC) nắm giữ; và thương hiệu Yasuda bị hủy bỏ. Kế hoạch Yasuda được gửi đến Mỹ, nhưng Bộ Ngoại giao đã thể hiện quan điểm không đồng tình với cách thức chủ động giải thể, và đề xuất nội dung cho việc giải thể

Zaibatsu với một quy mô rộng hơn. Bộ Ngoại giao đồng ý phê chuẩn Kế hoạch

Yasuda, nhưng chỉ như bước chuẩn bị cho chương trình giải thể Zaibatsu, và thể

hiện quan điểm về việc giải thể nhanh chóng với những chính sách rộng mở. SCAP đề nghị chính phủ Nhật Bản đệ trình kế hoạch giải thể Zaibatsu bằng một bị vong lục với tiêu đề “Giải thể công ty cổ phần” (4/12/1945). Ngày 6/11, SCAP đưa ra một bị vong lục yêu cầu chính phủ Nhật Bản thi hành, nhằm chuẩn bị cho sự dân chủ hóa nền kinh tế. Bị vong lục gồm bốn điều khoản: chuyển đổi tài sản bảo đảm bởi các công ty cổ phần Zaibatsu sang HCLC; chấm dứt sự tập trung của nền kinh tế chỉ huy hay kiểm soát bởi các công ty cổ phần; việc từ chức của các giám đốc công ty; và việc từ chức của các thành viên gia đình Zaibatsu. SCAP cũng chỉ thị cho chính phủ Nhật Bản

Zaibatsu; (2) chương trình thủ tiêu tất cả luật pháp hay tiêu chuẩn quản lý

phục vụ cho sự tăng cường của độc quyền tư nhân và (3) chương trình ban hành đạo luật cho việc loại trừ và ngăn chặn độc quyền… [76; tr.157].

Tiếp sau bị vong lục của SCAP, chính phủ Nhật Bản từng bước tiến hành chương trình giải thể Zaibatsu. Sau khi bốn Zaibatsu lớn bị giải thể, các công ty cổ phần của các Zaibatsu nhỏ hơn như Asano, Shibusawa và Okura cũng bị giải thể. Các tài sản thế chấp sở hữu bởi các công ty cổ phần được chuyển giao cho HCLC và rồi sau đó phát mãi thành tài sản công cộng. Đối với các tài sản thế chấp sở hữu bởi các công ty con của Zaibatsu, công ty cổ phần và hoạt động của công ty cũng tương tự bị giải thể… Hơn nữa, 56 thành viên của 10 gia đình

Zaibatsu đã bị cấm việc gánh vác vị trí giám đốc của các công ty, và giả định của

việc gia nhập vào ban giám đốc cũng bị ngăn cấm. Quan điểm xã hội trong thời gian chiến tranh đã mở rộng việc thanh trừng những người lãnh đạo bao gồm cả những người đứng đầu các doanh nghiệp. [76; tr.158].

Tháng 7/1947, lệnh giải tán hai công ty thương mại lớn Mitsui và Mitsubishi được ban hành, phân tán hai tập đoàn này thành 240 công ty riêng biệt. Tháng 12/1947, SCAP đưa ra “Luật chống độc quyền” và “Luật thủ tiêu

tập trung quá mức sức mạnh kinh tế”. Với những quy định của đạo luật này, 325

công ty bị đánh giá là tập trung quá nhiều quyền lực kinh tế và buộc phải phân tách thành các công ty độc lập; trong đó có 6 Zaibatsu khổng lồ: Mitsubishi, Mitsui, Sumitomo, Fuji, Daiichi, Sanna, (Mitsubishi, Mitsui và Sumitomo trực tiếp nắm giữ 206 công ty lớn, thu hút 1/3 tổng số công nhân, chiếm 40% số vốn toàn Nhật Bản) [14; tr.156]. Các Zaibatsu địa phương nhỏ cũng bị đề nghị giải thể. SCAP đã ra lệnh cho 83 công ty cổ phần và 57 gia đình Zaibatsu phải giao

nộp tài sản, tổng cộng tới 233 triệu cổ phần [30; tr.156-157]. Việc giải thể và chia tách một số Zaibatsu lớn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.3. Các Zaibatsu Nhật Bản và việc giải tán chúng

Công ty Hình thức nhượng bộ

(bị chia thành)

Công ty thép Nippon Yotowa và Fuji (nay là công ty thép Shin Nippon)

Công ty khai mỏ Mitsui Mitsui và Kamioka (Sau này là công ty khai mỏ và đúc Mitsui )

Công ty khai mỏ Mitsubishi Mitsubishi và Taihei (sau này là công ty kim loại Mitsubishi)

Công ty điện Tokyo Shibaura Một viện nghiên cứu và 27 trong số 43 nhà máy

Công ty hữu hạn Hitachi 19 trong số 35 nhà máy Công ty ngành công nghiệp nặng

Mitsubishi

3 công ty: Đông, Trung và Tây Nhật Bản (ngày nay là công ty các ngành công nghiệp nặng Mitsubishi)

Công ty giấy Oji 3 công ty: Tomakomai (sau này là

Oji, Juji và Honshu)

Các ngành công nghiệp điện Daiken Kureha Spining Hoh & Co và Marubeni

Công ty bia Dai Nippon Nippon và Asahi

[Nguồn: Hoàng Thị Minh Hoa (1999), Cải cách ở Nhật Bản trong những năm

1945-1951, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 150]

Trong trường hợp giải thể của Zaibatsu Mitsui, công ty cổ phần mẹ nắm cổ phần của các công ty con của nó, và do đó tất cả các quyết định quản lý quan trọng đều phải xin phép công ty mẹ, và công ty này cũng chỉ định tất cả các chức sắc cao cấp của các công ty con. Với sắc lệnh giải thể Mitsui vào năm 1947, một Ủy ban giải thể các công ty cổ phần đã được thành lập để

giám sát việc chuyển giao cổ phần mà công ty mẹ nắm giữ cho các công ty con, và Công ty cổ phần Mitsui đã bị giải thể.

Các Zaibatsu khác: Mitsubishi sở hữu 8,5%, Sumitomo 5,1%, Yasuda 1,7% tổng cổ phần của Nhật Bản đã buộc phải chuyển giao số cổ phần này cho các công ty con và thị trường tự do. Việc “các thành viên của các gia đình

Zaibatsu - ngay cả những người chưa nhiều tuổi lắm - đã bị thanh trừng ra khỏi

các chức vụ có thế lực trong công ty và bị cấm tham gia vào việc quản lý các doanh nghiệp khác” [55; tr.201], đã khiến cho hơn 2.000 người có mối liên hệ với các tập đoàn tài phiệt bị trục xuất ra khỏi các công ty. Từ đó, “nhiều nguồn

tư bản tăng lên trên thị trường cổ phiếu bởi việc quyên góp công cộng, nhưng thậm chí sau đó các cổ đông cũng rất hiếm khi có những dính líu trực tiếp đến việc quản lý các công ty mà họ đã sáng lập” [76; tr.184]. Các gia đình Zaibatsu,

tượng trưng cho quyền sở hữu tư bản có được trong thời gian trước chiến tranh đã bị giảm sút quyền lực trong bối cảnh này, và quyền quản lý trên thực tế thường nằm trong tay của các banto. Trong thời kỳ hậu chiến, hậu Zaibatsu, vị trí của các gia đình Zaibatsu trở nên yếu kém hơn.

Việc giải thể các Zaibatsu độc quyền trong ngành công nghiệp sản xuất thép diễn ra một cách mạnh mẽ. 5 công ty lớn nhất: Công ty ống thép Nhật Bản (Nippon Seittesu), Công ty ống thép Nhật Bản (Nippon Kokan), Tổ hợp công nghiệp nặng Kawasaki, Tổ hợp kim loại Sumitomo và Công ty thép Kobe đều nằm trong danh sách bị giải thể. Hoạt động phi tập trung hóa gắt gao này của SCAP đã có những thay đổi sau cuộc nội chiến Hy Lạp (1947- 1949), chuyển biến từ trừng phạt sang ủng hộ công cuộc khôi phục nền kinh tế, nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Chủ nghĩa cộng sản ở vùng Viễn Đông. Chính sách chống độc quyền do đó được nới lỏng, và trên thực tế, chỉ có 18 trong tổng số 325 Zaibatsu bị giải thể. Mặc dù số lượng đã giảm đi không nhiều, nhưng những ảnh hưởng của sự giải thể 18 Zaibatsu khổng lồ này đối với việc cấu trúc lại cơ cấu kinh tế Nhật Bản là hết sức quan trọng.

Năm 1947, với sự ra đời của Sắc lệnh giải thể hai Zaibatsu Mitsubishi và Mitsui cùng với Luật chống độc quyền và Luật thủ tiêu tập trung quá mức sức mạnh kinh tế đã đánh dấu chính thức sự sụp đổ của các Zaibatsu Nhật Bản; thời kỳ hoàng kim thao túng nền kinh tế của các doanh nghiệp gia đình đã chấm dứt, nhường chỗ cho hoạt động của một cơ cấu kinh tế mới dân chủ và lành mạnh hơn.

Tiểu kết:

Lịch sử Nhật Bản nói riêng và lịch sử thế giới nói chung trong những năm 1868-1947 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, khống chế thị trường, tiến tới độc quyền trong một số lĩnh vực của nền kinh tế Nhật Bản của các Zaibatsu.

Zaibatsu là một đặc trưng quan trọng về mặt thể chế của nền kinh tế

Nhật Bản suốt thời kỳ cận - hiện đại. Nghiên cứu về Zaibatsu đã có rất nhiều học giả với nhiều quan điểm khác nhau. Chung quy lại, có thể xem Zaibatsu là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các tổ hợp tài chính, công nghiệp liên kết theo chiều dọc của Nhật Bản trong thời kỳ Duy tân Minh Trị cho đến sau Chiến tranh Thế giới II (1868-1947).

Cơ sở dẫn đến sự hình thành của Zaibatsu được xem xét trên các góc độ lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, và truyền thống quản lý kinh doanh của người Nhật Bản. Zaibatsu ra đời thể hiện tính chất kế thừa trên một mức độ cao hơn của các tổ chức kinh doanh trong thời kỳ Tokugawa là nhà buôn (ie) và phường hội (nakama). Sự cầm quyền trở lại của Thiên hoàng với những chính sách khuyến khích của nhà nước đã tạo điều kiện cho sự phát triển, hình thành nên các Zaibatsu lớn. Truyền thống văn hóa và cách thức quản lý của người Nhật Bản cũng như ý thức đề cao tập thể, thu hẹp lại quyền lợi cá nhân và tư tưởng “chủ nghĩa gia đình” đã khiến cho các gia đình kinh doanh nhanh chóng xác lập được vị trí vững chắc trong thời đại mới.

Các Zaibatsu Nhật Bản với được phân chia thành hai dạng: Zaibatsu cũ và Zaibatsu mới (shinko Zaibatsu) dựa trên cơ sở lịch sử hình thành, lĩnh vực

việc kiểm soát ngân hàng cũng như nguồn vốn lưu động trên thị trường. Các

Zaibatsu cũ bao gồm bốn Zaibatsu: Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo và Yasuda

đều là các gia tộc tiến hành hoạt động kinh doanh từ lâu đời, nhận được sự giúp đỡ to lớn từ chính phủ trong kỷ nguyên Minh Trị Duy tân, nên nhanh chóng phát triển thích ứng với thời kỳ mới. Các Zaibatsu mới chủ yếu được hình thành trong thời kỳ Chiến tranh thế giới I (1914-1918) với đặc điểm mở rộng hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp mới; cơ chế quản lý của các

Zaibatsu mới mang tính lỏng lẻo hơn, các gia đình sáng lập chỉ sở hữu một bộ

phận nhỏ nguồn tư bản, để hoạt động huy động vốn từ bên ngoài trở nên dễ dàng, nhằm thu hút đầu tư cho kinh doanh.

Kết thúc Chiến tranh Thế giới II, các Zaibatsu bị giải thể. Việc giải thể các Zaibatsu đồng nghĩa với xóa bỏ gần như tuyệt đối sự độc quyền trong hoạt động sản xuất và kinh doanh thương mại của Nhật Bản, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện phát triển công bằng. Các Zaibatsu

Nhật Bản trong thời kỳ hình thành và phát triển của nó (1868-1947) đã có những bước thăng trầm quan trọng, thể hiện những dấu mốc trong sự phát

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w