Zaibatsu góp phần thiết lập nhà nước quân phiệt Nhật Bản

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX (Trang 77)

6. Bố cục của đề tài

2.2.2.Zaibatsu góp phần thiết lập nhà nước quân phiệt Nhật Bản

W.Sombart đã nói: “Chủ nghĩa Tư bản thống trị Thế giới và xui khiến

các nhà hoạt động nhà nước nhảy múa như những con rối trên sợi dây” [6; tr.

201]. Mối quan hệ hòa lẫn, tác động qua lại giữa Zaibatsu và chính phủ Nhật Bản chính là những can thiệp chính trị sâu sắc của Zaibatsu trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933, góp phần vào việc quân phiệt hóa bộ máy chính quyền Nhật Bản.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Nhật Bản. Các Zaibatsu như là những trọng tâm kinh tế càng chịu những tác động nặng nề. Từ đó, “họ chủ trương tìm lối thoát khỏi khủng hoảng

bằng con đường đẩy mạnh chính sách xâm lược bành trướng ra bên ngoài và thiết lập chế độ quân phiệt trong nước” [20; tr.301]. Bên cạnh đó, các Zaibatsu

còn mở rộng hoạt động đầu tư ra thị trường bên ngoài, dẫn đến sự thả nổi thị trường trong nước, làm cho nền kinh tế nội địa thêm khủng hoảng trầm trọng và buộc chặt chính phủ trong những mối quan hệ mang tính lệ thuộc về tài chính.

Hành động của Zaibatsu Mitsui vào năm 1931 có thể coi là một ví dụ tiêu biểu. Với việc Anh bãi bỏ chế độ bản vị vàng vào ngày 21/9/1931(14),

14 Chế độ bản vị vàng của Hệ thống tiền tệ quốc tế thứ hai ra đời vào năm 1922, quy định: - Áp dụng hệ thống tỷ giá thả nổi và kim bản có giới hạn.

- Đồng dollar Mỹ và đồng bảng Anh lên ngôi cùng với vàng được xem như đồng tiền quốc tế thực hiện chức năng dự trữ và thanh toán quốc tế [55; tr.307].

Với việc kim bản vị mang chức năng thanh toán quốc tế, Anh đã cho Đức vay vàng, nhưng mùa hè năm đó, cuộc khủng hoảng tài chính ở Áo và Đức đã trở nên không thể kiểm soát được, và các quỹ của Anh ở Đức đã bị phong tỏa. Nhận thấy điều này, các nhà đầu tư Pháp và Thụy Sĩ đã rút khỏi Anh. Anh vốn là nơi khởi phát của chế độ kim bản vị, bây giờ lại bị sức ép từ hai phía: bên nợ và bên đầu tư, nên đã quyết định từ bỏ việc sử dụng bản vị vàng, và cả khối sterling đã noi theo Anh.

Đối với Nhật Bản, tác dụng của hành động này của nước Anh sẽ khiến Nhật Bản nếu cấm xuất khẩu vàng thì đồng yen sẽ bị mất giá. Nếu Nhật Bản bán yen để lấy dollar thì khi chế độ bản vị vàng ở Nhật Bản bị bãi bỏ, chắc chắn họ sẽ kiếm được lời từ việc tái chuyển dollar sang yen. Do đó mà nạn đầu cơ chống đồng

Mitsui đã mua gần 100 triệu yen một lần và chuyển số hiện kim đó sang

dollar. Trên thực tế, Ngân hàng Mitsui không hề có các khoản đầu tư lớn để

vực dậy nền kinh tế nước Nhật đang trong cơn nguy khốn, mà lại chuyển các nguồn vốn sang Anh, nơi có lãi suất cao hơn. Mitsui đã dùng yen để mua

dollar Mỹ, sau đó chuyển số dollar Mỹ này sang sterling, và cuối cùng đầu tư

vào trái phiếu ngắn hạn của chính phủ Anh. Hành động này của Mitsui đã bị lên án là “những thủ đoạn kiếm lời làm tổn thương an ninh kinh tế của quốc

gia” [55; tr.77]. Bù lại, Mitsui cho chính phủ vay tiền và can thiệp sâu vào

những hoạt động của chính phủ, đặc biệt là việc chi phối hoạt động xâm lược bành trướng ra bên ngoài để mở rộng thị trường của mình. “Giới lãnh đạo chính trị, nặng về tư tưởng bè phái và do bị mua chuộc, nên gắn bó chặt chẽ với các nhóm tư bản tài chính công nghiệp Zaibatsu. Họ không có khả năng và ý chí để đối phó với các vấn đề kinh tế xã hội thời bấy giờ” [64; tr.58], do vậy,

càng phụ thuộc chặt chẽ hơn vào các Zaibatsu khi điều hành đất nước.

Sức ảnh hưởng của Zaibatsu đối với nền chính trị Nhật Bản thể hiện ngày càng lớn khi một trong những Zaibatsu lớn là Mitsui đã “ảnh hưởng tới pháp luật, sắp xếp lại việc bổ nhiệm nội các và gây ảnh hưởng sâu sắc lên các chính sách đối ngoại. Một cách độc lập hoặc trong sự liên hợp với các Zaibatsu khác, hoặc các gia đình kiểm soát nền tài chính, Zaibatsu có thể cản trở ham muốn quyền lực của bộ máy quan chức và những người ủng hộ chủ nghĩa quân phiệt, xúc tiến việc cần thiết tiến hành những cải cách hành chính và lật đổ những chính phủ thiếu khả năng. Những công chức của nó, sử dụng ảnh hưởng kinh tế, cũng như quyền lực để phản đối những cải cách chính phủ, làm tan vỡ các liên minh, bỏ tù hoặc thanh trừng những người kích động quần chúng…” [73; tr.5].

Nước Nhật những năm 1930 chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của Chủ nghĩa quân phiệt, trong đó sự tiếp tay của các Zaibatsu đóng một vai trò không nhỏ. Trong phe cánh quân sự gumbatsu, dần dần đã có sự phân hóa thành hai lực

lớn tuổi (phái Thống chế - Toseiha). Cuộc đảo chính bất thành vào ngày 26/2/1936 của phái Hoàng đạo đã đem lại quyền lực tuyệt đối cho phái Thống chế trên chính trường Nhật Bản. Những sĩ quan lớn tuổi này có mối liên hệ mật thiết với các Zaibatsu, đề cao quan niệm “chiến tranh trong tương lai phải có sự

động viên toàn lực về quân sự, chính trị và kinh tế” [20; tr.304]. Và như

Reischauer đã nhận xét: “Sự liên minh giữa giới quân sự và các nhóm tư bản tài

chính công nghiệp Zaibatsu có thể không phải cái gì khác là một cuộc hôn nhân vì lợi, nhưng dù sao nó cũng là một cách sắp đặt thắng lợi” [20; tr.59-60].

Giới quân sự nhận thấy được cần phải tạo dựng nên một hệ thống các nhà tư bản công nghiệp Zaibatsu mới - là lực lượng sẽ trung thành với giới quân sự. Việc xâm lược thành công Mãn Châu Lý, lập nên Mãn Châu Quốc (1931) đã buộc phe gumbatsu nhận thấy phải xây dựng và phát triển những ngành công nghiệp gắn chặt với nhu cầu của vùng đất hứa này. Đó là các ngành công nghiệp hóa chất, công nghiệp điện và những ngành công nghiệp liên quan đến sản xuất vũ khí. Do vậy, những công ty như Nissan, Nihon, Chisso (Japan Nitrogen), Nihon Sòda (Japan Soda), Shòwa Denko (Showa Electrical), đã hình thành dưới sự bảo hộ của giới quân sự. Bằng mối quan hệ mật thiết với giới quân sự, các xí nghiệp này đã giành được các hợp đồng tô nhượng khác nhau, và vì thế, càng trung thành với giới quân sự. Hơn thế nữa, “Zaibatsu mới và cũ không chỉ cung cấp các hàng hóa mà chính phủ và giới quân sự yêu cầu; họ đã luôn phải bám sát chính phủ và giới quân sự, và phải đảm bảo rằng, các xí nghiệp của họ đáp ứng được lợi ích quốc gia. Nếu không làm như vậy thì tên xí nghiệp của họ có lẽ sẽ bị loại khỏi danh sách các xí nghiệp được chính phủ bảo trợ” [40; tr.127].

Zaibatsu hợp tác chặt chẽ với cơ cấu kinh tế thời chiến. Bởi thế, Chính

phủ có điều kiện ban hành hàng loạt đạo luật về kinh tế thời chiến: Luật kiểm soát các ngành công nghiệp then chốt (1932), Luật công nghiệp dầu (1934), ba luật kiểm soát thời chiến (Luật huy động công nghiệp quân nhu, Các quy định

cấp bách về xuất - nhập khẩu, Luật trưng thu cấp bách tư bản) và Sắc lệnh quản lý nơi làm việc của các nhà máy (1937), Luật tổng động viên quốc gia và Luật quản lý điện năng (1938), và các sắc lệnh kiểm soát các khoản mục như giá cả (1939). Nội các đã đề ra Dự án kế hoạch về tăng sức sản xuất (1939) và Dự án thiết lập cơ cấu kinh tế mới (1940). Thêm vào đó, năm 1940, đã ban hành sắc lệnh kiểm soát tiền lương. Theo cách này “vào năm 1940, chính phủ và quân đội hoàn toàn kiểm soát được nền kinh tế Nhật Bản”. Nhưng một hệ quả mà cả giới quân sự lẫn chính phủ đều không thể ngờ tới, đấy là khi Nhật Bản hoàn thành được mục tiêu “phú quốc cường binh” (fukoku, kyo hei) bằng việc xâm lược Trung Quốc, thì cũng là lúc mà “các nguồn lực của Nhật Bản đã được giải thoát tới mức mà Nhật Bản đã không còn có thể kiểm soát được chúng” [40; tr. 168]. Lúc này, “giới quân sự không còn là đội tiên phong của một đất nước giàu có; chính nền kinh tế đã hiến dâng toàn bộ cho việc có được một quân đội mạnh” [40; tr. 168]. Như vậy là, giới kinh tế Nhật Bản một lần nữa lại khẳng định vị trí của mình bằng cách thao túng, chi phối các lực lượng khác.

Các Zaibatsu đã ủng hộ mạnh mẽ các chính sách cũng như hoạt động của phe cánh này, tạo thành một khối liên kết Zaibatsu - gumbatsu vững chắc, cùng khuynh đảo chính trường và thị trường Nhật Bản trong những năm chuẩn bị và diễn ra Chiến tranh Thế giới II.

2.3. Vai trò đối với nền quân sự Nhật Bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.1. Tạo cơ sở cho sự xâm nhập và cai trị của Nhật Bản vào các quốc gia khác khác

Zaibatsu tạo điều kiện cho việc hình thành ý thức xâm lược lãnh thổ,

bành trướng thuộc địa. “Ý thức mạnh mẽ về văn minh hay tôn giáo làm cho người ta vui mừng; chủ nghĩa chủng tộc và niềm tin chắc vào tính ưu việt gạt bỏ được những đắn đo cuối cùng; các lợi ích thì thúc đẩy; tính chất thần bí của mặt trời tỏa nắng và của những không gian rộng lớn đôi khi cổ vũ người

nguyên nhân dẫn tới việc tiến hành xâm lược thuộc địa đã trở thành lẽ tự nhiên như thế, và trong quá trình đó, các hoạt động kinh tế của các Zaibatsu đóng vai trò cơ bản. Hoạt động của các Zaibatsu đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng, góp mình vào hệ thống các nước tư bản lớn trên thế giới trong việc xâm chiếm thuộc địa, bành trướng lãnh thổ. Điều này được thể hiện rõ nét qua bảng so sánh sau:

Bảng 2.6: So sánh diện tích, dân số thuộc địa của các cường quốc lớn 1876-1914

Quốc gia Thuộc địa Chính quốc

1876 1914 1914

Diện tích Dân số Diện tích Dân số Diện tích Dân số

Anh 22,5 251,9 33,5 395,5 0,3 46,5 Nga 17 15,9 17,4 33,2 5,4 136,2 Pháp 0,9 6 10,6 55,5 0,5 39,6 Đức - - 2,9 12,3 0,5 64,9 Hoa Kỳ - - 0,3 9,7 9,4 97 Nhật Bản - - 0,3 19,2 0,4 53 Tổng cho sáu cường quốc lớn 40,4 273,8 65 523,4 16,5 437,2

Thuộc địa của

các nước nhỏ - - 9,9 45,3 - -

[Nguồn: Michel Beaud (2002), Lịch sử Chủ nghĩa tư bản từ 1500

đến 2000, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr. 243]

Sự thành công của các hoạt động quân sự mang tính xâm lược và bành trướng lãnh thổ của Nhật Bản thời kỳ 1868-1945 gắn liền với các hoạt động kinh tế. Việc các Zaibatsu mở ra các văn phòng đại diện hay đại lý ở nước ngoài chính là cơ sở kinh tế và pháp lý đầu tiên để nhà nước thông qua đó tiến

hành các hoạt động quân sự. Đồng thời mối quan hệ này còn được thể hiện trên phương diện đặt cơ sở cho sự cai trị của Nhật Bản lên các khu vực khác.

Zaibatsu Mitsui đặt văn phòng ở nước ngoài đầu tiên của nó vào năm

1877 tại Thượng Hải. Cho đến trước Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), Mitsui Bussan đã mở thêm được các đại lý của nó ở Luân Đôn và Ấn Độ, trong đó văn phòng Luân Đôn được sử dụng chủ yếu để “mua máy móc và vũ khí mà

Nhật Bản không sản xuất được” [30; tr.34]. Cho đến thời điểm Chiến tranh Thế

giới II bùng nổ (9/1939), đã có 91 văn phòng của Mitsui Bussan trên khắp thế giới. Ở khu vực Đông Á, các đại lý của nó liên tiếp được thành lập, và đã là hậu thuẫn về kinh tế cũng như chính trị, văn hóa cho hoạt động xâm lược của quân đội Nhật Bản. “Mitsui Bussan Kaisha được biết đến rộng rãi ở nước ngoài là

Mitsui & Co (Mitsui Gomei), mở rộng ra toàn cầu bởi mạng lưới thương mại và kinh doanh tàu thủy của nó, thông qua đó, nó quản lý 50% xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật Bản”(15) [73; tr.4]. Quá trình mở rộng hoạt động ở thị trường ngoài nước của Mitsui Bussan được đẩy mạnh nhất trong khoảng thời gian từ năm 1914 đến tháng 9/1939, với sự thành lập của 56 văn phòng đại diện và chủ yếu tập trung ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thể hiện tham vọng của Nhật Bản trong việc thực hiện kế hoạch Đại Đông Á, tiến tới bá chủ thế giới.

Sau khi xâm nhập Trung Quốc và thành lập nên cái gọi là Mãn Châu Quốc, Đội quân Quan Đông (Kanto) đã mời các nhà lãnh đạo của các shinko

Zaibatsu làm cố vấn về việc phát triển công nghiệp ở khu vực này. Cuối cùng, shinko Zaibatsu Nissan đã bị thuyết phục để chuyển văn phòng trung tâm của

nó tới Mãn Châu và thành lập một công ty cổ phần gọi là Công ty Công nghiệp nặng Mãn Châu Lý. “Công ty này có một phần vốn của chính phủ Mãn

Châu Quốc và được hưởng những ưu đãi về lợi tức cổ phần và những đặc lợi khác, và nó đã tiếp quản việc xây dựng Mãn Châu quốc” [55; tr.103]. Việc

Nissan tiếp quản các ngành công nghiệp ở đây và hoạt động có hiệu quả đã làm vực dậy nền kinh tế của vùng đất mới xâm chiếm này. Điều này có tác động quan trọng đối với giới quân sự và chính trị Nhật Bản, bởi cơ sở cho sự thống trị đã được bén rễ; còn đối với giới thanh niên trí thức Nhật Bản đương thời, đi sang Mãn Châu dường như là một con đường mới để họ bắt đầu lập nghiệp.

2.3.2. Góp phần tạo nên sức mạnh quân sự cho nước Nhật trong các cuộc chiến tranh chiến tranh

Mối quan hệ giữa các Zaibatsu và chính phủ trong lĩnh vực quân sự được thể hiện ở việc hậu thuẫn của các Zaibatsu với việc cung cấp các thiết bị quân sự, tàu chiến, phát triển công nghiệp quân sự,…

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Ryukyu, Zaibatsu Mitsubishi đã có sự giúp đỡ đối với chính phủ trong việc cung cấp các tàu biển và chiến hạm làm phương tiện vận tải, chuyên chở cho các hoạt động của quân đội. Kể từ sau thắng lợi trong cuộc chiến tranh xâm lược Ryukyu, Mitsubishi lại càng có mối quan hệ chặt chẽ hơn với nhà nước và thể hiện vai trò của mình trong việc giúp đỡ quân đội chính phủ về phương tiện vận tải trong việc dẹp loạn Satsuma (1877). Mitsui Bussan của Zaibatsu Mitsui lại đảm nhận việc cung cấp lương thực cho quân đội hoạt động cũng trong trận chiến này. Hoặc Zaibatsu Mitsui,

“đã cung cấp súng ống và tiền bạc cho quân đội lần đầu tiên vào năm 1912 cho cuộc cách mạng của Tôn Trung Sơn (Sun Yat-sen), lật đổ vương triều Mãn Châu và sau đó khôi phục lại một vương triều tương tự ở Mãn Châu quốc vào năm 1932 – cái mà Mitsui đã gần như thành công trong việc mua thông tin từ những chính trị gia tham nhũng của Trung Quốc” [73; tr.4].

Sự trợ giúp của Zaibatsu đối với quân sự Nhật Bản còn ở việc cung cấp các thông tin tình báo chiến lược. Mitsui Bussan, công ty thương mại lớn nhất của Zaibatsu Mitsui “có phạm vi rộng và được tổ chức tốt hơn đại sứ quán nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tập hợp thông tin thương mại mà còn cả thông tin tình báo cho chính trị và quân đội, điều có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước” [73; tr.4].

Năm 1905, trong chiến tranh Nhật - Nga, người quản lý của chi nhánh Mitsui Bussan Thượng Hải đã nắm được hoạt động của Hạm đội Baltic của Nga hoàng. Những thông tin chính xác và nhanh chóng này đã tạo điều kiện cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản có được một trong những thắng lợi vĩ đại trong trận chiến trên mặt biển của thời kỳ cận đại. Trong suốt Chiến tranh Thế giới I, Mitsui Bussan cung cấp kỹ nghệ chế tạo máy bay tiên tiến cho quân đội từ việc mua một nhà máy sản xuất máy bay lớn của Mỹ và thực sự độc quyền việc bán máy bay cho Nhật Bản trong suốt một thời gian dài sau đó.

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX (Trang 77)