Những hạn chế của Zaibatsu

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX (Trang 90 - 95)

6. Bố cục của đề tài

2.5.1.Những hạn chế của Zaibatsu

Zaibatsu Nhật Bản đã có những đóng góp to lớn mang tính tích cực đối

với sự phát triển của đế quốc Nhật Bản. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng thể hiện những hạn chế trong cấu trúc, trong cách thức quản lý và điều hành, trong quá trình diễn ra hoạt động kinh doanh thương mại,… Những hạn chế của

Zaibatsu cũng đồng thời là nguyên nhân dẫn đến sự giải thể của nó, để tiến tới

hình thành nên những tổ chức kinh tế mới mang tính tự do, dân chủ hơn, đảm bảo sự phát triển công bằng của nền kinh tế nước Nhật thời hậu chiến.

Kết cục của Zaibatsu đã được dự tính trước khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc vào tháng 8 năm 1945. SCAP đã khẳng định Nhật Bản sẽ phải chịu sự chi phối bởi một chuỗi những chính sách “dân chủ hóa nền kinh tế”. Mục tiêu ban đầu của chính sách này thể hiện sự cứng rắn và minh bạch, vạch ra những chính sách của chính phủ đồng minh nhằm tái thiết một đất nước đã từng là đối thủ của họ chỉ trong một thời gian ngắn trước đây. Zaibatsu bị lực

lượng đồng minh đánh giá là “bè lũ tài chính khổng lồ của Nhật Bản thời kỳ

trước chiến tranh, là lực lượng đã tiến hành việc “ủng hộ và song hành” bộ máy quân đội Nhật Bản” [70; tr.1-2]. Như vậy, hạn chế của Zaibatsu được thể

hiện ở việc góp phần hình thành và nuôi dưỡng Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, cũng như thể hiện qua những hành động câu kết với chính phủ để xâm lược thuộc địa, trục lợi từ các hoat động đầu cơ ở thị trường bên ngoài.

Đồng thời, Zaibatsu bị coi là yếu tố “làm hợp lý chủ nghĩa quân phiệt

Edwards(16), người chịu trách nhiệm chính trong việc giải trừ Zaibatsu đã khẳng định việc cần thiết phải giải thể các tổ chức này: “Kiểm soát quyền lực sử dụng

bởi Zaibatsu lên nền kinh tế Nhật Bản đã vượt ra ngoài sự so sánh với các nhà tư bản công nghiệp của quốc gia khác. Trách nhiệm của các Zaibatsu trong các hoạt động xâm lược của Nhật Bản về cơ bản nằm ở cấu trúc của nó. Việc những nhà lãnh đạo của Zaibatsu với tư cách cá nhân hay những thương gia thời chiến hay không là không quan trọng. Điều quan trọng là cấu trúc của Zaibatsu tạo điều kiện cho sự xâm lược của quân đội” [70; tr.2].

Một hạn chế khác của Zaibatsu được chỉ ra ở quan hệ giữa người sở hữu và người lao động. Một vài Zaibatsu lớn, kiểm soát công nghiệp và thương mại của Nhật Bản đã được sự ủng hộ của chính phủ. Sự tập trung kiểm soát kinh tế cho phép họ tiếp tục mối quan hệ bán phong kiến giữa họ và người lao động, tiếp tục tịch thu tiền công và cản trở sự phát triển độc lập của ý thức hệ chính trị. Theo cách đó nó làm cản trở, thậm chí chậm trễ trong sự hình thành của tầng lớp trung lưu - lực lượng hữu ích trong việc phản đối nhóm những người theo chủ nghĩa quân phiệt trong các quốc gia dân chủ khác. Loại bỏ Zaibatsu tức là sẽ thực hiện được mục tiêu phát triển một nền kinh tế dân chủ trên nền tảng tầng lớp trung lưu, bộ phận sẽ “có khả năng ngăn chặn những người theo

chủ nghĩa quân phiệt” từ sự kiểm soát chính trị của chính phủ.

Trong quá trình tồn tại của mình, Zaibatsu có quan hệ với các doanh nghiệp, dẫn đến sự hình thành của các công ty cổ phần, tạo nên sự tập trung quyền lực kinh tế quá mức và sự ra đời của các tổ chức độc quyền. Đặc trưng ấy của Zaibatsu trong cấu trúc vận hành đã dẫn đến việc chèn ép các doanh nghiệp khác và làm hạn chế đi các hoạt động tự do kinh doanh rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân. Khoảng thời gian thịnh đạt nhất của Mitsui là những năm sau Chiến tranh thế giới I, và trong những năm 1919, 1920 đến những năm 1930, “cái tên Mitsui gợi lên ý tưởng về sự kính trọng và sợ hãi, lòng căm

thù cũng như sự lo ngại ở khắp nơi trong đế quốc Nhật Bản” [73; tr.3], bởi

tính độc quyền cũng như khả năng chi phối của nó đối với thị trường, nền kinh tế quốc gia và cả chính phủ nữa. Mitsui lúc này được xem như là một cửa hàng “cửa hàng bách hóa bán buôn” [30; tr.36] bởi “hàng hóa do nó kinh

doanh đã đa dạng đến mức khó có thể tìm ra được loại hàng hóa mà nó không kinh doanh” [30; tr.36]. Điều này được thể hiện rõ nét qua một nhận định: “Mặc dù mọi người dường như không nhận thức được rằng một phần lớn của những sản phẩm tất yếu và xa xỉ họ mua được sản xuất hay phân phối bởi Mitsui, và có lẽ cứ mười người Nhật Bản thì có một người phụ thuộc vào tiền lương tuần của các hãng hoặc các công ty của Mitsui để mua chúng” [73; tr.3-

4]. Sự phụ thuộc của thị trường Nhật Bản vào Mitsui đã lên đến cao độ. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho các Zaibatsu bị buộc phải giải thể để tiến hành xây dựng một nền kinh tế mang tính dân chủ hơn, tạo cơ hội phát triển kinh doanh công bằng cho mọi cá nhân.

Zaibatsu dựa vào tiềm lực kinh tế của mình để tiến tới thao túng xã hội.

Với một hệ thống ngân hàng rộng khắp, Zaibatsu sử dụng quyền kiểm soát của nó đối với bộ máy phụ trách tiền gửi ngân hàng trong cả nước, buộc những người vay nợ phải chấp thuận các điều khoản có lợi của Zaibatsu. Mặt

khác, các công ty của Zaibatsu kinh doanh hàng hóa của rất nhiều những người sản xuất và buôn bán nhỏ; những người này lại bị buộc chặt vào

Zaibatsu để có số vốn luân chuyển cần thiết. Như vậy, bằng cách này hay

cách khác, Zaibatsu tiến hành kiểm soát đời sống kinh tế đất nước từ những ngành công nghiệp công nghệ cao, hiện đại cho đến những ngành kinh tế nhỏ bé mang tính thủ công, truyền thống.

Sự ưu đãi của chính phủ đối với các Zaibatsu đã làm hạn chế đi khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ. Việc phân biệt giữa các Zaibatsu và các doanh nghiệp nhỏ được thể hiện rõ nét trong cách nhận định của nhà

công nghiệp của chính phủ. Chính phủ quan niệm rằng những ngành công nghiệp này không là mục tiêu cũng như không quan trọng đối với nền kinh tế Nhật Bản hay sự phát triển của đất nước như là những ngành công nghiệp mục tiêu và do đó không cần phải cấp vốn cho chúng” [79; tr.39]. Và như vậy,

các doanh nghiệp nhỏ nếu muốn có được khoản vay để mở rộng kinh doanh từ các ngân hàng tương tự như khoản vay của các Zaibatsu thì sẽ phải trả lợi

tức với tỷ lệ cao hơn đi kèm điều kiện bắt buộc là phải trả bằng nguồn tiền mặt có sẵn. Chính sự phân biệt này đã làm cho Zaibatsu càng có điều kiện mở rộng ảnh hưởng của mình thu được lợi nhuận trong những ngành công nghiệp lớn, với vốn đầu tư lãi suất thấp, trong khi các doanh nghiệp nhỏ lại bị chèn ép một cách khốc liệt.

Việc gây ảnh hưởng ngày càng lớn của Zaibatsu lên tầng lớp cầm quyền cũng như chi phối chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước, làm xảy ra nhiều vụ bê bối chính trị đã làm cho quần chúng phẫn nộ. Zaibatsu bị coi là đối tượng “phải chịu trách nhiệm về tình hình kinh tế sa sút, về hậu quả

của chính sách chống lạm phát của chính phủ Minseto năm 1930-1931 và về việc giá tơ sống bị sụt” [4; tr.95]. Trên thực tế, những hoạt động đầu cơ và

độc quyền của các Zaibatsu đã dẫn đến tình trạng này. Và một sự thực đáng buồn đã xảy ra vào năm 1932, Dan Takuma, người đứng đầu Ban quản trị công ty Mitsui bị ám sát bởi sự quá khích của những người kinh doanh đối lập bị chèn ép và không có điều kiện phát triển. Cái chết của Dan Takuma cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các Zaibatsu về cách thức nắm quyền và điều phối thị trường của mình. Việc độc quyền phần nào giảm xuống khi mà công ty Mitsui cho biết sẽ không kinh doanh trong các mặt hàng sản phẩm nông nghiệp nhỏ, nhường lại thị trường này cho các cơ sở kinh doanh nhỏ hơn. Hạn chế của Zaibatsu còn được thể hiện ở việc độc quyền kinh doanh trong tất cả những lĩnh vực được coi là thu nhiều lợi nhuận. Do đó mà Mitsui Gomei đã bán một số cổ phần lớn trong một vài công ty công nghiệp quan trọng của

mình, nhất là Công ty giấy Oji. Hay tiến hành thành lập nên các công ty mới mang tên ẩn giấu: Công ty chè Mitsui gọi là Công ty chè Nitto… Công chúng Nhật Bản gọi đây là những “chính sách che đậy” [4; tr.97] và đã không bị khuất phục bởi chúng. Trên thực tế, Zaibatsu tiến hành những hoạt động nói trên chỉ khi họ cần phải che dấu một sự thực về tính độc quyền của mình, và cần phải đánh lạc hướng quần chúng bằng những hoạt động ấy.

Một hạn chế cơ bản khác của Zaibatsu còn nằm ở cách thức quản lý công nhân viên. Mối quan hệ trong các Zaibatsu như đã phân tích ở trên, đề cao “Chủ nghĩa gia đình”. Do đó, công ty được xem như một gia đình lớn còn người lao động là các thành viên trong gia đình ấy, gắn bó, phục vụ cho gia đình và trung thành với chủ gia đình. Cách thức tổ chức này cộng với chế độ “thuê dùng suốt đời” càng cột chặt người lao động Nhật Bản trong mối quan hệ với công ty. Việc đề cao quá mức tinh thần “chủ nghĩa gia đình” đã khiến cho vai trò của cá nhân trở nên hết sức mờ nhạt.

Trong xã hội Zaibatsu, cá nhân bị ép mình đến mức “phải đồng nhất mình với tập thể gia đình. Thực tế, người ta đòi hỏi anh ta phải quên mình trong mọi cố gắng để dành cho được những mục đích của tập thể gia đình” [64; tr.143]. Do nhấn mạnh sự đoàn kết và gắn bó chặt chẽ với tập thể gia đình, người ta đã bác bỏ tự do cá nhân vì những hoạt động độc lập. Điều này tương đồng với mục đích tối hậu của giới cầm quyền là kiềm chế tình trạng bất an trong xã hội và những cuộc đấu tranh giai cấp. Tư tưởng hệ gia đình truyền thống bó buộc con người trong những trật tự được xếp sắp sẵn. Dân chúng được quán triệt tư tưởng đoàn kết gia đình tới mức đồng nhất hoàn toàn với dân tộc, coi đất nước như một gia đình lớn. Giới cầm quyền hô hào dân chúng phản đối đấu tranh giai cấp, hài lòng với những thứ bậc sẵn có trong xã hội mới là đặc trưng cơ bản của văn hóa truyền thống.

Zaibatsu đã khiến cho các nghiệp đoàn không có điều kiện hình thành và phát

triển. Người lao động Nhật Bản ít có cơ hội đấu tranh cho quyền lợi của mình, và Zaibatsu từ đó thu được lợi nhuận cao hơn nhờ vào sự bóc lột người lao động, nhất là trong những năm tháng của nền kinh tế thời chiến.

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX (Trang 90 - 95)