Một vài so sánh giữa Zaibatsu với các hình thức tổ chức độc quyền

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX (Trang 95 - 143)

6. Bố cục của đề tài

2.5.2. Một vài so sánh giữa Zaibatsu với các hình thức tổ chức độc quyền

khác trên thế giới

Các hình thức tổ chức độc quyền là sản phẩm mang tính tất yếu trong lịch sử phát triển của Chủ nghĩa tư bản. Ở những quốc gia khác nhau, với truyền thống lịch sử, văn hóa, trình độ phát triển kinh tế, chính sách phát triển của nhà nước khác nhau, dẫn đến tất yếu, sự hình thành và phát triển của các hình thức độc quyền mang tính khác biệt. Có rất nhiều cách thức định nghĩa về syndicat, cartel, trust,… ở đây chúng tôi chỉ trình bày những định nghĩa cơ bản nhất, phản ánh rõ nét nhất bản chất của từng hình thức tổ chức độc quyền, để từ đó có được cái nhìn toàn diện trong so sánh.

Cartel được hiểu như là “tổ chức hợp nhất nhằm phân chia thị trường tiêu thụ, xác định giá cả thống nhất, còn sản xuất và quy mô riêng, dễ hợp, dễ tan”.

Syndicat được hình thành do “các xí nghiệp thành viên cử ra một ban quản trị chung điều hành việc bán hàng hóa và mua nguyên, nhiên liệu song vẫn sản xuất độc lập”.

Trust là hình thức mà “các xí nghiệp tham gia hoàn toàn mất tính độc lập về sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, mua nguyên, nhiên liệu… Có một ban quản trị chung điều hành toàn bộ hoạt động đó. Về thực chất, đây là sự hợp nhất hoàn toàn quyền sở hữu xí nghiệp, nhằm thống nhất trên cơ sở tài chính chung phụ thuộc vào một nhóm lũng đoạn” [35; tr.227-228].

Zaibatsu là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các tổ hợp tài chính, công

nghiệp liên kết theo chiều dọc của Nhật Bản trong thời kỳ Duy tân Minh Trị cho đến sau Chiến tranh Thế giới II. Đứng đầu Zaibatsu là một gia đình hạt nhân, có vai trò lãnh đạo, mở rộng và kết hợp các gia đình khác cùng tham gia

vào hoạt động kinh doanh thương mại, tín dụng, sản xuất,… Zaibatsu thể hiện rõ nét việc gần như tách rời quyền sở hữu (của người sáng lập Zaibatsu) và

quyền quản lý (người tham gia Zaibatsu), kiềm chế lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau để cùng đưa doanh nghiệp gia đình phát triển.

Các hình thức tổ chức độc quyền này là sản phẩm của nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa, bởi thế giữa chúng tồn tại những điểm tương đồng và khác biệt.

- Sự giống nhau giữa Zaibatsu và các hình thức tổ chức độc quyền khác

+ Ra đời trong thời kỳ chuyển giao từ Chủ nghĩa tư bản sang Chủ nghĩa Đế quốc, là sản phẩm của quá trình tập trung tư bản và phát triển kinh tế cao độ

Mặc dù tồn tại dưới những hình thức khác nhau, ra đời trong những mốc thời gian khác nhau, nhưng tựu trung lại, các hình thức tổ chức độc quyền này đều là sản phẩm của thời kỳ chuyển giao từ Chủ nghĩa tư bản sang Chủ nghĩa đế quốc, khi mà nền kinh tế đã được tập trung hóa một cách cao độ. Tốc độ phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản trong những thập niên cuối thế kỷ XIX đã làm cho sự cạnh tranh kinh tế giữa các cường quốc thêm quyết liệt, dẫn tới hệ quả tất yếu là tình trạng tập trung sản xuất và tư bản. Hiện tượng này diễn tiến được hiểu như là một số xí nghiệp dựa vào ưu thế kỹ thuật mới đã chèn ép một số xí nghiệp khác còn sử dụng kỹ thuật cũ, lạc hậu, làm cho các xí nghiệp nhỏ, yếu này phải phá sản hoặc bị thôn tính. Tập trung sản xuất và tư bản đến một trình độ nào đó sẽ sản sinh ra hiện tượng lũng đoạn.

Mặt khác, sự mất cân đối giữa các ngành sản xuất, giữa khả năng cung cấp và tiêu thụ hàng hóa, việc chạy theo lợi nhuận trong quá trình cạnh tranh đã dẫn đến tình trạng sản xuất ồ ạt, hậu quả là dẫn đến sự bùng phát của các cuộc khủng hoảng trong thế giới Tư bản chủ nghĩa. Trong hai thập kỷ cuối thế kỷ XIX, đã diễn ra ba cuộc khủng hoảng kinh tế lớn vào những năm 1873- 1879, 1882-1886 và 1890. Sau mỗi lần xảy ra khủng hoảng có rất nhiều xí

nghiệp nhỏ bị phá sản, trong khi mà thế lực của các xí nghiệp lớn lại không ngừng được tăng cường.

Bắt đầu từ thập niên 60-70 của thế kỷ XIX, do sự tăng trưởng nhanh chóng của công nghiệp, tự do cạnh tranh đạt tới mức độ cao, đã dẫn tới sự tập trung sản xuất và tích tụ tư bản. Đây là thời kỳ chứng kiến sự ra đời của các hình thức tổ chức độc quyền trên thế giới, là các cartel, syndicat, trust,

Zaibatsu,… cartel, syndicat ra đời chủ yếu ở Anh, Pháp, Đức; còn trust là

hình thức lũng đoạn tồn tại chủ yếu ở Mỹ; Zaibatsu tồn tại ở Nhật Bản và một vài quốc gia châu Á khác.

+ Có tác động sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của Chủ nghĩa đế quốc ở quốc gia mà nó tồn tại và Chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi thế giới

Các hình thức tổ chức độc quyền cartel, syndicat, trust, Zaibatsu,… đều là những sản phẩm của Chủ nghĩa Tư bản trong giai đoạn chuyển sang Chủ nghĩa đế quốc. Nó có những đóng góp quan trọng đối với việc tập trung sản xuất, phân chia thị trường, đem lại sự phát triển vượt bậc cho thế giới tư bản. Các hình thức tổ chức độc quyền được xem như là một trong những động lực cho sự ra đời của Chủ nghĩa đế quốc: “Tập trung tư bản, cartel, trust, độc quyền; sự thâm nhập lẫn nhau giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng trong hiện thực mới là tư bản tài chính ấy; vai trò của nhà nước được đổi mới bằng pháp chế xã hội, bằng vai trò to lớn của nó trong các công trình lớn, bằng sự bành trướng lãnh thổ, chủ nghĩa quân phiệt; xuất khẩu tư bản, thực dân hóa và phân chia thế giới – đằng sau chủ nghĩa tư bản công nghiệp mới ấy là một sự mở rộng ra thế giới của các chủ nghĩa tư bản quốc gia thống trị mà người ta thấy rõ ở đầu thế kỷ XX và nhiều người đã đặt tên cho nó là Chủ nghĩa đế quốc” [6; tr.244-245]. Các hình thức tổ chức độc quyền cartel, syndicat, trust, Zaibatsu,… là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự hình thành của Chủ nghĩa đế quốc. Đồng thời, trong phạm vi quốc gia mà nó

tồn tại, nó được xem như là động lực chính cho sự phát triển kinh tế xã hội; là cán cân quyền lực, quyết định trọng tâm, hướng phát triển của nền kinh tế.

Mở rộng hơn, “Chủ nghĩa đế quốc, đó là sự vận hành và phát triển của một thứ Chủ nghĩa tư bản quốc gia trên quy mô thế giới: sự tước đoạt giá trị khi sản xuất, sự thực hiện giá trị khi bán hàng hóa, sự khai thác giá trị của những lợi nhuận thu được trước đó dưới hình thức những tư bản mới – những điều này không còn chủ yếu được tính toán và tổ chức trên quy mô địa phương/ quốc gia nữa, mà ngay tức khắc được tính toán và tổ chức trên quy mô quốc gia/ thế giới. Thái độ ấy là của những thực thể Tư bản chủ nghĩa có quy mô lớn: các độc quyền dưới nhiều hình thức khác nhau, các doanh nghiệp lớn, các trust, các tập đoàn; nó được những bộ phận giai cấp tư sản thúc đẩy khi chúng vượt quá những giới hạn địa phương/ quốc gia để hoạt động và thúc đẩy kinh doanh trên quy mô quốc gia/ thế giới” [6; tr.247]. Chính bởi thế mà syndicat dù hình thành ở Đức, trust khởi sinh ở Mĩ, Zaibatsu là sản phẩm

của Chủ nghĩa tư bản Nhật Bản nhưng nếu nó đã vươn xa ra phạm vi ngoài quốc gia, tồn tại ở quốc gia khác, nhưng vẫn mang những đặc điểm của các hình thức tổ chức độc quyền này thì vẫn được gọi bằng những cái tên cũ. Đó là đóng góp cơ bản mà các hình thức tổ chức độc quyền mang lại.

+ Có sự kiểm soát mạnh mẽ đối với nền kinh tế, chi phối tình hình chính trị, xã hội quốc gia

Zaibatsu cũng như các hình thức tổ chức độc quyền khác đều có sự kiểm

soát mạnh mẽ đối với nền kinh tế. Ở các nước tư bản lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Đức,… đây là một đặc điểm cơ bản của nền kinh tế. “Dưới sự lãnh đạo của một nhà tư bản hay một gia đình, những sự tập hợp tư bản chưa từng thấy đã được thực hiện: các trust, các nhóm rất nhanh chóng chi phối cả một khu vực công nghiệp quốc gia, nhất là ở Hoa Kỳ và ở Đức. Ở Hoa Kỳ, năm 1908, 7 trust đầu tiên nắm được hay kiểm soát 1.638 công ty; từ 1900, phần các trust chiếm 50%

rượu, 77% kim loại ngoài sắt, 81% hóa chất, 84% sắt và thép… Ở Đức, đó là đế quốc công nghiệp được Krupp xây dựng: 7.000 người làm công nhân năm 1873, 78.000 năm 1913; trong công nghiệp điện, nhờ quá trình tích tụ hết sức mạnh mẽ, AEG kiểm soát từ 175 đến 200 công ty, sử dụng hơn 60.000 người làm công, từ năm 1908 hợp tác với một nhóm khác của Đức là Siemens và phân chia các thị trường thế giới với nhóm Mỹ General Electric (về đại thể, châu Âu được dành cho AEG và Bắc Mỹ cho GE)” [6; tr.236].

Cũng trong tình trạng ấy, bốn Zaibatsu hàng đầu của Nhật Bản đã nắm giữ

“25% tài sản của các tập đoàn Nhật Bản, và hai trong số chúng nắm giữ ba phần tư nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong suốt thời kỳ đỉnh cao của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản” [73; tr.5]. Kết thúc Chiến tranh Thế giới II, hoạt động sản xuất những

sản phẩm chủ chốt của bốn Zaibatsu lớn chiếm một tỷ trọng khổng lồ: 51% số than, 69% số nhôm, 69% đầu máy xe lửa, 50% bột giấy, 88% natri hidroxit, 43% axit sunfuric, 60% tổng thị trường vận tải hàng hải [64; tr.37-38]. Năm 1944, khoản tiền cho vay của bốn ngân hàng Zaibatsu đã lên tới 74,9% số khoản vay so với tất cả các ngân hàng khác của Nhật Bản. Tính độc quyền, kiểm soát nền kinh tế quốc gia đã trở thành một đặc trưng chung của các hình thức này.

- Sự khác nhau giữa Zaibatsu và các hình thức tổ chức độc quyền khác

+ Nguồn gốc hình thành:

Sự khác biệt mang tính nổi bật nhất giữa Zaibatsu với các hình thức tổ chức độc quyền khác trên thế giới đó chính là nguồn gốc dẫn tới sự hình thành. Cartel, syndicat, trust ra đời trên cơ sở những nhóm người khác nhau, cùng chung ngành nghề hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhận thấy sự đòi hỏi của nhu cầu thị trường, cũng như những tác động của tình hình kinh tế đã tiến hành hợp nhất để hình thành các tổ chức lũng đoạn thị trường. Trong thời kỳ Đại suy thoái 1873-1896, “giới chủ tổ chức lại Chủ nghĩa tư bản: lập ra những doanh nghiệp hay những nhóm có quy mô lớn (Hoa Kỳ, Anh), cartel hóa (Đức), các tổ chức nghề nghiệp (Pháp). Cũng ở đó, những yếu tố của một phương thức điều

tiết mới của kinh tế Tư bản chủ nghĩa được thực hiện” [6; tr. 214]. Trong khi đó,

Zaibatsu ra đời trên nền tảng của một hình thức Chủ nghĩa tư bản phương Đông,

đề cao yếu tố gia tộc, gia đình. Trên cơ sở gia tộc kinh doanh đã có sẵn trong lịch sử, đã có sự phát triển, mở rộng, tạo thành những Zaibatsu hùng mạnh, tiến hành lũng đoạn nền kinh tế, khuynh đảo tình hình chính trị quốc gia.

Hơn thế nữa, sự ra đời của các cartel, syndicat, trust không nằm trong sự can thiệp hay kế hoạch của chính phủ, được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của chính phủ. Chỉ đến khi nó hình thành và phát triển tới một trình độ nhất định, mới có sự tác động qua lại giữa hai bên nhằm hướng tới mục tiêu quyền lợi kinh tế và chính trị cao nhất. Ngược lại, Zaibatsu ra đời trong những năm tháng cởi mở chính sách của thời kỳ Minh Trị Duy tân, nhận được rất nhiều ưu đãi của chính quyền để hình thành và phát triển. Trong điều kiện của một xã hội phương Đông với tinh thần Khổng giáo cũng như chủ nghĩa dân tộc được đề cao, yếu tố cá nhân trở nên mờ nhạt, hoạt động vì gia tộc, vì tập thể và cả xã hội mới là đích đến của con người, Zaibatsu nhanh chóng bén rễ và phát triển mạnh mẽ, ít chịu sự kỳ thị của xã hội để vươn lên là điều dễ hiểu.

+ Hoàn cảnh và thời gian ra đời:

Cartel, syndicat và trust ra đời khi tình trạng tập trung sản xuất và tư bản đạt đến mức độ cao. Những cuộc khủng hoảng kinh tế đã phá vỡ các công ty sản xuất nhỏ, lẻ, mức độ hiện đại khoa học kỹ thuật thấp, tạo nên sự độc quyền trong một số lĩnh vực ở các công ty lớn, từ đó tạo nên hình tượng điển hình là các “vua”: vua dầu mỏ, vua sắt thép,… Ba mươi năm cuối thế kỷ XIX là thời kỳ tập trung sản xuất tư bản nhanh chóng, chuẩn bị cho sự chuyển sang giai đoạn thống trị của các tổ chức độc quyền. Những cuộc khủng hoảng mang tính chu kỳ vẫn liên tiếp xảy ra trong những năm 1873, 1878-1879, 1886-1889, 1890-1897. Cạnh tranh và khủng hoảng đã thúc đẩy việc tập trung sản xuất và tư bản với tốc độ nhanh. Đơn cử, ở Mỹ năm 1890 có 1934 xí

khi đó số vốn lại tăng 2 lần. Cùng thời gian này, tuy số xí nghiệp sản xuất sắt thép giảm đi 1/3, nhưng khối lượng sản phẩm lại tăng 1/3. Tình trạng này đã dẫn tới sự xuất hiện của những nhà tư bản độc quyền, còn được gọi là các “vua”: “vua dầu mỏ”, “vua sắt thép”,… Ở Đức, “từ năm 1879 đã bước vào con đường chủ nghĩa bảo hộ và cartel hóa: 76 cartel được lập ra từ 1879 đến 1885” [6; tr.210]. Có thể nói “từ những năm 70 của thế kỷ XIX, những tổ chức độc quyền đã xuất hiện dưới hình thức chủ yếu là trust. Đến cuối thế kỷ XIX, hầu hết các ngành chủ yếu ở Mỹ đều xuất hiện các trust” [35; tr.260].

Về mốc thời gian ra đời của Zaibatsu, khó có thể xác định được một cách rõ ràng. Bởi như đã phân tích ở trên, Zaibatsu ra đời là một hiện tượng mang tính lịch sử. Zaibatsu là kết quả của sự kế thừa và phát triển của các hình thức tổ chức kinh doanh trong lịch sử kinh tế và thương mại Nhật Bản, từ nhà buôn (ie), phường hội (nakama) cho đến những tổ chức kinh doanh thời cận thế. Trong bốn Zaibatsu lớn nhất, có những Zaibatsu không phải được hình thành ngay trong những năm cuối thế kỷ XIX, khi trên thế giới các cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra, mà đã được hình thành từ hàng thế kỷ trước đó. Một dẫn chứng, “Mitsui là một trong những doanh nghiệp lâu đời nhất và có

quy mô lớn trong các công ty thương mại của thế giới. Gia đình Mitsui đã mở cửa hàng đầu tiên của họ 5 năm trước khi Pilgrims đặt chân lên New England, và thành lập ngân hàng, hoạt động trong lĩnh vực tương tự vào năm 1683, một thập kỷ trước khi Ngân hàng trung ương Anh quốc ra đời” [73; tr.3].

Zaibatsu là sản phẩm của sự cởi mở chính sách của chính quyền trong

những năm Minh Trị Duy tân và nhanh chóng xác lập được vị thế vững chắc. Cho đến những năm 1894-1895, các Zaibatsu đã là lực lượng hùng mạnh tạo hậu thuẫn, đem đến sự thắng lợi của Nhật Bản trong chiến tranh Nhật - Trung (1894-1895) và sau đó là chiến tranh Nhật - Nga (1904-1905). Do đó, có thể nói, mốc thời điểm xác định sự ra đời của Zaibatsu là trong những thập niên đầu của kỷ nguyên Minh Trị Duy tân.

+ Cơ chế hoạt động:

Cơ chế hoạt động của các cartel, syndicat và trust diễn ra theo chiều ngang, trên cơ sở liên kết giữa các ngành tương đương nhau, hợp lại với nhau để hỗ trợ nhau cùng phát triển. Hiện tượng các nhà tư bản lớn liên minh với nhau thành các trust khá phổ biến ở Mỹ. Cha đẻ của những trust Mỹ là Rockerfeller. Năm 1870, Rockerfeller đã thành lập Công ty Dầu tiêu chuẩn (Standard Oil Company). Tiếp đó là sự ra đời của các trust dầu bông (1884), dầu lanh (1885). Theo thống kê năm 1904, trust Rockerfeller đã khống chế 85% thị trường dầu mỏ trong nước và 90% sản lượng dầu mỏ xuất khẩu. Không chỉ khai thác dầu mà nó còn mở rộng quy mô, khống chế cả ngành lọc

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức độc quyền (zaibatsu) đối với lịch sử nhật bản từ cuối thế ký XIX đến nửa đầu thế ký XX (Trang 95 - 143)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w