LỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành đề tài “Vai trò của chiến khu Rừng Sác trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975”, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các Phó giáo sư, Tiến sĩ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
MAI HIẾU PHƯỚC
VAI TRÒ CỦA CHIẾN KHU RỪNG SÁC TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
CỨU NƯỚC (1954 – 1975)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Thành Phố Hồ Chí Minh, 2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
MAI HIẾU PHƯỚC
VAI TRÒ CỦA CHIẾN KHU RỪNG SÁC TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
CỨU NƯỚC (1954 – 1975)
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.NGUYỄN ĐỨC HÒA
TP HỒ CHÍ MINH, 2012
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài “Vai trò của chiến khu Rừng Sác trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)”, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu
sắc đến các Phó giáo sư, Tiến sĩ khoa sau đại học, khoa lịch sử trường đại họcVinh, Phòng Tài Nguyên Quân khu 7… đã tạo điều kiện và đóng góp ý kiếnquý báu cho tôi trong quá trình viết luận văn
Đặc biệt, cho phép tôi được bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn đối với TS
Nguyễn Đức Hòa - người đã truyền lòng đam mê nghiên cứu và cho tôi ý
tưởng hay, chỉ bảo cho tôi cách thức dễ tiếp cận những giá trị khoa học Xincảm ơn các thầy (cô) phản biện đã đọc và có những nhận xét giúp tôi hoànthiện đề tài của mình
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường THCS Chi Lăng và cácđồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã luôn động viên chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốtthời gian thực hiện đề tài
Mặc dù rất cố gắng và tâm huyết với đề tài, song chắc chắn không tránhkhỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự lượng thứ, góp ý kiếncủa các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, tháng 10 năm 2012
Tác giả
Mai HIếu Phước
Trang 4MỤC LỤC
Trang
A MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4.1 Đối tượng nghiên cứu 5
4.2 Phạm vi nghiên cứu 6
5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 6
5.1 Cơ sở lí luận 6
5.2 Phương pháp nghiên cứu 6, 7 6 Đóng góp của luận văn 7
7 Bố cục của luận văn 8
B NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN KHU RỪNG SÁC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP 9
1.1 Vị trí chiến lược của khu vực Rừng Sác 9
1.2 Vai trò của chiến khu Rừng Sác trong kháng chiến chống Pháp. 1.2.1 Vai trò hậu cứ cho phong trào cách mạng miền Nam 15
1.2.2 Vai trò bàn đạp trong kháng chiến chống Pháp ở Sài Gòn 23
1.2.3 Vai trò của nhân dân Rừng Sác trong kháng chiến chống Pháp 34
Tiểu kết chương 1 36
CHƯƠNG 2 VAI TRÒ CỦA CHIẾN KHU RỪNG SÁC TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 – 1964) 38
2.1 Yêu cầu lịch sử tái lập chiến khu Rừng Sác 38
2.1.1 Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam 38
Trang 52.1.2 Yêu cầu tái lập chiến khu cách mạng ở miền Nam và Rừng Sác 47
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, lực lượng tác chiến của chiến khu Rừng Sác 50
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức, lực lượng chiến khu Rừng Sác 50
2.1.3.2 Vai trò của nhân dân trong việc xây dựng, bảo vệ chiến khu Rừng Sác .54
2.2 Vai trò của chiến khu Rừng Sác trong kháng chiến chống Mỹ 1954 – 1964 60
2.2.1 Vai trò hậu cứ của chiến khu Rừng Sác trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 61
2.2.2 Góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - Ngụy (1961-1965) 64
Tiểu kết chương 2 66
CHƯƠNG 3 VAI TRÒ CỦA CHIẾN KHU RỪNG SÁC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1965 – 1975) 68
3.1 Bối cảnh lịch sử của chiến khu Rừng Sác (1965 – 1975) 68
3.2 Vai trò của chiến khu Rừng Sác (1965 – 1975) 69
3.2.1 Vai trò hậu cứ của chiến khu Rừng Sác 69
3.2.2 Vai trò bàn đạp của chiến khu Rừng Sác trong việc đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1965 – 1968) 94
3.2.3 Quân dân Rừng Sác trong tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1968 100
3.2.4.Vai trò của chiến khu Rừng Sác trong việc đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1969) 101
3.2.5 Vai trò của chiến khu Rừng Sác trong Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 107
Tiểu kết chương 3 109
C KẾT LUẬN 110
Trang 6TÀI LIỆU THAM KHẢO 116 PHỤ LỤC
Trang 7CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH, XHCN Chủ nghĩa xã hội, xã hội chủ nghĩaKHKT, KHCN Khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ
Trang 8MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chiến tranh Việt Nam đã trôi qua hàng chục năm nhưng những chiếncông và những điều bí mật liên quan đến những cuộc kháng chiến chống Mỹcứu nước thần thánh của dân tộc vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm nghiên cứucủa các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà sử học Khi Mỹ tiến hành cuộc chiếntranh xâm lược, cách mạng miền Nam đã gặp muôn ngàn khó khăn thử tháchkhi ta phải đối mặt với một kẻ thù mạnh có nhiều vũ khí và phương tiện chiếntranh hiện đại Trong chiến tranh cách mạnh Việt Nam, việc xây dựng căn cứđịa kháng chiến ở những vùng nông thôn, miền núi trở thành yêu cầu bức thiếtmang tính sống còn, nhất là khi mà chỗ đứng chân của lực lượng cách mạng ởvùng đô thị gặp rất nhiều khó khăn trở ngại
Kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta từ bao đời nay,cộng với nghệ thuật chỉ đạo cách mạng tài tình của Đảng, những căn cứ địakháng chiến đã được hình thành thuộc phạm vi các vùng nông thôn, miền núi
là nơi có địa thế hiểm trở, có điều kiện gắn bó mật thiết với nhân dân và đócũng là nơi mà những cơ sở hành chính, quân sự của địch còn yếu, do địchkhó có thể vươn tới để quản lý, kiểm soát chặt chẽ được các nơi này Chiếnkhu Rừng Sác ra đời cũng tuân theo những quy luật ấy
Ra đời ngay từ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,Rừng Sác chiếm vị trí nằm án ngữ yết hầu Sài Gòn – Gia Định và trở thànhnơi đọ sức quyết liệt giữa kẻ thù hùng mạnh với lực lượng vũ trang cáchmạng Trên chiến trường Nam Bộ, kẻ thù đã dồn những nổ lực cao nhất việctấn công, tiêu diệt, nhưng chúng không thể xóa nổi chiến khu Rừng Sác.Chiến khu Rừng Sác vẫn tồn tại một cách hiên ngang ngay sát nách hang ở
Trang 9của kẻ thù và liên tiếp gây cho chúng những đòn chí mạng Biết bao nhiêu mồhôi, xương máu của bộ đội Rừng Sác đã đổ xuống để góp phần cho thắng lợihuy hoàng của dân tộc ta hôm nay.
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh chỉ rằng có nhìn và đánh giá đúngquá khứ của mình một dân tộc mới đủ bản lĩnh đi vào tương lai, trân trọng quákhứ chính là trân trọng sự thật Lời nhận xét ấy là sự đánh giá xứng đáng chođồng bào chiến sĩ miền Nam nói chung và lực lượng vũ trang Rừng Sác nóiriêng
Do vậy, việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chiến khu Rừng Sáctrong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là việc làm cần thiết, vừa là vấn đềkhoa học vừa là vấn đề thực tiễn có ý nghĩa chính trị sâu sắc góp phần phụcdựng lại hình ảnh chân thực những đóng góp của chiến khu Rừng Sác trong sựnghiệp giải phóng dân tộc và cũng là cách đền ơn đáp nghĩa đối với sự hy sinhanh dũng của biết bao ngườu anh hùng của chiến khu Rừng Sác trong sựnghiệp cách mạng của dân tộc
Tưởng nhớ về các chiến sĩ Rừng Sác, tri ân họ là nhiệm vụ và là đạo lý
của mỗi con người chúng ta hôm nay và mai sau Đó là lí do tôi chọn Chiến
khu Rừng Sác trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước làm đề tài tốt
nghiệp cao học của mình
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Luận văn đặt ra mục đích nghiên cứu là làm rỏ quá trình hình thành,phát triển cũng như vị trí, vai trò của đồng bào chiến sĩ chiến khu Rừng Sáctrong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)
Qua đó, luận văn muốn tái hiện một cách chân thực những chiến công,những đóng góp của lực lượng vũ trang Rừng Sác đối với chiến trường ĐôngNam Bộ nói riêng cũng như đối với cách mạng miền Nam nói chung
Trang 10Luận văn còn đánh giá sức mạnh lịch sử của chiến khu Rừng Sác đốivới chiến thắng chống Mỹ xâm lược của nhân dân Đông Nam Bộ.
3 LI ̣CH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Gắn với quá trình hình thành và phát triển của chiến khu Rừng Sác đã
có nhiều tác giả, tác phẩm phản ánh về vị trí, vai trò, hoạt động cùng nhữngchiến công của nhân dân và lực lượng vũ trang Rừng Sác
Tác phẩm của Lương Văn Nho, Chiến khu Rừng Sác, NXB Đồng Nai,
1983 đã mô tả một cách khái quát quá trình hình thành và phát triển của chiếnkhu Rừng Sác suốt từ thời kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống
Mỹ Bên cạnh ấy, tác giả còn làm hiện rỏ nơi đây là một vùng đất đầy nhữngcam go thử thách với con người mà đôi khi phải trả giá bằng chính tính mệnhcủa mình Ngoài việc phải đối diện với kẻ thù hung bạo Mỹ - Ngụy ở bên kiachiến tuyến hơn hẳn mình về mặt quân số, trang bị phương tiện chiến tranhhiện đại thì lại có những tình huống phải đối đầu những kẻ thù tự nhiên màtính chất khốc liệt thì không sách vở nào tả hết Đó là những trận chiến vớibầy cá sấu dữ hung bạo, với muỗi mòng, rắn rít, với cái đói khát trường kì đedọa tính mạng Tác phẩm ấy còn nêu rỏ chỉ những ai có ý chí sắt đá cùng với
sự mưu trí linh hoạt một lòng bám trụ đối diện với những khó khăn muôntrùng thì mới có thể tồn tại được giữa trận đồ mênh mông của sông nước vàrừng rậm
Chuyên khảo của tác giả Bùi Thị Thu Hà, Những trận đánh trong lịch sử
Việt Nam, NXB Trẻ, 2010 đã dành một phần để viết khái quát về chiến khu
Rừng Sác, cùng những cống hiến to lớn của các chiến sĩ nơi đây Tác giảkhẳng định những đóng góp của chiến khu này là rất quan trọng góp phần vàothắng lợi to lớn của sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc
Tác phẩm của Hồ Sĩ Thành, Đặc khu Rừng Sác, NXB Trẻ, 2002 được
Trang 11viết dưới dạng hỏi đáp Qua đó, tác giả đã thể hiện một cách chân thật vềchiến khu Rừng Sác ngay từ buổi đầu kháng chiến Tác giả đã miêu tả vị tríđịa lí hiểm trở, án ngữ vùng yết hầu Sài Gòn cho đến quyết định thành lậpĐặc khu Rừng Sác và cuộc sống chiến đấu của các chiến sĩ Rừng Sác trongkháng chiến chống Mỹ cứu nước
Tác phẩm cũng đã nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Đặc khu Rừng Sácngay khi thành lập đối với cách mạng miền Nam
+ Xây dựng một khu căn cứ bàn đạp vững chắc ngày càng củng cố,bảo đảm cho các lực lượng vũ trang của khu đứng vững tại chỗ, luôn luôn tấncông địch trong mọi tình huống
+ Chiến đấu bằng mọi cách trên các dòng sông, chủ yếu là đánh địchtrên sông Lòng Tàu, kiên quyết tiêu diệt và phá hủy thật nhiều sinh lực vàphương tiện chiến tranh của chúng Kết hợp chặt chẽ với các tổ chức Đảng,dân chính, tiến hành công tác; dựa vào nhân dân để xây dựng cơ sở, phát độngchiến tranh du kích trong toàn Đặc khu; bảo vệ an toàn hành lang vận chuyểncủa ta
Tác phẩm của Lê Bá Ước, Một thời Rừng Sác, NXB Tổng Hợp Đồng
Nai, 2003 được viết dưới dạng hồi ký Bằng ngòi bút chân phương, tác giả ônlại những câu chuyện của những năm tháng gian khổ nơi đây cùng những trậnđánh hào hùng gây chấn động dư luận trong và ngoài nước, làm nức lòng nhândân Nam Bộ và quân dân cả nước đồng thời gây thiệt hại to lớn cho Mỹ và taysai
Tác phẩm của Phòng Khoa Học Quân Sự - Ban Chỉ Huy Quân Sự
Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn 10 Rừng Sác anh hùng, NXB Thành Phố Hồ
Chí Minh, 1986 ghi lại sự hình thành và phát triển cùng những chiến côngcủa Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác anh hùng trên con sông Lòng Tàu - cửa ngõ
Trang 12quan trọng trong việc vận chuyển tiếp tế của kẻ thù, khiến cho chùng ngàyđêm mất ăn mất ngủ lo tìm phương cách đối phó với các chiến sĩ Rừng Sác.
Tác phẩm của Hồ Sơn Đài, Chiến khu ở miền Đông Nam Bộ (1945 –
1954), NXB Tp Hồ Chí Minh, 1996 đã phản ánh sự hình thành, quá trình hoạt
động của chiến khu miền Đông Nam Bộ trong đó có căn cứ Rừng Sác trongsuốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ 1945 đến 1954
Tuy các tư liệu đã cung cấp được nhiều mặt về vai trò hoạt động củaĐặc khu Rừng Sác nhưng phải nhìn nhận một thực tế là hơn 36 năm đã trôiqua kể từ khi thống nhất đất nước 1975, tài liệu nghiên cứu và viết về Đặc khuRừng Sác này còn rất nhiều hạn chế chưa nói hết được những gì cần phải nói
về một chiến trường vô cùng khốc liệt chịu sự chà xát dưới làn bom đạn của
kẻ thù Những chiến công, đóng góp của chiến khu Rừng Sác hết sức thầmlặng nhưng lai mang tầm vóc và ý nghĩa lịch sử vô cùng lớn lao Luận văn tậptrung nghiên cứu về những đóng góp và vai trò của Đặc khu Rừng Sác đốivới cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chiến khu Rừng Sác trong cuộckháng chiến chống Mỹ cứu nước, gắn với nội dung chính là vị trí, vai trò vàhoạt động cũng như các chiến công to lớn của chiến khu Rừng Sác
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt thời gian, luận văn thực hiện theo giới hạn thời gian từ năm 1954
đến năm 1975 Tuy nhiên, tác giả cũng có đề cập đến sự hình thành của chiếnkhu Rừng Sác trong kháng chiến chống Pháp để thấy rõ sự kế thừa, tái lập vàphát triển liên tục của nó trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Trang 13Về mặt không gian, luận văn tập trung nghiên cứu địa bàn chiến khuRừng Sác thuộc huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Biên Hoà là khu vực tác chiến củacác cơ quan dân chính Đảng, Đoàn 10 bộ đội đặc công - một khu vực rộngkhoảng 60.000 ha.
Về vị trí địa lý, phía đông của Rừng Sc giáp đường 15, phía tây giápsông Soài Rạp, phía bắc giáp đường 19 và phía nam giáp biển Với 10 xãthuộc nhiều tỉnh khác nhau: Phú Hữu, Phước Khánh (quận Nhơn Trạch, BiênHòa), Long Sơn - Bà Trao, núi Nứa (quận Châu Đức, Bà Lịa), Lý Nhơn, Bình
An, ( huyện Nhà Bè), Đồng Hòa, Cần Thạnh, Tân Thạnh, Thạnh An, TamThôn Hiệp ( huyện Cần Giờ) trong thời kì chống Pháp - Mỹ
5 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Cơ sở lí luận nghiên cứu:
Cơ sở lí luận nghiên cứu của luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩaMác – Lênin về chiến tranh cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh bàn về căn cứkháng chiến
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để đạt mục đích nghiêncứu như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, tổng hợp, so sánh, phântích nhằm tái hiện quá trình hình thành và phát triển của chiến khu Rừng Sáctrong thời kì chống Mỹ Qua đó giúp người đọc có cái nhìn khách quan về vaitrò, sứ mệnh của chiến khu Rừng Sác trong giai đoạn có nhiều biến cố lịch sử
6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã có những đóng góp khiêm tốn như sau:
- Luận văn đã có sự tập hợp, hệ thống hoá một khối lượng tư liệu lịch sử
có giá trị khoa học và có độ tin cậy cao liên quan đến quá trình hình thành,
Trang 14phát triển của chiến khu Rừng Sác.
- Luận văn đã phục dựng được một cách chân thực cuộc chiến đấu gay
go, quyết liệt, gian khổ và những chiến công huy hoàng của lực lượng vũtrang Rừng Sác trong khoảng thời gian từ 1966 đến 1975
- Luận văn đã bước đầu rút ra những bài học kinh nghiệm về công tácxây dựng, tổ chức căn cứ địa và công tác dân vận cùng những đặc điểm pháttriển của nó Tiến xa hơn là phát huy, gìn giữ những truyền thống của cha ông
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, học tập của sinh viên,học sinh và cho những ai quan tâm, nghiên cứu về mảng lịch sử trong khángchiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam Nhất là có thể sử dụng làm
tư liệu bổ sung trong quá trình giảng dạy Lịch sử địa phương Tp.Hồ ChíMinh
7 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dungcủa luận văn được bố cục thành 3 chương như sau:
Chương 1 Khái quát về vai trò chiến khu Rừng Sác trong kháng chiến
Trang 15B NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN KHU RỪNG SÁC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP 1.1 Vị trí chiến lược của khu vực Rừng Sác
Rừng Sác nằm ở Cần Giờ, thuộc Sài Gòn – Gia Định trước đây - làrừng ngập mặn quanh năm có nhiều sông rạch chằng chịt, thủy triều dâng thayđổi nhanh theo từng giờ Rừng Sác còn có vị trí đặc biệt quan trọng do nằm ánngữ phía Đông Nam thành phố Hoà Chí Minh, cách trung tâm thành phố 8kmđường chim bay
Từ Rừng Sác nhìn về phía Bắc là địa phận Nhơn Trạch (nay là huyệnLong Thành, tỉnh Đồng Nai) Còn phía Đông giáp Phước Tuy, tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu, phía Tây giáp huyện Nhà Bè, phía Tây Nam giáp Long An, TiềnGiang và phía Đông Nam giáp biển Đông Rừng Sác còn là nơi hội tụ củanhiều sông rạch chằng chịt đan xen nhau
Sát biển Cần Giờ nổi lên những giồng cát: Giồng Ao, Giồng Cháy…phía Đông lưu vực sông Thị Vải là triền núi Ở đây có nhiều núi thấp, đấtnhiều sỏi đá Hàng trăm gò lớn nhỏ của Rừng Sác bị nhận chìm khi nướclớn Xen kẽ và bao quanh cả khu rừng ngập mặn là những khu ruộng lúa,nương rẫy, cây ăn trái, ruộng muối [20, 11]
Diện tích của Rừng Sác khoảng 710 km2 giới hạn bởi sông Soài Rạp vàquốc lộ 15 (nay là quốc lộ 51) chạy dài từ Sài Gòn ra biển Đây là cửa biển vàcũng là khu dự trữ sinh quyển quan trọng (Rừng ngập mặn Cần Giờ) của Tpcũng như cả nước Vị trí địa lý trên giúp cho khu vực Rừng Sác có sự kết nốivới khu vực khác qua hệ thống đường giao thông thủy bộ Trục đường chính
là đường Rừng Sác xuất phát từ phà Bình Khánh nối trung tâm huyện Cần Giờ
Trang 16với Tp.Hồ Chí Minh dài 36,5km đã cải tạo thành tuyến đường có 6 làn xecùng với 3 trục nhánh từ đường Rừng Sác đi qua khu di tích căn cứ Rừng Sác,ngang qua bãi biển 30 tháng 4 đến với trung tâm 3 xã còn lại là Tam ThônHiệp, An Thới Đông, Lý Nhơn rồi thẳng hướng đến Cần Thạnh Từ trong thời
kì chiến tranh cho đến tận ngày nay, đường bộ đi đến khu vực này rất ít.Trước năm 1975 có quốc lộ 15 đi từ Sài Gòn qua Quận 4, Nhà Bè ra bến sông,đường 19, 325, 327 chạy cập triền đồi bao quanh kho bom Thành Tuy Hạvòng qua khu lòng chảo Nhơn Trạch đến các xã Vũng Gấm, Soài Minh, ÔngKèo Bên cạnh đó có đường ven biển chỉ dài 13km nối Cần Giờ với ĐồngHòa
Sau khi thống nhất đất nước, do yêu cầu phát triển giao thông, kinh tế,quốc phòng của thánh phố nói chung và vùng Cần Giờ nói riêng, Thành phố
Hồ Chí Minh đã mở tuyến đường bộ Nhà Bè – Duyên Hải (1985) dài 37 km.Đây được xem là con đường huyết mạch của huyện Cần Giờ cũng như là lối
ra biển quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh
Dưới góc nhìn quân sự, Rừng Sác là một vùng sông rạch chi chít.Nhiều bãi triều ngập mặn xen lẫn với các gò nổi, giồng đất Bên cạnh đó cònnhững vùng dừa nước, cây đước, mắm với tán lá dày đặc đủ sức che kín cảmột đại đội Có thể ví Rừng Sác như một “Bát quái trận đồ” hoặc một “cáibẫy tự nhiên” khó mà thoát được khi lạc vào đây Lịch sử chiến đấu của vùngcăn cứ Rừng Sác đã chứng minh vùng đất Rừng Sác này đã từng một thời là
“mồ chôn” quân xâm lược
Các con sông lớn ở vùng này như Cái Giáp, Thị Vải, Gò Gia có độ sâu
15 đến 20m Riêng sông Ngã Bảy nối với sông Lòng Tàu là có độ sâu lớnnhất Như vậy, Rừng Sác là nơi hợp lưu về cùng một hướng của bốn con sônglớn là sông Vàm Cỏ Tây, sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn, sông Đồng Naivới tốc độ giảm dần đã vô hình trung tích tụ phù sa, bồi đắp liên tục không
Trang 17ngừng nghỉ cho vùng cửa biển Trong khi thủy triều lại bồi đắp, tích tụ cátthành những gờ cao ven biển để chặn các luồng lạch tạo thành những vùngsình lầy ứ nước bên trong.
Từ thành phố Hồ Chí Minh đi về hướng Đông Nam đến Cần Giờ theo
lộ trình 7 – 8 km, đất thấp dần và từ trên cao nhìn xuống, chúng ta sẽ đượcnhìn thấy nơi đây quần tụ rất nhiều những đảo lớn và nhỏ mà người dân nơi
ấy thưòng gọi “đảo triều” chen chút nhau giữa đường 15 (nay là đường 51) vàsông Soài Rạp Đến thời điểm nước lớn che phủ thì hàng trăm gò đất lớn nhỏ
ấy bị nhận chìm mất dấu Lúc này, Rừng Sác trở nên là những gò nổi giữamênh mông nước biển và lá dừa nước Chính vì do sông ngòi chằng chịt nênviệc đi lại ở Rừng Sát rất khó khăn chủ yếu là đường thủy
Hệ thống sông ngòi của Rừng Sác có bốn sông lớn là Soài Rạp, Đồng Tranh, Thị Vải và sông Lòng Tàu Trong các con sông ấy thì Lòng Tàu là con sông lớn nhất với chiều dài 50 km nó đã cắt rừng thành hai khu Đông và Tây sau đó nối với sông Nhà Bè chảy ra tận biển Đông Độ sâu (9m đến 12m có nơi
từ 20m đến 29m), độ rộng (không có nơi nào hẹp dưới 300m) và mức độ dòng chảy của nước ổn định Đoạn ra biển còn có tên là sông Ngã Bảy [28, 8 - 9].
Tất cả những điều kiện đó đã biến Lòng Tàu thành một con đườngthủy huyết mạch quan trọng không chỉ trong nước mà còn là cửa ngõ ănthông ra quốc tế cho phép tàu tải trọng hàng chục ngàn tấn lưu thông qualại Nổi bật nhất là sự kiện chiến hạm US CARD của Mỹ cũng đã từng lưuthông qua con sông này vào năm 1964 và đặc công của ta đã gây cho Mỹmột trận kinh hoàng khiếp vía bằng việc nhấn chìm chiến hạm này
Nước ngọt ở vùng Rừng Sác rất khan hiếm Do vậy, trong khángchiến chống Pháp và chống Mỹ, những chiến sĩ bám trụ nơi đây đã phảisáng tạo ra nhiều cách để có được nước ngọt dùng hàng ngày một cách dèsẻn
Trang 18Nhờ có vị trí chiến lược như thế mà vào thế kỷ XVIII, Nguyễn Huệ đãchỉ huy hơn 100 chiến thuyền đi vào cửa Cần Giờ đánh nhau với quân NguyễnÁnh ở Thất Kỳ Giang (sông Ngã Bảy) Trận ấy, quân Nguyễn Ánh thua to, cóngười nước Pháp tên Mạn Hòe (Manuel) làm chủ một chiếc tàu phải đốt tàu
mà chết [31, 377]
Ngày 10 tháng 2 năm 1859, quân Pháp công phá pháo đài PhúcThắng (thuộc tỉnh Biên Hòa) Sau đó, đoàn thuyền chiến của Pháp vượt sôngLòng Tàu tiến vào Gia Định, xâm nhập sâu vào phía nam lãnh thổ quốc giaphong kiến Việt Nam [19, 335]
Cuối thế kỷ XIX, khi miền Tây hoàn toàn rơi vào tay giặc Pháp, vùngRừng Sác cũng một thời là căn cứ của nghĩa quân Trương Định chống Pháp
Đến tháng 10/1945 khi trở lại xâm lược Việt Nam với sự trợ giúp củathực dân Anh, Pháp cũng vẫn đi qua sông Lòng Tàu tiến vào địa phận Nam
Bộ
Tóm lại, vị trí trọng yếu của sông Lòng Tàu – Rừng Sác được thể hiện
rõ nét qua yếu tố: Trong thời kì chiến tranh, cả quân Pháp và Mỹ xâm lượcđều chọn con đường này để vận chuyển vũ khí và tiếp tế từ ngoài biển vào SàiGòn
Năm 1871, Cần Giờ được chia ra 2 tổng trực thuộc tỉnh Gia Định gồmtổng An Thít và tổng Cần Giờ Năm 1920, Cần Giờ thuộc huyện Nhà Bè tỉnhGia Định Năm 1947, Pháp tách vùng Rừng Sác Cần Giờ (gồm cả tổng AnThít và tổng Cần Giờ) từ tỉnh Gia Định sang thị xã Ô Cấp (Vũng Tàu) để thiếtlập một tỉnh mới là Cáp Saint - Jacques
Trong suốt thời kì chống Pháp kể từ khởi nghĩa của Trương Định năm
1860 cho đến ngày 19 tháng 08 năm 1945, Rừng Sác với những con ngườikiên trung đã bám trụ và xây dựng nơi đây thành căn cứ địa kiên cường
Trang 19chống quđn xđm lược.
Câch mạng thâng Tâm năm 1945 của dđn tộc Việt Nam thắng lợi đẩnđến sự ra đời nước Việt Nam Dđn chủ cộng hòa Ngăy 2 thâng 9 năm 1945,chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyín bố với quốc dđn đồng băo vă thế giới:
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập Toăn thể dđn tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng vă của cải để giữ vững
tự do, độc lấp ấy”[10, 557]
Ngăy 23 thâng 9 năm 1945, Phâp trở lại xđm lược Việt Nam, gđy nhiềukhó khăn cho chính quyền non trẻ Việt Nam Dđn Chủ Cộng Hòa mới thănhlập Chúng lấn chiếm câc vùng chung quanh Săi Gòn rồi tất cả Nam Bộ CầnGiờ cũng bị Phâp chiếm Nhằm chia rẽ nội bộ Việt Minh, Phâp đê tiếp xúc vớiBảo Đại vă đưa ông ta lăm quốc trưởng năm 1947, đưa Nguyễn Văn Xuđnlăm thủ tướng chính quyền bù nhìn Cùng với quâ trình thiết lập bộ mây hănhchính tay sai, thực dđn Phâp còn thiết lập những chiến khu quốc gia ngaytrong vùng khâng chiến của câch mạng như chiến khu Bình Quới Tđy (BìnhThạnh) giao cho lính Cao Đăi về đóng đồn; Rừng Sâc do vị trí chiến lượcquan trọng nín Phâp đê giao cho lực lượng Bình Xuyín của Bảy Viễn hùng
cứ một phương bảo vệ mặt đông nam Săi Gòn
Thâng 10 năm 1945, tại bờ nam rạch Chợ Đệm đê diễn ra hội nghị cân
bộ chỉ huy câc lực lượng vũ trang phía nam Săi Gòn do ông Trần Văn Giău –chủ tịch Ủy ban khâng chiến Nam Bộ chủ trì Theo Hội nghị chợ Đệm, SăiGòn – Gia Định được chia thănh 5 mặt trận đânh Phâp: Gò Vấp, Hóc Môn,Thủ Đức, Rừng Sâc, Bến Cât Lúc năy, mặt trận số 4 thuộc về lực lượng củaông Dương Văn Dương cùng câc đơn vị Tđn Thuận, Tđn Qui, Nhă Bỉ trải dăi
từ Nam Thủ Đức qua Nhă Bỉ văo đến tận cầu Hiệp Đn Chỉ huy mặt trận lẵng Nguyễn Văn Trđn (Bảy Trđn) Sở chỉ huy đặt tại khu vực cầu Bình Đăng
Trang 20cạnh liên tỉnh lộ 5A Sài Gòn đi Cần Giuộc.
“Tháng 10 năm 1945, theo quyết định của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ ông Nguyễn Văn Trân (nguyên bí thư tỉnh ủy Chợ Lớn) là chính ủy; ông Dương Văn Dương (lúc đó là trưởng ban sưu tầm vũ khí miền Đông Nam Bộ) làm tư lệnh Mặt trận số 4 bao gồm các đơn vị trải dài từ Nhà Bè, Tân Thuận, Tân Quy” [11, 32]
Sau khi Hội nghị Chợ Đệm họp, nhiều kế hoạch, phương án tác chiến
đã được triển khai nhanh chóng
Do sự tiếp tay của quân Anh, thực dân Pháp đã lần lượt tấn công rangoại ô và kiểm soát hầu hết các vị trí giao thông quan trọng ở Sài Gòn Đếntháng 11 năm 1945, lực lượng của Dương Văn Dương buộc phải lui về xãPhước An thuộc huyện Long Thành ven Rừng Sác Về sau, theo chỉ đạo của
Ủy ban kháng chiến Nam bộ, ông Dương Văn Dương đem quân chi viện chocác mặt trận An Hóa, Gia Hòa thuộc tỉnh Bến Tre Lực lượng còn lại của chiđội 2, 3 nhận nhiệm vụ lùi sâu vô Rừng Sác dưới sự chỉ huy của các ôngDương Văn Hà, Đặng Bá Lầu xây dựng cơ sở đánh Pháp lâu dài Căn cứ địaRừng Sác đã dần dần hình thành và phát triển trong kháng chiến chống Pháp
Năm 1947, chính quyền Sài Gòn tay sai Pháp ở Nam Bộ đã tách vùng Rừng Sác (kể cả tổng An Thít và toàn bộ tổng Cần Giờ) từ tỉnh Gia Định sang thị xã Ô Cấp (Vũng Tàu) để lập một tỉnh mới ở Nam Bộ - tỉnh Vũng Tàu (Cap Saint Jacques)[3, 20].
Cũng trong năm 1947, đơn vị cách mạng được tăng cường cho RừngSác là lực lượng Nam tiến mang tên Dương Văn Dương với biên chế 1.000người từ ga Hàng Cỏ – Hà Nội lên đường vào Nam Trải bao tháng ngày giankhổ bộ đội ta đã đến Giồng Dinh, Tháp Mười với quân số còn 400 chiến sĩ.Lực lượng này đã hợp cùng chi đội khác như 13 ở Giồng Đinh – Giồng Dứa
Trang 21để thành lập Trung đoàn 300 Dương Văn Dương chi viện cho lực lượng cáchmạng khu vực này để xây dựng chiến khu Rừng Sác Bên cạnh đó, còn có lựclượng bộ đội của liên huyện Nhà Bè, Cần Giuộc.
1.2 Vai trò của chiến khu Rừng Sác trong kháng chiến chống Pháp
1.2.1 Vai trò hậu cứ cho phong trào cách mạng miền Nam chống Pháp
Ngay từ rất sớm khi mà khởi nghĩa Bắc Sơn và khởi nghĩa Nam Kì thấtbại, Đảng ta đã chú trọng đến xây dựng các căn cứ địa để bảo toàn lực lượngchiến đấu lâu dài với kẻ thù mạnh hơn Cho nên:
“Căn cứ địa là chổ đứng chân của cách mạng đồng thời là chổ dựa và
phát triển lực lượng vũ trang đẩy mạnh đấu tranh vũ trang cách mạng; trên ý nghĩa đó, nó cũng là hậu phương của chiến tranh cách mạng”[43].
Các chiến khu cách mạng ở Nam Bộ được hình thành trong những nămđầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp
Ngày 6 tháng 9 năm 1945 tức là bốn ngày sau khi Hồ Chí Minh đạidiện chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố độc lập tại quảngtrường Ba Đình thì phái bộ quân sự của Anh đã có mặt ở Sài Gòn dưới danhnghĩa là quân đồng minh giải giáp quân Nhật nhưng theo sau là liên quânAnh-Pháp Quân Anh đã tạo điều kiện cho quân Pháp vào Nam Bộ
Đêm 22 rạng sáng ngày 23 tháng 9 năm 1945, được sự giúp đỡ củaquân Anh, Pháp đã quay trở lại nổ súng xâm lược Việt Nam một lần nữa.Chúng chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn gây nên sự phản kháng mạnh mẽcủa các giai tầng và lực lượng ở miền Nam
“Ngay trong buổi sáng ngày 23, Xứ ủy Đảng và Ủy ban nhân dân Nam Bộ đã họp tại phố Cây Mai (Chợ Lớn), Ung Văn Khiêm, Trần Văn Giàu, Phạm Ngọc Thạch, Huỳnh Văn Tiểng… và Hoàng Quốc Việt thay mặt Trung ương dự đã xác định chủ trương kiên quyết đánh và phát động nhân
Trang 22dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến, đánh địch khắp nơi Sài Gòn triệt để tổng đình công, không hợp tác với giặc Công sở, hãng buôn, xí nghiệp đóng cửa Chợ không họp, xe ngừng chạy Nhà máy điện, nhà máy nước bị phá hoại Bàn ghế, giường tủ… được liệng ra đường[19, 507].
Ngày 5 tháng 10 năm 1945, tướng Pháp Leclerc đến Sài Gòn, theochân y là lực lượng gồm 40.000 quân viễn chinh Pháp để chiếm giữ miềnNam Việt Nam và Campuchia Đồng thời với đó, chính phủ Đờ Gôn còn cử
đô đốc Đắc-giăng-li-ơ sang làm Cao Ủy Pháp ở Đông Dương Từ cuối tháng
10, quân Pháp bắt đầu đẩy mạnh kế hoạch phá vây, mở rộng đánh chiếm ravùng xung quanh Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ Với sự giúp sức của quânAnh, Pháp đã quyết tâm quay lại xâm lược Việt Nam một lần nữa
Chính vì lý do ấy nên ngay khi quân Pháp quay lại xâm lược Việt Namtháng 9 năm 1945, Rừng Sác hợp với Gò Vấp, Hóc Môn, Thủ Đức, Bến Cátthành 5 vùng du kích vùng ven đầu tiên chống Pháp
Dưới sự lãnh đạo của Xứ Ủy và Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, nhândân Sài Gòn – Chợ Lớn đã đứng lên cùng đồng bào miền Nam kiên cườngchiến đấu bằng mọi thứ vũ khí mà họ có được
Các đoàn quân Nam tiến cùng các lực lượng cách mạng địa phương rasức chống Pháp nhưng xét về tương quan lực lượng đã có sự chênh lệch rấtlớn trong cuộc chiến không cân sức Do vậy, nhiều tuyến phòng thủ của ta rơivào tay giặc, lực lượng ta dần phải rút lui để bảo toàn lực lượng và chuyểnhướng sang kháng chiến lâu dài chống Pháp Kế hoạch đánh nhanh thắngnhanh của giặc cũng đã phần nào bị phá sản
Từ đó, vấn đề căn cứ kháng Pháp được đặt ra một cách hết sức cấpbách nhằm tạo thế đứng chân cho cách mạng ở miền Nam Căn cứ địa sẽ tranhthủ các lực lượng địa phương, quần chúng tạo chổ dựa về hậu cần và trở thành
Trang 23hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Bàn về những vấn đề chiến tranh và cách mạng, Lê Nin từng cho rằng:
“Trong chiến tranh, ai có nhiều lực lượng hậu bị hơn, ai có nhiều
nguồn lực, ai kiên trì đi sâu vào quần chúng nhân dân hơn thì người đó thu được thắng lợi”.
Trong dòng thác cách mạng, việc định hình và xây dựng căn cứ địa làmột lẽ tất yếu Tuy nhiên cần phải xác định rõ quy mô, vị trí và vai trò củacăn cứ bởi Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé, đất không rộng, người khôngđông, kinh tế lại nghèo nàn lạc hậu so với kẻ thù đi xâm lược lại mạnh hơnhẳn chúng ta về mọi mặt Do vậy, việc xây dựng một căn cứ phù hợp với điềukiện chiến trường và qui mô chiến tranh là cả một nghệ thuật chỉ đạo tài tình
về phương diện quân sự Nhờ kế thừa truyền thống hơn ngàn năm chống giặcgiữ nước của cha ông, Đảng ta đã xác định đúng đắn con đường đấu tranh củadân tộc ta là chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh Sự xâmlược của Pháp đã đặt các lực lượng vũ trang Nam Bộ trước tình thế vô cùngkhó khăn, hiểm nghèo
Trước sự lấn át của kẻ thù có ưu thế về hỏa lực, vũ khí, Đảng và HồChủ tịch chủ trương hòa hoãn với kẻ thù nhằm củng cố lực lượng, chuẩn bịđầy đủ mọi mặt chờ cơ hội thuận lợi cho cuộc đối đầu không tránh khỏi vớiPháp Do vậy, ngày 6 tháng 3 năm 1946 chính phủ của Hồ chủ tịch đã ký vớiPháp Hiệp định Sơ bộ nhằm loại bỏ bớt kẻ thù là quân đội Tưởng Giới Thạch
về nước để chỉ phải đối phó với kẻ thù chủ yếu là Pháp
Khi bước sang thời điểm tháng 11 năm 1946, Pháp bội ước đánh chiếmHải Phòng, Lạng Sơn Tiếp đó, Pháp liên tiếp gây xung đột ở phố Tràng Tiền,đánh chiếm trụ sở Bộ tài chính… Tuy thời gian hòa hoãn diễn ra ngắn ngủinhưng đó lại là là khoảng thời gian quý báu vì đã giúp cho Đảng và nhân dân
Trang 24ta rất nhiều trong việc chuẩn bị lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào dukích chiến trang nhằm đương đầu với kẻ thù hung hãn Rừng Sác cũng hòachung vào không khí đánh giặc của cả nước.
Về mặt lực lượng:
Trước tháng 11 năm 1945, vùng phạm vi chiến khu Rừng Sác đã tồntại các lực lượng như sau: Lực lượng Dương Văn Dương đóng tại Rạch Đỉa,lực lượng ở các đơn vị Tân Thuận, Tân Quy, Nhà Bè với phạm vi trải dài từphía nam Thủ Đức đến tận cầu Hiệp An, lực lượng Mai Văn Vĩnh đóng tạilàng Chánh Hưng, lực lượng Nguyễn Văn Hoạch đóng tại Cần Giuộc
Dương Văn Dương lập tổng hành dinh tại Rạch Đỉa, lần đầu tiên trương cờ "Hải quân Bình Xuyên" trên chiếc tàu võ trang chạy dọc mặt trận số
4, kiểm soát từ Rạch Đỉa đến bến đò Thủ Thiêm Lực lượng Dương Văn Dương đứng hàng đầu về trang bị lúc bấy giờ: có đủ các loại trung liên, hốc-kiss brem, "bầu dầu”, hơn nửa chục trọng liên 13.2 ly, đại bác 24 ly (do mua sắm, lấy của giặc, trục vớt tháo gỡ trên máy bay của Nhật và của đồng minh ) [11,
32]
Vào tháng 11 năm 1945: lực lượng Bình Xuyên cách mạng – một lựclượng được xem là thuộc loại mạnh vào thời bấy giờ trong các lực lượngchống Pháp Lực lượng này do ông Dương Văn Dương chỉ huy với biên chếgồm 7 chi đội vào năm 1946 có tổng hành dinh đặt tại Rạch Xu Ngoài ra, lựclượng này còn có hệ thống chính trị, có tổ chức Đảng
“Tháng 11 năm 1945 , từ mặt trận số 4, lực lượng Dương Văn Dương lui về xã Phước An (ven Rừng Sác thuộc huyện Long Thành) Từ đây đem quân chi viện mặt trận Biên Hòa rồi về sau trở lại thành lập chi đội 2 và 3 theo quyết định của Khu bộ trưởng Nguyễn Bình Dương Văn Dương nhận chức Khu bộ phó Khu 7, lập tổng hành dinh Rạch Xu đề tên “Tư lệnh vệ quốc đoàn
Trang 25liên khu Bình Xuyên, Chi đội 2, 3, Khu bộ phó" Lúc này mặt trận Cần Giuộc
đã thất thủ, bộ đội cách mạng Cần Giuộc do đồng chí Trương Văn Bang (nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ từ năm 1933 đến năm 1936) chỉ huy lui về Giồng Nổi, Rạch Dột ”[11, 33].
Bên cạnh lực lượng Bình Xuyên còn có các đơn vị cách mạng trúđóng tại địa phương và gắn bó suốt thời kỳ chống Pháp Có thể kể đến như lựclượng Cần Giuộc được thành lập vào tháng 8 năm 1945 do ông Trương VănBang – Thường vụ huyện ủy Cần Giuộc chỉ huy, ông Lưu Quang Tuyến làmchính trị viên Đến cuối năm 1946 lấy tên là tiểu đoàn Nguyễn An Ninh.Ngoài lực lượng quân sự, tiểu đoàn còn có các cơ sở quân nhu phục vụ Tiểuđoàn đánh giặc trên cả hai mặt trận quân sự và tuyên truyền Đến ngày 15tháng 8 năm 1948, tiểu đoàn Nguyễn An Ninh sáp nhập với Chi đội 15chuyên hoạt động ở vùng Chợ lớn và đổi tên thành Trung đoàn 308 hoạt động
ở các vùng phụ cận Rừng Sác như Cần Giuộc, Cần Đước, vùng phụ cận RừngSác, Nam Chợ Lớn, Nhà Bè, Bà Rịa, Long Thành
Năm 1947, Trung đoàn 300 Dương Văn Dương hình thành nhằm chi viện cho lực lượng, chiến khu cách mạng Rừng Sát, phát triển cách mạng ở các vùng Nhà Bè, Cần Giuộc, Cần Đước, Bình Khánh, Phú Xuân, Long Thạnh, Cần Giờ đồng thời xây dựng cơ sở cách mạng ở vùng nội thành “Qua tổ chức củng cố các đơn vị phân khu miền Duyên Hải, Trung đoàn 300 Dương Văn Dương, Trung đoàn 309 và các lực lượng địa phương hình thành thế quân sự vững chắc của chiến khu Rừng Sác Vùng tranh chấp địch - ta đã áp Sài Gòn - Chợ Lớn [11, 38].
Tính cho đến năm 1948, ngoài lực lượng ở Rừng Sác, mạng lưới cơ sởnội thành đã định hình hoàn chỉnh và cung cấp thông tin chính xác về tìnhhình của địch cho cách mạng Ngoài lực lượng ở Rừng Sác, mạng lưới cơ sởnội thành đã định hình hoàn chỉnh và cung cấp thông tin chính xác về tình
Trang 26hình của địch cho cách mạng
Bước sang thời điểm năm 1950, với chủ trương thành lập các trungđoàn chủ lực, củng cố các đơn vị độc lập đang hoạt động ở các vùng địaphương, ông Trần Văn Trà – tư lệnh Đặc khu Sài Gòn – Gia Định đã giaonhiệm vụ cho cấp chỉ huy và Đảng Ủy trung đoàn 300 (lúc này trung đoàntrưởng là ông Nguyễn Văn Bứa, ông Tư Việt Hồng là bí thư Đảng ủy trungđoàn) như sau:
- Huấn luyện bộ đội, tổ chức các đội vũ trang tuyên truyền, biệtđộng, phát triển chiến tranh du kích Hoạt động bám sát các vùng Nhà Bè, CầnGiuộc, Cần Đước, quận 7, quận 4, cảng và kho xăng Nhà Bè
- Tổ chức đội binh chủng với nhiệm vụ đánh đặc công thủy lôi trêncác con sông rạch Rừng Sát, kiểm soát con đường thủy tiếp tế qua lại của đốiphương Đồng thời đảm bảo thông suốt tuyến đường thủy trên sông Soài Rạp
và vùng đất liền ven thành phố
- Hỗ trợ các lực lượng ven thành phố ở các vùng huyện, xã
- Quan hệ chặt với các cấp ủy của các vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, BàRịa, Biên Hòa, Gò Công
Từ đó, chiến khu Rừng Sác trở thành vùng hậu cứ thật sự vững chắc
hỗ trợ mạnh mẽ có cuộc kháng chiến chống Pháp vùng Sài Gòn – Gia Định
Về mặt hậu cần:
Cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân tộc ta là một cuộc khángchiến không cân sức trước một kẻ thù mạnh và thiện chiến gấp bội phần.Thêm vào đó, ta hoàn toàn không nhận được bất kì sự ủng hộ nào kể từ khihình thành quốc gia độc lập Việt Nam Dân chủ cộng hòa vào ngày 2 tháng 9năm 1945 cho đến trước chiến dịch Biên Giới năm 1950 Hoàn cảnh đó buộc
Trang 27Ta phải “tự lực cánh sinh và trường kỳ kháng chiến” trong bối cảnh giặc baovây lại xa cách hậu phương lớn miền Bắc, các công xưởng chế tạo đã dần hìnhthành
Ngay những ngày đầu, khi tổ chức lực lượng hậu cần cho Rừng Sác, người ta nghĩ ngay đến những công binh xưởng sản xuất các loại vũ khí thô sơ
để đánh giặc Súng đạn cối với chiến si Rừng Sác cũng cần như cơm ăn, khí trời vậy Không còn phương cách nào là phải tự lực cánh sinh mà trường kỳ kháng chiến Vì thế có rất nhiều xưởng quân giới của các đơn vị, cơ quan, và tuổi hình thành của nó cùng với tuổi của chiến khu trên mặt nước này Xây dựng xưởng quân giới mạnh trở thành một đặc điểm của các đơn vị trong chiến khu Rừng Sác Lực lượng Bình xuyên, bộ đội Cần Giuộc, Trung đoàn 300 đều có công binh xướng chế tạo vũ khí đa dạng, tinh xảo phục vụ chiến đấu tại chỗ Tiểu đoàn 105 Gò Công xây dựng xưởng quân giới ở chi đội 7 Mai Văn Vĩnh, thu góp gầy dựng được một công binh xường đủ lệ bộ trên một chiếc ghe lớn[11, 49].
Lực lượng của Trung đoàn 300 ngay từ đầu đã có công xưởng riêngchế tạo vũ khí dần đạt đến độ chính xác tinh xảo, đa dạng, xưởng quân giới
An Thới Đông, Ba Giồng từ chổ sửa chữa đã tiến lên một bước cao hơn là đúc
và sản xuất được một số vũ khí từ vũ khí hư hỏng của giặc để đúc đạn, bom
UB, thủy lôi, mìn lõm bazomine, thủ pháo
Phục vụ cho xưởng quân giới còn có xưởng sưu tầm nguyên vật liệuchiến tranh phục vụ cho chế tạo vũ khí
Xưởng quân giới của Đoàn 10 với tên là Đại đội 8 do ông Tư Tiênlàm trưởng xưởng đã chế tạo ra nhiều vũ khí tưởng chừng như không thể: bệphóng tên lửa B72, đồng hồ hẹn giờ bằng hóa chất thậm chí bằng phèn chua.Cải tiến mìn DH10, K69, đầu đạn DKP khi cải tiến gắn khối thuốc nổ 100 kg
Trang 28đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại có thể nhấn chìm tàu tải trọng trên 7000tấn, H12, B41
Bên cạnh xưởng quân giới còn có đội sưu tầm nguyên vật liệu có
"chân duỗi" tận nội thành Sài Gòn – Gia Định lại có đội mò vớt trên các consông thu lượm vũ khí, đạn dược, vật dụng của địch bị chìm tàu
“Có lần một đội sưu tầm của Trung đoàn 300 mò được một trái lựu đạn lớn, dài hơn 1 mét đem về xưởng, cưa lấy thuốc nổ bên trong Lưỡi cưa vừa "ăn" hết phần sắt (vỏ trái đạn) thì một làn khói xanh bốc lên, anh em vội vàng xô trái đạn xuống nước; thấy hết khói, vớt lên, lại có khói thế là trái đạn buộc phải cưa dưới nước Mọi thao tác phức tạp đều làm trong nước thật nguy hiểm nhưng anh em vẫn quyết tâm làm để có thuốc nổ làm trái mìn tiêu diệt quân giặc Kết quả là một trái Tromblon ém chặt thuốc nổ từ trái đạn cưa
ra, đã bắn cháy bót Bà Nghĩa Phần thuốc nổ còn lại, anh em cho vào chai (dưới thuốc trên nước), khi cần chỉ đập chai là nổ Đó là thứ vũ khí đã sử dụng một trong những trận đánh kho xăng Nhà Bè, thiêu hủy các bồn xăng của giặc Sau này anh em mới biết đó là phốt pho trắng, một chất hóa học cháy trong không khí Sau này đoàn 10 còn có xưởng quân giới mang phiên hiệu đại đội 8.
Từ một tổ sửa chữa vũ khí với một số thương binh không còn đủ sức ra phía trước và một vài người biết kỹ thuật, đã trở thành một xưởng quân giới có kỹ
sư và 20 công nhân, do đồng chí Tư Tiên làm xưởng trưởng Quá trình phát triển của xưởng gắn liền với yêu cầu chiến đấu trên mặt nước Từ những trái thủy lôi, mìn đánh tàu tự tạo, các loại kíp nổ điện đã truyền lại từ những xưởng quân giới kháng chiến, xưởng Đoàn 10 đã chế tạo ra được bệ phóng B72, đồng
hồ hẹn giờ đơn giản và tiện lợi bằng hóa chất, cải tiến mìn ĐH10, K69, đầu đạn ĐKP, H12, B41 Trái ĐH10 tăng lượng thuốc nổ đã có sức công phá tàu trên sông nhỏ Súng B41 tầm bắn chính xác trên 150m trở thành súng bắn tỉa trên sông Lòng Tàu rộng cả ngàn mét Trái ĐKP bắn chỉ thủng tàu mà không
Trang 29chìm, nhưng khi bỏ đầu đạn, thay vào khối nổ 100kg trở thành trái "bom bay”
hạ gục chiếc tàu 7000 tấn đến 10.000 tấn trên sông Lòng Tàu”[11, 49 – 50].
1.2.2 Vai trò bàn đạp trong kháng chiến chống Pháp ở Sài Gòn
Đêm 22 rạng sáng ngày 23 tháng 9 năm 1945, được sự giúp đỡ củaquân Anh, Pháp đã quay trở lại nổ súng xâm lược Việt Nam một lần nữa.Chúng chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn gây nên sự phản kháng mạnh mẽ củacác giai tầng và lực lượng ở miền Nam
Ngay trong buổi sáng ngày 23, Xứ ủy Đảng và Ủy ban nhân dân Nam Bộ
đã họp tại phố Cây Mai (Chợ Lớn), Ung Văn Khiêm, Trần Văn Giàu, Phạm Ngọc Thạch, Huỳnh Văn Tiểng… và Hoàng Quốc Việt thay mặt Trung ương dự
đã xác định chủ trương kiên quyết đánh và phát động nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến, đánh địch khắp nơi Sài Gòn triệt để tổng đình công, không hợp tác với giặc Công sở, hãng buôn, xí nghiệp đóng cửa Chợ không họp, xe ngừng chạy Nhà máy điện, nhà máy nước bị phá hoại Bàn ghế, giường tủ… được liệng ra đường [19, 506 - 507].
Về sau, ngày này được đi vào sử sách Việt Nam với tên gọi là ngàyNam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (23/9/1945)
Ngày 26 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi, cóđoạn như sau:
“Tôi tin và đồng bào cả nước đều tin vào lòng kiên quyết, ái quốc củađồng bào Nam Bộ… Thà chết tự do còn hơn sống nô lệ!”[1, 363]
Tiếp theo đó, ngày 5 tháng 10 năm 1945, tướng Pháp Leclerc đến SàiGòn Theo chân ông ta là lực lượng viện binh gồm 40.000 quân viễn chinhPháp để chiếm giữ miền Nam Việt Nam và Campuchia Đồng thời với đó,chính phủ Đờ Gôn còn cử Đô Đốc Đắcgăngliơ sang làm Cao Uy Pháp ở ĐôngDương
Trang 30Từ cuối tháng 10, quân Pháp bắt đầu đẩy mạnh kế hoạch phá vây, mởrộng đánh chiếm ra vùng xung quanh Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ.
Cuối tháng 2 năm 1946, Pháp đã hoàn tất xong quá trình chiếm đóng,tập trung xây dựng bộ máy hành chính, các căn cứ chiến đấu, tổ chức hậu cần,kho tàng quân nhu Sau đó, Pháp liên tục tổ chức tấn công vào các vị trí màchúng cho là nơi đứng chân của Việt Minh
Song song với quá trình thiết lập bộ máy hành chính tay sai, thực dânPháp đã thiết lập những chiến khu quốc gia ngay trong vùng kháng chiến củacách mạng như chiến khu Bình Quới Tây (Bình Thạnh) giao cho Lê VănHoạch thống lĩnh lính Cao Đài đóng đồn, chiến khu Rừng Sác do Bảy Viễnquản lý có vai trò lớn gấp mười lần chiến khu Bình Quới Tây về vị trí chiếnlược yết hầu đối với quân Pháp ở Sài Gòn cũng như về độ tinh nhuệ
Thực hiện chủ trương “Hòa để tiến”, ngày 6 tháng 3 năm 1946 chínhphủ của Hồ Chủ tịch đã ký với Pháp Hiệp định sơ bộ Ngay sau khi ký, HồChí Minh gửi thư cho đồng bào, chiến sĩ Nam Bộ và Thường vụ Trung ươngĐảng ra chỉ thị, trong đó chỉ rõ: hòa hoãn với Pháp là để “bảo toàn thực lực,giành lấy giây phút nghỉ ngơi và củng cố lực lượng, vị trí đã chiếm được.Chấn chỉnh đội ngũ cách mạng, bổ sung cán bộ, bồi dưỡng và củng cố phongtrào… chuẩn bị đầy đủ, nhằm cơ hội tốt tiến lên giai đoạn cách mạng mới”
Tại miền Đông Nam Bộ, Hiệp ước không được thực dân Pháp nghiêmchỉnh thực hiện Ngày 10 tháng 4 nămm 1946, phái đoàn đại diện của Khu 7
đã đàm phán với đại diện tướng Nyo – Tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở miềnNam – về việc thực hiện điều khoản ngừng bắn của Hiệp định Sơ bộ nhưngcuộc đàm phán đã thất bại Mặc dù Pháp đã không nghiêm chỉnh thực hiệnHiệp định Sơ bộ và cuộc đàm phán ngày 10 tháng 4 bị thất bại, thời gian hòahoãn ngắn ngủi sau ngày 6 tháng 3 năm 1945 ở miền Đông Nam Bộ đã tạo ra
Trang 31thời gian hết sức quí báu để các cơ quan kháng chiến và lực lượng vũ trangchuẩn bị tổ chức, củng cố và phát triển lực lượng, đẩy mạnh phong trào dukích chiến tranh và phong trào đấu tranh chính trị rộng khắp Nhờ đó, trên cơ
sở những khu vực đứng chân thuận lợi, hàng loạt căn cứ đã ra đời trong đó cócăn cứ Rừng Sác
Lực lượng đầu tiên làm chủ vùng căn cứ Rừng Sác này là của ôngDương Văn Dương – một lực lượng từng chiếm 7 trong số 25 chi đội có mặt ởvùng miền Đông lúc bấy giờ Các đơn vị hậu cần quân nhu cũng đã lần lượthình thành bên cạnh các tổng hành dinh
Cùng với Gò Vấp, Hóc Môn, Thủ Đức, Bến Cát, Rừng Sác trở thànhnăm vùng du kích bao quanh Sài Gòn – Chợ Lớn Xứ ủy và Ủy ban Khángchiến Nam Bộ đã nhận thức rỏ: nếu nắm được các vùng du kích này thì sẽ tạothành một vòng vây đối với quân Pháp đồng thời sẽ là chổ dựa vững chắc chocuộc kháng chiến lâu dài về mọi mặt
Cho đến năm 1947, các đơn vị tiếp tục tăng cường và hình thành ở Rừng Sác như các khóa huấn luyện Phan Đăng Lưu của khu 7, Trung đoàn 300 Dương Văn Dương, Trường lý luận Mác-Lênin, lực lượng liên huyện Nhà Bè, Cần Giuộc[11, 35].
Các lực lượng cách mạng này đã làm tốt cả hai nhiệm vụ xây dựng cơ
sở, lực lượng và đánh địch ở vùng tranh chấp cũng như áp sát vùng Sài Gòn –Chợ Lớn
Với thế và lực của thực dân Pháp khi ấy, sau khi đã tiến hành biết baocuộc càn quét, bố ráp… nhưng những hiểm trở của vùng căn cứ Rừng Sáccùng sự quả cảm của các lực lượng Rừng Sác chống Pháp thì việc tiêu diệtkhu căn cứ này với bọn xâm lược là ngoài khả năng dù chúng biết rất rỏ đây làcon đường huyết mạch không kém phần quan trọng với chúng
Trang 32Ngay từ đầu của thời điểm Nam Bộ kháng chiến và trong 9 năm khángchiến chống Pháp, quân dân Rừng Sác đã đánh nhiều trận lớn nhỏ góp phầnphá vỡ âm mưu xâm lược của Pháp khẳng định mạnh mẽ vai trò bàn đạp củamình trong cuộc kháng chiến chống Pháp Trong phạm vi luận văn này chúngtôi chỉ xin giới thiệu vài chiến công tiêu biểu thể hiện tinh thần và ý chí kiêncường, tài nghệ quân sự trong cách đánh giặc của quân và dân Rừng Sác bêncạnh sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhân dân cả nước như:
Cuối tháng 9 năm 1945, bộ đội Rừng Sác đã phục kích và tấn côngđoàn tàu vận tải công –voa địch vận chuyển lương thực, thực phẩm trên tuyếnkênh Cây Khô (Phước Lộc, Nhà Bè) có sự hộ tống của ca nô vũ trang tốc độlớn cùng hơn một tiểu đội có trang bị súng trung liên, tiểu liên, súng trường bốtrí trên chiếc tàu kéo Ngoài ra còn có hai tiểu đội lính Pháp cố thủ trong cáccông sự trên sà lan
Lực lượng tấn công chính là của ông Chín Hiệp có tăng cường thêm 2trọng liên 13,2 ly, lực lượng chốt chặn do ông Đoàn Văn Ngọc chỉ huy cótrọng liên 13,2 ly và một khẩu Tromblon VB, lực lượng chốt chặn từ xa vàtiêu diệt quân viện binh được phân cho đơn vị Tân Quy của ông Quách VănPhải chỉ huy, lực lượng khóa đuôi án ngữ bến đò Tân Thanh giao cho ông TưHuỳnh chỉ huy Ngay khi đoàn tàu của địch lọt vào trận địa phục kích, cácchiến sĩ đã nổ súng tấn công gây kinh hoàng cho địch buộc chúng phải chặt bỏdây kéo bỏ lại đoàn ghe chở lương thực nhằm tháp chạy Tuy nhiên với sựtruy kích gắt gao của bộ đội Rừng Sác cùng với nước triều rút mạnh, xà lancủa địch mắc cạn cách căn cứ Mặt trận số 4 chưa đầy 700 m Ta đã tiêu diệt
và bắt sống toàn bộ quân địch, thu 1 tàu kéo, 1 xà lan, 4 ghe chở đầy lươngthực cùng một số vũ khí của giặc
Càng về cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, trong khi lực lượng cáchmạng ta không ngừng lớn mạnh từ những năm 50 của thế kỷ XX thì Pháp lại
Trang 33gặp nhiều khó khăn phải nhờ sự giúp sức của Mỹ Trong bối cảnh ấy, chiếnkhu Rừng Sác đã khẳng định mạnh mẽ vai trò của mình qua việc góp phầnchiến công vào cuộc kháng chiến chống Pháp có sự hỗ trợ của Mỹ.
Năm 1950, trước tình hình khốn quẫn trong cuộc chiến Đông Dương,thực dân Pháp phải cần đến viện trợ của đế quốc Mỹ nhằm giữ thế “thượngphong” trong cuộc chiến tranh Đông Dương và giữ vững thuộc địa của mình ởĐông Dương Đế quốc Mỹ vốn đã có âm mưu lâu dài về Đông Dương, quyếtđịnh mở màn cho sự có mặt của Mỹ ở đây, bằng cuộc phô trương sức mạnh.Ngày 17-3-1950, chúng cho hai chiến hạm diệt ngư lôi Stikken và Andersonchở lính hải quân Mỹ cặp bến Sài Gòn và theo kế hoạch thì có 70 máy baychiến đấu từ chiếc hàng không mẫu hạm ngoài khơi sẽ mở cuộc thao diễn lớntrên tuyến sông Lòng Tàu và vùng trời Sài Gòn nhằm trấn áp tinh thần củanhân dân Việt Nam
Hành động đó làm quần chúng Sài Gòn sục sôi căm thù trước sự có mặtcủa tên xâm lược mới Đặc khu ủy Sài Gòn - Gia Định quyết định đánh phủđầu bọn giặc láo xược bằng một đòn chính trị có quân sự phối hợp Đồng chíNguyễn Văn Bứa (Đồng chí Nguyễn Văn Bứa còn có tên là Nguyễn HồngLâm, sau này là thiếu tướng Phó Tư lệnh Quân Khu 7 Lúc đó được trên điều
về thay thế đồng chí Mười Thìn làm trung đoàn trưởng Trung đoàn 300) đượcđặc khu ủy phổ biến chủ trương huy động lực lượng biệt động và một số khẩupháo của trung đoàn 300 đánh chiến hạm Mỹ, nổ phát súng đầu tiên của ViệtNam vào tên đế quốc đầu sỏ Trận đánh sử dụng cối 82 ly tự chế của xưởngcông binh 312, loại cối không dùng cò chết mà dùng cò giật, mỗi lần bắn phảigiật cò 22 giờ đêm, trận địa cối 82 ly đặt tại Thủ Thiêm dưới sự chỉ huy củaông Trần Sơn Tiêu đồng loạt nhả đạn vài các chiến hạm của Mỹ Cùng lúc ấy,các chiến sĩ biệt động đồng loạt tấn công đồn bót, công sở của giặc
“Tại xóm Triều Rừng Sác, các chiến sĩ căn bản đồ, căng dây đo cự ly
Trang 34bắn thử Ba khẩu đội trợ chiến thuộc Trung đoàn 300 xuất trận, có hai đội biệt động yểm trợ Đồng chí Trần Sơn Tiêu đã tổ chức trinh sát và lập trận địa pháo tại Thủ Thiêm Đúng như phương án đề ra, 10 giờ đêm ngày 18 tháng 3 năm 1950, 3 khẩu cối đồng loạt nổ 20 phát Hai chiến hạm Mỹ và thành Thủy quân Francis Garnier (Bạch Đằng) bị trúng đạn Theo tin của quân báo: 10 tên Mỹ trên hai hạm ngư lôi và 1 sĩ quan Pháp trong thành Thủy quân chết Phối hợp nhịp nhàng với các khẩu đội cối các đội biệt động tập kích nhiều bót
ở nội thành và đồn cảnh sát quận 4” [11, 38 – 39].
Trên đà thắng lợi đó của các chiến sĩ Trung Đoàn 300, ngày 13 tháng 9năm 1950, hàng ngàn nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn kéo đến trường Tôn ThọTường tổ chức mít tinh chống can thiệp của Mỹ và nghe luật sư Nguyễn HữuThọ diễn thuyết Cảnh sát và binh lính Pháp đã bao vây, đàn áp Cuộc mít tinh
đã biến thành cuộc biểu tình thị uy của hơn 30 vạn người với khẩu hiệu :”Đảđảo thực dân Pháp và bè lũ tay sai”, “Đế quốc Mỹ cút đi” khiến cho kẻ thùphải khiếp đảm
Trên mặt trận đường thủy, các chiến sĩ biệt động Rừng Sác đánh giặctheo cách riêng đầy sáng tạo, anh dũng của mình khiến cho kẻ địch phải kinhhãi
“Từ lâu, đơn vị đã phát hiện và theo dõi chiếc tàu Klataken chở lương thực, máy móc, xe đạp thường kéo theo cả một đoàn ghe dài trên sông Soài Rạp, đi sang Phnôm Pênh Biệt đội 1 và biệt đội 2 góp người thành lập một
"tiểu đội xung kích" trên mặt nước luôn ở tư thế sẵn sàng hành động Một hôm
“con cá sấu sắt” Klataken đến gần Rạch Lá, các chiến sĩ xung kích ôm súng lặn ra, bất thần nhảy lên tàu dí súng vào lưng bọn giặc và bắt tài công phải lái tàu vào Rạch Lá Hôm đó Rừng Sác được một kho bột mì lớn, lại có cả máy phay, gò tiện, nguội và hàng trăm xe đạp là những thứ mà lực lượng ta cần nó như súng đạn”[11, 43].
Trang 35Ngày 26 tháng 5 năm 1951 trên sông Lòng Tàu, các đội biệt động vàTiểu đoàn 300 đã đánh chìm tàu Saint Loubenbier tải trọng 7000 tấn bằng haiquả mìn Curassier của Nhật tại Vàm Bà Nghĩa Chiếc tàu hàng quân sự nàytrở thành chiếc tàu lớn nhất bị đánh chìm trên sông Lòng Tàu trong thời kỳchống Pháp (1945 - 1954) [11, 43].
Tháng 4-1951, ngay trên dòng sông Lòng Tàu, đội thủy lôi do ông HaiBứa và Sơn Tiêu phụ trách đã kiên trì nghiên cứu và tìm phương cách tiêu diệttàu chiến trọng tải hàng ngàn tấn của giặc Vũ khí đánh tàu khi ấy chỉ lànhững vũ khí tận dụng từ những trận đánh trước đó như thủy lôi Curassier củaNhật nặng 80kg do quân giới Nam bộ lấy được trên một chiến hạm ngư lôi
Ngày 26-5-1951, chiếc tàu chiến lớn Saint Louberbier xuất hiện nơi cửabiển Cần Giờ theo như kế hoạch điều nghiên của các chiến sĩ và nó đã rơi vàotrân địa phục kích của bộ đội Rừng Sác giúp các chiến sĩ tạo lập thêm chiếncông cho cách mạng vùng Đông Nam Bộ
“Tham mưu trưởng Trần Sơn Tiêu đứng sau bụi lá mắt không rời mục tiêu Khi ước lượng khoang chứa hàng và hầm máy ngang với thủy lôi, ông hô lớn:
Trang 36trung úy bị chết” [11, 46-48].
Chiến công tiếp theo có thể kể đến là trận đánh tiêu diệt chi khu CầnGiờ - một căn cứ quan trọng bậc nhất ở vùng này của giặc Pháp do đại độiPartisan đóng giữ, tên quan hai (trung úy) Pháp, quận trưởng Cần Giờ chỉ huykhông chỉ là nơi khống chế kìm kẹp nhân dân địa phương mà còn là chốtphòng thủ trọng yếu của Pháp trong hệ thống phòng thủ cửa biển và conđường vận chuyển quốc tế huyết mạch của chúng Vì thế ta quyết tâm tiêu diệtchi khu này 11 giờ đêm 30 tết Nhâm Thìn (1952), các chiến sĩ Rừng Sác bấtngờ đột kích từ phía biển Giặc trong chi khu bất ngờ trước sự tấn công ấy đãkhông kịp chống trả và ta đã nhanh chóng tiêu diệt gọn hai đại đội Pantisanlàm chủ huyện ly ngay trong đêm đó Đây là trận tiêu diệt căn cứ địch cấpquận đầu tiên của miền Đông Nam bộ sau ngày "Nam bộ kháng chiến" (23-9-1945)
Trong hai năm 1950 – 1951, Trung đoàn 300 đã tiếp tục khẳng địnhmạnh mẽ vai trò của mình qua việc phối hợp cùng bộ đội địa phương làm nênnhiều chiến thắng vang dội như: đánh sập cầu Bến Lức dài 358 m nằm trênquốc lộ 16 (2/1951), tiêu diệt 8 trung đội, 13 tiểu đội, bắn cháy và làm chìm
32 tàu giặc trên các vùng sông rạch, đốt cháy kho xăng Nhà Bè - nơi được bảo
vệ chu đáo cẩn mật với 3 đại đội lính Âu – Phi thay phiên canh gác, 5 lớp ràogai có kết hợp lựu đạn, mình Chiến công tiêu diệt kho xăng Nhà Bè đã gâychấn động dư luận trong nước (6/1951)
Kho xăng Nhà Bè có quy mô lớn nhất, gần các kho Soconi, Shell, Texaco với hàng ngàn công nhân Địch ở đây có 3 đại đội, trong đó có đại đội Âu - Phi đóng ở kho Shell, xung quanh có 5 lớp rào thép gai, ban đêm đèn pha sáng rực,
cứ 15 phút có một toán lính tuần tra Quá trình chuẩn bị cho trận đánh kho xăng công phu, gian khổ Đêm đêm anh em bò vào nằm sát địch để nghiên cứu mục tiêu, ban ngày phải ém xuống hầm bí mật ở các nhà cơ sở quanh khu kho.
Trang 37Chuyện rủi ro đã xảy ra Địch phát hiện được một hầm bí mật, khui lên bắt được hai người Trong lúc bị di chuyển, hai chiến sĩ tìm cách trốn, nhưng địch phát hiện bắn theo làm một chiến sĩ hy sinh Tuy vậy phương án tác chiến (đánh từ đất liền ra) vẫn không thay đổi Để khắc phục rào cản, anh em đem theo kéo và mã tấu để cắt rào và đào ngách khi qua những hàng rào mà kéo không cắt được Khối nổ dùng để phá hủy mục tiêu là loại mìn điện do xưởng quân giới Nam bộ sản xuất Gần 11 giờ đêm, các chiến sĩ đã tiềm nhập đem mìn áp sát 2 bồn xăng máy bay và lùi ra vị trí an toàn, bấm công tắc điện Hai bồn xăng bốc cháy rực trời Bọn giặc hoảng hốt vãi đạn ra như mưa Anh em nằm bên cạnh hàng rào, chờ cho ngớt đạn địch mới bò ra khỏi khu vực trận địa Lúc này xe nhà binh, xe chữa cháy chạy ầm trên đường 15 để ứng cứu, nhưng xăng vẫn cháy đến 4 giờ chiều hôm sau, mới dập tắt được [11, 42 – 44].
Trung đoàn 300 trước khi giải thể theo chủ trương của Trung ương cục
đã lập nên một chiến công lớn là tiêu diệt tận gốc ổ gián điệp lớn mà Pháp đãdày công tạo nên ở chiến khu Rừng Sát Chính mạng lưới những tên gián điệpnày đã len lõi sâu vào tận trung đoàn bộ E300, vào tận các cơ quan tham mưu,chính trị, quân nhu nhằm tiêu diệt trung đoàn bộ và 3 cơ quan huyện đội, lấylực lượng Bình Xuyên đã rơi vào tay cách mạng trước đó Tuy nhiên, Ta đãđiều tra rõ tình hình và kế hoạch hoạt động của chúng và ra tay kịp thời trướckhi chúng hành động
“Trung đoàn 300 nhận được tin quân báo là có một ổ gián điệp của giặc Pháp nằm trong nội bộ của Trung đoàn Bọn này từ lâu đã "chui sâu leo cao" lên được tới trung đoàn bộ, đầu mối của chúng có cơ sở cả ở tham mưu, chính trị, quân nhu (như tên Sơn trưởng văn phòng Trung đoàn, tên Lá - trường đài VTĐ, tên Paul - trưởng ban quân y, tên Hai Điều ở ban quân nhu, Bảy Nghiệp
và một tên nữa ở tổ quân báo và địch vận).
Nhờ nắm phương tiện thông tin VTĐ nên địch biết được tin tức trong nội
Trang 38bộ của ta Chúng đã lập kế hoạch để đánh một cú quyết định nhằm tiêu diệt toàn bộ Ban chỉ huy trung đoàn cùng với trung đoàn bộ và 3 cơ quan huyện đội, đồng thời nắm lại lực lượng Bình Xuyên Nhưng "vỏ quít dày có móng tay nhọn", ta đã điều tra nắm rõ âm mưu của chúng và bắt toàn bộ bọn gián điệp trước khi chúng hành động.
Trước tòa án quân sự mở tại Long Thành, bọn này phải cúi đầu nhận tội
và chịu xử án tội phản quốc Đây là vụ án gián điệp lớn nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở Rừng Sác”[11, 41-42].
Bên cạnh những chiến công của các chiến sĩ Rừng Sác trong khángchiến chống Pháp, với địa hình hiểm trở cùng sự khó khăn về các mặt màngay từ đầu khi xây dựng lực lượng hậu cần ở vùng Rừng Sác, các cơ sở chếtạo vũ khí thô sơ bước đầu cũng đã manh nha hình thành nhằm đáp ứng phầnnào nhu cầu của hoạt động ở chiến trường
“…những công binh xưởng sản xuất các loại vũ khí thô sơ để đánh giặc Súng đạn cối với chiến si Rừng Sác cũng cần như cơm ăn, khí trời vậy Không còn phương cách nào là phải tự lực cánh sinh mà trường kỳ kháng chiến Vì thế có rất nhiều xưởng quân giới của các đơn vị, cơ quan, và tuổi hình thành của nó cùng với tuổi của chiến khu trên mặt nước này Xây dựng xưởng quân giới mạnh trở thành một đặc điểm của các đơn vị trong chiến khu Rừng Sác Lực lượng Bình xuyên, bộ đội Cần Giuộc, Trung đoàn 300 đều có công binh xướng chế tạo vũ khí đa dạng, tinh xảo phục vụ chiến đấu tại chỗ Tiểu đoàn
105 Gò Công xây dựng xưởng quân giới ở chi đội 7 Mai Văn Vĩnh, thu góp gầy dựng được một công binh xường đủ lệ bộ trên một chiếc ghe lớn Bên cạnh xướng quân giới còn có đội sưu tầm nguyên vật liệu có "chân duỗi" tận nội thành lại có đội mò vớt trên sông thu lượm súng đạn, vật dụng của địch bị chìm tàu” [11, 49-50].
Trang 39Các chiến sĩ Vệ quốc đoàn, các cơ quan Dân chính Đảng, hậu cần, quânnhu có thể trụ vững và chiến đấu oanh liệt ở vùng căn cứ Rừng Sác ngoài sựquả cảm, mưu trí ra còn có sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhân dân Rừng Sác.
1.2.3 Vai trò của nhân dân Rừng Sác trong kháng chiến chống Pháp
Trong bối cảnh kháng chiến chống Pháp xâm lược chung của toàn dântộc, nhân dân khu vực Rừng Sác cũng đã góp phần to lớn vào chiến côngchống Pháp ngay từ buổi đầu cho đến khi có sự hỗ trợ của Mỹ
Nếu như buổi ban đầu đây là nơi lánh mặt của những con người laođộng nghèo khó tránh sự nhiễu nhương của các thế lực phong kiến, thực dân.Trong họ tồn tại ý thức phản kháng mạnh mẽ, đạp đổ mọi thiết chế của xã hộithống trị bất công nhưng không thể thực hiện được Đến khi cả nước phátđộng toàn dân chống Pháp và nhất là hưởng ứng ngày Nam bộ kháng chiến 23tháng 9 năm 1945 thì Rừng Sát đã không còn lặng lẽ mà trở nên sôi sục khíthế chống giặc cứu nước Bắt nguồn từ tinh thần đấu tranh bất khuất và lòngyêu nước nồng nàn mãnh liệt, nhân dân Rừng Sác không di tản ra vùng giặctạm chiếm để cầu an thân mà họ sẵn sàng trụ lại với cách mạng Ngoài việcphải lo cho cuộc sống của mình ngày càng khó khăn do sự đánh phá của Phápkhiến họ phải sống tạm bợ mà họ còn phải góp phần nuôi dưỡng, chăm sóc,che chở cho cán bộ chiến sĩ nhưng dù có thế nào thì họ quyết không rời khángchiến đến nỗi quân Pháp phải xem đây là vùng bất trị
“Nhiều gia đình có bốn năm người đi kháng chiến; cha mẹ, vợ con cũng xuống ghe đi luôn vào rừng Bộ đội, cơ quan ở đâu, họ cắm sào, dựng chòi ở
đó Họ chắt chịu từng đồng bạc, chia đôi, nửa nuôi thân, nửa nuôi kháng chiến Má Tám ở An Thới Đông có nhà trong rừng bên cạnh căn cứ bộ đội, ngày ngày đốn lá dừa nước lên bán trên đất liền, mua hàng về cho đơn vị Ông Năm Phân và bà Bông có đàn chó săn tinh khôn, săn được con gì, lại nhắn anh
Trang 40em vào lấy Những người dân trong rừng đều chí tình với bộ đội Họ là đội quân hậu cần nhân dân rộng lớn của các chiến sĩ Rừng Sác Dân tình chạy giặc sống tạm bợ, có khi nghèo đến không còn một đôi đũa ăn cơm, nhưng sống chết họ không rời kháng chiến Dân có ăn thì bộ đội cũng có ăn Bộ đội,
cơ quan và dân cùng ăn củ mì, rau rừng, cua ốc ròng rã tháng này qua tháng khác, để kháng chiến trong những năm đầu thập niên 50 Chỉ riêng việc mua bán, người dân Rừng Sác phải chịu một hy sinh to lớn Với con cua con cá kiếm được, họ bán tại chỗ lấy đồng bạc Cụ Hồ Tiền này chỉ lưu hành được trong vùng giải phóng Lại có bà con chuyên đưa cua, cá mua bằng tiền Cụ Hồ ra thành bán lấy "tiền xanh" 1 (Tiền Đông Dương ngân hàng thời bấy giờ) rồi mua hàng về cho kháng chiến
Chiến khu Rừng Sác ăn gạo từ nhiều nơi: Bến Tre, Gò Công, Tân An,
Mỹ Tho, Chợ Lớn Địch kiểm soát gắt gao, nhưng gạo vẫn từ người dân đến với bộ đội Họ chỉ nhận biên lai mà không có tiền mặt Chỉ riêng xã Bình Khánh trong 2 năm 1947 - 1948, số "gạo biên lai" cho chi đội 2, 3 và Trung đoàn 300 Dương Văn Dương đã lên tới 27 ngàn giạ (1 giạ 40 lít) Những tấm biên lai như vậy, hai chục ba chục năm sau vẫn còn nguyên đó, đủ biết người dân Rừng Sác gánh chịu hy sinh đến mức nào.”[11, 51-52]
Tóm lại, suốt thời kì 9 năm kháng chiến chống Pháp, Rừng Sác là mộtcăn cứ nổi tiếng “bất trị” của các chi đội Vệ quốc đoàn khiến quân giặc khôngdám bén mảng tới, nơi nhận nhiệm vụ giao liên, tiếp nhận binh lực và vũ khí
Với căn cứ địa hiểm trở, lòng dân bất khuất tràn đầy lòng yêu nước hợpvới lòng quân anh dũng kiên cường và mưu trí thì Rừng Sác đã trở thành mộtchiến khu “bất khả xâm phạm” làm tốt vai trò bàn đạp tấn công quân thù trênmọi mặt trận từ cấp đại đội, chi đội, trung đoàn
Tiểu kết