MỤC LỤC
Cơ sở lí luận nghiên cứu của luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh bàn về căn cứ kháng chiến. Luận văn kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để đạt mục đích nghiên cứu như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, tổng hợp, so sánh, phân tích nhằm tái hiện quá trình hình thành và phát triển của chiến khu Rừng Sác trong thời kì chống Mỹ. Qua đó giúp người đọc có cái nhìn khách quan về vai trò, sứ mệnh của chiến khu Rừng Sác trong giai đoạn có nhiều biến cố lịch sử.
- Luận văn đã phục dựng được một cách chân thực cuộc chiến đấu gay go, quyết liệt, gian khổ và những chiến công huy hoàng của lực lượng vũ trang Rừng Sác trong khoảng thời gian từ 1966 đến 1975. - Luận văn đã bước đầu rút ra những bài học kinh nghiệm về công tác xây dựng, tổ chức căn cứ địa và công tác dân vận cùng những đặc điểm phát triển của nó. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, học tập của sinh viên, học sinh và cho những ai quan tâm, nghiên cứu về mảng lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam.
Nhất là có thể sử dụng làm tư liệu bổ sung trong quá trình giảng dạy Lịch sử địa phương Tp.Hồ Chí Minh.
Lực lượng của Trung đoàn 300 ngay từ đầu đã có công xưởng riêng chế tạo vũ khí dần đạt đến độ chính xác tinh xảo, đa dạng, xưởng quân giới An Thới Đông, Ba Giồng từ chổ sửa chữa đã tiến lên một bước cao hơn là đúc và sản xuất được một số vũ khí từ vũ khí hư hỏng của giặc để đúc đạn, bom UB, thủy lụi, mỡn lừm bazomine, thủ phỏo. Ngay trong buổi sáng ngày 23, Xứ ủy Đảng và Ủy ban nhân dân Nam Bộ đã họp tại phố Cây Mai (Chợ Lớn), Ung Văn Khiêm, Trần Văn Giàu, Phạm Ngọc Thạch, Huỳnh Văn Tiểng… và Hoàng Quốc Việt thay mặt Trung ương dự đã xác định chủ trương kiên quyết đánh và phát động nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến, đánh địch khắp nơi. Song song với quá trình thiết lập bộ máy hành chính tay sai, thực dân Pháp đã thiết lập những chiến khu quốc gia ngay trong vùng kháng chiến của cách mạng như chiến khu Bình Quới Tây (Bình Thạnh) giao cho Lê Văn Hoạch thống lĩnh lính Cao Đài đóng đồn, chiến khu Rừng Sác do Bảy Viễn quản lý có vai trò lớn gấp mười lần chiến khu Bình Quới Tây về vị trí chiến lược yết hầu đối với quân Pháp ở Sài Gòn cũng như về độ tinh nhuệ.
Cuối tháng 9 năm 1945, bộ đội Rừng Sác đã phục kích và tấn công đoàn tàu vận tải công –voa địch vận chuyển lương thực, thực phẩm trên tuyến kênh Cây Khô (Phước Lộc, Nhà Bè) có sự hộ tống của ca nô vũ trang tốc độ lớn cùng hơn một tiểu đội có trang bị súng trung liên, tiểu liên, súng trường bố trí trên chiếc tàu kéo. Đồng chí Nguyễn Văn Bứa (Đồng chí Nguyễn Văn Bứa còn có tên là Nguyễn Hồng Lâm, sau này là thiếu tướng Phó Tư lệnh Quân Khu 7. Lúc đó được trên điều về thay thế đồng chí Mười Thìn làm trung đoàn trưởng Trung đoàn 300) được đặc khu ủy phổ biến chủ trương huy động lực lượng biệt động và một số khẩu pháo của trung đoàn 300 đánh chiến hạm Mỹ, nổ phát súng đầu tiên của Việt Nam vào tên đế quốc đầu sỏ. Chiến công tiếp theo có thể kể đến là trận đánh tiêu diệt chi khu Cần Giờ - một căn cứ quan trọng bậc nhất ở vùng này của giặc Pháp do đại đội Partisan đóng giữ, tên quan hai (trung úy) Pháp, quận trưởng Cần Giờ chỉ huy không chỉ là nơi khống chế kìm kẹp nhân dân địa phương mà còn là chốt phòng thủ trọng yếu của Pháp trong hệ thống phòng thủ cửa biển và con đường vận chuyển quốc tế huyết mạch của chúng.
Bên cạnh những chiến công của các chiến sĩ Rừng Sác trong kháng chiến chống Pháp, với địa hình hiểm trở cùng sự khó khăn về các mặt mà ngay từ đầu khi xây dựng lực lượng hậu cần ở vùng Rừng Sác, các cơ sở chế tạo vũ khí thô sơ bước đầu cũng đã manh nha hình thành nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu của hoạt động ở chiến trường. Với căn cứ địa hiểm trở, lòng dân bất khuất tràn đầy lòng yêu nước hợp với lòng quân anh dũng kiên cường và mưu trí thì Rừng Sác đã trở thành một chiến khu “bất khả xâm phạm” làm tốt vai trò bàn đạp tấn công quân thù trên mọi mặt trận từ cấp đại đội, chi đội, trung đoàn.
Lúc này, quân Mỹ cùng phương tiện chiến tranh được Mỹ ồ ạt đưa vào miền Nam Việt Nam. “tìm diệt” mang tên “Ánh sáng sao” vào căn cứ quân giải phóng ở Vạn Tường. Mức độ càn quét càng về sau càng ác liệt, dai dẳng hơn và có sự hỗ trợ của máy bay B52 ném bom rải thảm, chất độc hóa học.
Song song với đó, chúng ráo riết dồn dân, lập ấp chiến lược gây khó khăn cho cách mạng miền Nam với âm mưu “tát nước bắt cá”. Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam lúc này nói chung và chiến khu Rừng Sác nói riêng càng nặng nề và luôn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Bước sang thời điểm cuối năm 1967, Đặc khu Rừng Sác đối mặt với nhiệm vụ quan trọng là chuẩn bị công kích, tổng khởi nghĩa tết Mậu Thân năm 1968 gây nhiều thiệt hại cho kẻ thù.
Bên cạnh đó, quân Mỹ - Ngụy và chư hầu liên tục mở các cuộc càn quét nhằm tiêu diệt căn cứ Rừng Sác. Chúng đã dùng nhiều thủ đoạn như bao vây, chia nhỏ, mở hàng loạt cuộc “hành quân tảo thanh”, ném bom rải thảm, pháo hạm pháo kích, rải chất khai quang. Mặc dù vậy, các chiến sĩ Đoàn 10 vẫn kiên cường bám trụ phá thế bao vây của giặc.
Thời điểm sau khi ký Hiệp định Paris, kẻ thù lập gia tăng hoạt động trong khuôn khổ chiến dịch Phượng Hoàng.